Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021

đọc thêm (1) : " nói chuyện với nhà văn NGUYỄN MẠNH TRINH / Mặc Lâm " / source : https://rfa.org>

 

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Nói chuyện với nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh

MẶC LÂM 


Nguyễn Mạnh Trinh là tên thật, ông sinh năm 1949 tại Hà Nội. Hiện sống tại Hoa Kỳ. Ông là một thành viên trong nhóm chủ trương Hợp Lưu, Hoa Kỳ.

Tác phẩm đã xuất bản mang tên: Thơ Nguyễn Mạnh Trinh (Người Việt 1985), Tuyển tập Hai Mươi Ba Người Viết Sau 1975 (biên tập cùng Trịnh Y Thư Văn Nghệ Hoa kỳ 1989). Những bài viết của ông xuất hiện trên hầu hết các tạp chí văn học tại hải ngoại chủ đề là nhắm vào những tác phẩm mà ông cho là đáng đọc.

Nguyễn Mạnh Trinh không nhận mình là cây bút phê bình văn học chuyên nghiệp, ông tự nhận mình chỉ là một người đọc văn, ghi lại cảm nghĩ và chia sẻ những bài viết ấy trên mặt báo với những người yêu văn học như ông. Chúng tôi có cuộc nói chuyện với nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh xoay chung quanh việc viết lách của ông mời quý vị theo dõi sau đây:

Thật ra tôi là người yêu thơ và yêu mến sách vở. Vì yêu thơ thành ra tôi muốn làm một nhịp cầu giữa độc giả và người sáng tác.

Nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh

Nguyễn Mạnh Trinh: Thật ra tôi là người yêu thơ và yêu mến sách vở. Vì yêu thơ thành ra tôi muốn làm một nhịp cầu giữa độc giả và người sáng tác.

Mặc Lâm: Anh có thể cho biết tác phẩm nào đã làm anh bước chân vào công việc mà anh yêu thích này thưa anh?

Nguyễn Mạnh Trinh: Tác phẩm đầu tiên mà tôi viết là tập thơ của nhà thơ Nguyên Sa số 1. Có những bài viết mà tôi nghĩ rằng là phản ảnh tâm tư của một số đông độc giả.

Mặc Lâm: Thường thì anh chọn tác phẩm để viết theo tiêu chuẩn nào? Một cuốn sách vừa nổi tiếng hay sự nổi tiếng sẵn có của tác giả đã hấp dẫn anh, hay vì một yếu tố nào khác?

Nguyễn Mạnh Trinh: Thật ra chuyện mà người khác để ý tới thì không chắc là tôi sẽ để ý tới. Tôi chỉ viết cuốn nào tôi thích mà thôi chứ không nhất thiết phải là của tác giả nổi tiếng.

Mặc Lâm: Còn thể loại văn chương nào anh thích và anh thường viết nhất thưa anh?

Nguyễn Mạnh Trinh: Thơ là thể loại tôi thích nhất, Tôi là người thích và yêu mê thi ca nên tôi thường viết ở thể loại này.

Mặc Lâm: Khi viết anh có để cảm xúc của mình chế ngự ngòi bút hay không, vì anh từng nói mình không phải là nhà phê bình, mà chỉ là người chuyển tải những suy nghĩ của mình đến với người đọc?

Nguyễn Mạnh Trinh: Thật ra tôi cố tình tôi mang đến bạn đọc một cách chân thành như anh nói thì tôi không có như vậy...

Mặc Lâm: Tác phẩm mà anh in ra gần đây nhất vào thời gian nào thưa anh?

Nguyễn Mạnh Trinh: Năm vừa rồi tôi in được một tuyển tập tạp văn của nhà xuất bản Người Việt, là cuốn số 1 và trong năm nay tôi nghĩ tôi sẽ in cuốn thứ hai.

Mặc Lâm: Tác phẩm đầu tiên được anh viết tới là tập thơ của Nguyên Sa, còn tác phẩm "Đỉnh Cao Chói Lọi" hồi gần đây có phải là cuốn mới nhất mà anh chú ý tới phải hay không thưa anh?

Mỗi người một nhận xét nhưng đối với tôi thì những điều bà Dương Thu Hương đưa ra không thuyết phục được tôi.

Nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh

Nguyễn Mạnh Trinh: Có lẽ là cuốn đó. Sở dĩ tôi viết về cuốn đó là vì tôi rất thích cá nhân của bà Dương Thu Hương.

Mặc Lâm: Bà Dương Thu Hương khi trả lời phỏng vấn báo giới cho rằng bà ấy muốn đưa ra những dữ kiện mới có liên quan đến Hồ Chí Minh và hai vợ chồng kịch tác gia Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh. Anh thấy điều này có chính xác hay không?

Nguyễn Mạnh Trinh: Đó là cách nói của nhà văn mà thôi còn vấn đề chính bà muốn độc giả nhìn lại nhân vật Hồ Chí Minh mà thôi...

Mặc Lâm: Tuy nhiên trong cách nhìn lại ông Hồ Chí Minh bà Dương Thu Hương đã tìm tới mặt tối của ông ấy bằng những điều mà bà diễn tả là ông ấy trăn trở, ân hận hay cảm thấy bị bó tay trước các thế lực chính trị...điều này có thể lý giải là ông ấy cũng có ý hối hận chứ...

Cuối cùng thì nhận xét chung cuộc của anh đối với "Đỉnh Cao Chói Lọi" như thế nào?

Nguyễn Mạnh Trinh: Mỗi người một nhận xét nhưng đối với tôi thì những điều bà Dương Thu Hương đưa ra không thuyết phục được tôi.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh.



=============


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ