Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2022

đọc thêm (2) : Du Tử Lê & NXH [ Nguyễn Xuân Hoàng ] / Du Tử Lê [ i.e. Lê Cự Phách 1942- 2019 / Mỹ ] -- trích: https://sites.google.com>

 

Du Tử Lê & NXH

Lời Giới Thiệu Của Du Tử Lê Về Nguyễn Xuân Hoàng

* Tiểu sử:

Nguyễn Xuân Hoàng sinh năm 1940 tại Khánh Hòa. Thuở nhỏ, học tại trường Võ Tánh Nha Trang, khi lên trung học đệ nhị cấp, ông học trường Petrus Ký Sài gòn. Xong trung học, ông ghi tên học tại đại học Khoa Học, trước khi thi vào trường vào Quốc Gia Hành Chánh…Để rồi cuối cùng ông lại theo học Đại học Sư Phạm Đà Lạt, ban Triết. “Chỉ vì thích thành phố sương mù này,” ông nói.

Sau khi tốt nghiệp khoa Triết đại học Sư Phạm Đà Lạt, ông được bổ về trường Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, dạy Triết. Một năm sau, thuyên chuyển về trường Petrus Ký, ông phụ trách môn Triết các lớp Đệ Nhất ở đây từ 1963 đến tháng 4, 1975.

Thời gian dạy ở Petrus Ký cũng là thời gian họ Nguyễn được nhiều tư thục mời dạy thêm về môn triết, như các trường Trường Sơn của Nguyễn Sỹ Tế, Văn Học của Nguyên Sa Trần Bích Lan, Lê Bảo Tịnh của LM Thanh Lãng v.v…

Năm 1972, khi nhà văn Trần Phong Giao ngưng hợp tác với tạp chí Văn trong vai trò Thư ký Tòa soạn, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng được mời thay thế.

Đây cũng là thời gian nhà văn Mai Thảo thay thế họa sĩ Duy Thanh điều hành tạp chí Vấn Đề. Khi đó, tờ Vấn Đề đã dời tòa soạn từ đại học Vạn Hạnh về cùng một địa chỉ với tạp chí Văn, ở địa chỉ 38 Phạm Ngũ lão, Saigòn.

Sau khi chủ nhiệm tạp chí Văn, ông Nguyễn Đình Vượng từ trần, người con gái tên Tuấn thay cha quán xuyến tờ báo. Thời điểm này, cũng là thời điểm nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng phải trở lại dạy toàn thời gian cho các trường Petrus Ký, Trường Sơn, Văn Học, Lê Bảo Tịnh v.v… Nên thể theo lời yêu cầu của cô Tuấn, nhà văn Mai Thảo một mình cáng đáng toàn bộ bài vở cho Văn.

Nguyễn Xuân Hoàng khởi nghiệp với những sáng tác được đăng tải trên các tạp chí như Hiện Đại, rồi Mai, Văn Học trước khi bước tới những tạp chí thời danh khác, tác phẩm đầu tay của họ Hoàng, được xuất bản rất sớm: Năm 1966. tập truyện “Mù Sương”. Do nhà Thời Mới của Võ Phiến ấn hành.

Nguyễn Xuân Hoàng được nhiều người biết tới như một nhà văn. Nhưng có thể cũng không ít người ngạc nhiên khi biết, sáng tác đầu tay của ông, được phổ biến tới công chúng, lại là…thơ. Đó là hai bài thơ được đăng tải trên tạp chí Hiện Đại của thi sĩ Nguyên Sa từ những năm đầu thập niên 1960.

Mặc dù tập truyện đầu tay “Mù sương” của ông, do nhà Thời Mới của Võ Phiến ấn hành năm 1966; nhưng ở thời điểm đó, Nguyễn Xuân Hoàng viết nhiều cho tạp chí Văn Học của Phan Kim Thịnh, mà người phụ trách bài vở là nhà văn Dương Kiền (3,) chứ không hề là tạp chí Bách Khoa.

Tuy là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam từ những năm cuối thập niên 60, nhưng Nguyễn Xuân Hoàng lại là nhà văn có ít tác phẩm nhất, so với những người cùng thời hoặc xuất hiện sau ông một vài năm, như Nguyễn Mộng Giác, Phan Nhật Nam, Cung Tích Biền,...Bởi vì, mỗi tác phẩm, với Nguyễn Xuân Hoàng, là một công trình văn chương tổng hợp hai yếu tính: Cách viết hay kỹ thuật viết và, không khí truyện.

Chúng ta có thể nói, Nguyễn Xuân Hoàng là một nhà văn thận trọng với tất cả mọi điều viết xuống, mà không phải e ngại rằng, đã có một vội vàng nào đó, qua ghi nhận ấy.

* Tác phẩm:

Nếu chỉ tính tới tháng 4-1975 mà thôi thì, Nguyễn Xuân Hoàng đã có tất cả 7 tác phẩm đã in thành sách.

Hai tác phẩm được nhắc nhở nhiều nhất là tập truyện “Sinh nhật” và “Kẻ tà đạo” tiểu thuyết.

Sau đó, kể từ khi định cư tại Hoa Kỳ năm 1985, họ Nguyễn cũng đã gửi tới những độc giả của ông thêm 4 tác phẩm mới. Gồm:

Bộ tiểu thuyết 2 cuốn nhan đề, “Người Đi Trên Mây” được ghi nhận có nhiều phần “thịt xương” Nguyễn Xuân Hoàng nhất. Cũng giống như tiểu thuyết “Sa mạc” của ông, bộ truyện “Người đi trên mây” là một thứ tự sự kể…

Nguồn: Du Tử Lê

Hành trình trở thành nhà văn của nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng

Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.

Bên cạnh đó, do hoàn cảnh chính trị, Saigòn, thủ đô của miền nam Việt Nam còn có thêm hai yếu tố quan trọng khác, để có tỷ lệ văn nghệ sĩ cao tới mức Saigòn cũng còn được coi là thủ đô văn học của miền Nam nữa.

Hai yếu tố quan trọng đó là:

Thứ nhất, Trong số hơn 1 triệu người di cư từ miền Bắc vào Nam, văn nghệ và trí thức miền Bắc chiếm một con số không nhỏ và, họ không bảo nhau, nhưng cùng chọn Saigòn làm địa bàn dựng lại cuộc đời. Tựa như họ không thể có cho mình một chọn lựa nào khác. Chẻ sâu hơn nữa vào con số này, người ta lại thấy thành phần giáo chức hoặc sinh viên đại học, sau ít năm, chọn ngành giáo dục là một con số đáng kể.

Thứ nhì, quá nửa thời gian tồn tại của thể chế tự do ở miền Nam, nổi, chìm trong binh biến, chiến tranh. Vì nhu cầu sinh tồn, chế độ quân dịch qua các quân trường lớn, nhỏ đã “tận hiến” không biết bao nhiêu thanh niên, sinh viên, những tài năng trẻ, những tương lai ngời sáng của tất cả mọi ngành, nghề…

Trong hoàn cảnh đó, với ưu tiên theo quy định, thành phần nhà giáo được hưởng quy chế miễn quân dịch hay động viên tại chỗ. Nên số giáo chức ít bị chi phối bởi thời cuộc, chiến tranh, kinh tế đã bước vào sân chơi văn học nghệ thuật, cũng có một tỷ lệ cao hơn những thành phần xã hội khác.

Và, đa số cũng chọn Saigòn làm đất dung thân.

Tuy nhiên ngành giáo chức có chiếm một tỷ lệ tương đối cao trong sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Nam, nhưng điều đó không có nghĩa bất cứ nhà văn nào, xuất thân từ nghề giáo, đều thành công!

Trong những nhà giáo cầm bút thành công không nhiều lắm ấy, có nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng.

Nguyễn Xuân Hoàng sinh năm 1940 tại Khánh Hòa. Thuở nhỏ, học tại trường Võ Tánh Nha Trang, khi lên trung học đệ nhị cấp, ông học trường Petrus Ký Sài gòn. Xong trung học, ông ghi tên học tại đại học Khoa Học, trước khi thi vào trường vào Quốc Gia Hành Chánh…Để rồi cuối cùng ông lại theo học Đại học Sư Phạm Đà Lạt, ban Triết. “Chỉ vì thích thành phố sương mù này,” ông nói.

Sau khi tốt nghiệp khoa Triết đại học Sư Phạm Đà Lạt, ông được bổ về trường Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, dạy Triết. Một năm sau, thuyên chuyển về trường Petrus Ký, ông phụ trách môn Triết các lớp Đệ Nhất ở đây từ 1963 đến tháng 4, 1975.

Thời gian dạy ở Petrus Ký cũng là thời gian họ Nguyễn được nhiều tư thục mời dạy thêm về môn triết, như các trường Trường Sơn của Nguyễn Sỹ Tế, Văn Học của Nguyên Sa Trần Bích Lan, Lê Bảo Tịnh của LM Thanh Lãng v.v…

Năm 1972, khi nhà văn Trần Phong Giao ngưng hợp tác với tạp chí Văn trong vai trò Thư ký Tòa soạn, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng được mời thay thế.

Đây cũng là thời gian nhà văn Mai Thảo thay thế họa sĩ Duy Thanh điều hành tạp chí Vấn Đề. Khi đó, tờ Vấn Đề đã dời tòa soạn từ đại học Vạn Hạnh về cùng một địa chỉ với tạp chí Văn, ở địa chỉ 38 Phạm Ngũ lão, Saigòn.

Nguyễn Xuân Hoàng cho biết vì tòa soạn tạp chí Vấn Đề ở trên lầu, tòa soạn Văn ở dưới đất, nên hàng ngày, nhà văn Mai Thảo phải tới địa chỉ này, để lo cho tờ Vấn Đề, cũng như viết feuilleton (tiểu thuyết viết từng ngày) cho các nhật báo ở Saigòn.

Sau khi chủ nhiệm tạp chí Văn, ông Nguyễn Đình Vượng từ trần, người con gái tên Tuấn thay cha quán xuyến tờ báo.

Thời điểm này, cũng là thời điểm nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng phải trở lại dạy toàn thời gian cho các trường Petrus Ký, Trường Sơn, Văn Học, Lê Bảo Tịnh v.v…

Nên thể theo lời yêu cầu của cô Tuấn, nhà văn Mai Thảo một mình cáng đáng toàn bộ bài vở cho Văn.

Hành trình của một nhà giáo trở thành nhà văn nổi tiếng Nguyễn Xuân Hoàng, theo ghi nhận chung của văn giới thời đó là một hành trình êm đềm, nhẹ nhàng, không gập ghềnh, không khúc khuỷu hay bầm dập như những nhà văn bị động viên vào quân đội.

Một trong những nhà văn bị động viên, còn sống sót sau cuộc chiến 20 năm và trên dưới 10 năm tù cải tạo là nhà văn Trần Hòai Thư, đã nhiều lần lên tiếng về những khó khăn vật chất cũng như tinh thần của lớp nhà văn mặc áo lính. Trong một bức thư dài gửi cho nhà văn Trần Phong Giao, khi họ Trần còn giữ vai trò Thư ký tòa soạn tạp chí Văn, và nhiều bài viết khác, tác giả “Nỗi bơ vơ của bày ngựa hoang” (1) đã cay đắng biếm nhẽ những nhà văn thành phố (Saigòn.) Nhà văn phòng trà, vũ trường…!

Mà, oan nghiệt thay, vẫn theo tác giả “Những vì sao vĩnh biệt” (2) thì những nhà văn thành phố đó lại là những “phán quan” có toàn quyền quyết định “sinh mạng những đứa con tinh thần” của những cây bút ngày, đêm đưa thân làm bia cho những hòn tên mũi đạn vô tình…

Không phải tất cả mọi người đều đồng tình với những lên tiếng có lẽ duy nhất, (tính tới hôm nay) của nhà nhà Trần Hoài Thư, nhưng ít nhiều gì, một cách công bằng, người ta không thể không nhìn nhận những phát biểu của nhà văn này có cơ sở hiện thực và, nó cũng là một trong những nét đặc thù của 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam vậy.

Trở lại với hành trình văn chương của Nguyễn Xuân Hoàng, người ta được biết, họ Nguyễn đã khởi nghiệp với những sáng tác được đăng tải trên các tạp chí như Hiện Đại, rồi Mai, Văn Học trước khi bước tới những tạp chí thời danh khác, tác phẩm đầu tay của họ Hoàng, được xuất bản rất sớm: Năm 1966. tập truyện “Mù Sương”. Do nhà Thời Mới của Võ Phiến ấn hành.

Nếu chỉ tính tới tháng 4-1975 mà thôi thì, Nguyễn Xuân Hoàng đã có tất cả 7 tác phẩm đã in thành sách.

Hai tác phẩm được nhắc nhở nhiều nhất là tập truyện “Sinh nhật” và “Kẻ tà đạo” tiểu thuyết.

Sau đó, kể từ khi định cư tại Hoa Kỳ năm 1985, họ Nguyễn cũng đã gửi tới những độc giả của ông thêm 4 tác phẩm mới. Gồm:

Bộ tiểu thuyết 2 cuốn nhan đề, “Người Đi Trên Mây” được ghi nhận có nhiều phần “thịt xương” Nguyễn Xuân Hoàng nhất. Cũng giống như tiểu thuyết “Sa mạc” của ông, bộ truyện “Người đi trên mây” là một thứ tự sự kể…

Nguyễn Xuân Hoàng được nhiều người biết tới như một nhà văn. Nhưng có thể cũng không ít người ngạc nhiên khi biết, sáng tác đầu tay của ông, được phổ biến tới công chúng, lại là…thơ. Đó là hai bài thơ được đăng tải trên tạp chí Hiện Đại của thi sĩ Nguyên Sa từ những năm đầu thập niên 1960:

Mang mang

từ xa phố chợ đến giờ

chân quen bỏ lệ gõ bờ lộ quen

hoang vu chín đến độ thèm

lạnh tàn nhẫn rót vào đêm lên đường

mù sương phố núi mù sương

nhịp buồn hút gió hồn nương sao rừng

chuyện linh hồn với bản thân

bàn tay thượng đế mộ phần chiêm bao

Dalat Hè 1958*

Giã biệt

tiếng trống trường đầy, ly rượu đầy

khói thuốc lên mờ đôi mắt ai

em là thần tượng vừa sụp đổ

bỏ lại lòng tôi những đắng cay

thôi còn gì đâu cầm lấy tay tôi

thôi còn gì đâu cầm lấy hồn tôi

này đây những lời đau thương thứ nhất

chia nhau mỗi người làm vốn sinh nhai.

Dalat Hè 1958

Vẫn theo họ Nguyễn thì, mặc dù tập truyện đầu tay “Mù sương” của ông, do nhà Thời Mới của Võ Phiến ấn hành năm 1966; nhưng ở thời điểm đó, Nguyễn Xuân Hoàng viết nhiều cho tạp chí Văn Học của Phan Kim Thịnh, mà người phụ trách bài vở là nhà văn Dương Kiền (3,) chứ không hề là tạp chí Bách Khoa.

Bước vào cõi giới văn chương của họ Nguyễn, ghi nhận theo tôi, đáng nói ở điểm: Tuy là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam từ những năm cuối thập niên 60, nhưng Nguyễn XuânHoàng lại là nhà văn có ít tác phẩm nhất, so với những người cùng thời hoặc xuất hiện sau ông một vài năm, như Nguyễn Mộng Giác, Phan Nhật Nam, Cung Tích Biền,...

Bởi vì, mỗi tác phẩm, với Nguyễn Xuân Hoàng, là một công trình văn chương tổng hợp hai yếu tính: Cách viết hay kỹ thuật viết và, không khí truyện.

Chúng ta có thể nói, Nguyễn Xuân Hoàng là một nhà văn thận trọng với tất cả mọi điều viết xuống, mà không phải e ngại rằng, đã có một vội vàng nào đó, qua ghi nhận ấy.

Du Tử Lê

Chú thích:

(1) & (2): Cả hai tập truyện này của Trần Hoài Thư đều do nhà Ý Thức xuất bản tại Saigòn, trước tháng 4 năm 1975.

(3) Nhà văn Dương Kiền cùng gia đình hiện định cư tại Na Uy.

Nguyễn Xuân Hoàng, viết, như một kiếm tìm bản ngã, khác

Là một nhà văn nổi tiếng của miền Năm từ những năm cuối thập niên 60, Nguyễn Xuân Hoàng có lẽ là nhà văn có ít tác phẩm nhất so với những người cùng thời với ông, như Nguyễn Mộng Giác, Phan Nhật Nam, Cung Tích Biền,...

Bởi vì, mỗi tác phẩm, với Nguyễn Xuân Hoàng, là một công trình văn chương tổng hợp hai yếu tính: cách viết hay kỹ thuật viết và, không khí truyện.

Chúng ta có thể nói, Nguyễn Xuân Hoàng là một nhà văn thận trọng với tất cả mọi điều ông viết xuống, mà không phải e ngại rằng, đã có một vội vàng nào đó, qua ghi nhận ấy.

Mới đây, trong một bài viết, như một bài viết, nhằm trình bày quan điểm riêng của họ Nguyễn, nhiều hơn là một tuểu luận văn chương, đó là bài viết nhan đề:

“Tượng Tượng và Hiện Thực,” đăng tải trên nhật báo Người Việt, số Chủ Nhật, số đề ngày 4 tháng 11 năm 2001.

Mở đầu bài viết của mình, tác giả “Bụi và Rác” viết:

“Có lần tôi được nghe một ‘ông bạn cầm bút’ bảo: ‘Này ông, tôi biết aty X. chưa bao giờ ở Hà Nội một ngày mà sao dám viết về Hà Nội. Tôi đã sống cả một thời tuổi trẻ ở đó mà tôi còn chưa viết nổi về nó, thế mà...!’

“Nhận xét của ‘ông bạn’ thật đơn giản như hai với hai là bốn. Người ta không thể viết về con người hay sự việc mà người ta không biết. Không biết thì không thể viết. Đó là chân lý.

Nhưng ngay sau đó, tác giả dùng chính mình làm dẫn chứng về mới liên hệ máu, thịt giữa nơi chốn sinh sống và, sự thể hiện trong văn chương, rằng: ông đã ở Mỹ hơn mười năm, nhưng ông chẳng biết được bao nhiêu về đời sống, sinh hoạt của nước Mỹ, ngoài cái không gian nhỏ bé là quận hạt Orange County, và, cũng chỉ một mảnh nhỏ, rtất nhỏ, của Orange County, bát ngát. Theo họ Nguyễn thế hệ nhà văn ở tuổi năm mươi trở lên, sinh sống tại Hoa Kỳ, gặp hai bức tường ngăn chận to lớn là ngôn ngữ và tuổi trẻ.

Những người cầm bút ở độ tuổi ba mươi, tất nhiên không gặp trở ngại này. Nhưng vẫn theo họ Nguyễn thì, tuy nhiên, văn chương của họ cũng chỉ có thể hcinh phục người bản xứ bằng một khi họ quay về nguồn cội của họ. “Việt Nam trong phần sâu thẳm của trái tim họ sẽ là sức hút của tác phẩm họ với người đọc.”

Trở lại với tương quan kinh nghiệm đời sống và sự hình thành nhân vật của tác phẩm, tác giả “Kẻ Tà Đạo” xác nhận bằng những dẫn chứng trích dẫn từ những nhân vật trong tác phẩm của các tác giả ngoại quốc cũng như Việt Nam. Từ Turgeniev với tác phẩm “Cha và Con,” hay Pasternak với tới tác phẩm “Dr. Zhivago,” tới “Đồng Cỏ” của Nguyễn Đình Toàn, hay “Mùa Biển Động” của Nguyễn Mộng Giác, Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã cho thấy những nhân vật trong các tác phẩm của những nhà văn đó, ít nhiều, đều là những nhân vật trong tầm quan sát, nếu không phải là những người sống kề cận, quanh quẩn các nhà văn. Ông gọi đó là những kẻ từ đường phố, trong đời sống đi vào trang giấy. Ông viết:

“Người cầm bút nào chẳng xây dựng hình tượng có trong cuộc sống, thậm chí đôi khi nhân vật trong tác phẩm mang cả da thịt của chính tác giả nữa.”

Nhưng họ Nguyễn cũng nêu vấn nạn đâu là sự khác biệt giữa nhà văn và một người thợ chụp hình, kẻ thâu nhận mọi việc một cách khách quan vô ngã như một chiếc máy. Chính xác và trung thực?

Để trả lời câu hỏi này, tác giả “Người Đi Trên Mây” viết:

“Hãy trở lại Turgeniev với cuốn ‘Cha và Con.’ Ông nói ấn tượng mà con người thầy thuốc tỉnh lẻ đã giúp ông sáng tạo nhân vật Bazarov thật mạnh mẽ, nhưng đồng thời vẫn chưa phải là yếu tố làm thành tác phẩm. ‘Cha và Con’ chỉ chào đời sau khi ông đã để trí tưởng tượng sáng tạo hoàn tất tác phẩm của ông.

(......)

“Có thể nói, mặc dù nhiều người cầm bút có cùng chung một kinh nghiệm, nhưng chính trí tưởng tượng sáng tạo của họ đã làm tác phẩm của mỗi người mang một khuôn mặt riêng, một vóc dáng riêng, một chiều sâu khác với những tác phẩm khác.

“Tưởng tượng sáng tạo cũng làm cho bút pháp của nhà văn này khác với nhà văn kia. Bút pháp là tác giả.

“Mặt khác, lời chỉ trích của ông bạn cầm bút trên, dường như cũng không thể giải thích được sự hình thành tác phẩm nghệ thuật trong nhiều trường hợp. Thử hỏi kinh nghiệm nào, con người nào đã giúp Jules Verne viết được ‘Hai ngàn dặm dưới đáy biển,’ Nguyễn Tuân viết được ‘Chùa Đàn,’ George Orwell với ‘Trại Loài Vật’...?

(......)

“Tôi đã sống ở Saigòn khá nhiều năm, ít nhất cũng là trên hai mươi năm, thế mà sao muốn viết một bài về thành phố này khó thế!

“Thành ra yêu cầu của ông bạn cầm bút nói trên có vẻ như chỉ đáp ứng có một yếu tố. Để hoàn tất một tác phẩm nghệ thuật, yếu tố đó quá mỏng. Đòi hỏi đó chỉ cốt yếu cho những người theo chủ nghĩa tự nhiên. Bởi vì trong băn học nghệ thuật bỏ quên cá tính sáng tạo, người viết chỉ còn một thể loại để theo là hoàn thành những thiên phóng sự cho những trang báo tin tức thời sự, xa hơn là những bài ký, ký sự, hồi ký, ghi chép... Nhưng ngay cả trong những thể loại này, hình như người đọc cũng không bằng lòng với vai trò chụp ảnh của người ký giả. Thiếu một bút pháp riêng biệt, thiếu một trí tưởng tượng sáng tạo, những trang viết của ông ta chỉ là những trang chữ ‘vô bản sắc, nhạt nhẽo, buồn bã.”

Để hỗ trợ cho quan điểm “vai trò của trí tưởng sáng tạo” của mình, tác giả “Ngôi Nhà Mái Đỏ” đã dẫn chứng những phát biểu qua tác phẩm mang tính xác quyết của Pautovsky, với tác phẩm “Bông hồng Vàng;” Saint Exupéry với “Le Petit Prince,” Garcia Marquez với “Trăm Năm Cô Đơn;” Dante với “Thần Khúc”...

Nguyễn Xuân Hoàng cũng đề cập tới sự phân loại hiện thực theo nhà văn Nathalie Sarraute, khi bà nói có hai loại hiện thực. Một loại là hiện thực nhìn thấy được noi xã hội mà nhà văn đang sống, và loại hiện thực thứ hai, là hiện thực phóng chiếu từ hiện thực đời sống. Loại hiện thực thứ nhất, theo Sarraute không thể làm thành tiểu thuyết.

Nơi cuối cùng bài tiểu luận văn học, có thể nhìn, như một phản ánh quan niệm văn chương của mình, Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng kết luận:

“Hãy viết bằng tiếng nói, bằng trái tim của mình. Hãy nói bằng cổ họng của mình. Đừng để cái giọng nói của người khác trong cổ họng của mình. Đừng để giọng nói của mình phát ra từ bất kỳ cổ họng một người nào khác. Hình như Turgeniev đã có lần nói như vậy.”

Những người theo dõi hành trình văn chương Nguyễn Xuân Hoàng, sẽ dễ dàng nhận ra rằng, ngay nơi tác phẩm thứ nhất, hay bước khởi hành đầu tiên trên dặm trường chữ nghĩa, với tập truyện “Mù Sương” xuất bản năm 1966, rồi “Sinh Nhật” năm 1968, họ Nguyễn đã cho thấy mối bận tâm lớn lao ông dành cho tác phẩm của mình, không hề là đề tài, hay cốt truyện. Mọi nỗ lực lao lung với văn chương của họ Nguyễn là bút pháp, là cách viết.

Người ta còn nhớ, cuối thập niên 50, khi trả lời câu hỏi đặt ra cho chính mình, câu hỏi “văn chương là gì?” Nhà văn được coi là lớn nhất thế kỷ 20, Jean Paul Sartre đã trả lời một cách ngắn gọn, nhưng dứt khóa, quyết liệt, rằng: “Văn chương là bút pháp.”

Nguyễn Xuân Hoàng, qua tất cả mọi tác phẩm của mình, dường cho thấy, ông có cùng một quan điểm với tác giả “La Nausée.”

Bên cạnh đó, họ Nguyễn cũng cho thấy, vẫn qua những tác phẩm của ông, điều ông đã nói trong tiểu luận “Tưởng Tượng và Hiện Thực” rằng: “...thậm chí đôi khi nhân vật trong tác phẩm mang cả da thịt của chính tác giả nữa.”

Và, với Nguyễn Xuân Hoàng, phần “da thịt của chính tác giả” không chỉ “đôi khi” mà, gần như nó luôn có mặt một cách nóng hổi niềm hân hoan hay nỗi ngậm ngùi của chính nó nữa.

Sau đây, qua giọng đọc Hạnh Mới, chúng tôi trân trọng kính mời quý thính giả thưởng thức một trích đoạn từ truyện ngắn “Chuyện kể trên đồi cam,” của Nguyễn Xuân Hoàng, đăng tải trong tuyển tập “20 Năm văn học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995,” như một phần “da thịt của chính tác giả,” với bút pháp rất Nguyễn Xuân Hoàng, mà, tôi muốn được gọi là “NguyễnXuân Hoàng, viết như một kiếm tìm bản ngã, khác.”


================


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét