Tản mạn về tình thơ Luân Hoán
BÍCH PHƯỢNG
(Paris)
“mười sáu tuổi em tập làm thiếu nữ
vai tóc thề áo lụa trắng bay bay
quai nón đỏ ngậm hờ vành môi ướt
vuông khăn thêu kín đáo xếp trong tay
em đến lớp nắng theo đùa trên áo
cặp che ngang ngực thơm ngát ngọc lan
tay giở vở tưởng chừng như đệm nhạc
hồn thanh xuân em lót xuống từng trang”
Thi phong của thơ Luân Hoán nhẹ nhàng, trau chuốt như những dòng trên trong bài "Điều Bí Ẩn Bình Thường". Luân Hoán đã từng dạy học, nhưng ông có tâm hồn thi phú, có ai buộc tâm tư nhà thơ thôi đừng lãng mạn trong lời thơ đâu nhỉ:
”tôi đứng lặng vài giây trên bục giảng
giáo án thuộc lòng bỗng chốc lãng quên
nét phấn lạc giòng, chữ run mặt bảng
trở lại bàn hồn nghe đã lênh đênh
thôi tôi hiểu ra rồi, em bé bỏng
chẳng có gì mới lạ phải không em
trái tim đựng bao nhiêu điều bí mật
cũng chỉ là tôi đã chớm yêu em.”
(Điều Bí Ẩn Bình Thường- Luân Hoán)
Thơ ông thuộc hệ phái thi ca lãng mạn diễm tình. Thơ ông có chiều sâu nhưng không kiêu kỳ. Nét độc đáo trong thơ ông là sự bình dị để diễn đạt trọn dòng tư tưởng của mình:
"mỗi lần sắp sửa yêu ai
tự nhiên mặt mũi tóc tai lạ lùng
tưởng như có triệu vi trùng
ngo ngoe đòi được nhớ nhung với mình"
(Triệu Chứng – Luân Hoán)
Lời thơ chân thật mộc mạc như người dân xứ Quảng quê hương của ông, nhưng người đọc lại cảm nhận cái tràn trề của nhịp thở trong cuộc sống:
"treo lòng lên mũi Chân Mây
lim dim nghe tiéng lá cây trở mình
thương em, khép nép ngồi rình
mây vào lá lá ổ tình đẻ thơ
trên tuyệt mù đỉnh hư vô
ta chìm nổi giữa phất phơ bụi trần"
(Mây Trắng Bay Nhiều Quá - Luân Hoán)
Tôi lại có cảm giác được rằng dưới cái sống tầm thường ấy ẩn chứa cái đời tinh túy của thi nhân. Như ông đã tâm sự : “Thơ cũng như người yêu vậy, đi qua rồi, nhưng vẫn còn thở trong lòng đó mà...”. Tôi xem bài trong trang Hồn Quê. Trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống Luân Hoán đều có thể sáng tác thơ được. Thành ngữ Việt Nam mình có câu “xuất khẩu thành thơ” thiệt rất hợp với ông
"lạ quá khi không mà tương tư
đêm nay lại thức nữa, hình như
có ai đổ rượu vào ngôn ngữ
tôi nói ra toàn thơ rất thơ "
(Thắc Mắc – Luân Hoán)
Nhà văn Đỗ Quý Toàn đã nhận xét về người bạn mình vài dòng tâm tình:
"Nếu kiếp sau trời cho tôi làm thi sĩ, tôi muốn được làm thơ tình như Luân Hoán. Sáng làm thơ. Trưa làm thơ. Tối trước khi đi ngủ cũng hãy làm thơ đã. Làm thơ khi thức dậy, để lót dạ. Làm thơ khi đứng đợi xe, để qua thì giờ...
... Thơ Luân Hoán mang lại cho tình yêu học trò nhiều điều mới lắm. Vì những bài thơ tình của Luân Hoán thật hơn, cụ thể hơn, lẩm cẩm ngu ngơ hơn tất cả những thi sĩ nổi tiếng trên. Nghĩa là học trò hơn. Thật sự học trò không khoác vô tình học trò một bộ áo của ngôn ngữ diễm lệ hay thêu dệt những tình tứ kiêu kỳ. Ngôn ngữ của Luân Hoán thật giản dị. Hình ảnh là hình ảnh bình thường của đời sống hàng ngày”.
Nhà văn Song Thao trong bài «Quê hương, tình yêu trong thơ Luân Hoán» đã có nhận xét về thi sĩ Luân Hoán như sau:
"Thơ Luân Hoán không thể là thơ không hay được. Nó như một hòn đá: nhìn bên ngoài tưởng như thô sơ, mộc mạc nhưng thật ra bên trong có chứa ngọc. Chất ngọc tinh tuyền vì nó được chắt lọc từ cuộc sống muôn vẽ muôn sắc. Hình như bất cứ trong hoàn cảnh nào cuộc sống Luân Hoán cũng có thơ được.Lúc vui lúc buồn, khi đắng cay, khi phẩn nộ, lúc tủi nhục, lúc hiên ngang, khi dịu dàng, khi hờn dỗi...mà thơ nào cũng mang cái giọng chất phác, duyên dáng nhưng tiềm ẩn bên trong là cái tinh quái, sắc sảo. Ðọc xong một bài thơ là mường tượng ngay ra được nụ cười của nhà thơ nằm đâu đó . Nụ cười có lúc ngọt, lúc bùi, lúc chua, lúc nồng nhưng cũng có lúc đắng lúc cay…”
Luân Hoán là một nhà thơ có nhiều tình mà lại đa cảm. Hình như bất cứ một hình bóng giai nhân nào đi qua đời ông dù chỉ thoáng qua một ánh nhìn cũng để lại trong ông những áng thơ tình bất hủ. Nào là:
"rập rình qua ngõ Minh Xuân
liếc cho đỡ nhớ dải lưng lụa vàng
nhìn nghiêng, nắng gác hành lang
nhìn xéo, nắng giữ hai hàng sứ xanh
long lanh mắt vượt qua thành
vén màn hỏi nhỏ bức tranh treo tường..."
Thi sĩ nghe tiếng nhạc dương cầm mà hồn phiêu lãng mười phương trên cành hoa chân dài. Phải chăng thi sĩ đã sống với hồn thơ bao la của mình:
"âm thầm gởi tặng mùi hương
lên bàn tay vải tiếng dương cầm buồn
lòng tôi phiêu lãng mười phương
bỗng về ở trọ trên trường túc hoa”
hay tưởng như mình đang đến nhà thờ với lời xưng tội vẩn vơ trong lòng:
"ngập ngừng qua ngõ Lâm An
mưa dông hộ tống hai bàn chân thơ
tưởng như đang đến nhà thờ
thủ lời xưng tội vẩn vơ trong lòng
lỡ quên hái bậy nhành bông
ngửa tay hứng giọt mưa trong ngỡ là
cổ em chưa vướng vòng hoa
chuỗi kim cương nước khác xa mọi người
trông qua cổng, thấy em cười
Chúa tha tôi tội yêu người sau lưng"
Còn ý tưởng diễn tả phải lòng người đẹp khi ông viết lên nỗi tưởng nhớ váy thơ đang độ thong dong, nhớ người yêu mà chàng đạp xe khi bỗng phải lòng quên đi:
"mon men qua ngõ Thu Hà
dẫu lơi chân đạp cổng nhà cũng qua
nắng chiều đang thở trên hoa
hình như có bóng thướt tha vói nhìn
quay đầu xe lại, khó tin
nụ cười thơm ấy vô tình thật sao ?
gáy ngà đỡ mái tóc cao
rõ ràng có hạt bụi thao thức nằm
váy thơ đang độ thong dong
chiếc xe đạp bỗng phải lòng quên đi"
Phải nói thơ tình của ông rất phóng khoáng, phóng khoáng từ tư tưởng đến từ vựng. Tôi đã đọc nhiều nhà thơ hải ngoại đã viết những vần thơ tình hào phóng như Việt Hải trong ý tưởng tương lòng:
« Choàng vai ôm lấy yêu thương,
Cho ta ngày cũ vấn vương tơ lòng,
Nhớ em má thắm môi hồng,
Nhẹ hôn tóc xõa bềnh bồng say mê,
Tiếng cười như vỡ pha lê,
Ái ân che khuất đường về chiều xưa,
Gió lay khung cửa đong đưa
Thân trao môi gửi say sưa tình nồng,
Long lanh ánh mắt tỏ lòng,
Cho anh sống lại giấc mộng chiều xưa. »
(Phút Giây Chạnh Lòng - Việt Hải)
hay khi thi sĩ dùng ẩn ý của mượn rượu sầu thơ, nỗi buồn cô liêu nhớ người yêu mà say tình hay say tửu đều có nét gần nhau trong ý thơ:
« Chiều nay chợt nhớ em yêu,
Tóc huyền óng ả mỹ miều thướt tha,
Mắt tình tư lự tim ta,
Dù say hay tỉnh chỉ là yêu em,
Đêm nay say đắm đến thèm,
Rượu chưa quá chén say mèm hồn ta,
Hỏi trời có thấu tình ta ?
Buộc ta xa cách chẳng thà tình say. »
(Cơn Say Tình Ái - Việt Hải)
Và một nhà thơ khác như Thái Tú Hạp, ông làm thơ trong tâm tưởng nhớ nhung người yêu, một tình yêu nhẹ nhàng, kín đáo được ươm trong thơ :
«Thả mây cuối phố em qua
Vừng trăng trên tóc quỳnh hoa chỗ nằm
Lược là vô tận hỏi thăm
Hương bồ kết nở trăm năm môi cười
Hoa cam hoa bưởi ngậm ngùi
Đã xa cố quận một đời viễn phương
Bao giờ trầm ngát rừng hương
Quế cay nồng tỏa suối nguồn thảnh thơi
Ta về hát giữa lệ rơi
Đại hồng chung điểm một thời xuân xưa”
(Mê Hoặc Trầm Hương, Thái Tú Hạp)
Tôi nhận thấy nét đặc điểm của Thái Tú Hạp là làm thơ tình, mà nghe như bao phủ cả tính chất “thiền” trong đó. Ví dụ trong bài sau đây:
"Mai ta về giữa non cao
Xé mây làm áo lụa đào cho em
Nghiệp từ mấy thuở trần duyên
Nắng thanh xuân đậu ngoài hiên ta bà
Đưa nhau dạo giữa ngân hà
Bỏ nhân gian lại chốn tà huy câm
Mai sau tình vỡ hư không
Có nghe tiếng hót tiền thân chim ngàn
Từ trong thiên cổ tri âm
Tiễn nhau xuống núi cưu mang kiếp sầu
Mai về khép cánh biển dâu
Giở trang vô tự trắng nhòa sắc không
Chờ nhau dưới cội vô thường
Soi tâm tư hiện một vừng trăng xưa"
(Thanh Tịnh Khúc- Thái Tú Hạp)
"rập rình qua ngõ Minh Xuân
liếc cho đỡ nhớ dải lưng lụa vàng
nhìn nghiêng, nắng gác hành lang
nhìn xéo, nắng giữ hai hàng sứ xanh
long lanh mắt vượt qua thành
vén màn hỏi nhỏ bức tranh treo tường..."
Thi sĩ nghe tiếng nhạc dương cầm mà hồn phiêu lãng mười phương trên cành hoa chân dài. Phải chăng thi sĩ đã sống với hồn thơ bao la của mình:
"âm thầm gởi tặng mùi hương
lên bàn tay vải tiếng dương cầm buồn
lòng tôi phiêu lãng mười phương
bỗng về ở trọ trên trường túc hoa”
hay tưởng như mình đang đến nhà thờ với lời xưng tội vẩn vơ trong lòng:
"ngập ngừng qua ngõ Lâm An
mưa dông hộ tống hai bàn chân thơ
tưởng như đang đến nhà thờ
thủ lời xưng tội vẩn vơ trong lòng
lỡ quên hái bậy nhành bông
ngửa tay hứng giọt mưa trong ngỡ là
cổ em chưa vướng vòng hoa
chuỗi kim cương nước khác xa mọi người
trông qua cổng, thấy em cười
Chúa tha tôi tội yêu người sau lưng"
Còn ý tưởng diễn tả phải lòng người đẹp khi ông viết lên nỗi tưởng nhớ váy thơ đang độ thong dong, nhớ người yêu mà chàng đạp xe khi bỗng phải lòng quên đi:
"mon men qua ngõ Thu Hà
dẫu lơi chân đạp cổng nhà cũng qua
nắng chiều đang thở trên hoa
hình như có bóng thướt tha vói nhìn
quay đầu xe lại, khó tin
nụ cười thơm ấy vô tình thật sao ?
gáy ngà đỡ mái tóc cao
rõ ràng có hạt bụi thao thức nằm
váy thơ đang độ thong dong
chiếc xe đạp bỗng phải lòng quên đi"
Phải nói thơ tình của ông rất phóng khoáng, phóng khoáng từ tư tưởng đến từ vựng. Tôi đã đọc nhiều nhà thơ hải ngoại đã viết những vần thơ tình hào phóng như Việt Hải trong ý tưởng tương lòng:
« Choàng vai ôm lấy yêu thương,
Cho ta ngày cũ vấn vương tơ lòng,
Nhớ em má thắm môi hồng,
Nhẹ hôn tóc xõa bềnh bồng say mê,
Tiếng cười như vỡ pha lê,
Ái ân che khuất đường về chiều xưa,
Gió lay khung cửa đong đưa
Thân trao môi gửi say sưa tình nồng,
Long lanh ánh mắt tỏ lòng,
Cho anh sống lại giấc mộng chiều xưa. »
(Phút Giây Chạnh Lòng - Việt Hải)
hay khi thi sĩ dùng ẩn ý của mượn rượu sầu thơ, nỗi buồn cô liêu nhớ người yêu mà say tình hay say tửu đều có nét gần nhau trong ý thơ:
« Chiều nay chợt nhớ em yêu,
Tóc huyền óng ả mỹ miều thướt tha,
Mắt tình tư lự tim ta,
Dù say hay tỉnh chỉ là yêu em,
Đêm nay say đắm đến thèm,
Rượu chưa quá chén say mèm hồn ta,
Hỏi trời có thấu tình ta ?
Buộc ta xa cách chẳng thà tình say. »
(Cơn Say Tình Ái - Việt Hải)
Và một nhà thơ khác như Thái Tú Hạp, ông làm thơ trong tâm tưởng nhớ nhung người yêu, một tình yêu nhẹ nhàng, kín đáo được ươm trong thơ :
«Thả mây cuối phố em qua
Vừng trăng trên tóc quỳnh hoa chỗ nằm
Lược là vô tận hỏi thăm
Hương bồ kết nở trăm năm môi cười
Hoa cam hoa bưởi ngậm ngùi
Đã xa cố quận một đời viễn phương
Bao giờ trầm ngát rừng hương
Quế cay nồng tỏa suối nguồn thảnh thơi
Ta về hát giữa lệ rơi
Đại hồng chung điểm một thời xuân xưa”
(Mê Hoặc Trầm Hương, Thái Tú Hạp)
Tôi nhận thấy nét đặc điểm của Thái Tú Hạp là làm thơ tình, mà nghe như bao phủ cả tính chất “thiền” trong đó. Ví dụ trong bài sau đây:
"Mai ta về giữa non cao
Xé mây làm áo lụa đào cho em
Nghiệp từ mấy thuở trần duyên
Nắng thanh xuân đậu ngoài hiên ta bà
Đưa nhau dạo giữa ngân hà
Bỏ nhân gian lại chốn tà huy câm
Mai sau tình vỡ hư không
Có nghe tiếng hót tiền thân chim ngàn
Từ trong thiên cổ tri âm
Tiễn nhau xuống núi cưu mang kiếp sầu
Mai về khép cánh biển dâu
Giở trang vô tự trắng nhòa sắc không
Chờ nhau dưới cội vô thường
Soi tâm tư hiện một vừng trăng xưa"
(Thanh Tịnh Khúc- Thái Tú Hạp)
Những dòng thơ lục bát diễm tình của Việt Hải như những lời tự tình trong rực lửa nồng nàn say ý thơ. Cái lãng mạn trong thơ thi nhân cũng bóng bẩy như ánh sao rơi. Trong thơ Việt Hải tôi nhìn thấy nhà thơ này có rất nhiều thương nhớ, rất dễ thương nhớ và hình như thương nhớ tất cả. Giống như Percy Bysshe Shelley đã từng nói: "Mọi trìu mến đều trở thành vô nghĩa, Nếu môi ta chẳng có nụ hôn nàng"; Và thơ của nhà thơ Việt Hải đậm nét táo bạo, và đầy ấp những nụ tình hôn ngọt ngào.
Trái lại, thơ tình Thái Tú Hạp thì lại rất bình yên, trọn vẹn, dù tràn đầy yêu thương, hiền lành, không đắm đuối say mê, không lãng mạn ướt át, không cuồng nhiệt và không táo bạo. Đọc thơ Thái Tú Hạp tôi thấy nhuốm một chút “thiền” rất vô vi. Cái tình cảm đó hạp trong tư tưởng thiền quán, và ý niệm thiền thì chuyên chở cả khối tình của nhà thơ.
Với tôi Luân Hoán ở mức trung dung giữa chất thiền hiền hòa của Thái Tú Hạp và nét táo bạo của thơ Việt Hải. Nên thơ viết về tình yêu của Luân Hoán cho tôi có cảm giác như ông là một người khao khát tình yêu trong ý thơ bóng bẩy và có nhiều mộng tưởng. Dòng thơ ông nhất là những dòng lục bát ngọt ngào, đậm đà và trữ tình như những câu ca dao. Thơ ông khiến người đọc say ngây ngất mùi hương giấy trắng trinh nguyên học trò.
Đọc thơ ông tôi hoài niệm về một thiên đường ký ức, về cái thuở mộng mơ thơ ngây với những chuyện tình vu vơ, với những dòng lưu bút thơm màu mực tím mồng tơi, với những bài thơ chép tay vội vàng, những tà áo trắng duyên dáng, những hàng phượng đỏ, những cái bâng khuâng trìu mến, những hờn dỗi, những nôn nao hẹn hò đợi chờ, những hân hoan nồng thắm. Nhà thơ Mạc Phương Đình đã nhận xét về thơ Luân Hoán như sau:
”Trong thơ anh, ngòi bút tài hoa bay bổng, uốn lượn theo cảm xúc, chắp cánh cho từ ngữ đi vào từng ước muốn của bày tỏ, gởi nó đi theo dòng tình, nhịp nhàng như những nốt nhạc chính xác trên cung bậc. Cũng với nhũng con chữ tầm thường trong hàng ngày giao tiếp, Luân Hoán đã chọn lựa, đã sắp xếp chúng đúng vào những vị trí, để biến chúng thành những dòng thơ tuyệt diệu…”
"em từ bụi chuối bước ra
ánh trăng làm nũng chao qua ống quần
niềm vui giấu dưới bàn chân
vỡ theo sợi gió lâng lâng ngậm ngùi"
(Trăng đêm nở hoa- Luân Hoán)
Thơ ông viết dùng ngôn từ giản dị, bình dân, dễ cảm thông, rất hồn nhiên dí dỏm. Thơ như rất gần gủi với cuộc sống. Cõi thơ tình Luân Hoán sao thật mênh mông, phong phú.
"cho dù sông nước mông mênh
chắc chi đủ rộng như lòng đang yêu
em đi khép nép trong chiều
hai bàn tay đánh dập dìu gió bay"
Cái yêu trong thơ của Luân Hoán là những mối tình xuyến xao, trong nét e ấp, rụt rè, e thẹn, rất dễ thương:
"ta đứng tựa trong hành lang lớp học
trên lầu cao nhìn xuống mộng bâng khuâng
lòng cúi theo từng ngọn tóc phân vân
hôn rất nhẹ trên tóc thề đen nhánh
môi em đỏ sao hình như quá lạnh
răng trắng thơm níu giữ lấy hồn ta
lưỡi rót thương tình rót mật đậm đà
ta nương náu bên em bằng mộng tưởng
bởi quá yêu nên ta giàu tưởng tượng"
(Trong Sân Trường Bữa Ấy)
Và với những lời tỏ tình tha thiết nóng bỏng của cậu thư sinh vừa mới chớm yêu:
"Em yêu dấu, hỡi con chim trúng đạn
Rơi về đâu trong cõi sống mênh mông
Ta vẫn còn đây mái tóc bềnh bồng
Dù sương gió ươm đôi giòng bụi trắng
Lời chìm nổi những ba cay bảy đắng
lòng vẫn xanh như cõ dại thong dong
trái tim ta vẫn rộng rãi thư phòng
có em ngủ muôn đời trên vần điệu
ta mai mốt dù tài danh mệnh yểu
đã nhờ em tồn tại với thời gian
hỡi em yêu thăm thẳm cánh phượng hoàng
có đậu lại trong sân trường bữa ấy..."
(Trong Sân Trường Bữa Ấy)
Chữ tình trong thơ Luân Hoán là những đoản khúc giao cảm của huyền thoại tình yêu giữa hư và thực, giữa những chuyện tình có thật và không có thật. Trái tim thơ của anh nhung nhớ lửa yêu thương. Cái tương tư trong thơ anh là những nỗi nhớ nhung đầy mộng ảo trong chuyện tình không có thật:
"chẳng nhớ nhờ đâu quen các em
một đôi bạn nhí nặng chân tình
má môi chưa thoảng mùi son phấn
mưa nắng vừa ươm những nhánh tình
vào mỗi cuối tuần thường kéo nhau
lang thang đội nắng gió lên đầu
ô mai, me, cốc...ta tập nhấm
nuốt cả nụ cười, chớp mắt nâu
……………………………
đã vụt bay rồi hai cánh chim
ta yêu tha thiết cả hai em
chẳng qua vụng tính hơn thân phụ
đành gối thơ nằm trắng mấy đêm"
(Chuyện Tình Không Có Thật)
Trái lại, thơ tình Thái Tú Hạp thì lại rất bình yên, trọn vẹn, dù tràn đầy yêu thương, hiền lành, không đắm đuối say mê, không lãng mạn ướt át, không cuồng nhiệt và không táo bạo. Đọc thơ Thái Tú Hạp tôi thấy nhuốm một chút “thiền” rất vô vi. Cái tình cảm đó hạp trong tư tưởng thiền quán, và ý niệm thiền thì chuyên chở cả khối tình của nhà thơ.
Với tôi Luân Hoán ở mức trung dung giữa chất thiền hiền hòa của Thái Tú Hạp và nét táo bạo của thơ Việt Hải. Nên thơ viết về tình yêu của Luân Hoán cho tôi có cảm giác như ông là một người khao khát tình yêu trong ý thơ bóng bẩy và có nhiều mộng tưởng. Dòng thơ ông nhất là những dòng lục bát ngọt ngào, đậm đà và trữ tình như những câu ca dao. Thơ ông khiến người đọc say ngây ngất mùi hương giấy trắng trinh nguyên học trò.
Đọc thơ ông tôi hoài niệm về một thiên đường ký ức, về cái thuở mộng mơ thơ ngây với những chuyện tình vu vơ, với những dòng lưu bút thơm màu mực tím mồng tơi, với những bài thơ chép tay vội vàng, những tà áo trắng duyên dáng, những hàng phượng đỏ, những cái bâng khuâng trìu mến, những hờn dỗi, những nôn nao hẹn hò đợi chờ, những hân hoan nồng thắm. Nhà thơ Mạc Phương Đình đã nhận xét về thơ Luân Hoán như sau:
”Trong thơ anh, ngòi bút tài hoa bay bổng, uốn lượn theo cảm xúc, chắp cánh cho từ ngữ đi vào từng ước muốn của bày tỏ, gởi nó đi theo dòng tình, nhịp nhàng như những nốt nhạc chính xác trên cung bậc. Cũng với nhũng con chữ tầm thường trong hàng ngày giao tiếp, Luân Hoán đã chọn lựa, đã sắp xếp chúng đúng vào những vị trí, để biến chúng thành những dòng thơ tuyệt diệu…”
"em từ bụi chuối bước ra
ánh trăng làm nũng chao qua ống quần
niềm vui giấu dưới bàn chân
vỡ theo sợi gió lâng lâng ngậm ngùi"
(Trăng đêm nở hoa- Luân Hoán)
Thơ ông viết dùng ngôn từ giản dị, bình dân, dễ cảm thông, rất hồn nhiên dí dỏm. Thơ như rất gần gủi với cuộc sống. Cõi thơ tình Luân Hoán sao thật mênh mông, phong phú.
"cho dù sông nước mông mênh
chắc chi đủ rộng như lòng đang yêu
em đi khép nép trong chiều
hai bàn tay đánh dập dìu gió bay"
Cái yêu trong thơ của Luân Hoán là những mối tình xuyến xao, trong nét e ấp, rụt rè, e thẹn, rất dễ thương:
"ta đứng tựa trong hành lang lớp học
trên lầu cao nhìn xuống mộng bâng khuâng
lòng cúi theo từng ngọn tóc phân vân
hôn rất nhẹ trên tóc thề đen nhánh
môi em đỏ sao hình như quá lạnh
răng trắng thơm níu giữ lấy hồn ta
lưỡi rót thương tình rót mật đậm đà
ta nương náu bên em bằng mộng tưởng
bởi quá yêu nên ta giàu tưởng tượng"
(Trong Sân Trường Bữa Ấy)
Và với những lời tỏ tình tha thiết nóng bỏng của cậu thư sinh vừa mới chớm yêu:
"Em yêu dấu, hỡi con chim trúng đạn
Rơi về đâu trong cõi sống mênh mông
Ta vẫn còn đây mái tóc bềnh bồng
Dù sương gió ươm đôi giòng bụi trắng
Lời chìm nổi những ba cay bảy đắng
lòng vẫn xanh như cõ dại thong dong
trái tim ta vẫn rộng rãi thư phòng
có em ngủ muôn đời trên vần điệu
ta mai mốt dù tài danh mệnh yểu
đã nhờ em tồn tại với thời gian
hỡi em yêu thăm thẳm cánh phượng hoàng
có đậu lại trong sân trường bữa ấy..."
(Trong Sân Trường Bữa Ấy)
Chữ tình trong thơ Luân Hoán là những đoản khúc giao cảm của huyền thoại tình yêu giữa hư và thực, giữa những chuyện tình có thật và không có thật. Trái tim thơ của anh nhung nhớ lửa yêu thương. Cái tương tư trong thơ anh là những nỗi nhớ nhung đầy mộng ảo trong chuyện tình không có thật:
"chẳng nhớ nhờ đâu quen các em
một đôi bạn nhí nặng chân tình
má môi chưa thoảng mùi son phấn
mưa nắng vừa ươm những nhánh tình
vào mỗi cuối tuần thường kéo nhau
lang thang đội nắng gió lên đầu
ô mai, me, cốc...ta tập nhấm
nuốt cả nụ cười, chớp mắt nâu
……………………………
đã vụt bay rồi hai cánh chim
ta yêu tha thiết cả hai em
chẳng qua vụng tính hơn thân phụ
đành gối thơ nằm trắng mấy đêm"
(Chuyện Tình Không Có Thật)
Đọc những dòng tiểu sử về nhà thơ Luân Hoán, tôi được biết trong tình yêu, nhà thơ đã sống trọn vẹn cho người bạn đời mà ông đã để ý khi nàng vừa vào ngưỡng cửa của tuổi ô mai:
"ta đến trọ nhà em từ thuở
em chưa qua hết tuổi mười ba
bút mực thơm từng ngọn tóc đuôi gà
miệng liếng thoắng vụng về như con sáo
hoa cỏ dại mọc đầy trong túi áo
gót chân hồng không mệt mỏi nhảy giây
trái mù u chuyền thẻ chạy quanh tay
cười với hát, ăn quà, vòi vĩnh mẹ
chừng nấy việc dắt dìu em nhè nhẹ
dạo vòng vòng trong thế giới ngây thơ."
Tình yêu của ông dành cho hiền thê rất sâu đậm và mặn nồng:
"lãnh thổ thơ tôi, một cõi Em
hàng trăm chánh thất, chỉ một tên
và không cung nữ, không hoàng hậu
lộng lẫy trong cùng một dáng Em"
(Mời Em Lên Ngựa)
Tuy thơ sáng tác bay bướm nhưng ông là người nặng tình nghĩa thủy chung của đạo lý phu thê:
"chiều hôm nay ngồi vơ vẩn trông mưa
em ngoài hiên lại vọc nước như xưa
ta bỗng thấy em vẫn là con gái
em có biết em vẫn còn trẻ mãi
bởi vì ta còn mãi mãi yêu em…"
(Chiều Mưa – Luân Hoán)
Luân Hoán trân quý sự hiền thục của vợ mình và biết ơn người bạn đời tri kỷ trăm năm đã bao năm chịu thương chịu khó đồng cam cộng khổ chia xẻ ngọt bùi đắng cay cảm thông cho chồng. Để nhà thơ chợt nhận thấy rằng nàng của Thơ muôn thuở của ông vẫn là Phước Ninh hiền dịu kiêu sa của thuở nào, vẫn mãi mãi yêu dấu trong mộng và trong thực :
"tôi yêu em, tôi chỉ nói với riêng em
tôi chỉ muốn một mình em đập chén
trong hồn tôi chếnh choáng cơn say
chuyện chi phải ngợi ca từng ngọn lá
bởi nhờ em đời đã đẹp lâu rồi
và hơn nữa, tôi thiếu tài giả dối
không ngụy trang, che giấu những riêng tư
và thấy muôn đời “ tình tôi vẫn thuộc về em”
Cổ sáp ong vẫn thường đeo thánh giá
tôi nhủ thầm : em ngoan đạo, từ tâm
muốn vói tới ngôi trời, tôi xem lễ
Chúa của tôi là em ở trong lòng...."
(Chúa Tôi- Luân Hoán)
Tôi bỗng nhớ đến chuyện tình nổi tiếng mà tôi hằng yêu thích “Dr. Zhivago“, đến tác giả Boris Pasternak và nguồn thi hứng và cảm hứng của ông, người tình văn chương Olga Ivinskaya. Và Luân Hoán cũng có một Phước Ninh giúp ông hoàn thành nghiệp thi ca. Thơ có sắc thái riêng của nó, khi đọc lên người ta có thể hiểu được tâm sự lòng của tác giả. Tôi có đọc đâu đó một nhận xét rất xác đáng của thi hào Valéry "Những cõi thơ thuần chất giống như lửa, loài người chỉ có thể đi qua, không thể lưu trú tại đây được. Mà cũng chỉ có một ít người đặc biệt được quyền đi qua chốn ấy thôi. Những người đặc biệt ấy chính là các thi nhân".
"ta đến trọ nhà em từ thuở
em chưa qua hết tuổi mười ba
bút mực thơm từng ngọn tóc đuôi gà
miệng liếng thoắng vụng về như con sáo
hoa cỏ dại mọc đầy trong túi áo
gót chân hồng không mệt mỏi nhảy giây
trái mù u chuyền thẻ chạy quanh tay
cười với hát, ăn quà, vòi vĩnh mẹ
chừng nấy việc dắt dìu em nhè nhẹ
dạo vòng vòng trong thế giới ngây thơ."
Tình yêu của ông dành cho hiền thê rất sâu đậm và mặn nồng:
"lãnh thổ thơ tôi, một cõi Em
hàng trăm chánh thất, chỉ một tên
và không cung nữ, không hoàng hậu
lộng lẫy trong cùng một dáng Em"
(Mời Em Lên Ngựa)
Tuy thơ sáng tác bay bướm nhưng ông là người nặng tình nghĩa thủy chung của đạo lý phu thê:
"chiều hôm nay ngồi vơ vẩn trông mưa
em ngoài hiên lại vọc nước như xưa
ta bỗng thấy em vẫn là con gái
em có biết em vẫn còn trẻ mãi
bởi vì ta còn mãi mãi yêu em…"
(Chiều Mưa – Luân Hoán)
Luân Hoán trân quý sự hiền thục của vợ mình và biết ơn người bạn đời tri kỷ trăm năm đã bao năm chịu thương chịu khó đồng cam cộng khổ chia xẻ ngọt bùi đắng cay cảm thông cho chồng. Để nhà thơ chợt nhận thấy rằng nàng của Thơ muôn thuở của ông vẫn là Phước Ninh hiền dịu kiêu sa của thuở nào, vẫn mãi mãi yêu dấu trong mộng và trong thực :
"tôi yêu em, tôi chỉ nói với riêng em
tôi chỉ muốn một mình em đập chén
trong hồn tôi chếnh choáng cơn say
chuyện chi phải ngợi ca từng ngọn lá
bởi nhờ em đời đã đẹp lâu rồi
và hơn nữa, tôi thiếu tài giả dối
không ngụy trang, che giấu những riêng tư
và thấy muôn đời “ tình tôi vẫn thuộc về em”
Cổ sáp ong vẫn thường đeo thánh giá
tôi nhủ thầm : em ngoan đạo, từ tâm
muốn vói tới ngôi trời, tôi xem lễ
Chúa của tôi là em ở trong lòng...."
(Chúa Tôi- Luân Hoán)
Tôi bỗng nhớ đến chuyện tình nổi tiếng mà tôi hằng yêu thích “Dr. Zhivago“, đến tác giả Boris Pasternak và nguồn thi hứng và cảm hứng của ông, người tình văn chương Olga Ivinskaya. Và Luân Hoán cũng có một Phước Ninh giúp ông hoàn thành nghiệp thi ca. Thơ có sắc thái riêng của nó, khi đọc lên người ta có thể hiểu được tâm sự lòng của tác giả. Tôi có đọc đâu đó một nhận xét rất xác đáng của thi hào Valéry "Những cõi thơ thuần chất giống như lửa, loài người chỉ có thể đi qua, không thể lưu trú tại đây được. Mà cũng chỉ có một ít người đặc biệt được quyền đi qua chốn ấy thôi. Những người đặc biệt ấy chính là các thi nhân".
Đúng vậy, thi nhân Luân Hoán đã đưa chúng ta vào một vườn thơ ngát hương bách hoa dị thảo của ông. Trong thế giới Đường Thi có một danh tài thi quỷ Lý Hạ, trào lưu thi ca lãng mạn tiền chiến có một Vũ Hoàng Chương, và những dòng thơ diễm tình hiện đại không thể nào thiếu được những đóa Tình thư diễm tuyệt của Luân Hoán. Cám ơn ông đã dẫn tôi vào một thế giới huyền thoại quyến rũ muôn màu muôn sắc của tình yêu.
"trộn chút tình ta vào trong bột giặt
vò nhẹ nhàng bởi lo sợ em đau
vải còn đượm mùi thịt da em thơm ngát
tay bùi ngùi như đang vuốt ve nhau
trông thau nước đục lờ những cáu bẩn
ta bỗng thương lớp bụi nổi màng màng
chúng là những nhọc nhằn em gánh chịu
nuôi chồng con dài năm tháng gian nan"
Cũng xin cám ơn nhà thơ đã cho tôi thấy được cái đẹp mỹ miều của ngôn ngữ Việt Nam, giản dị, tầm thường nhưng lại chất chứa đầy thi vị thi ảnh hữu tình:
"vòi nước nhỏ chảy qua từng thớ vải
như chảy vào trong cùng tận lòng ta
em có thấy giọt lệ ta thầm nhỏ
và tan trên màu vải những thiết tha?
hơn bốn mươi lần đầu ta tập giặt
để tiêu xài cho bớt chút thời gian
thân nam tử ở trong thời mất nước
sao trói nơi này lẩm cẩm kêu than?
đời không giữ giùm ta hai chân đứng
có lẽ nào vô dụng mãi hay sao
giặt giũ làm thơ đọc vài trang báo
hai mươi bốn giờ thường trực chiêm bạo"
Tôi nguyện chúc cho dòng thơ diễm tình của ông vẫn mãi mượt mà, vẫn như con sông, con suối chảy mãi không ngừng, cho ngọn lửa yêu thương luôn thắp sáng con tim người thi sĩ, và sự mẫn cảm của hồn thơ ông luôn được tuyệt vời.
"tình theo chữ thở trăm lời
hồn theo tình mở một trời nguyệt hoa
làm thơ là để lân la
chui từ cái nhớ chui qua cái buồn
làm thơ là để bình thường
cái ta cứ thích đứng đường ngó em
làm thơ là để lênh đênh
trên dòng rảnh rổi chợt quên mất mình
làm thơ là để làm thinh
im nghe ta tự tỏ tình với ta "
Viết tại Paris, ngày 17 tháng 5 năm 2006
Bích Phượng
(Tiểu Vũ Vi)
===================
"trộn chút tình ta vào trong bột giặt
vò nhẹ nhàng bởi lo sợ em đau
vải còn đượm mùi thịt da em thơm ngát
tay bùi ngùi như đang vuốt ve nhau
trông thau nước đục lờ những cáu bẩn
ta bỗng thương lớp bụi nổi màng màng
chúng là những nhọc nhằn em gánh chịu
nuôi chồng con dài năm tháng gian nan"
Cũng xin cám ơn nhà thơ đã cho tôi thấy được cái đẹp mỹ miều của ngôn ngữ Việt Nam, giản dị, tầm thường nhưng lại chất chứa đầy thi vị thi ảnh hữu tình:
"vòi nước nhỏ chảy qua từng thớ vải
như chảy vào trong cùng tận lòng ta
em có thấy giọt lệ ta thầm nhỏ
và tan trên màu vải những thiết tha?
hơn bốn mươi lần đầu ta tập giặt
để tiêu xài cho bớt chút thời gian
thân nam tử ở trong thời mất nước
sao trói nơi này lẩm cẩm kêu than?
đời không giữ giùm ta hai chân đứng
có lẽ nào vô dụng mãi hay sao
giặt giũ làm thơ đọc vài trang báo
hai mươi bốn giờ thường trực chiêm bạo"
Tôi nguyện chúc cho dòng thơ diễm tình của ông vẫn mãi mượt mà, vẫn như con sông, con suối chảy mãi không ngừng, cho ngọn lửa yêu thương luôn thắp sáng con tim người thi sĩ, và sự mẫn cảm của hồn thơ ông luôn được tuyệt vời.
"tình theo chữ thở trăm lời
hồn theo tình mở một trời nguyệt hoa
làm thơ là để lân la
chui từ cái nhớ chui qua cái buồn
làm thơ là để bình thường
cái ta cứ thích đứng đường ngó em
làm thơ là để lênh đênh
trên dòng rảnh rổi chợt quên mất mình
làm thơ là để làm thinh
im nghe ta tự tỏ tình với ta "
Viết tại Paris, ngày 17 tháng 5 năm 2006
Bích Phượng
(Tiểu Vũ Vi)
===================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét