' nhà văn yêu nước THẨM THỆ HÀ [ i.e. Tạ Thành Kỉnh 1923- 2009 ] / Tần Hoài Dạ Vũ (tphcm) -- nguồn: https://nld.com.vn>
Nhà văn yêu nước Thẩm Thệ Hà đã ra đi
Lúc 13 giờ 45 phút chiều 20-6, nhà văn yêu nước Thẩm Thệ Hà đã vĩnh viễn ra đi tại Bệnh viện Sài Gòn. Lễ khâm liệm được tiến hành lúc 18 giờ cùng ngày, linh cữu sẽ quàng tại chùa Vĩnh Nghiêm, lễ động quan sẽ được cử hành lúc 14 giờ ngày thứ hai, 22-6
Thẩm Thệ Hà là nhà giáo, nhà văn yêu nước mà tác phẩm đã được đông đảo bạn đọc biết đến và yêu quý trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông sinh ngày 9-3-1923 tại làng Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Sau khi đỗ tú tài, chàng trai Tạ Thành Kỉnh, tên thật của ông, đã tham gia cách mạng ngay từ ngày đầu đất nước được độc lập, năm 1945. Sau đó, ông hoạt động trong Ban Điệp báo Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, cùng với nhà văn Vũ Anh Khanh.
Ngay tại Sài Gòn, trong lòng địch tạm chiếm, với danh nghĩa một giáo sư trung học, ông đã tham gia giảng dạy ở nhiều trường trung học công và tư, nhất là các trường tư thục, suốt từ những năm 1952 cho đến 1975. Và đây chính là cái vỏ bọc quan trọng, hợp pháp để nhà văn hoạt động cách mạng trên mặt trận văn hóa. Ông là người sáng lập Nhà Xuất bản Tân Việt
Thẩm Thệ Hà được biết đến trước hết như một nhà thơ. Ngoài những bài thơ tình, Thẩm Thệ Hà còn sáng tác rất nhiều bài thơ yêu nước, thể hiện tình cảm thiêng liêng yêu nước, vì khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Nổi tiếng nhất là những bài Trời nổi phong yên, Khóe mắt u hoài, Việt
Nhưng thành tựu chính về mặt văn học của Thẩm Thệ Hà lại ở lĩnh vực văn xuôi. Ông là tác giả của những cuốn tiểu thuyết được bạn đọc đương thời yêu chuộng, như: Vó ngựa cầu thu (Tân Việt, 1949), Gió biên thùy (1949), Đời tươi thắm (Lá Dâu, 1956), Hoa trinh nữ (Sống Mới, 1957), Bạc áo hào hoa (Miền Nam, 1969).
Ngoài ra, Thẩm Thệ Hà đã viết 14 cuốn truyện thiếu nhi, đã được hai nhà xuất bản Sống Mới và Khai Trí xuất bản trong các năm từ năm 1968 đến 1971. Không chỉ sáng tác, là một nhà giáo thông thạo ngoại ngữ, Thẩm Thệ Hà còn tham gia vào lĩnh vực dịch thuật, mà hai bản dịch tiểu thuyết Con đường cứu nước (Maroussia của P.J. Stahn) do Nhà Xuất bản Nam Việt in năm 1947 và Mũi tên đen (The Black Arrow của S.L. Stevenson), do Nhà xuất bản Sống Mới in năm 1965, là những ấn phẩm được đông đảo bạn đọc hoan nghênh.
Thương tiếc nhà văn yêu nước, nhà giáo Thẩm Thệ Hà, chúng ta ngậm ngùi nhớ lại những câu thơ hào khí của ông năm nào: “Lòng ta là cả niềm yêu nước/ Là cả san hà chí dọc ngang”; và “Việt
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ