THỨ NĂM, 30 THÁNG 10, 2014
dày vò, đeo đẳng thơ Ý Nhi suốt mấy chục năm rồi... / bài viết: Chu Văn Sơn
-- nguồn: <web vietvan.com>
d ày vò, đeo đẳng
thơ ý nhi
suốt mấy chục năm rồi ...
---------------
(*) - thêm vào, khi post trên blog Virgil Gheorghiu - Bt)
- tôi [Chu Văn Sơn] đã hình dung thơ là một thứ trái cây- lúc chín nhất lại mang vị chua xót...
- thế giới hình tượng thơ Ý Nhi tươi tắn, bóng cây thâm u, bóng mát cây sồi trầm tĩnh ...
- thế giới thi ca Ý Nhi, có lúc rơi vào hư không, có lúc rơi vào lòng mình, tiếng thở dài chìm trong lồng ngực:
- 'em thấy cơn mưa rắc hạt xuống sân/ nếu có hạt nẩy mầm/ sẽ có lá trong suốt....'
(ảnh: Nguyễn Quốc Thái)
(Lữ Quốc Văn chụp tại Chi nhánh Hội Nhà Văn tại Tp. HCM )
- linh mục văn sĩ Nguyễn Ngọc Lan [1930-- 2007) (*)
cắp nách tập bản thảo dịch thơ Ý Nhi ra Pháp ngữ
cắp nách tập bản thảo dịch thơ Ý Nhi ra Pháp ngữ
( ảnh chụp trên lề đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3, Tp.HCM)
- Hẹn Thắp Lên / Nguyễn Ngọc Lan (*)
- thủ bút cố linh mục-văn sĩ Nguyễn Ngọc Lan (*)
(... )
Dày vò đeo đẳng thơ Ý Nhi suốt mấy chục năm qua trên chăng đường thơ, là một nỗi khát khao thôi. Nỗi khát khao yên bình. Chẳng phải thế sao. Cứ lần bước theo bước chân mỏi mắt kiếm tìm nguồn nước, có thấy kẻ khát, vô tình, hay, hữu ý- đã rắc lại đó đây thứ ngôn từ đặc thù- khác nào một thứ lông ngỗng riêng đánh ấy đường mình qua các trang thơ. Chỗ này là yên tĩnh, yên hàn, yên lành, trong lành, chỗ kia là lắng yên, yên lặng, bình yên, thanh bình, trầm tĩnh.
Những ngôn từ vốn là chị em ruột rà với nhau. Baudelaire gọi những từ ấy ở thi sĩ là từ 'chìa khóa'. Nó biểu hiện nỗi ám ảnh biểu hiện mối ưu tư nhất cả nhà thơ. Nhà thi pháp Baudelaire gọi đó là hệ thống ngôn từ mang tính quan niệm. Dù gọi bằng tên gì, hệ thống ấy vẫn là những biến thể khác nhau, của cùng một ẩn ức, một nỗi khát yên bình thôi.
Qua các tập thơ của Ý Nhi, ta còn nhận ra: từ cơn khát ấy, theo những cách riêng nào đó. đã mọc lên cả một thế giới hình tượng tươi tắn, sum xuê, thế giới hình tượng tươi tắn, là bóng cây thâm u, là màu trời xanh nhẫn nại sau mây, là cái lặng mình của lòng sông, là chùm cau me đất, giữa độ đường, là bóng mát cây sồi trầm tĩnh bên hồ Thuyền quang, [còn tên gọi khác Thuyền Cuông] là Sông Trà, với doi cát vàng như tơ..., như một giấc mơ. Là Vườn, là Chùa, là Cơn mưa, là Biển lớn, là Mùa thu - Mùa thu ngủ yên giữa tàng lá thắm/ Gió trong xanh như nước chảy qua rừng.
Trong mỗi hình tượng kia đều âm vang một tiếng thì thầm. " Này hỡi Yên bình , ngươi ở đâu"? - có lẽ đó lá cái tiếng thì thầm như một điệp khúc khắc khoải của cái Tôi ấy. Nó vang vang ngâm ngàn qua tầng tầng hình tượng của thế giới thi ca Ý Nhi. Có lúc, nó rơi vào hư không thăm thẳm, chẳng một chút âm vang. Có lúc nó lại rơi chính lòng mình thành một tiếng thở dài chìm vào lồng ngực.
Tôi cứ nghĩ trong một lần nào đó : Ý Nhi đã lỡ tay đánh rơi mất sự 'yên bình' vô giá của mình. Mất đi vĩnh viễn. Nó rơi hút vào tuổi thơ típ tắp Hải Phòng, [sau hiệp định Genève, tập kết ra Bắc, gia đình ông Hoàng Châu Ký chuyển tới Hải Phòng đầu tiên] (*) hoặc, rớt xuống mặt đất đầy việc dữ, rồi cát bỏng đã lập tức làm cho hoàn toàn tiêu tan. Tuổi thơ đã mang đi, hay cái thời khắc nghiệt kia đã cướp mất, nó là tâm bệnh, hay là thời bệnh. Thật khó mà biết chắc. 'Cái- Tôi- Ý- Nhi' có diện mạo riêng là kẻ khát yên bình. Song đối với cái tôi ấy, là đường tìm kiếm sự yên bình. Càng bồn chồn càng khát yên bình. Chị hy vọng yên bình, vẫn chờ đâu đó ở cuối con đường. Chị Ý Nhi nâng niu mọi che chở, gom góp mọi bao dung, chắt chiu mỗi đọa đày. Với chị, đó là khoảnh khắc hạnh phúc có thực, dầu nó vô cùng hiếm hoi.
Những ngôn từ vốn là chị em ruột rà với nhau. Baudelaire gọi những từ ấy ở thi sĩ là từ 'chìa khóa'. Nó biểu hiện nỗi ám ảnh biểu hiện mối ưu tư nhất cả nhà thơ. Nhà thi pháp Baudelaire gọi đó là hệ thống ngôn từ mang tính quan niệm. Dù gọi bằng tên gì, hệ thống ấy vẫn là những biến thể khác nhau, của cùng một ẩn ức, một nỗi khát yên bình thôi.
Qua các tập thơ của Ý Nhi, ta còn nhận ra: từ cơn khát ấy, theo những cách riêng nào đó. đã mọc lên cả một thế giới hình tượng tươi tắn, sum xuê, thế giới hình tượng tươi tắn, là bóng cây thâm u, là màu trời xanh nhẫn nại sau mây, là cái lặng mình của lòng sông, là chùm cau me đất, giữa độ đường, là bóng mát cây sồi trầm tĩnh bên hồ Thuyền quang, [còn tên gọi khác Thuyền Cuông] là Sông Trà, với doi cát vàng như tơ..., như một giấc mơ. Là Vườn, là Chùa, là Cơn mưa, là Biển lớn, là Mùa thu - Mùa thu ngủ yên giữa tàng lá thắm/ Gió trong xanh như nước chảy qua rừng.
Trong mỗi hình tượng kia đều âm vang một tiếng thì thầm. " Này hỡi Yên bình , ngươi ở đâu"? - có lẽ đó lá cái tiếng thì thầm như một điệp khúc khắc khoải của cái Tôi ấy. Nó vang vang ngâm ngàn qua tầng tầng hình tượng của thế giới thi ca Ý Nhi. Có lúc, nó rơi vào hư không thăm thẳm, chẳng một chút âm vang. Có lúc nó lại rơi chính lòng mình thành một tiếng thở dài chìm vào lồng ngực.
Tôi cứ nghĩ trong một lần nào đó : Ý Nhi đã lỡ tay đánh rơi mất sự 'yên bình' vô giá của mình. Mất đi vĩnh viễn. Nó rơi hút vào tuổi thơ típ tắp Hải Phòng, [sau hiệp định Genève, tập kết ra Bắc, gia đình ông Hoàng Châu Ký chuyển tới Hải Phòng đầu tiên] (*) hoặc, rớt xuống mặt đất đầy việc dữ, rồi cát bỏng đã lập tức làm cho hoàn toàn tiêu tan. Tuổi thơ đã mang đi, hay cái thời khắc nghiệt kia đã cướp mất, nó là tâm bệnh, hay là thời bệnh. Thật khó mà biết chắc. 'Cái- Tôi- Ý- Nhi' có diện mạo riêng là kẻ khát yên bình. Song đối với cái tôi ấy, là đường tìm kiếm sự yên bình. Càng bồn chồn càng khát yên bình. Chị hy vọng yên bình, vẫn chờ đâu đó ở cuối con đường. Chị Ý Nhi nâng niu mọi che chở, gom góp mọi bao dung, chắt chiu mỗi đọa đày. Với chị, đó là khoảnh khắc hạnh phúc có thực, dầu nó vô cùng hiếm hoi.
-----------
(*) - Bt thêm.
- nhà văn "tài tử" Nguyễn Thanh Nhã
- Thế Phong
- tác giả Đặng Văn Nhâm (Đan Mạch)
- Lê Duyên
( cựu biên tập viên Nxb Văn Nghệ Tp. HCM) (*)
(ảnh : Nguyễn Thanh Nhã )
Với Ý Nhi, chính là lời nguyền cho nỗi yên bình. (...) Mà, sâu xa hơn, cơn khát kia, đã quyết định chuẩn mực hạnh phúc của người phụ nữ Ý Nhi... Tìm kiếm hạnh phúc cũng là kiếm tìm cái đẹp. (...) Tìm kiếm vườn trong phố. Hành hương đến những dòng sông và biển lớn. Đến với những Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều [Ôn Như Hầu] , những Nguyễn Minh Châu, Dương Bích Liên, Akhơmatôva,
Xvêatêa (...) - bởi họ là những nhân cách lớn, đều đã đắc đạo. Đắc đạo dường như là lý tưởng nhân văn của Ý Nhi. (...)
trái qua:
Ý Nhi -- cháu gáicủa Ý NhI - Thế Phong,
: nhà thơ Thảo Phương -- Thế Phong (*)
hàng 2 - ngồi :
- Ý Nhi -- nhà gia phả học Dã Lan-Nguyễn Đức Dụ
( ảnh: Lữ Quốc Văn )
- Thế Phong -- Lê Nguyễn Hương Trà.
trái qua, hàng trước:
Ý Nhi + Thảo Phương
( ảnh : Lữ Quốc Văn )
Lưu trọng Lư có lí ,khi cho rằng: nếu không có một lí tưởng nhân văn, thi sĩ chỉ là anh thợ văn. Quả thật, tư tưởng nhân văn mới là yếu tố quyết định nên khuôn mật tinh thần người nghệ sĩ. Mỗi thi sĩ chân chính đăng đàn là một tinh thần nhân văn nào đó cất tiếng. Nó dị ứng với một thứ phi-nhân-văn và đấu tranh cho khát vọng nhà văn của mình. (...) (*)
Trong một lần nào đó, viết về Ý Nhi, tôi [Chu văn Sơn] đã hình dung thơ chị là một thứ trái cấy: lúc chín nhất lại mang vị chua xót. Nó là một thứ trái đơm từ một loại cây lạ... Cây trước thềm xao xác giữa ngày yên. Lạ, hẳn vì cây vốn nẩy mầm từ một hạt lệ : mưa
Em thấy cơn mưa rắc hạt xuống sân
nếu hạt nẩy mầm
sẽ có lá trong suốt
Nếu cây đơm hoa
sẽ có cánh mềm trong suốt
Nếu hoa tụ quả...
thơ Ý NHI
***
Chu Văn Sơn
nguồn: < Trần Nhương .com>
----------
(*) (...) - tạm lược một số đoạn. Bt.)
----------
(*) (...) - tạm lược một số đoạn. Bt.)
- tựa chính bài viết: 'Mấy suy nghĩ về thơ Ý Nhi. - Gs Chu văn Sơn dạy môn Ngữ văn tại Đại Học Sư Phạm Hà Nội.
TIỂU SỬ, TÁC PHẨM Ý NHI (*)
-Tên thật Hoàng Thị Ý Nhi. Sinh ngày 18 tháng 9 năm 1944 tại thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- trưởng nữ của ông bà Hoàng Châu Ký, nhà nghiên cứu về tuồng.
t -heo gia đình tập kết ra Bắc năm 1955, học & trưởng thành ở miền Bắc.
- 1968 tốt nghiệp cử nhân văn học trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- kết hôn với giáo sư Nguyễn Lộc, nhà nghiên cưu văn học, đồng thời là 1 sáng lập viên Trường Đại học Văn Hiến ở Tp. HCM.
- 1985 : giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt nam, với thi phẩm 'Người đàn bà ngồi đan'.
- từng là biên tập viên nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội) , trưởng chi nhánh ở phía Nam, tại Tp. HCM.
- nghĩ hưu, sống với phu quân tại quận Gò Vấp.
-2 con trai đã trưởng thành :
- trưởng nam & vợ -- sống và làm việc ở Hà Nôi.
- thứ nam & vợ -- sống và làm việc ở Australia.
tác phẩm đã in:
- Nỗi nhớ còn đây
(thơ, in chung Lâm Thị Mỹ Dạ ( Hà nội, 1984)
- Đến với dòng sông
(thơ- Tác phẩm mới xuất bản, 1978)
- Cây trong phố chờ trăng
- Cây trong phố chờ trăng
(in chung Xuân Quỳnh- Nxb Hà nội, 1984)
- Người đàn bà ngồi đan (thơ- Tác phẩm mới xb, 1985)
- Mưa tuyết (thơ- Nxb Đà Nẵng, 1991)
- Gương mặt (thơ- Nxb Trẻ,Tp.HCM, 1991)
- Vườn ( thơ- Nxb Văn học, 1997)
- Thơ tuyển (Nxb Hội Nhà Văn Việt nam, 2000)
- Ý Nhi tuyển tập (Nxb Hội Nhà Văn Việt nam, 2001)
- Có gió chuông sẽ reo ( Nxb Trẻ/ Tp. HCM, 2014 )
- Người đàn bà ngồi đan (thơ- Tác phẩm mới xb, 1985)
- Mưa tuyết (thơ- Nxb Đà Nẵng, 1991)
- Gương mặt (thơ- Nxb Trẻ,Tp.HCM, 1991)
- Vườn ( thơ- Nxb Văn học, 1997)
- Thơ tuyển (Nxb Hội Nhà Văn Việt nam, 2000)
- Ý Nhi tuyển tập (Nxb Hội Nhà Văn Việt nam, 2001)
- Có gió chuông sẽ reo ( Nxb Trẻ/ Tp. HCM, 2014 )
WIKIPEDIA, 2014.
================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét