Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2021

" nhớ về Hà Nội những năm tháng cũ : 1948- 1954 "/ bài viết: Đỗ Văn Minh " -- source: Đàn Chim Việt

 

THỨ BA, 23 THÁNG 5, 2017

Nhớ về Hà nội những năm tháng cũ: 1948-1954 -- hồi ức: Đỗ Văn Minh  -- (source : Đàn Chim Việt)


tựa chính: "Hà Nội: 1948-1954, những năm tháng cũ  
/ Đỗ Văn Minh".--  source: Đàn Chim Việt



                                vài hình ảnh 
             về Hà Nội  (*)
                 ( những năm 1948-1954 ) 



               -  cầu Long Biên, cây cầu thép đầu tiên ởHà Nội
               mang tên toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.   
              (khởi công năm 1898,  hoàn thành năm 1902-)
                                       ảnh: internet). 


                          -   hiệu thuốc tây Chương Văn Vĩnh
                       ở trung tâm  Hà nội năm 1950.
                                  (ảnh: internet)
  
                        
             -    phố Hàng Bạc (Hà Nội)  thập niên '50 ' s   
\                                  (ảnh: internet)


'sau ngày 9/3/1946,  Lycée du Protectorat 
được thay tên,  Trường Chu Văn An.
      (ảnh:internet)


Lycée Albert Sarraut,
  Trường rung học lớn nhất dành cho học sinh  người Pháp &
học sinh con cái giới thượng lưu Pháp gốc Việt.
(ảnh: internet) 

L
-Quân  đội viễn chinh Pháp rút khỏi Hà Nội \
vào lúc 16 giờ ngày 9/10/ 1954

(ảnh: báo LIFE/ USA)


---------------------------------------------------
(*)  -  thêm vào  , khi post  bài trên Blog Virgil Gheorghiu .
  (Bt)
-------------------------------------------------------------------------




                nhớ về Hà Nội những năm      tháng cũ :1948- 1954

                                         hồi ức: Đỗ Văn Minh




 (...)

 ... Nay xin trở lại với Hà Nội của những năm 1948- 1954; khi dân chúng bắt đầu tấp nập hồi cư về. 

 Và là một học sinh của thời gian đó; tôi biết nói gì hơn, là khởi đầu với những câu chuyện học đường.

Từ 1945 về trước, Hà Nội có 2 trường trung học công lập: 
-Trường Bưởi hay Trường Bảo Hộ [Lycée du Protectorat] bên bờ Hồ Tây cho nam sinh
- và Trường Đồng Khánh, trông ra phố Hàng  Bài, gần bờ Hồ Hoàn Kiếm cho nữ sinh.  

Dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim, sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, Trường Bảo Hộ được đổi tên thành Trường Chu Văn An; và Trường Đồng Khánh thành Trường Trưng Vương. 

Cuộc chiến tranh Việt Pháp đã khởi đầu ngày 19 tháng 12 năm 1946.

 Sau khi kiểm soát được thành phố Hà Nội, quân đội Pháp đã dùng nhiều trường học làm nơi trú quân. 
 Cho nên, khi Trường Chu văn An mở lại vào niên khoá 1948- 1949; trường đã phải tạm dùng Trường Tiểu học Thanh Quan (phố hàng Cót) làm nơi dạy học.\
  Sang niên khóa 1949-1950, Quân đội Pháp rút ra khỏi trường Nữ Trung học Trưng Vương (phố Hàng Bài); thì Trường Chu Văn An dọn về đây.   

Còn Trường Trưng Vương thì có cơ trường sở mới ở phố Hai Bà Trưng. (kế góc đường Lê thánh Tông, gần viện Đại Học  Hà Nội). 

 Ngay niên khoá sau, 1950-1951, Quân đội Pháp lại trả trường Cao đẳng Sư phạm trên con đường từ góc phố Cửa Bắc chạy ngang sang góc phố Quán Thánh.

  Nha Học chính Bắc Việt lại chuyển Trường Chu văn An từ phố Hàng Bài lên đây; và mở một trường nam trung học mới là Trường Nguyễn T0rãi, tại trường sở ở phố Hàng Bài; đồng thời chỉ định những học sinh nào nhà ở bắc Hồ Hoàn Kiếm thì học tại Chu Văn An; ở nam Hồ Hoàn Kiếm thì học tại Nguyễn Trãi. 

 Hiệu trưởng Trường Chu văn An thời đó là thầy Ngô Xán; và hiệu trưởng Trường Nguyễn Trãi là thầy Đào Văn Trinh.

Ngoài ra, ở Hà Nội còn có Trường Trung học Pháp là trường Lycée Albert Sarraut, nam nữ học chung ở khu phía bắc gần Hồ Tây và 2 trường Đạo là Trường Nam Puginier ở phố Trần Hưng Đạo (Gambetta); và Trường Nữ Sainte Marie ở phố Lý Thường Kiệt. (Carreau).  

Dĩ nhiên là quân đội Pháp, khi tìm ra địa điểm đồn trú quân; đã không bao giờ đụng đến các ngôi trường này. Xin nói thêm là chỉ ở Hà Nội mới có các lớp trung học đệ nhị cấp, học thi tú tài, từ lớp đệ tam trở lên.\
  Vì thế, học sinh các trường trung học công lập Ngô Quyền ở Hải Phòng và Nguyễn Khuyến ở Nam Định; sau khi hết lớp đệ tứ, nếu muốn học tiếp; thì phải lên Hà Nội vào các trường Chu Văn An, Nguyễn Trãi; hoặc Trường Trưng Vương. 

 Và cho đến 1954, Trưng Vương vẫn chưa có lớp đệ nhất thi tú tài 2; cho nên thi đậu tú tài 1 xong, các nữ sinh Trưng Vương phải chuyển sang học tại Chu Văn An hay Nguyễn Trãi.

Học sinh về thành càng đông thì càng có nhiều trung học tư thục được mở thêm, vì trường công chỉ có khả năng thu nhận rất hạn chế. 

 Hai trường mở sớm nhất là Trường Dũng Lạc và Trường Văn Lang. 

Tọa lạc bên hông trái Nhà Thờ Lớn đứng từ ngoài nhìn vào, Trường Dũng Lạc do[linh mục Phạm Huy Mai làm hiệu trưởng; và linh mục Nam làm giám học.

  Trường có cơ sở khang trang nhất với 2 tầng: các lớp học rộng rãi, thoáng đãng; 2 mặt nhìn ra một sân chơi, có chỗ tập bóng chuyền, bóng rổ; phía bên kia là nhà chơi (préau), bên trong có bàn ping-pong.(bóng bàn). 
 Trong mấy năm liên tiếp; học sinh Dũng Lạc đã đoạt chức vô địch bóng bàn đơn, anh Phạm Ngọc Hải -- và vô địch đánh đôi là 2 anh Phạm Hữu Chương và Trần Đình Đại. 

 Tre chưa già mà măng đã mọc; 2 anh Chương và Đại tài nghệ còn đang lên; thì đã có 2 mầm non sẵn sàng thay thế; 2 anh Phan Hữu Cảnh, em anh Chương; và Trần Đình Thu, em anh Đại. 

 Trường Dũng Lạc còn mở lớp Nhất và lớp Nhì, bậc tiểu học. Ngoài các môn học chính, trường còn dạy nhạc; phụ trách bởi nhạc sĩ Hùng Lân, tác giả các bài Khỏe vì nước & Việt Nam Minh Châu Trời Đông & Hè về ...-- và nhạc sĩ Chung Quân, tác giả bài Làng Tôi.

Trường Văn Lang ở khúc cong trên đường Phạm Phú Thứ, gần góc phố Hồng Bàng; đầu kia trông thẳng vào chợ Hàng Da. 
 Đây là trường sở chính; còn một trường sở phụ nữa trên phố Hồng Bàng. 

 Trường sở chính này chỉ có 4 phòng học lớn, dài; bên cạnh một sân nhỏ xíu, giờ ra chơi học trò tràn ra đứng tận ngoài đường phố-- nhưng phố Phạm Phú Thứ này lúc nào cũng vắng vẻ, nên không hề có trở ngại lưu thông.
  Giáo sư Ngô Duy Cầu là hiệu trưởng Trường Văn Lang, chuyên dạy môn toán.  Trường chú trọng đặc biệt đến các lớp đệ tứ thi Trung học phổ thông [lúc đó gọi là Trung Học Đệ Nhất Cấp; và đệ nhị thi tú tài [Đệ Nhị Cấp.
  Học sinh các lớp này rất đông, có lớp tới 100 người; ít thì cũng phải 7, 8 chục.  Có lẽ vì trường nổi tiếng  dạy các lớp đi thi; hay'trúng tủ'; do đó thi đậu nhiều, nên học sinh tin tưởng đua nhau tới ghi danh học.\
  Dạy môn toán lớp đệ tứ, thầy Ngô Duy cầu dùng bộ sách  2 cuốn đại số và hình học của Marijon; và khuyên học trò mua thêm để làm thêm ở nhà những bài tập trong sách;' mỗi cuốn có cả mấy trăm bài.

  Không rõ 2 chữ 'trúng tủ' thực sự được hiểu như thế nào; nhưng tôi nhớ rõ là kỳ thi trung học phổ thông khóa 2 năm 1952 -- bài toán hình học không gian đã được lấy nguyên văn từ bài dịch cuối cùng của sách Marijon, bài số 3 trăm mấy chục gì đó; tôi không [còn] nhớ rõ. 

Trường Phan Đình Phùng bắt đầu khai giảng vào niên khoá 1950-1951 tại 40-42 phố Hàng Đẫy (nay: đại lộ Nguyễn Thái Học) do giáo sư Bùi Quang Tời [người miền Nam bộ] làm hiệu trưởng. 

Trường sở là một dãy nhà 2 tầng, mỗi tầng nhiều phòng; nhìn thẳng ra phố, có sân rộng phía trước, có tuồng với chấn song sắt chạy dài phía ngoài cùng. 

Có lẽ,  Trường Phan Đình Phùng là trường duy nhất ở Hà Nội thời đó có ký túc xá cho học sinh trọ; ăn học ngay trong trường. Quản lý Ký túc xá là thầy Bùi Sỹ Đắc.  

Nhà văn Không quân [Việt Nam Cộng Hòa ]  Thế Phong- Đỗ Mạnh Tường, trong cuốn 'Nửa đường đi xuống' đã kể về những ngày ông học tại Phan Đình Phùng , cùng những kỷ niệm về thời gian ăn ở trong Ký túc xá trường này.


                                                                                       Nửa Đường Đi Xuống (*)
                   (Tủ sách Đại Nam Văn Hiến tái bản
          -- nhà xuất bản Đời Mới phát hành/ Sài gòn 1968)



                        Đỗ Mạnh Tường (*)
                       ( tên thật Thế Phong / bên phải)
-  chụp chung với bạn học ở Trường Phan Đình Phùng  năm 1950) Dương Đức Dzư-- sau này là nhà báo, nhà văn, nhà thơ Kiều Liên Sơn [1936- Hà nội 2006]
                    (ảnh chụp vào thập niên '50 s
                       Dương đức Dzư cung cấp). 


                        Đỗ Mạnh Tường-Thế Phong "...
 là một trong số các bạn ham luyện tập cho có thân hình lực sĩ; thì sáng đến trường,    chiều ghé sân vận đông Septo tập tạ , và tập cả môn quyền Anh ... trong lò Quyền Anh  Võ sĩ Vĩnh Tiên ..." (*) 
                             (ĐỖ VĂN MINH).

Rải rác quanh phố phường Hà Nội còn có nhiều trường khác; như Trường Nguyễn Khuyến, chuyên khoa đệ  nhị  cấp  ở 16 Hàng Bè của giáo sư Bùi Hữu Sủng & Trường Nguyễn Huệ Đệ Nhất Cấp nằm trên đường  bờ sông, đường Trần Quang Khải của giáo sư Bùi Hữu Đột .
Và,   Trường Văn Hóa Chuyên khoa Đệ Nhị Cấp ở phố Hàng Bông Thợ Ruộm của giáo sư Nguyễn Khắc Kham;
 Trường Hàn Thuyên Chuyên Khoa Đệ Nhị Cấp  trên đường Hai Bà Trưng, gần góc đường Hàng Bài, nơi có rạp Ciros; Trường Phan Chu Trinh ở khu phố gần hồ Halais (hồ Thuyền Quang).

 Phố Halais tức phố Nguyễn Du bây giờ, nơi có nhiều biệt thự kiến trúc đẹp nhất Hà Nội; và Trường Trương Hán Siêu trên đường Bảo Khánh, từ góc phố Hàng Trống chạy thẳng xuống Hồ Gươm. 

]Các trường trung học tư thục ở Hà Nội, phần lớn vì trường sở chật hẹp; nên học sinh học 1 buổi; để phòng học có thể dùng cho 2 lớp, một lớp buổi sáng, một lớp buổi chiều. 

Một trường tư được mở sau cùng, trước khi có cuộc di cư vào Nam  là trường tư thục  Minh Tân; khai giảng đầu tiên vào niên học khoá 1952- 1953 trên một phố rộng; tôi không nhớ tên, cắt ngang phố Huế, phía gần Hồ Gươm.
  Minh Tân là một trường lớn, được quảng cáo rộng rãi; nhiều thầy danh tiếng , như các giáo sư Nguyễn  Dương Đôn (dạy Toán), Nguyễn Uyển Diễm (Việt), Nguyễn Khắc Kham (Pháp) -- và đặc biệt có giáo sư Nghiêm Xuân Thiện, cựu Tổng trấn Bắc Phần. (những năm 1948- 1949)
.  Sau khi thôi làm Tổng trấn;ông sang du học bên Anh quốc, đậu bằng kỹ sư mới về nước.  

Trường đã thu hút được nhiều học sinh; nhưng chỉ được 2 năm thì trường không còn nữa; do cuộc phân chia đất nước.

Kể chuyện học ở Hà Nội thời đó; thì không thể không nói đến lớp học tư-- thường được gọi là 'cua-Pạc(cours particuliers)chuyên dạy về một môn nào đó; nhiều nhất là các lớp Pháp văn và Anh văn.

Sách Pháp văn thông dụng là cuốn 'Morceaux Choisis des Auteurs Francais' của Des Granges cho các lớp từ đệ tứ đến đệ nhị.
 Giáo sư Bùi Hữu Sủng có các lớp tư Pháp văn ngay tại Trường Trung học chuyên khoa Nguyễn Khuyến của ông. 
Giáo sư Nguyễn Văn Mẫn mở lớp riêng  tại nhà; ở trong khu phố ngay phía bắc hồ Thuyền Quang. Mấy tháng hè năm 1952, giáo sư Mẫn mở một lớp dạy Triết, môn Siêu hình học; và giới hạn cho những học sinh đã học hết lớp đệ tứ trở lên. Số học sinh ghi tên cũng đến 4, 5 chục người; phần đông, có lẽ vì tò mò hơn là có nhu cầu học vấn.

Có một giáo sư Pháp văn thật là đặc biệt; nhưng chắc ít người biết đến-- và nay không mấy ai còn nhớ tới; đó là giáo sư Lê Công Đắc.  Ông là người đã sớm làm cuốn từ điển Pháp Việt(loại nhỏ); trước những tự điển lớn của Đào Duy Anh, Đào Văn Tập sau này.  Ông dạy tiếng Pháp và cả tiếng LaTinh (Latin) nữa.
  Người ta kể rằng luật sư Nguyễn Mạnh Tường, người đã đậu 2 bằng tiến sĩ Văn chương & Luật khoa năm  mới có 22 tuổi; đã chấm thi tú tài Pháp ở Hà Nội, có bài viết đã bị ông Lê Công Đắc vạch ra những chỗ; chê là không hay trên báo-- và luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã phải thừa nhận là phê bình đúng. 


" ...luật sư Nguyễn Mạnh Tường, [1909- 1997]
 người đã đậu 2 bằng tiến sĩ Văn chương
+ Luật khoa năm mới có  22 tuổi; 
đã chấm thi tú tài Pháp ở Hà nội
 có bài viết đã bị ông
Lê Công Đắc vạch ra , chê những chỗ không hay ..." (*)
 ( ĐỖ VĂN MINH)


-----------------------------------------------------------
(*) - thêm vào sau, khi cho post bài trên Blog Virgil Gheorghiu ( Bt ) 
--------------------------------------------------------------

Giáo sư Lê Công Đắc bị thiên hạ coi là một ông 'gàn bát sách'; và từng là đầu đề bị chế giễu trên báo Phong Hóa của Tự Lực Văn Đoàn.  Ông mở một lớp Pháp văn nhiều trình độ cao thấp tại tư gia; ngay giữa phố Gia Long, từ góc tây nam Hồ Gươm, nơi có Sở Cẩm Hàng Trống đi xuống; song song và gần với phố Hàng Bài.

  Lớp học của ông không có bàn ghế kiểu bàn ghế nhà trường.  Có 1 bàn tròn thật lớn; học sinh ngồi chung quanh; và nếu không đủ chỗ, thì thêm 1 bàn vuông bên cạnh.   Giao sư ngồi giảng bài, chấm bài ở 1 bàn nhỏ phiá trước.  Ông cho bài tập thật nhiều; bài dịch Pháp Việt, Việt Pháp, viết chính tả, làm luận văn.  Có một chuyện thật lạ; không thấy ở bất cứ một 'cua Pạc' nào khác.  Học sinh sau khi thôi học; ít ngày sau, đều được giáo sư Lê Công Đắc đến tận nhà trả lại những bài ông chưa chấm xong; hoặc, đã chấm xong, nhưng chưa kịp trả lại, trước khi học sinh rời lớp học. Có lẽ, vì những chuyện như thế; mà người ta cho ông là gàn dở?

(...) - tạm lược ít dòng; có thể nhiều hoặc ít. (Bt)

Trường tư chuyên dạy Anh văn đầu tiên, quy mô bậc nhất Hà Nội là Trường Ziên Hồng; nhưng đến các lớp Anh văn chuyên khoa thi tú tài 1 và tú tài 2; thì đã có giáo sư Bùi Ý.

 Nhiều học sinh các lớp đệ nhị và đệ nhất ban C văn chương ở các trường công, tư Hà Nội vào những năm 1952- 1954; ở phòng học trên tầng giữa. 

Giáo sư Bùi Ý hồi cư về Hà Nội vào khoảng giữa năm 1950; thoạt tiên dạy tại Trường Nguyễn Huệ và Trường Phan Đình Phùng; đồng thời mở  mấy lớp Anh văn  tư, trình độ đệ tứ. Dần dần ông được học sinh biết tiếng là một giáo sư giỏi, dạy hay, tận tâm, có kiến thức cao. 
 Bắt đầu từ hè năm 1952, các lớp tư của ông chuyển về phố Vũ Lợi; và ông chỉ còn mở các lớp từ đệ tam trở lên mà thôi.  Lớp nào của ông cũng không còn chỗ trống; mỗi lớp có khoảng 40 học sinh. 

 Suốt thời gian này, dạy tư Anh văn lớp đệ nhị cấp; để luyện thi tú tài 1 và 2. Theo như tôi nhớ; chỉ có giáo sư Bùi Ý.  Cũng có nhiều giáo sư khác;  như giáo sư Dương tự Nguyện, Nguyễn văn Lộc, Nguyễn xuân Kỳ trường Nguyễn Trãi, giáo sư Nguyễn văn Nguyên; gíao sư Đàm Xuân Thiều trường Chu Văn An. Các vị này không mở lớp dạy tư.  Một điểm đặc biệt khác nừa: giáo sư Bùi Ý tự học, tự luyện về môn Anh văn.  Năm 1946, ông được học bổng du học ở Luân Đôn bên Anh; và đã có thông hành, nhưng chiến tranh xảy ra, chuyện du học đành hủy bỏ.


***

Hà Nội thời kỳ ấy không có nhiều cửa hàng bán sách báo. Tôi nhớ có hiệu sách Nam Hoa trên phố Đinh Tiên Hoàng , hiệu sách này trông sang trạm xe điện chính trước hồ Gươm; 1 hiệu sách nữa cũng ở bờ hồ, gần Phòng Thông Tin nhìn ra Đền Bà Kiệu. 

 Ở Phố Hàng Bông  có nhà sách + xuất bản Văn Hồng Thịnh; còn ở 112 phố Huế, có nhà sách & xuất bản Thế Giới, giám đốc Nguyễn Văn Hợi; nơi này còn in các bản nhạc.

 Riêng người Pháp có cửa hàng sách báo  tiếng Pháp và tiếng ngoại quốc khác, như tiếng Anh; ở ngay tầng dưới cùng của nhà in IDEO nằm trên] phố Tràng Tiền.

Nhà sách này kể như là lớn nhất Hà Nội; cũng tương tự như nhà sách Albert Portail ở đường Tự Do (Sài Gòn) vào thập niên  50' s; tới 1957 đổi tên Nhà sách Xuân Thu. 

(...)

Môn thể thao mà thanh niên học sinh Hà Nội ưa thích nhất là bơi lội.   Cả Hà Nội lúc đó chỉ có một hồ bơi (piscine) dành riêng cho người Pháp, sân Mangin ở Cửa Bắc; xế vườn hoa Canh Nông. 

 Chúng tôi chỉ đi tắm, đi bơi ở sông, hồ.  Sông đây là nhánh nhỏ của sông Hồng, phía Ô Quan Chưởng đi thẳng ra có bãi cát; và bờ bên kia nhánh sông là hòn đảo dài, với những tảng đá lớn, khoảng cách chừng vài trăm thước.  

Chúng tôi thường bơi qua, leo lên, ngồi chơi trên những tảng đá này.  Còn hồ thì là Hồ Tây,  phía Yên Phụ đi thẳng lên, với các địa danh như Nghi Tàm, Quảng Bá; nơi ven hồ có những bãi cát nhỏ; đủ để chúng tôi đua nhau bơi ra ngoài hồ phái xa; rồi bơi trở vào.  Có một địa điểm nữa; mà đôi khi chúng tôi cũng đến, như là để thay đổi không khí.  Đó là Rặng Ổi.
 Đây là một khúc sông nhỏ từ sông cái tách vào, chiều ngang chừng hơn 50 thước; trên bờ là một vườn ổi xanh tươi. Chỉ những ai biết bơi mới tắm ở đây được; vì không có bãi cát, từ bờ nhảy xuống nước là nước sậu tới ngực, tới cổ ngay.

Mùa hè năm 1950; thanh niên học sinh Hà Nội đã đến Sở Thanh Niên Hà Nội để ký tên vào danh sách trưng cầu ý kiến về vụ xây một hồ bơi tại hồ Tây trên đường Cổ Ngư.

  Sau đó ít tháng, hồ bơi đã được thực hiện xong ; ngay cạnh con đường đất đi vào chùa Trấn Quốc.  

Từ trong bờ đi ra, mực nước dần dần từ nông tới sâu; đáy hồ được vét bùn, đổ đá sỏi; ngoài cùng có đường dây ngăn ranh giới hồ tắm.  

Có cầu nhảy ở nhiều mức khác nhau, từ thấp tới cao; có phòng thay quần áo, nam nữ riêng biệt.

 Từ đó, học sinh Hà Nội có nơi tắm chính thức, đông đảo người lui tới, nhất là cuối tuần, chiều thứ bẩy tới trọn ngày chủ nhật.  Chỉ có một điều bất tiện là sát ngay bên cửa chùa; nơi tu hành thanh tịnh; mà hàng ngày lại ồn ào, tiếng người nói cười đùa, nghịch ngợm; rồi trên con đường đất chật hẹp ra vào chùa, lại có những thanh niên, thiếu nữ mặc đồ tắm lượn lờ qua lại; thì những vị sư trong chùa hay khách thập phương viếng chùa; hẳn không khỏi cảm thấy 
khó chịu.

Ngoài bơi lội ; nhiều học sinh cũng ham chơi thể dục, thể thao.  Hà Nội có 2 sân vận động có tường bao bọc chung quanh; nghĩa là có thể bán vé vào cửa, trong những buổi tranh tài thể thao; phần nhiều là bóng tròn sân Mangin của người Pháp; và sân Septo của người Việt trên phố Hàng Đẫy.

  Sân Mangin có khán đài chính với mái che; và khán giả ngồi xem trên ghế dài, dọc theo từng bậc; khu danh dự có ghế tựa lưng riêng cho quan khách. 

 Đối diện với khán đài chính phiá bên kia sân là khán đài phụ, không mái và không ghế ngồi.  

Sân Septo chỉ có khán đài chính có mái che; nhưng không có ghế, khán giả ngồi bệt trên bậc xi-măng.

Đương nhiên là học sinh chúng tôi tập các môn chạy nhả    y ở sân Septo.  Thường thường vào chiều thứ bẩy và ngày chủ nhật; một số các [bạn] ham luyện tập cho có thân hình lực sĩ ; thì sáng  đến trường, chiều ghé sân vận động tập tạ-- và có ít anh tập cả môn quyền Anh, nôm na là 'đánh bốc(boxe); trong lò quyền Anh của võ sĩ Vĩnh Tiên. 

Võ sĩ Vĩnh Tiên là vô địch môn quyền Anh hạng Gà, đã từng đại diện Việt Nam trong thế vận hội năm 1952 tại Helsinki. ( Phần Lan). 

 Chúng tôi thỉnh thoảng tập xong, lại ghé phòng dạy của võ sĩ Vĩnh Tiên; nghe ông kể chuyện đi tranh tài ở xứ Bắc Âu của ông.  Thế vận năm 1952 tại Phần Lan là kỳ thế vận đầu tiên Việt Nam cử lực sĩ đi tham dự. 

(...)

Lò Quyền Anh  Vĩnh Tiên đã đào luyện được một số võ sĩ; trong đó có các võ sĩ Nguyễn Bằng [tự 'Bằng Xoăn], Nguyễn Dậu ở phố Nam Ngư, một đầu nối với phố Hàng Lọng; đầu kia nối với đường Phan Bội Châu.

 Hai anh Bằng & Dậu lá 'dân càn' hùng cứ ở khu Chợ Cửa Nam.  Nói đến các tay 'càn' ở Hà Nội thời đó; thì nổi tiếng nhất là phải là Ngọc Toét Chả Cá [băng 'càn' của NguyễnCao Kỳ, ở Hà nội xưa; sau đầu quân vào Trường Bộ binh Thủ Đức, mang cấp bậc thiếu tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa .  kế đó là Bằng Xoăn, Phúc Xế, Ngọc Lò Sũ  & các võ sĩ Bằng & Dậu... -- còn  Phúc Xế  là học sinh Nguyễn Trãi ( niên khóa 1952- 1953, lớp đệ Nhị ), bị động viên, không có bằng Trung học đệ nhất cấp; nên phải vào học lớp hạ sĩ quan ở Quảng Yên .

(...)

Môn giải trí khác mà hầu hết các học sinh nam nữ ưa thích là coi chiếu bóng; đến nỗi đã có một tờ báo (tuần hay tháng-- tôi không nhớ rõ) chuyên về chiếu bóng. Trước hết, xin điểm qua các rạp chiếu bóng ở Hà Nội thời bấy giờ.

Ở Phố Tràng Tiền có rạp Eden, phố Hàng bài có Majestic; và một rạp nhỏ ngay bên cạnh,  tên là Studio Majestic.; phố Đinh Tiên Hoàng gần Đền Bà Kiệu có rạp Philharmonique.

  Đây là những rạp có từ thời tiền chiến; và người Pháp thường lui tới.  Cũng ở góc phố Hàng Bài và phố Hai Bà Trưng, gần trường học Hàn Thuyên có rạp Ciros.

  Trước chợ Hàng Da có rạp Olympia.  Rạp này cũng có từ trước năm 1945.  Các rạp mở sau năm 1947; có Đại Nam, một rạp lớn ở phố Huế, gần dưới Chợ Hôm; rạp Kinh Đô ở vườn hoa Cửa Nam, gần Nhà thuốc Tây Thẩm Hoàng Tín; rạp Bắc Đô ở phố Hàng Giấy; và rạp Long Biên ở phố Hàng Chiếu-- 2 rạp sau này ở khu lân cận chợ Đồng Xuân.  Còn có một rạp ở phố Hàng Buồm, khu phố Tàu, có tên Là Porte D' Or (Kim Môn hay Cửa Vàng); nhưng không chiếu phim Tàu; lại chiếu phim Mỹ, Pháp.

Hà Nội chưa từng có rạp chiếu bóng thường trực (permanent) như ở Sài gòn; mà chiếu từng xuất.  Có nhiều gái vé. Thấp nhất là hạng Orchestre; những hàng ghế ngồi sát gần màn ảnh.

 Orchestre nghĩa là ban nhạc; trong rạp hát, ban nhạc  thường ở vị trí ngay bên dưới sân khấu. 

 Vé hạng Orchestre là vé ngồi kế cận vị trí của ban nhạc. Nếu đi coi ca kịch vũ nhạc hay cải lương; mà ngồi ở chỗ Orchestre  gần với sân khấu; để coi rõ mặt các tài tử thì là nhất rồi-- nhưng ngồi coi chiếu bóng ở đây gần màn ảnh thì đúng là hạng bét.  Vé hạng trên là Parterre; những hàng ghế ngồi ở khoảng giữa rạp.  Cao nhất ở tầng dưới là Fauteuil, hạng gọi là ghế bành; nhưng thực ra cũng chỉ là ghế thường,ở xa màn ảnh nhất. Vé giá đắt nhất là hạng Balcon, cho những rạp có tầng gác ở trên. Giá vé thông thường cho các hạng là 10, 15, 20, 25 đồng. Có một số rạp bán giá vé đồng hạng 10 đồng cho xuất 10 giờ sáng chủ nhật; và học sinh chúng tôi đua nhau tới sớm để có cơ hội được ngồi ghế các hạng Fauteuil và Balcon.

Có những phim chúng tôi mong đợi từng ngày, khi biết qua quảng cáo -- những phim loại ca vũ nhạc như La fille de Neptune, match d' Amour, Un American à Paris , Les chaussons rouges, Esccale à Hollywood. 

Và,  những phim lịch sử như Les Trois Mousquetaire, Ivanhoe; những phim vĩ đại như Samson et Dalida, Quovadis, những phim tình cảm như La valse dans l'ombre; và đặc biệt là Autant en emporte le vent --  lần đầu tiên có phim dài tới 4 tiếng; và còn nhiều loại khác nữa.  

Hầu hết al phim Mỹ, nhưng nói tiếng Pháp. Chúng tôi cũng thuộc nằm lòng tên+ tiểu sử những minh tinh màn bạc như Ava Gardner, Lana Turner, Lix Taylor, Esther Williams ... Năm 1951 hay 1952 gì đó, tạp chí chiếu bóng ở Hà Nội đã trưng cầu ý kiến; và 2 ta2it ử Gene Kelly + Esther Williams đã được chọn à2 cặp tài tử được ái mộ nhất.

Cũng có 2 phim Việt Nam được thực hiện trongt hời gian này. Phim 'Kiếp Hoa' tại Hà Nội, 1 phim đen trắng do các tài từ trong đoàn cải lương Kim Chung đóng vai chính; như Kim Chung, Kim Xuân, Ngọc Toàn.

 Phim 'Bến Cũ' tại Sài gòn, một phim do Hoàng Vĩnh Lộc và Bích Ngà thủ vai chính.  Là những phim Việt Nam đầu tiên, khán giả đua nhau đi coi; được khích động, vì lòng tò mò hơn là tin tưởng ở giá trị nghệ thuật + tài nghệ diễn xuất của tài tử.

Thời ấy cũng có mấy phim Tàu, do nuữ tài tử Lý Lệ Hoa đóng; nhưng phim không hề được chiếu ở rạp Porte d' Or của Tàu ở phố Hàng Buồm -- mà chiếu ở các rạp có đông thanh niên, học sinh hay lui tới.

Các phim Kiếp Hoa, Bến Cũ; dầu sao cũng chỉ ở trình độ phôi thai trong ngành điện ảnh-- và về văn nghệ đích
thực, thì phải nói đến tiểu thuyết + thi ca.

  Ngay từ cuối năm 1948; khi mới hồi cư về Hà Nội, tôi đã thấy có tuần báo 'Tiểu thuyết Thứ Bẩy' của ông Vũ đình Long, tờ tuần báo nổi tiếng từ thời tiền chiến; mà tội đã một thời ham thích, khi mới có 9, 10 tuổi.  Tuần báo lúc này có khổ nhỏ hơn trước, lớn hơn tạp chí Reader Digest một chút; mỗi số chỉ mấy chục trang.

  Lần đầu tiên, tôi biết đến Hoàng Cầm, qua các kịch thơ Lên đường & Cô gái nước Tần. Báo cũng đăng cả Tam Quốc Chí; qua đến 1950, Tiểu Thuyết Thứ Bẩy chuyển sang khổ nhỏ lớn hơn; bìa in chỉ thay đổi màu sắc; chứ không có hình ảnh như báo thời tiền chiến-- và cũng đã thấy xuất hiện một  số bài có khuynh hướng thân kháng chiến.

  Cùng khoảng thời gian này, ông Vũ Đình Long còn cho ra mắt tờ Phổ Thông Bán Nguyệt San, mỗi số một truyện dài. 

Tuy gọi là bán nguyệt san; thời kỳ này tạp chí không ra mắt đều đặn nửa tháng 1 truyện được.  Tôi nhớ có một số đăng trọn 1 vở kịch dài của Tiền Phong, hình như có tựa là Bông Hồng Dại.

  Tạp chí này chỉ ra được 5 số thì ngưng  hẳn; số cuối cùng đăng một truyện dài của Vĩnh Lộc. 

 Tiếp theo không lâu, tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy cũng âm thầm đóng cửa, vào khoảng năm 1952.

 Có lẽ báo gặp nhiều khó khăn; vì thiếu bài vở; [hoặc] không phát hành rộng rãi được.

Các văn thi sĩ tiền chiến phần lớn còn đi theo kháng chiến.  Hồi cư về Hà Nội; tôi được biết: chỉ có mấy người --trong số đó Ngọc Giao, nhà có cửa hàng ở phái đầu phố Hàng Chiếu, gần chợ Đồng Xuân.  Ông cho tái bản những tiểu thuyết việt từ thời tiền chiến; và sáng tác mấy truyện dài tình cảm, như 'Quán Gió' + Cầu Sương hay Thiếp phụ chàng(*) ...

Ngọc Giao vào các năm 1949- 1950 có viết một tiểu thuyết đăng báo hàng ngày trên nhật báo; đặc biệt có tựa là 'Đất'; cũng là chuyện về miền quê , với nhân vật Xã Bèo-- trong đó, ông châm biếm chế nhạo một cách thật lý thú những con người mới, do thời cuộc tạo nên vào những ngày đầu kháng chiến. Khoảng năm 1950; ông cho xuất bản tờ tuần báo thiếu nhi có tên 'Cậu Ấm Cô Chiêu'; báo quán đặt ở nhà in Văn Hồng Thịnh, phố Hàng Bông; nhưng tờ báo chỉ sống được một thời gian ngắn ngủi. 

--------------------------------------------
* Cầu Sương hay Thiếp phụ chàng của Ngọc Giao bị báo chí phanh phui là 'đạo' gần như một tiểu thuyết của văn sĩ Anh quốc Somersest Maugham. (Bt).
--------------------------------------------------


Cùng với Ngọc Giao còn có Vũ Bằng, cả 2 ông đều từng cộng tác với Tiểu Thuyết Thứ Bẩy của Vũ Đình Long từ thời tiền chiến. Hồi cư về Hà Nội, Vũ Bằng tiếp tục  là cây viết chủ lực cho Tiểu thuyết Thứ Bẩy, với các truyện dài như 'Chớp bể mưa nguồn' & 'Khúc ngâm trong Đất Hà'  & 'Tân Liêu Trai'-- và các truyện ngắn với cốt chuyện thật giản dị; ông đặt tên là 'truyện không có chuyện' .

 Nhưng loại 'truyện không có chuyện' này không được độc giả hâm mộ; nên sớm bị chìm vào dĩ vãng. 
 
 Còn loạt bài 'Miếng ngon Hà Nội' sau được xuất bản thành sách tại Sài gòn; thực ra đã được Vũ Bằng khởi sự viết từ thời kỳ này .
 ...   

ĐỖ VĂN MINH



  source : http://olddanchimviet.info/archives/

------------------------------------
- bài đăng lại ( October 17/ 2021)
--------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét