Thứ Ba, 1 tháng 3, 2022

' Phan Lạc Tiếp & Quê Hương Việt Nam " [ 1933 - / San Diégo ] / bài viết: Nguyễn Thiên Thụ ( Mỹ ) -- source: http://vanhoavn. blogspot.com>

 Wednesday, September 5, 2012


PHAN lạC TIẾP
và quê hương việt nam


Nguyễn Thiên Thụ


Phan Lạc Tiếp sinh ngày 11 tháng 5 năm 1933 tại thôn Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (sau này thành Hà Tây), Bắc Việt, thuộc gia đình nho phong thanh bạch.. Phan Lạc Tiếp xuất thân trường Hải quân Nha Trang, đã từng giữ chức vụ Hạm trưởng, và cũng có thời gian đảm nhiệm Trưởng phòng Tâm Lý Chiến của bộ Tư Lệnh Hải Quân. Ông di tản sang Mỹ năm 1975 cùng vợ và bốn con, định cư tại San Diego California, Hoa Kỳ. Ông đã cùng tiến sĩ Nguyễn Hữu Xương thành lập Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển trong các chiến dịch vớt người vượt biển. Ủy ban này đãvớt 3103 thuyền nhân, sau họ được các quốc gia Âu châu tiếp nhận . Tại Việt Nam, ông đã xuất bản tập truyện Bờ Sông Lá Mục, một bút ký chiến tranh.
Bờ Sông Lá Mục là tác phẩm đầu tay của Phan Lạc Tiếp, xuất bản năm 1969 tại Sài gòn, và tái bản tại Hoa Kỳ 1998. Phần lớn những tác phẩm đầu tay chỉ là những bản nháp, sau một thời gian, không ai ai muốn nhìn lại và nhắc đến nó nữa, ngay cả chính tác giả của nó. Một số tác phẩm đầu tay lại được độc giảvà tác giả của nó trân quý vì đó là những mối tình đầu tiên rất nên thơ, rất đẹp đẽ. Bờ Sông Lá Mục của Phan Lạc Tiếp ở trong loại thứ hai này.
Bờ Sông Lá Mục là bút ký chiến tranh mà Phan Lạc Tiếp đã viết bằng một tấm lòng chân thành. Ông đã chân thành khi viết, chân thành chiến đãu và chân thành khi giỏ những giọt lệ khóc những đồng đội nằm xuống ( Cái chết của một người lính, Niềm ân hận của ngôi sao).
Bờ Sông Lá Mục cũng là cái nhìn của tác giả về chiến tranh. Chiến tranh đã gây ra sự cô đơn của những người vợ trẻ, con thơ, mẹ già mong đợi. . . Ruộng vườn bỏ hoang. . Sự tang thương, tàn nhẫn vì chiến trận (Rừng bên kia sông).
Tuy luôn tận tụy với nhiệm vụ, đôi khi Phan Lạc Tiếp cũng cảm thấy chiến tranh kéo dài làm cả mt dân tộc mệt mỏi:
Tôi bỗng trực nhận thấy sự buồn nản của chiến tranh. Trong thời chiến, người ta không có quyền về minh’ (Những ngón tay của biển)
Xuyên qua Bờ Sông Lá Mục , chúng ta thấy tinh thần chiến đãu anh dũng , tinh thần đồng đội thắm thiết của quân đội Việt Nam, cùng lòng nhân hậu của tác giả vốn là một sĩ quan đã sát cánh chiến đấu bên các đồng đội. Toàn bộ tập truyện mang tính cách nhân bản, nói lên cái phi lý của chiền tranh. Chiến tranh không biên cương, chiến tranh đã tạo ra các vùng xôi đậu, chiến tranh đã đến từng xóm làng, vào ngay trường học ,và vào từng mái gia đình khiến cho anh em giết nhau ( Mái tóc đời người, Vòng tay của đất).
Chiến tranh không phải chỉ là phục kích, là hành quân mà còn là mưu kế, cạm bẫy thâm độc, ai không kinh nghiệm thì dễ chét như chơi (Những con trùng trong lòng đất mẹ).
Bờ sông lá mục là cuộc tranh giành cuộc sống giữa thiện và ác, giữa cộng sản và quốc gia. Phan Lạc Tiếp cho ta biết trong cuộc chiến tranh quốc cộng, một lớp người phải đương đầu thường xuyên với cộng sản mà lại phải sống trong cảnh khốn khổ, và gần như bị chính quyền bỏ rơi. Đó là những nghĩa quân. Phan Lạc Tiếp đã thuật lại những điều tai nghe mắt thấy trong một cuộc đi thăm các đồn xa xôi bằng giang đỉnh:
Vừa nhảy lên bờ, mấy ông hi đồng xã đã ngả mũ chào. Tôi chào lại và hỏi:
- Sao, có gì lạ không mấy ông?
Ông chủ tịch xã đáp ‘’dà’’ rồi nói tiếp:
Xin mời vô trong trụ sở.
Tôi vừa đi vừa nhìn về phía trong. Mãy lớp rào kẽm gai, cỏ mọc cao lưng chừng người. . .Vào trong trụ sở, ông chủ tịch xã mở tủ gương lấy ra bao thuốc lá, để lên bàn mời, và hô mấy người lính lấy nước. Nền đất ẩm, mùi mốc từ bốn phía làm tôi thấy lành lạnh, gai gai.
Tôi nói:
- Lâu dữ mới ghé thăm ông chủ tịch. Dạo này có gì lạ không?
Hút một hơi thuốc dài, ông ta tiếp:
-Bây rày tụi nó về quấy dữ. Đêm nào cũng men tớI bắn lóc chóc, gọi loa om sòm. Tụi tui có trình lên quận, ban đầu còn pháo về yểm trợ, riết rồi cũng thưa và sau chúng cũng chỉ vậy thôi, nên im luôn.
- Như vậy bây giờ vô trong được không?
Ông chủ tịch hỏi lại tôi:
-Vô đâu?-
-Thì miệt quanh đồn này.
-Dà! Mấy ông vô chắc được.Còn nói cho ngay, từ bốn năm tháng nay, tụi tôi chưa dám. Ngưng một lát, ông tiếp:
-Đây còn khá hơn. Mãy đứa em đóng mút trong đầu rạch Mỹ Lương còn tệ hơn nhiều nữa. Thiệt tụi nó khổ hết sức. . . .
Qua cánh cửa thép gai, lối đi chữ chi ngoàn ngoèo, rồi lại một lớp của nữa, mới tới phía trong. Tôi đứng sững lại vì tất cả đồn chỉ còn lại ở giữa sân một cái nhà nhỏ lợp tôn . Mái đã bị đạn bắn bung, lỗ chỗ, nhìn thấu thấy trời. Trong lòng nhà, một cái hầm nhỏ bằng xi măng, mỗi chiều khoảng hai thước, làm nơi cố thủ và để máy truyền tin. Còn bao quanh đồn là tường đất. Những thân cây dừa ken lại, hào chạy quanh đồn lỏng bỏng những nước ngang chân tường đất..
Những lỗ châu mai cũng mở ra bằng nửa những thân dừa. Cứ một quảng độ vài chục thước, lại là một căn lều đất. Đất phủ ủ lên bám vào tường, ăn thấu vào trong. . .Trên tường treo khẩu Garant M1 và mấy cái khoen lựu đạn. Tôi hỏi anh nghĩa quân:
-Cất cái đó làm chi?
-Dạ để nạp về quận xin đổi trái khác.
Vừa lúc đó ông đồn trưởng tìm tới. Ông nói thêm:
-Dạ tụi tôi ở đây hiếm quá. Nhiều khi tụi nó lại gần không dám bắn vì sợ hết đạn. Lựu đạn phát có số, đổi khoen cũ, lấy trái mới. Nếu mất khoen phải làm tờ trình, khai báo phiền lắm. . . .
-Sao không xin lãnh thêm?
-Dạ biết bao giờ mới được lĩnh, mang gạo nước cho tụi tôi còn thiếu. Hàng tháng chưa được tiếp tế một lần. Ở đây ăn cơm với chao không hàng nửa tháng
( 116-123).
Ở Mỹ ông vẫn tiếp tục sáng tác: Nỗi Nhớ, Cánh Vạc Lưng Trời , Quê Nhà Bốn Mươi Năm Trở Lại .
Cánh Vạc Lưng Trời là một tập truyện ngắn, Mõ Làng, Hoa Kỳ, xuất bản năm 1991. Truyện đầu tiên, Tình sông nghĩa biển và Đêm dài là một vài nét chấm phá về những ngày cuối cùng của miền Nam, về kẻ ở người đi, và tình yêu, một tình yêu lỡ làng, đau khổ nhưng cao thượng. Tờ lịch cũ mang chủ đề tù đày, tình yêu xót xa , và cuộc sống xứ người. Nửa đêm trăng sáng nói về cuộc sống vất vả nơi xứ người, về hành trình trên biển cả với xác con lạnh giá. Người bạn viết về tù đày, vượt biển, đói, khát, chết chóc trên ghe. Cánh vạc lưng trời là tình yêu Việt Mỹ éo le nhưng rất đẹp, rất cao cả. Chiếc áo của thầy tôi, Người đàn bà xa lạ là những kỷ niệm về gia đình, về quê hương. Ta có thể nói chủ đề chính của toàn bộ tập Cánh Vạc Lưng Trời là cuộc sống nơi quê người đất khách, tâm trạng lưu đày của những người Việt thất gia vong quốc.
Nỗi Nhớ cũng là tập bút ký gồm 17 bài viết, dày 190 trang, Mõ Làng xuất bản tại Hoa Kỳ 1995. Cũng như hai quyển trên, là những bút ký về chiến tranh Việt Nam. Chuyến công tác cuối cùng đã cho ta biết tình hình của một đơn vỉ hải quân tại đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và quân lực Việt Nam nói chung vào thời gian 1975. Đó là tình trạng thiếu hụt tiếp liệu,( Mỹ đã cắt viện trợ) mà mức cung chưa được 40% (15) và đặc biệt ở những nơi nằm trong lòng địch, quân ta bị áp lực nặng nề (16-19).
Chiến tranh là bi đát, nhất là những ngày cuối cùng của cuc chiến. Ở đâu, chúng ta cũng thấy nỗi u uất của người lính, nỗi ưu tư của sĩ quan và nỗi buồn của tác giả.
Để mở đầu bữa cơm mà đơn vị khoản đãi phái đoàn thanh tra, N. đã nói:. . xin quý vị dùng tạm bữa cơm nghèo chỉ có cá và tôm. Đây là món thổ sản dễ kiếm tại đây. Nhà nào cũng’’ phải’’ ăn cá tôm hết. Còn ai bảnh lắm mới có rau ăn, dù là rau muống già, hay bầu, bí, vì những thứ này ‘’nhập cảng’’ từ Rạch Giá hay Sài gòn. Mọi người cùng cười, nhưng ngay câu nói tếu ấy, N. cúi xuống sắn mt khúc cá lớn trong mt tô canh, môi củaN. mím lại , xương quai hàm hằn lên, vằ mí mắt như sụp xuống. Tôi thấy như N. là hiện thân của mt cái gì nhẫn nại, lo âu sâu kín, và tự nhiên tôi bỗng thấy chán ngán thế nào. Tôi không ăn ngon được từ phút ấy. Vì đầu óc tôi cứ quanh quẩn với những thiếu sót mà đơn vị đang gặp phải. Tôi đang nghĩ đến mt kế hoạch phải rút lui khỏi nơi này khi cần thiết. Tôi nghĩ đến khu gia binh, tôi nghĩ đếnh anh lính già muốn yên thân ở nơi góc rừng heo hút này. Tôi mong là anh không còn phải mt lần nào di tản nữa (20).
Bất cứ trang nào, chúng ta cũng thấy lo âu, buồn rầu , sợ hãi và chết chóc tràn ngập.
Phan Lạc Tiếp đã viết về tâm trạng ông:
Tôi nhớ đến các bạn bè tôi, mỗi đứa mt nơi, đứa binh chủng này, đứa binh chủng khác, it khi gặp lại được nhau. Đôi khi tưởng quên, bất ngờ thấy tên bạn mình hiện lên tối om ở những hàng cáo phó (22).
Ông viết về quang cảnh căn cứ hải quân Năm Căn, toàn khu kể cả căn cứ yểm trợ, và Bộ Tư Lệnh rất đáng lo âu và tội nghiệp. Tôi thấy thương tất cả mọi người ở đây. . . (22).
Nghe tin chiến sự Ban Mê Thuột qua giọng đọc rõ ràng của Phạm Huấn, ông nhận thấy có cái gì hấp tấp, lo âu (23).
Cứ mỗi lúc số xe tăng địch bị ta bắn hạ lại càng tăng lên, có tới gần 40 chiếc, và tôi đâm sợ. Đùng một cái, chiều hôm ấy, đài quânội không nói gì mặt trận ấy nữa. . .Tôi lắng tai nghe qua cái im lặng ấy, như thấy được mt cái gì bất ổn, ngổn ngang đang diễn ra (24).
Chuyến công tác cuối cùng, Sàigòn trong cơn hấp hối, Giã từ Sàigòn, Chuyến hải hành cuối cùng là những trang sử về những ngày cuối cùng Sài gòn thất thủ. Tất cả đều mang tính chất bi đát. Người ta chen lấn nhau lên tàu, làm cho một đứa trẻ rớt xuống sông. Con tàu của Phan Lạc Tiếp khi sửa soạn ra khơi thì lại trục trặc đủ thứ: đã lái tay rồi, đã khốn nạn rồi, lại còn đứt dây cable nữa. Cứ lừng khừng đây, nó pháo cho một trái là ‘tan hàng’ gấp (53)!
Kẻ ở người đi, một sự cách biệt trong lòng người:
Tôi thấy giữa chúng tôi, các người ở trên tàu và anh em đứng trên bờ kia có cái gì xa lạ lắm rồi. Lạnh lùng lắm rồi (54).
Con tàu của Phan Lạc Tiếp ra đi giữa tiếng đại bác, giữa lửa cháy va giữa tang thương, nhưng cuối cùng đã tới bến bờ tự do! Được tàu Mỹ cứu, được gặp các đồng đi, đuợc đến căn cứ Subic Phi Luật Tân đáng lẽ là một niềm vui, nhưng việc hạ quốc kỳ Việt Nam để giao tàu cho Mỹ lại là một bi kịch báo hiệu chấm dứt một chế độ, một cuộc đời. Đoạn này rất cảm động:
Lời hô ‘’Hạ kỳ’’vừa dứt đúng với kim đồng hồ của hệ thống chỉ huy. Cờ được từ từ kéo xuống và toàn tàu lời ca vang lên’ Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.. .’’ Tất cả đều hát thật to. Các quân nhân vừa chào, vừa hát, nước mắt đầm đìa. Khi bản quốc ca sắp dứt thì có nhiều người ôm mặt nức nở. Có người kêu lên’’Con ơi, con ơi’’ Nước mắt tôi chan hòa trên mặt. Tôi thấy mình như đi dự một đám tang về . Lá quốc kỳ được cun lại, và giáo sư Biển Thước đã xin được lá cơ này làm kỷ niệm. Tôi nhìn lên cột cờ trống vắng. Những dây cờ đập vào nhau lạch phạch. Tôi nhìn quanh, các bạn bè tôi, mọi người đều đầm đìa những lệ. Và lần lượt tụi tôi tháo lon trên cầu vai xuống. Có người vứt lon, vứt mũ xuống biển. Tàu trôi chậm, cái mũ cứ lừ đừ nổi trên mặt nước như hình thù một người chết trôi. bập bềnh, bập bềnh xa dần ở sau lái tàu (84- 85).
Quê Nhà Bốn Mươi Năm Trở Lại viết xong tháng 2-1995, xuất bản 1995, tái bản 1998, có thêm và sửa chữa, dày 310 trang. Tác phẩm này mang chủ đề tình quê hương. Tác giả đã trở lại Việt Nam ngày 2-4- 1994 thăm quê Sơn Tây và ghi lại những quang cảnh Sơn Tây nói riêng và Việt Nam nói chung, cùng cảm tưởng và tâm trạng của tác giả. Tác giả nguyên là một sĩ quan hải quân, khi toan tính về thăm quê hương sau 40 năm xa cách, tuổi đã ngoài 60, lòng cũng có nhiều lo ngại nhưng ông đã ‘sẵn sàng đón nhận những bất trắc có thể xảy ra’ (17) như câu ca dao đã nói:
Ra đi thì sự đã liều,
Mưa mai không biết, nắng chiều không hay.
Quê Nhà Bốn Mươi Năm Trở Lại của Phan Lạc Tiếp mang tính cách tình cảm, trong đó mạnh nhất là tình yêu quê hương, làng xóm, bạn bè. Về quê nhà, Phan Lạc Tiếp đã thăm Hồ Gươm, Văn Miếu, nhìn thấy núi Tản, thăm chùa Thầy. Ông cũng đã đi thăm lại mái nhà thi sĩ Quang Dũng, một người bạn thân của tác già lúc thiếu thời và thắp cho nhà thơ một nén hương. Ông cũng đã gặp được người bạn mới đầy thân mến như Hoàng Cầm. Quá khứ cũng đã trở về , ông nhớ quan Thiếu, ông cử Bình, anh Tr., cậu giáo. Nhưng cảm động nhất là khi ông về nhà cũ, gặp đầy đủ những người thân. Ngày xưa một thi nhân Trung quốc về nhà, cả xóm ban đêm leo lên tường nhìn sang thật là cảm động, nhưng cũng không cảm ộng bằng cảnh Phan Lạc Tiếp trở lại quê hương sau 40 năm xa cách. Những anh em, họ hàng của ông đã tấp nập tới thăm, và kín đáo canh gác quanh nhà để cho hai vợ chồng ông được ngủ yên và bình yên ở nơi quê nhà vào cái lúc mà nhân tâm thế đạo chưa được thuần nhất (152-167).
Quê Nhà Bốn Mươi Năm Trở Lại mang tính cách tố cáo: Việt Minh chém, giết người trong thời kháng chiến. Chính thân phụ tác giả đã bị bắt, và các ông chú, ông bác cũng đã bị hành hạ trong bàn tay của cng sản. Phan Lạc Tiếp đã kể cho chúng ta nghe về cái chết oan ức và thảm thiết của anh Tr. nhà ở tỉnh , tản cư về thôn quê bị Việt Minh giết ( Người đàn bà nhan sắc). Cái chết của anh Tr. tiêu biểu cho bao cái chết tức tưởi trong thời Pháp trở lại và Việt Minh nắm quyền:
Đến năm 1949, lúc mặt trận tràn về, cả làng hết đường chạy. Một hôm Tây về, cả làng tụ lại trong chùa. Đàn bà, con gái bôi mặt nhọ nồi, mặc áo rách ngồi quay mặt vào lưng các ông Phật. Bà già và đàn ông ở ngoài. Và Tây về thật. Chúng chỉ đ trên 10 đứa. Dẫn đầu là mt tên đi. Chúng chĩa súng vào đám dân làng. Cả làng khiếp vía. Mãy ông đại diện làng, có tuổi, chẳng hiểu chúng nói gì cứ xí xa xí xô hoài. Rồi chúng đi khắp làng, bắt các thanh niên hạ các bức đại tự, các hoành phi câu đối xuống, vác ra lót trên các lỗ chữ chi trên mặt đường’’để cho xe các quan đi lại’’. Nhìn các bức đại tự sơn son thiếp vàng, bị xe cán lên, gia chủ và dân làng xót lắm.Có người bảo’ ai nói được tiếng tây thì bảo nó ngưng. Cần gỗ thì lấy ct cờ, ván đình, cửa đình mà làm. . ‘’ . Ý kiến hay, và anh Tr.chồng chị B bị đảy ra’’để nói tiếng tây h cả làng.
Chỉ sau vài câu xã giao, tên đi tây tỏ ra thông cảm, đổi hẳn b mặt, và bắt tay anh Tr. nói mẹc-xì’ hoài.. . .
Ban ngày tây về. Ban đêm du kích xã còn ở lại, và xuất hiện. Họ đến nhà anh Tr. nói rất lễ đ:
-Ủy ban mời anh đi họp.
Và họ dẫn anh đi. Tới nơi hẹn, có vài người nữa. Trong đó có ông T. Họ dẫn tất cả đi về phía núi Sài Sơn, cách làng đ 2 km.Nöi được coi là nơi trú ẩn lý tưởng của các tổ chức kháng chiến. Nơi mà làng Thụy Khê đuợc coi là có tinh thần cách mạng cao.Đêm ấy, trước sự chứng kiến của mt số người họ đọc bản tử hình anh Tr. và sai hai người dùng thừng thắt cổ anh Tr. chồng chị B(79-80).
Ông cũng kể chuyện ông P.Y bị cng sản chém 72 nhát may mà dân làng cứu được và đem lên Hà Ni chữa trị (101-102).
Quê Nhà 40 Năm Trở Lại là mt tập truyện ngắn, mà hay nhất có lẽ là truyện đầu tiên Hà Ni sau 40 năm xa cách. Tập truyện này cũng mang tính cách hiện thực. Khởi đầu, ông đã cho đưa ra vài nét chấm phá về con người xã hi chủ nghĩa miền Bắc tại lòng máy bay hàng không Việt Nam:
Trên vé ghi phi vụ CX 791, Cathay, nhưng xe đưa ra máy bay mới hay đó là mt máy bay mang nhãn hiệu Hàng không VIệt Nam.. Bước lên thang vào lòng máy bay nhỏ, có các cô gái Việt Nam mặc áo dài chào’ cô, chú’. Có các em trai, ăn mặc đơn giản, áo sơ mi ủi không thẳng nếp, tóc tai bơ phờ, da xam xám, đem nước cho khách, chào tôi bằng tiếng Việt:’ Cô chú uống gì’, lòng tôi lại thấy bùi ngùi thêm, và nghĩ, con cái mình kẹt lại, được mt việc làm như thế này chắc đã là thích lắm (17).
Ông cũng nói sơ về tình hình sinh hoạt Hà Ni, về người Việt Nam sống tại Liên Xô, về nghề nuôi chó và lớp trưởng giả mới (92), về các biệt thự có lính đứng canh , là dinh thự các ‘ông lớn của chế đ ‘ (99).
Phan Lạc Tiếp đã viết về thực cảnh Hà Ni, so sánh xưa và nay:
Ngoài những sinh hoạt ồn ào về ăn uống, Hà Ni như chưa có mt sinh hoạt nào nổi bật. Hàng Đào xưa óng ả vải tơ, nay vẫn còn là mt dãy phố buồn tẻ, xưa cũ và xiêu vẹo. Hàng Bạc xưa óng ánh đồ trang sức, nay cũng có vài ba cửa hiệu giữ bảng hiệu cũ, bán chút ít vàng, và đổi tiền. Phố Phúc Kiến xưa thơm lừng thuốc Bắc, nay vắng lặng. Phố hàng Vải xưa chật ứ vải và vỏ nhum nâu, nay vắng hẳn. . .Duy chỉ có phố hàng Mã được coi là vẫn giữa được phần nào hình ảnh cũ. Xưa bày đày hình nhân, ngựa giấy. Nay cắm nhiều lá cờ ngũ sắc bằng giấy và các cửa hàng mở cửa tấp nập khách ra vào (92).
Phan Lạc Tiếp đã viết về những cảnh sống rất thực của Hà Ni. Đây là cảnh ‘đổ thùng’ mt đặc sản của Hà Ni băm sáu phố phường:
Đêm cứ thế chìm dần vào yên lặng. Nếu khó ngủ, ta có thể thấy đôi lúc có tiếng xe xích lô lạch cạch chạy qua. Lâu lắm mới có tiếng xe hơi chỉ thoáng đã mất hút. Khuya nữa trong cái tĩnh mịch của đêm, là tiếng gió xì xào, tiếng lá khô đùa trên mặt dường nhựa. Thành phố cứ thế lặng đi đ 1, 2 giờ đêm, có tiếng đập cửa ‘đổ thùng’. Cái này thật khổ. Khổ từ phòng khách đến phòng trong. Đôi khi có khách từ’nhà quê’ ra, gia nhân, đày tớ nằm cả lối đi. Lúc ấy, ‘đổ thùng’ tới, là dậy tất cả. Nằm trên lối đi, dậy đã đành. Nằm trên sập gụ, trước tủ chè, cũng nào có ngủ được. Phu đổ thùng, họ vào rất nhanh, ra rất chóng, nhưng mùi xú uế đến khẳn đi thì đầy nhà. . . (95).
Quê Nhà Bốn Mươi Năm Trở Lại cũng mang nhiều kịch tính. Có đoạn mang tính cách bi lẫn hài như đoạn viết về ông K. khi nhận quà của Phạm Duy:
Cầm tờ giấy 100 Mỹ kim trong tay, ông K. run run, trào nước mắt, không nói nên lời, rồi bỗng hét lên làm mọi người hốt hoảng:’’Phạm Duy’’.. . Và chỉ có thế. Cũng từ phút đó, tin tức sau này nhận được ông K. đã mất hẵn trí nhớ. Cũng từ phút đó, tin tức sau này nhận được ông K. đã mất hẵn trí nhớ. Có ai hỏi về Phạm Duy, và liên lạc xa gần, ông chỉ mở mắt nhìn xa vắng rồi lắc đầu.’’ Không. Tôi không quen ai. . .’ (84).
Đoạn tả hàng Mã Hà Nội cũng thế. Phan Lạc Tiếp đã ghi lại một mẩu đối thoại giữa kẻ bán người mua:
-Thưa cụ, cụ cho con ba bộ quần áo.
-Mà có cấp bậc gì không?
-Cháu nó là trung sĩ khi nhà nước báo tin trên bằng liệt sĩ.
-Ừ để tôi tính.
-Mà cho cháu cái đồng hồ có hai bơi chèo.
-Được.
-Cho cháu cái đài. . .
-Gì nữa không ?
-Dạ, đa tạ cụ. Nhà cháa nghèo, nghĩ đến cháu nó hy sinh tại B mà thương quá. Suốt đời nó ao ước có được cái đồng hồ và cái đài, và cái xe đạp. .
-Thế có muốn đặt cái xe đạp nữa không?
-Muốn mà sức nhà cháu không chịu nổi. ..
Khi khách hàng đã không thêm bớt gì nữa, cụ chủ nhà mới gọi vào phía trong:
- Này anh cả nó ơi, đem ra cho Bầm hai b quần áo bộ đội, cấp bậc trung sĩ, với lại. . . Bà đi đâu, độ một giờ quay lại lấy tất cả nha. . .(93)
Chúng ta nên biết rằng nhà cầm quyền Hà Nội như một bà già dở hơi, luôn tráo trở. Họ để cho buôn bán nhưng bất chợt một hôm đẹp trời nào đó lại cho công an bao vây, đột nhập tư gia và cửa hàng xét hỏi, tịch thu và bắt phạt, bắt giam. Người ta nay đã khôn sau vài lần bị lừa . Bởi vậy, tại hàng Mã, hay tại một vài cửa hàng khác, như hàng vàng, hoặc nơi đổi tiền, người ta không bày bán các thứ, hoặc chỉ bày vài mẫu tượng trưng, chỉ khi nào khách hỏi, và phải là khách quen thuộc, người ta mới đem hàng cất giấu từ một nơi bí mật nào đó cho khách hàng. Và khách phải đợi một thời gian, có khi vài giờ, có khi vài ngày để người bán đi lấy hàng hoặc người bán thông báo cho người sản xuất việc đặt hàng.


Phan Lạc Tiếp đã giới thiệu nhân vật ‘anh cả’ con bà cụ hàng mã như sau:
Trong nhà, anh cả, con cụ, tuổi đã ngoài 60, tráng kiện. Suốt đời anh cả, con lớn cụ, đi theo kháng chiến. . .Rồi sau chiến thắng Điện Biên, người thanh niên thủ đô trở lại thủ đô. ‘’Năm cửa ô đón mừng đoàn quân đã về’’ . Đến cuối đời, khi đất nước thống nhất, ‘anh cả’ được cho về phục viên ( giải ngũ), với cấp bậc đại tá, và chức vụ cuối cùng là Sư trưởng. .. Bây giờ, người đàn bà thủ đô, yêu anh b đi áo trấn thủ đã bỏ đi, để lại cho anh mt chuỗi ngày vắng lặng. ‘Anh cả’ về với mẹ già, và ngày ngày dán hồ trên các hình nhân mang sắc phục Quân Đi Nhân Dân. . . kèm theo cái đài, cái đồng hồ, là mt mơ ước suốt đời của các chiến sĩ ngoan cường, không thực hiện được, đành phải nhờ người sống gửi theo (94).

Cho đến nay, Phan Lạc Tiếp đã có bốn tập truyện, và tất cả tác phẩm của ông đều rõ ràng, trong sáng, đều mang hai chủ đề: chiến tranh và quê hương. Bờ Sông Lá Mục, Nỗi Nhớ xây dựng trên những kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam. Cánh Vạc Lưng Trời là sự kết hợp giữa hai chủ đề chiến tranh và quê hương, và trong nỗi nhớ thương quê hương, còn hằn vết đớn đau của những tâm hồn Do Thái mất thiên đường cũ. Quê Nhà Bốn Mươi Năm Trở Lại là niềm vui khi về thăm Việt Nam nhưng trong đó cũng gợn lên mt nỗi buồn quá khứ của quê hương khói lửa bạo tàn, và niềm đau cho mt dân tc còn quá nhiều di tích của thời đại nguyên khai. Dẫu sao, Phan Lạc Tiếp cũng đã nhận thấy nơi đây dưới lớp tro tàn vẫn sáng ngời những hòn than ấm nóng tình người, tình quê hương, tình anh em họ hàng. Những nhà thờ họ, những đình làng, những đền miếu, câu đối, hoành phi đã trở lại nơi thôn quê; và nay những áo the khăn xếp chen lẫn áo vest và cravate, và hết rồi nón cối dép râu cho dù cờ đỏ sao vàng còn bay phất phới. Phan Lạc Tiếp đã gặp nhiều may mắn trong khi mt số không được phép trở về, hoặc trở về mà bị bắt, bị giết. Lò sát sanh đã rửa sạch sau mỗi sáng nhưng suốt ngày, mùi máu tanh vẫn còn vương vấn không gian. Tất cả bốn tập truyện đều mang hai tính chất.: tính chất nhân bản và tính chất tố cáo. Trong tác phẩm, Phan Lạc Tiếp đã bày tỏ tình yêu đồng đi, bạn bè, yêu anh em, làng xóm, yêu quê hương. Ông đã tố cáo cng sản tàn ác. Ông cũng không quên tố cáo người Mỹ đã sửa soạn sẵn, làm kiệt quệ khả năng tự vệ của miền Nam ( Nỗi Nhớ, 137) bởi vì vì trước đó, các cố vấn Mỹ đã bắt các đơn vị quân đi bắn hết đạn mà sau đó không tiếp đạn mới.


Văn phong của ông thung dung bình dị phản chiếu con người nhân hậu của ông luôn nồng đượm tình người dù trong cảnh chiến tranh đen tối hay nơi quê người tuyết băng lạnh giá.
Các tác phẩm của Phan Lạc Tiếp đều là tập truyện ngắn. Mỗi tác phẩm mang một nhan sắc riêng, một thế giới riêng. Chiến tranh, di tản, quê hương là những chủ đề chính trong các tác phẩm của Phan Lạc Tiếp. Nhưng bố cục chặt chẽ nhất là tập Quê Nhà Bốn Mươi Năm Trở Lại. Mỗi chương mang hình ảnh một đoạn đường trên hành trình về thăm chốn cũ. Mỗi chương tự nó chuyên chở một vấn đề, và mỗi chương tự nó mang một bố cục toàn vẹn. Tất cả hòa hợp nhau tạo thành hình ảnh mt quê hương Việt Nam được viết nên bằng một tấm lòng chan chứa yêu thương của tác giả là một nhân chứng xuyên suốt quá khứ và hiện tại.

NGUYỄN THIÊN THỤ 

No comments:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ