Thứ Hai, 16 tháng 5, 2022

đọc thêm (4) " Vũ Bằng ( 1913- 1984 Saigon ] "/ Vương Trùng Dương ( Mỹ ) -- trích http://chimviet.free.fr/

 

Vũ Bằng
(1913-1984)

                                    ---------------------

      
01.Chàng Kim người Bắc, cô Kiều người Kinh02.Gặp nhau lai xa nhau
03.Một người rơi xuống hố04.Ơn và oán
05.Ngày mai tôi sẽ chết06. Ăn Một Bát Phở Như Thế Thì Khoan Khoái Quá
07. Bánh Cuốn Thanh Trì -
 Nỗi Sầu Hà Nội
.

                         -------------------

08.Bốn mươi năm nói láo.





  Tên thật Vũ Đăng Bằng. Sinh năm 1913 tại Hà Nội. Quê quán xã Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, tỉnh Hải Dương. Bắt đầu viết văn từ 1930 trên các báo An Nam tạp chí, Đông Tây, Trung Bắc tân văn, Công dân, ích hữu..., là Thư ký tòa soạn các báo Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Vịt đực... Các bút danh khác: Tiêu Liêu, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Vũ Tường Khanh, Đồ Nam, Hoàng Thị Trâm...


Sau Cách mạng tháng Tám và Toàn quốc kháng chiến, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư. Năm 1948, hồi cư về Hà Nội. Năm 1954, Vũ Bằng vào Nam, tiếp tục viết báo, viết văn.

Mất năm 1984 tại Sài Gòn.

Tác phẩm chính: Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937). Truyện hai người (tiểu thuyết), 1940. Tội ác và hối hận (tiểu thuyết), 1940. Bèo nước (tiểu thuyết, 1944). Ba truyện mổ bụng (tập truyện, 1941). Cai (hồi ký, 1944). Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960). Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969). Bốn mươi năm nói láo (hồi ký, 1969). Mê chữ (tập truyện, 1970). Thương nhớ mười hai (hồi ký, 1972). Người làm mả vợ (tập truyện ký, 1973). Bóng ma nhà mệ Hoát (tiểu thuyết, 1973)..



 
 

Vũ Bằng (1913 -1984)


VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG


"Nếu một ngày kia, Trời xử phiên án cuối cùng, hỏi tôi nếu trở lại làm người thì sẽ làm gì... Nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo"-- Vũ Bằng


Vũ Bằng tên thật Vũ Đăng Bằng, sinh ngày 03-6-1913 tại Hà Nội. Thân phụ ông là chủ nhân nhà sách Quảng Thịnh, phố Hàng Gai, Hà Nội. Ông theo học Trường Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú Tài Pháp. Ông không thích tiếp tục con đường học vấn và làm công chức mà dấn thân vào nghiệp cầm bút. Ngoài ra, ông còn ký với các bút hiệu: Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm, Vũ Tường Khanh...

Năm 1931, ông khởi sự sáng tác tập văn trào phúng Lọ Văn.


 Sinh hoạt trong văn giới và báo giới, bản tính phóng túng, thích ăn chơi, thuốc phiện "Tôi hút. Tôi uống rượu và tôi chơi... bợm" (Bốn Mươi Năm Nói Láo) nhưng vài năm sau ông tự chủ được bản thân nên ly dị được với "nàng tiên nâu"; ông viết tác phẩm Cai, hồi ký ghi lại quãng đời của ông từ con nghiện, dụ dỗ tình nhân trở thành con nghiện cho dến khi tan vỡ cuộc tình, vào bệnh viện mới dứt bỏ.

Trong lãnh vực báo chí, ngay từ thời trai trẻ ông đã cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội trong thập niên 30, 40... Chủ Bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Thư Ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật... cho đến khi tên tuổi của ông quen thuộc trong làng báo, nhiều tờ, nhiều mục đều có Vũ Bằng. "Viết báo, viết báo, thầu báo cai đầu dài ba bốn tờ một lúc. Anh viết đủ thứ, từ thượng vàng hạ cám, từ cái hộp thư, cái tin vặt, cái vui cười, cái biết ai tâm sự đến truyện ngắn, truyện dài đăng từng kỳ" (Tô Hoài).


Trong tác phẩm Văn Học Miền Nam, Võ Phiến đề cập đến tài năng làm báo của ông:


 "Vũ Bằng có lúc tay nầy một tờ báo của Vũ Đình Long, tay kia một tờ khác của Nguyễn Doãn Vượng; có lúc một mình trông nôm cả ba tờ báo ở Sài Gòn (Đồng Nai, Sài Gòn Mai và Tiếng Dân; lại có lúc vừa viết cho Dân Chúng, làm Tổng Thư Ký báo Tin Điện, lại vừa hợp tác với người thứ ba làm báo Vit Vịt...". Ông dấn thân vào nghiệp báo vời nỗi đam mê, song song với nhiều thể loại đóng góp trên tờ báo, ông sáng tác đều đặn nhiều tác phẩm.

Trong tác phẩm Nhà Văn Hiện Đại của Vũ Ngọc Phan:

 "Tập tiểu thuyết đầu tay của Vũ Bằng là Một Mình Trong Đêm Tối (in tại Trung Bắc Tân Văn - Hà Nội, 1937), kế đến tập Truyện Hai Người (Tân Dân - Hà Nội, 1940), Tội Ác Và Hối Hận (Phổ Thông bán nguyệt san, số 66 ngày 1-9-1940, Để Cho Chàng Khỏi Khổ (Phổ Thông BNS, số 78 Ngày 1-3-1941)".

Vào Nam năm 1954, ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biết với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời, thưởng ngoạn món ăn như cảm nhận được thi vị của cuộc sống.

Về tình duyên, năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Bà Quỳ lớn hơn ông 7 tuổi và đã có một đời chồng nhưng vợ chồng bất hòa nên khi gặp Vũ Bằng, bà ly dị để lập lại cuộc tình. Hai người có được người con trai là Vũ Hoàng Tuấn.

 Năm 1954, ông vào Nam, để lại vợ con ở Hà Nội, năm 1967, bà Quỳ qua đời. Trong tác phẩm Thương Nhớ Mười Hai, ông viết về hình ảnh người vợ bên kia vỹ tuyến, khởi sự từ tháng Giêng 1960, ròng rã mười hai năm mới hoàn thành vào năm 1971.

Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với người phụ việc, bà Phấn, nhỏ hơn ông 15 tuổi, hai người có được 6 đứa con.

Ông mất ngày 07-4-1984.



_____________


Tác phẩm đã xuất bản: 

Một Mình Trong Đêm Tối (Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội ) = Chuyện Hai Người (Tân Dân, Hà Nội 1940) = Ba Truyện Mổ Bụng (Tân Dân, Hà Nội, 1941) = Cai (Tân Dân, Hà Nội 1943) = Bèo Nước ( Thăng Long, Hà Nội 1944)...
Ăn Tết Thủy Tiên (1954) - Khảo Luận Về Tiểu Thuyết (1955) - Miếng Ngon Hà Nội (1957) - Bốn Mươi Năm Nói Láo (1969) = Món Lạ Miền Nam (1970) - Cái Đèn Lồng (1971) = Nhà Văn Lắm Chuyện (1971) = Những Cây Cười Tiền Chiến (1971) = Nói Có Sách (1971)= Thương Nhớ Mười Hai (1972)...   


VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG


======================                        




 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ