Thứ Ba, 7 tháng 6, 2022

đọc thêm (1) : " Phố Đức: một người sống với thơ, vì thơ "/ Nguyễn Lang Quân ( tphcm/ chết) -- Virgil Gheorghiu (16/ 05/ 2013 )

 


THỨ NĂM, 16 THÁNG 5, 2013

Phổ Đức: MỘT NGƯỜI SỐNG VỚI THƠ, VÌ THƠ 

 Nguyễn Lang Quân




                                    PHỔ ĐỨC: 
     MỘT NGƯỜI SỐNG VỚI THƠ, VÌ THƠ

                                           Nguyễn Lang Quân 




     Đọc bản  tự liệt kê tác phẩm  của ông, ta thấy Phổ Đức có bể dày thật
 đáng nể .

   - từ tập thơ đầu tay in 1963 đến đầu 1975, ông đã xuất bản [được ]  13 tập thơ .

   - trước sau, ông góp mặt hoặc thực hiện trên 10 hợp tuyển .  Những năm gần đây, năm nào ông cũng đứng ra tổ chức thực hiện một hợp tuyển.  Như năm 2000 là  Hương tình yêu, gồm  60 tác giả- năm 2001, Tiếng thơ 69 tác giả  và 2002: Nước trong nguồn , 93 tác giả, năm 2003, Tri kỷ hành 100 tác giả - năm sau nhiều hơn năm trước, chứng tỏ ông có uy tín để quy tụ anh em .

    - ông còn trên  20 tác phẩm chưa in. Đa phần là thơ, kịch thơ, trường ca; có cuốn lên tới 60.000 câu , như trường ca  ' Việt sử ca '  .
     - ngoài ra, ông còn viết hồi ký  ' Một đời làm thơ ' gồm 5 tập,  một cuốn biên khảo ' Thi sĩ & Cuộc đời '  + một tập truyện ngắn.

    Một người chuyên sống cho thơ, vì thơ mà vẫn tồn tại trong cái xã hội bon chen đương thời,  [quả ] là một điều kỳ diệu .

     Phổ Đức,  tên thật Lê Phước Độ, sinh 1940 tại Sài gòn, quê cha Quảng Nam, quê mẹ Vĩnh Long.  Trên 60 tuổi mà vẫn lạc quan yêu đời, làm việc hăng say, có lẽ Phổ Đức được nàng thơ bơm cho nguồn sinh khí mới chăng ?

    Phổ Đức thường làm những bài thơ dài quá khổ.   Điều này có vẻ không  phù  hợp cảm quan độc giả chỉ thích  những bài thơ ngắn gọn, cô đọng, theo lối sáng tác các nhà thơ đương đại.

    Thời gian gần đây, hình thức xuất bản thơ hợp tuyển [được] một cá nhân đứng ra tổ chức, thu gom tác phẩm, hình ảnh, tư liệu  [góp tiền ],  rồi in thành tập, khá phổ  biến . **  

      Ở ngoài Bắc, nhiều tuyển tập dày cả 1000 trang, quy tụ hàng trăm tác giả. 

      Đây là một việc làm hay, vì tuyển tập in ra để phổ biến ( qua tay các tác giả có mặt )  và điều quan trọng,  giai tỏa được nỗi bức xúc các nhà thơ.   Bởi, thơ làm ra, mà không có người đọc thì buồn lắm !

    Phổ Đức đã góp phần  làm vui lòng các nhà thơ bằng các tuyển tập hàng năm của ông .
          


trích nguyên tác thơ :


                                 chờ đêm nguyên tiêu 


                           Xin gửi lời chào các anh các chị 
                           Những người con thân yêu của đất nước vua Hùng
                           Chúng mình gặp nhau trong tự tình dân tộc
                            Nối rộng vòng thơ của Bắc  Nam Trung  

                           Các anh chị ơi ! Quê hương mình đẹp lắm
                           Núi Bắc sông Nam biển biếc xanh ngời
                           Xương máu ngàn năm dựng thành đồng lịch sử!
                           Hãnh diện da vàng Đông Nam Á, Việtnam ơi ! 

                           Thơ đã hồi sinh trên các miền đất hẹn
                           Mừng chào nguyên tiêu đêm làm thơ bắt tay vui 
                           Hoa hội Tao Đàn đã nở rộ năm châu bốn biển
                           Ngọn đuốc thiêng Tổ quốc sáng tỏa ngút đỉnh trời 

                          Thiên kỷ đã tới báo hiệu tình xuân sang trên từng
                                                                                 khuôn  mặt 
                          Sứ điệp đã truyền qua các thành thị yên hùng 
                          Mỗi năm nguyên tiêu các nhà thơ họp mặt
                          Đêm của thi nhân cùng nắm tay chung.
 
                              PHỔ ĐỨC 



          nguyễn lang quân


 (  nguồn  Văn thơ  giữa đời thường ( Sổ tay Thơ )  / Nguyễn Lang Quân - in chân dung ảnh  4x 6 cm / Nxb Thanh Niên, Tp. HCM 2004 -- trang 96-98) 



                                           hàng sau, đứng:

                                - họa sĩ  Phan Diên [1944-   / Mỹ ]
                               - thi sĩ Thanh Chương [ chết/ Mỹ     ]
              
                                         hàng trước, ngồi:

                        - PHỔ ĐỨC [i.e. Lê Phước Độ 1940- 2013 Saigon]
                         - Hoàng Vũ Đông Sơn [ 1939- 2014 Saigon] 
                                     -  Thế Phong [1932-    ] 

                                      (Phan Diên cung cấp ảnh.) 

  


    --------------

      (*) - thời bao cấp,  giám đốc + tổng biên tập nhà xuất bản,  là ' cha cố mặc  áo trùng thâm' vẫy vùng trong nhà  in chữ nghĩa .   Muốn cấp phép cho  một tác giả nào :   sưu tra lý lịch, lập trường, thân thì cấp  phép in,  không bị xép só. 
  
    -  tôi nhớ, thập niên 90, ông Trinh Đường (Hà Nội) có vai vế với 1  nhà xuất bản,  lợi dụng thời cơ, ông ta bèn  tập hợp một số tác giả,  đưa thơ  đăng kèm  kèm  lệ phí, để có tên trong ' tuyển tập ' do ông ta in ấn, phát hành . 

( thời kỳ này, cá nhân tác giả  xin cấp phép rất khó khăn, nhất là  các tác giả  trước kia ở vùng địch tạm chiếm  ) . 

       - tới thời  mở cửa, nhà xuất bản tự hạch toán, bán giấy phép , nhiều sách,  tuyển tập ra đời , miễn   là có tiền tự in ấn tra lệ phí xuất bản ,  tự  phát hành.   Khởi đầu,  biên tập khắt khe,  sau khi một vài  cuốn ra đời,  xuôi chèo mát mái,  đối tác liên kết dám ngang nhiên ' in tên riêng  (liên kết)   ngang nhà xuất bản cấp phép ' trên bìa 1. 

     Hoàng Hương Trang  'theo chân Trinh Đường làm tuyển tập, vì cô ta đã  có thơ đăng  ' thu góp bài vở các người làm thơ ( hay, dở  tùy theo chủ biên chọn, phải  góp ' ma chay  trước, in ấn sau ).   Nào là  tiểu sử trích ngang ,  chân dung ảnh được  tung lên  'chễm chệ  '' như ngồi trên bàn thờ '",   tự thân chiêm  ngưỡng để độc giả  tụng bái."

    -  tiếp theo, ra mắt ' Vườn Thơ Tao Ngộ' -- được gọi  là :

          "  lẵng hoa chào mừng 1000 năm Thăng Long' "

- gồm 145 tác giả ' Thơ & Nhạc',  sách dày 665 trang, khổ  14 x 20 cm , ruột  blanc fin, bìa bristol  150nhà xuất bản Trẻ Tp. HCM cấp phép số KHXB 1554 / 54 / CXB / 27-12-2003 -  chịu trách  nhiệm: Lê Hoàng, Phạm Sĩ Sáu biên tập - hình như mỗi tác giả  được in  3 bài,  tự  nguyện  góp 3 trăm ngàn VND.  

              (...)

      và ,  Hoàng Hương Trang còn tiếp tục 'thầu in' nhiều tập khác.
 ( kiểu cách làm như vậy). 



                                             trái qua:

                            - nhà thơ nữ Tâm Uyên 
                            - Hoàng Hương Trang [ chết   ] 
                            -  Thế Phong
                            - Trần Thiện Hiệp ( San José) 
                            -  Hoàng Vũ Đông Sơn [1939- 2014 Saigon]
                            -  họa sĩ, thi nhân  Lê Thị Kim [1950-    ]
                           -  nhà báo  Đặng Văn Nhâm ( Đan Mạch)   [1933-    ] 

                                   (Trần Thiệp Hiệp cung cấp ảnh.)



                                                  ***


     Phổ Đức in tập đầu tiên theo kiểu' bao thầu' , do Chi nhánh Nxb Thanh niên cấp phép--  Thái Thăng Long , Trưởng chi nhánh bỏ qua chuyện' logo' nhà xuất bản được thi sĩ  Trần Ngọc Tự vẽ' một 'lô- gô ' khác,  theo ý anh ta' mà  không dùng' logo chính thức của  Nxb Thanh Niên ').  

    - tiếp  nhiều tập, thi sỉ Phổ Đức thực hiện  đều đặn, nhờ sự  bảo lãnh tiền trả  in ấn, từ  ái nữ thi sĩ Nguyễn Bính ( in  xong ,nhận  sách trả tiền )

   - cô  Nguyễn Bính- Hồng Cầu bảo lãnh  trước  xí nghiệp in FAHASA .

 - cũng có  bạn  in thơ xong quỵt tiền  chủ biên, có bạn in đến 30 trang trả  lệ phí  'giá cao' , có vị đưa cả song thân, phụ mẫu vào tuyển tập,  chân dung ảnh  bàn thờ  & đôi ba câu  ' vè'  trả ơn nghĩa sinh thành v.v...

      -thi sĩ ' thầu in tuyển tập '  Phổ Đức đã in được đâu đó  trên dưới 20 tựa, thì phải ? 

                                                  ***

      Người thứ ba mà tôi biết 'thầu in thơ' với tư cách ' bình thơ   mầm  thơ mới "nhú "  là Nguyễn Lang Quân .

-  chàng làm  báo tỉnh lẻ ven đô, in ấn tại thành phố ( HCM), bắt đầu bằng ' Văn thơ giữa  đời thường' hay ' Sổ tay thơ' ( chi nhánh Nxb Thanh Niên  tại Tp HCM  cấp phép , xuất bản năm  2004  ) -   sách dày 543 trang,  khổ 13 x 19cm ,

 -  giới thiệu thơ  Hồ Biểu Chánh ( nhà văn Hồ Biểu Chánh chỉ làm 1 bài thơ duy nhất được phóng viên báo ' Văn Nghệ Tập San'   phỏng vấn & in kèm  bài thơ ( chủ nhiệm: Nguyễn Đăng Thục )  & va 2tho7 của    102 vị  --   'chém vè 'xen kẽ    thơ  Thanh Đạm . ( với tập thơ đầu tay'   Mưa đêm '  /  Chi nhánh Nxb Thanh Niên 2003 ) .

- tác giả Thanh Đạm,  chàng ' phụ  xe Đội 4  Công Ty Xe  Khách  Thành tên thật Lê Tấn Xiêm  -- nay , ' phó chủ nhiệm  CLB Thơ Ca Quận Gò vấp' . Tôi   đã được chụp  ảnh  chung với  vị  này trong một lần' đi bồi dưỡng  ở  Dalat' do Đội xe 4 đài thọ  - và lần này, thật bất ngờ , được đọc thơ  , nhìn chân dung ảnh  Lê Tấn Xiêm .( qua bút danh Thanh Đạm) : 


                                    Mưa đêm rẽ lối sợi buồn 
                                   Nửa tràn rêu đá, mưa tuôn dặm dài
                                   Hạt  mưa như khóc giùm ai
                                  Người trong chăn ấm , kẻ ngoài mưa đêm


     -  quả là: "  thơ  " cũng hay đấy chứ, hơn hẳn  bọn " thi sĩ chuyên  tu ".


     - riêng với chàng Nguyễn Lang Quân  dùng:

 '-một số  tác giả  ít nhiều tên tuổi  để câu khách:

  -  Hồ  Biểu Chánh,   Sơn Nam ,  Ngọc Linh,  Kiên Giang, Việt Chung Tử , Thu Bồn,  Cao Quảng Văn,   Vũ ĐứcTô Châu ... 

để chàng ta  xen kẽ đưa những "   phương danh những vị  lần đầu  mới  được nghe  tên "  :
 
Hương Thu, Thế Truyền, Thanh Sử, Huỳnh Tiểu Hương, Thanh Đạm ... .v.v.. và v.v.  ...

      

       ĐƯỜNG BÁ BỔN
       chú thích. 



-------------

* - tất cả ' tuyển tập thơ' của mọi' cai thầu ' đều  xin cấp phép tại Chi nhánh Nxb Thanh niên tại Tp HCM --- biên tập Trương Công Bình
 ( bút danh khác: Hoàng  Văn ) '  lặt chữ, vặt câu' rất kỹ. 
 
- chẳng hạn,   bút ký     ' Hànội 40 năm xa của   Thế Phong ;  chỉ có 2 từ ' phản chiến ' , chàng thi sĩ Trương Công Bình ( người biên tập cấp pháp xuất bản)  đòi  bôi xóa  đủ 1050 cuốn đã in ra   mới cho phép phát hành. 
( 1999.) 


                                 -------------------------------------------
                                         - bài tu chỉnh 
                                       ( đăng lần 2 : 08/  06/ 2022 )
                                -------------------------------------------
                                        
          
   
   





                                     
                                                                               

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ