Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

bài đọc thêm (2) : " nhà văn MANG VIÊN LONG ; một thế hệ buồn "/ Ban Mai -- Virgil Gheoghiu ( 23/ 05/ 2015)

 

THỨ BẢY, 23 THÁNG 5, 2015

nhà văn Mang Viên Long : một thế hệ buồn /

 bài viết: Ban Mai ( Việt Nam)



     nhà văn  MANG VIÊN LONG:
              MỘT THẾ HỆ BUỒN

                     
                                     BAN MAI


                     [i.e. Nguyễn Thị Thanh Thúy 19 xx -   ]

                                   -  tốt nghiệp: thạc sĩ khoa học & xã hội
                               nhân văn .(ngành ngữ văn)
                       -    hiện làm việc  tại một trường Đại học
                           ở miền trung Trung Bộ. (Việt Nam)

                                           tác phẩm:

                          --  ký ức tháng 4 -- ước mơ --
                         --  trò chuyện cùng nhà văn thế phong ...

                                 ( T.VAN & BẠN HỮU / USA)




                        -  nhà văn Mang Viên Long [1944 -2020   ]
                                       (ảnh: Newvietart.com)

Lần đầu tiên tôi nghe tên ông -- là lúc nhà văn Nguyễn Mộng Giác về thăm quê nhà -- ông hỏi tôi có biết địa chỉ nhà văn Mang Viên Long,  nghe ông bấy giờ đang sống ở An nhơn- Bình Định.  Tôi là kẻ hậu sinh, ông thành danh, tôi chỉ là một đứa bé. Khi tôi lớn lên, ông đang sống trong im lặng; làm sao tôi biết được? 

Cái duyên gặp tình cờ, khi tôi và ông cùng viết cho tạp chí Quán Văn-- và thân tình từ đó.

Mang Viên Long là một người viết sớm, từ những năm còn đi học; đã có bài đăng trên tạp chí Văn, Bách Khoa, Khởi Hành, Ý Thức .. ( trước 3-4-1975.) Chỉ trong vòng 4 năm, từ 1960 đến 1972, ông đã cho xuất bản 5 đầu sách; gồm 4 tập truyện ngắn, 1 tùy bút. 

Cuốn truyện đầu tiên Trên đỉnh sa mù ra mắt năm 1969.
 Là một cây bút đang lên, ông đột ngột ngưng viết, khi thấy thời cuộc đổi thay --và cho đến hơn 20 năm sau , mới viết lại -- với độ sung sức đáng kinh ngạc.

Bắt đầu năm 2003, ông xuất hiện với tập Biển của 2 người; và trong vòng 10 năm, ông cho ra đời 16 tập : truyện ngắn, phê bình, tạp bút.  Những năm gần đây, trung bình hàng năm, ông cho xuất bản 2, 3 đầu sách.  Có lẽ 30 năm im lặng, chiêm nghiệm cuộc đời; những ẩn ức giấu kín được dịp tuôn trào, ông viết không ngưng nghỉ.

Mang Viên Long là một nhà văn trung thành với lối viết cổ điển, thiên về hiện thực. Thời gian trong truyện của ông  những miền quê nghèo khó, trên giải đất miền trung Trung bộ.  Với giọng văn mộc mạc, bình dị; nhà văn kể về những cuộc đời bé mọn của kiếp người.  Đặc biệt hệ lụy của chiến tranh bàng bạc trong từng phận người; chúng ta có thể tìm thấy trong Nỗi khổ không rời --Hai trường hợp một cuộc tình -- Trên đỉnh tháp chuông --Một ngày trước Giáng sinh ... ; hoặc, những chuyện tình luôn có kết tan vỡ , như trong Bóng mây ngày cũ -- Quán Café Tulipe ; hay tìm lại một thời gian đã qua trong Ngôi nhà mùa hè . (...)

----------

(...) - tạm lược một đoạn dài-- tác giả phân tích nội dung một số truyện ngắn của Mang Viên Long - Bt.)



Trong tạp bút Nhớ lại một câu hỏi, Mang Viên Long từng viết,

" Bạn bè thấy tôi hành nghề sửa khóa, làm chìa; ở góc phố chợ ; lấy làm ái ngại cho tôi.  Họ không thể ngờ một nhà giáo, nhà văn như tôi lại rơi vào một hoàn cản như vậy. Thật ra, tôi chưa bao giờ 'khổ', như lời chia sẻ của các bạn vội vã nghĩ điều gì; rồi cũng có thể xảy ra cho chúng ta.  Cứ an vui và kiên nhẫn đón nhận mọi sự biến đổi của cõi tạm để có niềm hy vọng mà sống tiếp ..."

Thế hệ của Mang Viên Long là một thế hệ buồn, đi qua mọi thăng trầm của lịch sử, thấm thía nổi đau nhân tình thế thái:

      Thế hệ tôi cơm áo gạo tiền níu chân sát đất
             Cuộc sống bon chen
             Tay trần níu chặt
       Bàn chân trên không dám bước hiên ngang
    Thế hễ tôi, nhận quá nhiều những di sản 
                                             hoang mang
              Đâu  là tự do, đâu là lý tưởng
               ....................................

               Trăm năm sau lịch sử sẽ ghi lại vài dòng                                                               vắn tắt
      Có một thế hệ buồn, đã nhạt nhòa đi qua ...

          (THÉ HỆ TÔI THẾ HỆ BUỒN/ thơ MANG VIÊN LONG)

Sống một cuộc đời nhiều đau khổ, gian truân; nhưng nhà văn Mang Viên Long không hận đời, hận người. 

Tóm lại, ông là một người luôn yêu đời, yêu người.  Biết rõ cuộc đời là 'bào ảnh huyễn mộng' ; và để chế ngự được sự 'vô thường' bất hạnh kia, ông luôn vui sống, chấp nhận, đầy tình thương. 

 Gặp ông, là thấy nụ cười hiền hậu nở trên môi, với một thái độ khiêm cung, của một người hiểu đời, hiểu mình. Nhà văn [Mang Viên Long] luôn sống với tư thế :  
           
        " Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
        Cho ta thêm một ngày nữa để Yêu Thương "

      (thơ KHAHIL GIBRAN / Nguyễn Nhật Ánh dịch
                    ( Ban Mai chú thích.)

dù thế hệ ông là một thế hệ buồn.

    QUY NHƠN , 12- 5- 2015
    BAN MAI

    (trích từ <Newvietart.com /France)



                     -  luận án tốt nghiệp Nguyễn Thị Thánh Thúy -
                     Nxb Lao động (Hà nội) + Văn Mới (Hoa Kỳ)
                       in thành sách dưới bút danh Ban Mai
                                          ( Internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét