Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

bài đọc thêm (14) ( về nhà văn Lê Văn Nghĩa) " nhật ký cuối năm ở Sài gỏn .../ thế phong " - Virgil Gheorghiu (29/ 12/ 2019)

 

CHỦ NHẬT, 29 THÁNG 12, 2019

nhật ký cuối năm ở Sài gon ... / thế phong -- (bài mới)

nhật ký cuối năm ở Sài gòn của ... 
thế 
phong
THẾ PHONG




thứ 7,  28 December, 2019


- Nhà văn 712  (*) hẹn ăn sáng ở 45 Lê Quý Đôn (quận 3/ Tp. HCM) vào lúc 8 giờ sáng.

 Dựng xe Honda vao lề quán, một tay bảo vệ hỏi ngay: 

- năm nay chú bao nhiêu, 70 chưa ?
-  70 thì đã qua rồi, 17 năm  .
- 87 sao, già còn phong đ quá vậy ? -- lời nói tay bảo vệ .
- ơn của Thượng Đế ban cho đấy -- tôi trả lời.
---------
(*) - ám chỉ nhà văn Lê Văn Nghĩa,  số điện thọai cuối  712) 


vào quán , một nữ tiếp viên hỏi:
- chú đi mấy người?
- , 3, 4 gì đó.
- mời chú ngồi bàn này -- tiếp theo, cô  ban ' nụ cười promotion rất ngọt ngào.



                                                             
 Nhà văn 712 tới đầu tiên,ngồi xuống ghế, mở túi xách lầy 2 cuốn, đẩy sang phía tôi,  kèm theo bút bi.  
 Đó là 2 cuốn Khu Rác Ngoại Thành/ The Rubbish Tip Outside the City & Other Stories (bilingual) và Hà Nội 40 năm xa,  xuất bản ở Sài gòn vào năm 2006.   Chữ ký + ngày, tháng, năm , kèm đôi dòng;
  " tặng nhà văn  Lê Văn Nghĩa,  một chữ ký". 

-bật nhớ ngay vào cuối tháng 11, một nữ độc giả đã tới trước nhà tôi, còn hỏi cô giáo hàng xóm: " làm ơn chi tôi nhà ông Thế Phong". Khách trạc tuồi trên dưới 30, thân hình tầm cỡ, ăn nói mạnh dạn :
 " chú là nhà văn Thế Phong  phải không? Cháu đến xin chữ ký." 

-vào phòng khách, cô đưa cuốn sách dày cộm, do Quốc Vụ Khanh Sài Gòn xuất bản trước 1975 , nói về các hiệp hội văn hoá, văn nghệ, tiểu sử các nhà văn, thơ . Cô giở tới trang tiểu sử của Đỗ Mạnh Tường, rồi lên tiếng: 

-  mọi người đều in ảnh, sao chú lại không có ? Chú ký vào đây cho cháu .

- lúc đó tôi là airman Không lực Việt Nam Cộng Hòa , có nhận được thư ban Biên tập sách thuộc Quốc Vụ Khanh phỏng vấn & chân dung ảnh. Tôi không phúc đáp , nhưng khi sách ra vẫn thấy tiểu sử của tôi (tư liệu của Cao Thế Dung, chỗ in chân dung ảnh là khung để trống). Có điều buồn cười, một bút hiệu khác Đường Bá Bổn, in sai thành Đường BÉ Bổn-- và tất cả văn nghệ sĩ  đều có chân dung ảnh, trừ 2 người trong Không Quân là Cung Trầm Tưởng và tôi.  Khi Cung Trầm Tưởng hỏi : 
" hình như chỉ có 2 thằng không có ảnh, là tao và mày thôi." -- " đúng vậy, vì tao không trả lời thư phỏng vấn của Phủ Quốc Vụ Khanh"- tôi trả lời.  

- chú biết cuốn này cháu mua bao nhiêu không? (tôi lắc đầu, cô tiếp)  - 700 ngàn đấy, chú ! 

- xin lỗi cô, vậy cô là nhà sưu tập sách in ở Sài Gòn trước 1975, và cô có thể cho tôi biết phương danh không nhỉ?

- cháu là Tiêu Diêu, cảm ơn chú đã cho chữ ký. Kính chào chú, cô, cháu ra về. 




trở lại vơi câu chuyện của nhà văn 712:

-  chú là người đề tựa thơ đầu tay , lại rất ưu ái Du Tử Lê, và dẫn anh ta  giới thiệu với Đinh Hùng --  và, sau 75, rất nhiều lần Du Tử Lê về Sài Gòn, có lần nào đến thăm chú không?

- không, tôi trả lời .

- tiện thể,  có một chi tiết rất vui về cuốn Năm sắc diện, năm định mệnh , Du Tử Lê viết về 5 người, trong đó có tôi. Khi tôi lên Đà Lạt cưới vợ (30 / 1/ 1966)  đem theo cuốn sách ấy,  Cô ruột tôi, bà Đỗ Thị Thảo tình cờ đọc được cuốn sách này, trong đó một câu:

" Thế Phong vốn tứ cố vô thân, sống và học hành ở Hà Nội  từ năm 1950 đến 1954  "

-- cô tôi giận dữ vì câu viết của Du Tử Lê , bỏ về Sài Gòn ngay, không đứng chủ hôn cho đám cưới cháu ruột nữa.(bởi vì bà cô đã nuôi cơm áo, chu cấp tiền học  cho cháu  2 năm : 1952- 54). Cũng may , bố mẹ vợ tôi vẫn cho phép đám cưới tiến hành -- thế vì bà cô làm  chủ hôn --  thì người anh nuôi cơm áo tôi ở Ngã 4 Bẩy Hiền  từ mấy năm nay  để tôi  ra thư viện đọc sách+ viết  lách. Công ơn này do Cao Thế Dung giới thiệu , từ khi anh Phạm Quang Huyến còn ở xóm đạo Tân Chí Linh, chưa chưa đổi về Ngã 4 Bảy Hiền. 

- chú có thể kể thêm về thân thế DTL không? -  lời nhà văn 712 .

- thân thế  chàng này khá lạ kỳ. Xuất thân Sĩ quan Bảo An, không  phải  sĩ quan tốt nghiệp các trường Võ khoa. Ở Hà nội trước 1954, có Bảo Chính đoàn, Bảo An, lực lượng quân sự do  thiếu tướng Nguyễn Văn Vận, tư lệnh Quân khu 3 tuyển dụng.   Lê Cự Phách thi vào Bảo An dễ dàng, vì nếu thi vào các trường Võ Khoa thì hơi khó , bởi bàn tay cái  có 6 ngón , thân hình èo uột.  Tốt nghiệp thiếu uý ít lâu,  sau  chuyển vào Nam theo đợt di cư, làm dưới quyền trung uý Bảo An  Đặng Trần Huân ở Trại Trần Nguyên Hãn ( Chợ Lớn).

-  tôi đến thăm Đặng Trần Huân nhà báo viết cho Bách Khoa ;  thì gặp Lê Cự Phách ( tên thật của Du Tử Lê)  lần đầu tiên. 

-rồi tới 1965, tôi ra Nhà in Nguyễn Trọng ở gần  Lăng Ông / Bà Chiểu, thì gặp lại Trần Tuấn Kiệt đến  in sách ở đây -- bởi nhà in Nguyễn Trọng đối với văn nghệ sĩ rất tốt , có thể chịu tiền in ấn, trả sau --  với giá ' rất phải chăng'. Anh Kiệt  rút trong túi quần, đưa tôi  bản thảo tập thơ đầu tay  Du Tử Lê,  kèm lời mạ kền :" ông đọc, thấy được viết cho nó bài Tựa".  Tôi viết Tựa  bằng 2 câu thơ ; và nảy ra một ý nghĩ trong đầu; cứ đưa cho Hồ Nam- Vương Tân đang phụ trách Trang Văn Nghệ nhật báo Quyết Tiến, nếu anh ta bằng lòng viết Bạt , thì chắc chắn tập thơ sẽ được nhiều độc giả  biết tới.

Hồ Nam- Vương Tân nói ngay: " mày viết Tựa thì tao  bằng lòng viết Bạt-- rôi tôi đưa Du Tử Lê đến giới thiệu với Đinh Hùng, lập tức một chương trình giới thiệu thơ Du Tử Lê  trên Tao Đàn của Đài Phát thanh Sài Gòn .  Tiếp theo, Du Tử Lê viết Năm sác diện năm định mệnh, nói về Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Kiều Ngân, Đinh Hùng và Thế Phong.
 (đến nay, 1/ 2020 trong số 5 tên kia,+  Du Tử Lê; thì chỉ còn một  TP . ). 

-sách được in ở nhà in Văn Đàn, do tác giả bỏ tin,  in đẹp, phát hành rộng rãi, báo chí nối đuôi giới thiệu, đưa Du Tử Lê lện tận mây xanh.  Sau đó, chàng thiếu uý Bảo An được đưa về làm thư ký toà soạn tạp chí Tiền Phong ( báo dành riêng cho sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa /  ghi rõ trên manchette). Danh tiếng thi sĩ Du Tử Lê bốc lên như diều , đại uý Lê Cự Phách có chỗ đứng vững chãi trong  Cục Tâm Lý Chiến, 2 bis đường Hồng Thập Tự. 

- ngày 30/ 4 1975 Việt Nam Cộng Hòa bị xoá tên, đại uý Lê Cự Phách là một trong những người tị nạn thoát khỏi Sài gòn  sớm nhất, sang tị nạn ở Hoa Kỳ. 
 Những thi phẩm của Du Tử Lê nối đuôi nhau xuất bản, thơ được một số Trường Đại Học Hoa Kỳ  đưa vào bình giảng, danh tiếng vút cao trên bầu trời văn chương  hải ngoại --  tới ngày giã từ đời ( 7/ 10/ 2019) Du Tử Lê được  tụng ca như" một ngôi sao thi ca chói sáng rực rỡ trên bầu trời văn chương hải ngoại ". 

tới đây, câu chuyện ngưng lại thôi -- nhà văn 712 lên tiếng:

ông nguyên chủ nhiệm nguyệt san Văn học đã tới rồi.

- một " khứa lão'  báo chí văn chương ' "  vẫn đi từng bước, bước vẫn mạnh hiện ra trước quán 45. Đầu đội mũ bê- rê xám, áo jacket xám , túi thêu U.S ARMY, vai đeo túi xách .  Tôi nói đùa: " tay này  được coi như số 1, khi nói về cuộc đời hoạt động chính trị của "ông trùm mật thám chế độ Ngô Đình Diệm "--  có lúc ' bốc phét quá đáng', nhưng không thể  tìm đâu ra luận chứng để phản bác -- vì  chàng ta rất nhiều tư liệu " mật" về gia đình họ Ngô, từ Đức cha Ngô Đình Thục, Tổng thống Ngô Đình Diệm , cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu &  Đệ Nhất Phu nhân Trần Lệ Xuân + cậu Út, lãnh chúa miền Trung, Ngô Đình Cẩn.  Khứa  lão báo chí văn chương cũng từng bị  báo chí Sài Gòn chỉ mặt điểm danh " bưng nguyên con  cuốn sách của Cao Thế Dung & Trần Kim Tuyến, qua bút danh Quốc Đại , bán  đứt 10 triệu đồng cho Nhà sách Thăng Long -   chuyện"đạo sách, chép văn, thay tên , đổi họ "cũng qua đi,  rơi vào quên lãng "-- và, một Phan Kim Thịnh [ 1936-    ] tuyên bố  hùng hồn :

   " ...  có thằng nào được trả bản quyền cao nhất nước không? chỉ một Phan Kim Thịnh - thôi -- và , nay mai  Phan Kim Thịnh  sẽ  cho ra mắt:  

" Dương Văn Minh, tay cầm cờ trắng, đón Bắc quân hiên ngang chiếm thủ đô Sài Gòn -- và  Việt Nam Cộng Hòa thì  tan hàng rã đám vào 30/ 4/ 75 --  có 2, 3  tên biết tin này,  đòi mua, trả bản quyền tác giả lên tới con số ngất ngưởng:  200 triệu  VND..."  




                                             ***
  

- Một bữa sáng ở quán có chỗ ngồi thoáng mát,  cảnh quan đẹp-- nhưng món ăn không my hợp khẩu vị tôi -- tô " mì cật"  được bưng ra,  lèo tèo 1, 2 miếng cật, miếng gan èo uột, nước giùng kém ngọt , mì thì nhiều -- tôi và Phan Kim Thịnh xẻ những lát mì vàng sang tô  của  nhà văn 712.    Lướt mắt qua bill, một tô mì ở đây, tôi có thể ăn
" gần được 2 tô mì cật  ngon lành ở tiệm mì đầu đường Vạn Kiếp / quận Bình Thạnh. "

- còn  tôi , thi   ngậm lời cảm ơn  nhà văn 712 rút tờ giấy bạc  500.000
 VN D , rất vui vẻ "đãi bữa ăn sáng ở quán 45 ,
  hinh như đã là lần thứ 2."   ./.


 t.p
 Sài Gòn , 30 December, 2019. 

================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét