Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

" nhạc sĩ Lê Mộng Bảo :" một thân phận nghèo" / Đức Hà -- Virgil Gheorghiu (25/ 04/ 2020 )

 

THỨ BẢY, 25 THÁNG 4, 2020

Nhạc sĩ LÊ MỘNG BẢO: " Một thân phận nghẻo " / Đức Hà -- source; báo Việt Mercury



                                         Lê Mộng Bảo :
                              một thân phận nghèo" 

                                                            Đức Hà


     ' Nếu biết gia đình tôi nghèo, hỏi rằng người ấy nghĩ làm sao; Có hờn, có dỗi lúc xa nhau, có còn như lúc ban đầu, còn thắm hay tình phai màu ...' 

     là câu trích từ ca khúc Phận Nghèo do Lê Mộng Bảo sáng tác, ca sĩ Giao Linh trình bày lần đầu tiên, với ban nhạc Văn Phụng cách đây hơn 50 năm.

    Vào năm 1971, khi sáng tác Phận Nghèo , Lê Mộng Bảo là giám đốc  tại số 51 Trần Hưng Đạo, Saigon 1, một nhà kho trên đường  Bùi Quang Chiêu và hệ thống phân phối văn phòng phẩm suốt từ Cà Mau đến Quảng Trị.   

    Ông viết về phận nghèo, nhưng ông không nghèo.

    Tuy nhiên giờ đây thì ông thật sự nghèo, cộng thêm căn bệnh về hô hấp, bên cạnh một trí nhớ sa sút và cặp mắt mù mờ.

    Hiện nay, ông sống trong một căn nhà 5 x 5 mét  tại Milpitas, với sách vở, báo chí và hình ảnh để la liệt trên bàn , trên kệ, trong tủ, trên chiếc giường xin của hội từ thiện.

  Bên dưới bàn là kho thực phẩm của ông, từ mí gói, sữa bột, đồ hộp của các cơ sở xã hội và tôn giáo cho, mà, ông nói rằng ' có sao ăn vậy'.

    Món mì thập cẩm là món mì ăn liền, nấu với bất cứ cái gì có thể bỏ vô , từ kho thực phẩm của ông.

    ' ...mỗi tháng, anh được tiền trợ cấp là 732 đô-la, phải chi tiêu thật kỹ, nếu không thì hụt', ông cho biết.

     Ông không bao giờ ngờ [về] những đổi thay của cuộc đời đã đưa ông đến ngày hôm nay, nhưng, tính lạc quan, ông không mất nụ cười luôn nở trên môi.   Ông cười và cám ơn rối rít, khi có bạn đến thăm ông, tâm tình đôi ba chuyện ngày xưa.

    ' Bạn bè đến chơi lúc nào cũng được,  ' anh ' vui lắm ', ông hay xưng  bằng' anh' , cho dù năm nay đã 77 tuổi.

    Ông chia căn nhà ,diện housing, với người vợ ly thân  từ 20 năm nay và 2 người con, một, mới từ Viet Nam sang, còn đang học nghề và một bị thất nghiệp tứ tháng 10 năm ngoái.    Bốn người con của ông vẫn còn sống bên Việt Nam (*) : 

 ' Cũng may, mà còn có trợ cấp, có Medicare', ông nói.

--------------
 (*)  -  lần về Saigon, đâu đó vào 2002, Lê Mộng Bảo đến thăm tôi  (Thế Phongđã  vài lần, lên sân thượng cùng chụp chung một số tấm làm kỷ niệm,  và, đưa tôi  đến nhà các con anh , trong  một căn nhà trệt trong ngõ hẻm đường Tôn Thất  Tùng, quận 1.  ( đường cũ: Bùi Chu] .  Nhắc lại một vài ký ức Sài gòn cũ, anh lại cười và không thấy lộ vẻ buồn rầu nào , có nghĩa là, vẫn như ngày xưa vậy - kể cả lúc giận, chỉ đỏ mặt.    Thủ bút viết cho tôi rất bay bướm, đẹp,  nét tròn, to :
    " Anh Thế Phong  / rất cảm ơn anh Phong, Bảo đã nhận ảnh lưu niệm .  Đa tạ  "

                                   ( Tp  .HCM ngày  18-07- 02 ' -  LÊ MỘNG BẢO)
                                 [ Le Mong Bao 1185 Milpitas   - CA 95035 /  USA ] 



    Ông cũng trích ra  một số nhỏ để đóng cho một hội tương tế từ năm 1991, để

      '... Ít ra khi chết cũng có tiền chôn cất, không đến nỗi bó chiếu .'

    Khi đi định cư tại Hoa  Kỳ theo chương trình H.O.  năm 1993   , ông cũng  lại sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và âm nhạc như thủa xưa, nhưng, qua nước Mỹ quá rộng lớn, ca , nhạc sĩ ở cách xa nhau không như Việt Nam trước đây, cứ ra Nhà hàng Thanh Thế,  gần  đường Tạ Thu Thâu là gặp hầu hết mọi khuôn mặt văn nghệ sĩ của Sài Gòn.

    Ông kể rằng, khi nhóm của ông, gồm : Lê Dinh, Anh Bằng, Phạm Mạnh CươngNguyễn Hữu ThiếtVăn Phụng ... thường hay hò hẹn, tụ họp tại nhà hàng Thanh Thế,  hoặc La Pagode  trên đường Tự Do, để bàn chuyện ăn chơi,  trai gái - nhưng không bao giờ có chuyện hạnh phúc gia đình đổ vỡ .

    ' Mối quan hệ giữa nhạc sĩ và các ca sĩ rất trong sáng , không linh tinh, như các nghệ sĩ bên cải lương ', ông kể lại.

    Ca sĩ Khánh Ly cũng nói như vậy.

    ' Tuy tiếp xúc nhiều với giới ca sĩ, nhưng ông Bảo lại là người rất đứng đắn, mẫu mực và kín đáo.  Ông đối xử với anh em ca sĩ rất đàng hoàng'.

    Vì sinh hoạt văn nghệ tại Mỹ khác hẳn với bên nhà, nên mãi  7 năm

 sau , người ta mới được thưởng thức chiều ca nhạc chủ đế  50 âm nhạc Lê Mộng Bảo, tổ chức tại Le Petit Trianon ngày 6 tháng 8 năm 2000.

    Tuy nhiên, ước mơ thực hiện tập nhạc Những khúc tình ca viết trên lưng ngựa hoang, với phụ  bản 50 chân dung ca nhạc sĩ tiền chiến cho đến  nay -  và hiện thời ,  vẫn là những lời kêu gọi  không có hồi đáp.

    Nếu tiền bạc, của cải, vật chất , ông không có --  thì ông lại có bộ sưu tập hình ảnh quý giá mang theo từ Việt Nam.

    ' Các nghệ sĩ đã đưa hình ảnh để Nhà xuất bản Tinh hoa in vào các bản nhạc và 'anh 'giữ tới cho ngày nay. '

     Ông  đã cho phép  Việt Mercury sử dụng một số hình ảnh cho trang báo này   (*)


-----------

(*)   (1)  7 tấm ảnh : 1) Như Hảo, Khánh Ly  & L ê Mộng  Bảo .

       2)  Chân dung ảnh  nữ ca sĩ Mai Hân khi 18 tuổi
      
       3)    Lê Mộng Bảo, Thanh Thúy, Thẩm Thúy Hằng,  X..., Xuân Oanh, 
                                                                                                      Tony Hiếu  và vợ.  
  
     4)   Chiếc xe hơi đầu tiên hiệu Dauphine , do Lê Mộng Bảo chủ sở hữu. 

     5)  Lê Mộng Bảo( đeo kính)  và các bạn chụp trong hình chụp vào 1973 -
 
     6 ) tấm lớn  chụp chân dung Lê Mộng Bảo và tấm nhỏ sau cùng , 
                       Lê Mộng Bảo mặc complet, đeo kính trắng, ghi chú :

                              ' Lê Mộng Bảo và tô mì thập cẩm tự nấu'. ..

                                                      


     Trong khi chính bản thân ông không xuất bản nhạc được như mong muốn , thì, lại có nhiều tập nhạc, nhiều CD nhạc , được người khác in, phát  hành, trong đó có  nhạc phẩm của ông.

    '... toàn là bạn, là anh em, nói sao bây giờ  cười,  tốt thôi ! '  - ông kể về  những vi phạm tác quyền mà chính ông ngày xưa, khi in nhạc cho các tác giả, ông rất tôn trọng và sòng phẳng.

    ' ...có đĩa nhc không để cả tên tác giả nữa'  ca sĩ Khánh Ly cho biết qua điện thoại, từ California .

    Khánh Ly cho hay: nhiều trung tâm ' đã sử dụng vô tội vạ các nhạc phẩm trong nước và ngoài nước.'

    Một trung tâm nhạc lờn ở miền nam California cũng đã dùng nhạc phẩm của Lê mộng Bảo cho 1 chương trình video ca nhạc quy mô để bán,  dưới dạng bắng dĩa  DVD và dĩa CD ' không một lời hỏi [ tác giả]' .

   '... cho đến khi' anh' viết  thư nhắc, thì, mãi sau này mới được trả 20 đô-la'- Lê Mộng Bảo than , nói, rất tủi thân, nhưng vẫn cười cho cái sự đời éo le.

    Vào những năm còn trông coi nhà xuất bản Tinh hoa miền Nam, từ 1948, ông đã trả 1000 đồng cho các tác giả, từ Lê Hoàng Long,  Phan Huỳnh ĐiểuVăn Cao,  Hoàng Giác, Châu Kỳ,  Dương Thiệu Tước, Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ Lê Trọng Nguyễn, Hoàng TrọngVăn PhụngĐan Thọ v.v... để in 3,000 bản  đầu tiên.   Vào thời đó, lương công chức chỉ có 600 VND / tháng .

   Sau đó, kể từ 1970, mỗi nhạc phẩm được trả từ 20 đến 50.000 đồng cho mỗi hợp đồng về tác quyền.

    Ông nói:

Cứ 10 bài in ra, thì chỉ có 3 bài có lời, còn 7 bài coi như lỗ; nhưng, nhạc sĩ đưa bản nào, nhà Tinh hoa in hết và trả tác quyền đầy đủ, dù có thể không  bán chạy.'

    Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương , 64 tuổi, hiện định cư ở Montréal nói rằng   "   ông Bảo đối với ông như bậc đàn anh và ông đã có nhiều dịp cùng với ông Bảo đặt lời nhạc và soạn hòa âm."

    ' Hồi đó, nhà xuất bản kiếm nhiều tiền nhứt,  tới ca sĩ, rồi mới tới nhạc sĩ sáng tác,' ông nói vậy.

    và,  ông  Phạm Mạnh Cương cũng thừa nhận' Tinh Hoa trả tiền bản quyền rất cao'.

    Nhạc sĩ Cương giải thích về sự tiện dụng của [bản] nhạc rời rất phổ biến tại Việt Nam, mà, đứng đầu là nhà xuất bản Tinh Hoa.

   ' ...loại nhạc rời giúp rất nhiều  cho người tập hát, tập đàn - còn bên này- người ta phải mua dĩa nhạc, rồi nghe, chép  nhạc lại, thành ra, đôi khi không còn đúng với bản gốc của tác giả nữa '

    Ca sĩ Linh Sơn  thuộc thế hệ tiền phong, hiện ở San Francisco, từng đi hát từ 1950, kể lại rằng; thủa đó ca sĩ không phải mua nhạc và cũng không phải trả tiền cho người sáng tác.

    ' Mỗi khi có nhạc mới là nhà xuất bản đều tặng cho ca sĩ, để ca sĩ hát , phổ biến cho tên tuổi nhạc sĩ sáng tác, vậy thôi .'

    Hỏi nữ ca sĩ Linh Sơn rằng : vậy  trong 3 giới :   in, xuất bản, sáng tác và trình bày - thì giới nào kiếm nhiều tiền  nhứt, thì Linh Sơn trả lời ngay ' nhà xuất bản giàu nhứt'.

   Ông Bảo cũng xác nhận điều đó, tuy không nhớ rõ chính xác là bao nhiêu.

' Anh' nghĩ vốn liếng tài sản cũng cả trăm cây vàng, nhưng, khi đi cải tạo về[vào] 1980, thì, không còn [lại] một đồng nào'.

    Bản  Phận Nghèo, sáng tác  năm 1971, bắt đầu linh ứng vào chính người sáng tác ra[ ca khúc] đó.

 Lê Mộng Bảo hay tác giả Hoa Linh Bảo bắt đầu sống kiếp nghèo.

    Trong hơn 10 năm sống tại Việt Nam, sau khi ra khỏi trại cải tạo, trước khi đi định cư tại Mỹ, nếu có nữa' không có ly cà-phê mà uống' , thì  bù lại, ông  Bảo cũng có được giây phút rung cảm của tình yêu.

   ' Nghệ sĩ mà , có bao giờ ngưng yêu đâu', ông nói [thế]'.

    Thật ra,  từ khi ở Huế vào Sài Gòn để thiết lập  chi nhánh Miền Nam (Nxb bản Tinh Hoa Miền Nam-  1952" -- tài sản của ông cũng chỉ có một chiếc xe đạp.  

Từ đó, ông gây dựng nên cơ sở xuất bản nhạc --   nhạc sĩ Đan Thọ gọi ông là :
 "nhà truyền giáo âm nhạc tài ba nhứt Việt Nam, vì, nhờ ông, mà các ca khúc sáng tác được cả nước biết đến ."

 ' Chính nhờ sự phổ biến sâu rộng này đã làm cho nhiều ca khúc trở thành bất tử' ông Đan Thọ phát biểu trong 1 cuộc phỏng vấn trước đây.

    Từ chiếc xe đạp đầu tiên, ông  Bảo tiến lên xe Vélo  Solex, rồi Mobylette, rồi xe Dauphine của  hãng Renault và sau cùng xe Madza  của Nhật, loại xe hơi được dân Sài Gòn ưa chuộng vào những năm 1970.

    Trong gần 10 năm sinh sống tại Mỹ, ông chỉ biết có xe buýt và ngay cả điện thoại đường dài cho bạn bè, ông cũng không dám sử dụng, vì tốn tiền chết .

    ' Em ơi , nghèo khó có gì là tội, phải không em, hãy trả lời anh đi.                Đừng nhẫn tâm làm thinh ...' --     nhạc sĩ Lê Mộng Bảo đã 
     viết lời bản Phận Nghèo như vậy.         ./.


     Đức Hà
      ( VIET MERCURY. SỐ 166 *  THỨ SÁU, 29 THÁNG BA, 2002 )






                                                               vài hàng tiểu sử :


                                                            nhạc sĩ lê mộng bảo 
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                      ( 1923  - 2007 hoa kỳ )



                                                 nơi sinh                      :                 huế , 1925  *
                                                                                        -  nội , gốc người  phúc kiến ( trung h oa)
                           nghề nghiệp                   :              -  làm báo tiếng dân với 
                                                                                                        chủ nhiệm: huỳnh thúc kháng 
                                                                                          -  cộng tác với nxb tinh hoa, giám đốc
                                                                                               tăng duyệt  ( huế, 1948 )
                                                                                      

                                                vợ                  :        -   ly dị sau 30-4-1975

                            con                                   :       -    6

                            1952, 1956                    :         -   thiết lập chi nhánh tinh hoa miền Nam ,
                                                                                           làm giám đốc, kể từ 1956

                           học                                   :         -   học chữ hán với cụ phan bội châu,
                                                                                     học vĩ cầm với nhạc sĩ đặng thế phong,
                                                                                -   học  nhạc lý với nhạc sĩ nguyễn văn thương
                           tác phẩm                          ;        -   khoảng 50 ca khúc, nổi tiếng nhất là 
                                                                                      phận  nghèo & đập vỡ cây đàn ...

                                  -    sáng  tác chung vài ba ca khúc với các nhac sĩ:

                                                                                   phạm mạnh cương, lam phương,
                                                                                    văn phụng .
                            
                           định cư từ 1993              :          hợp chủng quốc hoa kỳ.
                           qua đời                              :          San Jose  ( USA)  ngày 8- 10- 2007.


                           ------------------
                              *  1925   :  theo báo Viet Mercury   
                                                  ( tài liệu tiểu sử viết theo  Wikipedia & báo Viet Mercury. 




                                                           -----------------------------------------------------------------------------

                                                                                                      tưởng nhớ

                                                                           Nhạc sĩ  LÊ  MỘNG BẢO 
                                                                                  [1923- 2007 (USA)

                                                                     Blog Virgil Gheorghiu ( 26 April 2020)

                                                  ------------------------------------------------------------------------

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ