Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

bài đọc thêm : " tưởng nhớ nhà văn HUY TRÂM qua đời (20/ 12/ 2017 ) " / Đinh Bạch Dân -- Virgil Gheorghiu ( 20/ 12/ 2017)

 

THỨ TƯ, 20 THÁNG 12, 2017

' tưởng nhớ nhà văn HUY TRÂM  qua đời ngày 20/ 12/ 1017 -- mời đọc một bài viết " [nhạc sĩ] LÊ BÌNH & ĐƯỜNG LÊN SƠN CƯỚC của HUY TRÂM -- blog Thế Phong

THỨ TƯ, 25 THÁNG 5, 2016

"đường lên núi rừng sao hãi hùng!" ấy là lúc tôi nhớ tới nhạc sĩ lê bình / bài viết: đinh bạch dân

"đường lên núi rừng sao hãi hùng!"  ấy là ...
bài mới viết : đinh bạch dân

                                   
          đưng lên núi  rng sahãi hùng!
            " y là lúc tôi nhớ ti nhc sĩ lê bình" (lời TP)


                                                                     đinh bạch dân

                                   -     nhạc sĩ lê bình   [i.e. lê văn bình 1927- 1999 (?)

                                                                   (ảnh: nguyễn linh/  chụp ở  một quán cà phê ở saigon,
                                                                    khoảng chừng năm 1998)


                                              nhạc sĩ lê bình thời trẻ
                                         (courtesy photo of cothommagazine)


24.5- 2016: -   Sáng dậy mở computer, hiện lên hàng chữ  ...'no Internet connection' -- restart 3 ,4 lần, đều hiện lên dòng chữ ấy. Bực mình thật rồi, hôm nay, ngài tổng thống Hợp chủng quốc tới Saigon; muốn xem hình ảnh, tin tức; mà, computer lại bất khả dụng .

 Gọi 1900 1878, nghe giọng nói, 'quý vị phải trả 1000 đồng/ cuộc -- ở tp. HCM bấm phím số 1' -- gọi tới lần thứ 3, chẳng thấy thợ tới sửa. Cách đây mấy ngày, computer cũng gặp 'sự cố' tương tự, tôi gọi lần 2 vào lúc 15 giờ'; thì sau 30 phút, thợ đã tới.  Sửa xong, anh nói," chú là nhà văn phải không " -- "  làm sao biết?" - tôi trả lời.

lần này,  ngồi ở nhà không dám đi đâu; chỉ để chờ thợ, vẫn không thấy tới . Nhìn đồng hồ 3 giờ chiều,  bốc máy gọi lần nữa, " trong ngày  thợ sẽ tới, chú cảm phiền đợi nhé "-- bực mình, tôi hỏi,
" trong ngày, quý vị tính đên mấy giờ chiều?" -- 6 giờ, chú ạ"-  lời cô điện thoại viên SCTV.

7 giờ kém 15, bữa nay vợ tôi nhắc, " ... ông ở nhà coi phim " Hãy nắm lấy tay anh"  đi, tôi đi xe ôm tới hội thánh Thị Nghè vậy."  Gật đầu, xem tiếp kênh VTV9 đang phát hình ảnh tổng thống Obama;  để đợi đến 19 giờ xem phim Hàn quốc; hồi gay cấn, nhân vật nữ đóng vai phản diện vào tù, lại ra tù ; lần này bị công tố viên xích tay, đưa ra xe Police;  các phóng viên ào tới tranh nhau chụp ảnh, dân chúng ném trứng thối tới tấp ... -- thì,  có ai bấm chuông, hỏi ai? đó là ' thợ Internet tới sửa máy...'

vẫn chàng thợ máy vui tính mấy lần trước,  lần này phía sau xe gắn máy, cột cái thang inox to đùng xếp lại ,

" bữa nay kẹt xe quá trời, đi đường nào cũng bị cấm; mà, ông Obama được rất đông dân Saigon chờ tiếp đón từ sáng tinh mơ, để mong được thấy tận mặt ông tổng thống Hoa Kỳ;hình như ông này chỉ còn ngồi trên ghế khoảng 7 tháng nữa -- chú thông cảm sự chậm trễ, nghe..."

như lần trước, thao tác vài phút; máy lại chạy tốt, rồi tất tả ra về; còn kéo cửa sắt giùm tôi, anh nói,

  " tôi mới sửa máy ở nhà số 31, 33 gì đó; hẻm này chỉ có 2 nhà dùng 'computer'--  họ cho biết nhà kia là nhà văn' ." --" cảm ơn anh, chờ trọn 1 ngày sốt ruột quá, tính ngày mai sẽ tới Công Ty, xin hủy hợp đồng với SCTV thôi. "-- cười cười, tôi nói vậy.


                                                                         ***

Suốt một ngày , không thể sử dụng computer lẫn Ipad, tôi lục lọi đống sách, mang ra xem vài tác phẩm của nhạc sĩ Lê Bình: bản thảo là  2 tập thơ+  bản phô-tô ca khúc Đường lên sơn cước + thư viết tay ; đâu đó từ năm 1998.

 vậy là, nhạc sĩ đã qua đời gần 20 năm; mỗi lần đi qua đường Nguyễn văn Giai , phường. Dakao; nhà cũ cũa 'ổng',  tiệm sửa xe máy thuê ở phòng ngoài, vẫn đông khách sửa. Ngậm ngùi vẩn vơ nghĩ, con cái 'ổng', chắc chẳng có cậu, cô nào, thèm để ý đến 2 tập bản thảo thơ (tập 1: 'Chiếc thuyền mành', tập 2:' Hoa cuối mùa') -- như lời người cha ' thay lời phi lộ --viết cho các con',

" Để kỷ niệm 70 năm, ngày sanh 19-7-1927, Ba đã soạn chép, để hoàn tất 2 tập thơ 'Chiếc thuyền mành' và' Hoa cuối mùa'. Đây là sản phẩm văn chương trên đường sự nghiệp của Ba, các con hãy giữ kỹ để làm vật gia bảo.  Đả gọi là gia bảo; thì, nó chỉ quý báu trong gia đình ta, chớ không có giá trị gì đối với xã hội . Các con muốn phổ biến 2 tập thơ 'nầy' (sic) ra ngoài đời là điều rất khó; vì thời kỳ thích hợp với nó đã qua rồi! Miền Nam đổi đời,2 thế hệ khác nhau đã làm thay đổi quan niệm sống. Văn chương chữ nghĩa cũng phải thay đổi theo trào lưu hiện thời. Lớp trẻ ngày nay được đào tạo theo chương trình giáo dục của miền Bắc; ngôn ngữ miền Nam ngày một mất đi, vì bị gạt ra ngoài.  Do đó, những gì thuộc thế hệ cũ đã lui về quá khứ, đang chỉ còn là bóng mờ trong lớp bụi thời gian; và sẽ bị xó tan trên đường hao dĩ vãng .

                          ( Thay lời phi lộ' -- thư đề ngày 19 tháng 7 năm 1997, ký tên Lê Bình. )


  
                                                        -    bản thảo ' chiếc thuyền mành / lê bình
                                                     tập 1: sáng tác từ 1938 đến 1974)


                                                                                         hoa cuối mùa (tập 2) ký tặng: 
                                       "  ... thi sĩ thế phong để kỷ niệm tình bạn già" 
                                                                                ( nhạc sĩ Lê Bình)

                                                                       bìa 1' đường lên sơn cước/ lê bình
                                                              ( họa sĩ duy liêm vẽ)



                                                     (ca khúc  (Tinh Hoa Miền Nam/ 1955)
                                              ( Huế /Việtnam)
     
                                                     trái qua:

                                                   Thế Phong + Ngọc (bạn của Nguyễn Linh)
                                               + Nguyễn Linh  (anh ruột nhà văn  Hoàng Khởi Phong) 

                                                      (ảnh chụp ở Saigon, tháng 4/1993)

Nhớ lại , anh Nguyễn Linh [1933-     ] cựu giáo chức thời cũ ; một lần hỏi tôi, " anh quen biện lý thi nhân Huy Trâm hiện ở Mỹ, vậy anh có biết tác giả ca khúc 'Đường lên sơn cước'  là bạn thân Huy Trâm không? "-- " 'Đường lên  sơn cước" mở đầu lời ca 'đường lên núi rừng sao hãi hùng'... tôi rất ưa nghe  ca khúc này từ xưa; như nghe Sơn nữ ca/ Trần  Hoàn; vậy tác giả còn sống ở Saigon, sao? "-- tôi trả lời
.
rồi anh Nguyễn Linh dắt tôi tới thăm nhạc sĩ Lê Bình.


                                                                      ***

 Nhạc sĩ Lê Bình chuyển tôi bài báo 'Lê Bình & Đường lên sơn cước'/ Huy Trâm , tôi cho đăng trọn  dưới đây. * (NGÀY MAI Magazine,  tam cá nguyệt -- số 147--tr. 34/ chủ bút Trần Vũ,  phát hành ở Midway/ USA). 



                                        lê bình & đường lên sơn cước
                                                            huy trâm


"...Một nhạc phẩm xuất sắc; hoặc, hơn thế nữa, đáng gọi là tuyệt tác, nếu đem ra phân tích, phải mang nhiều nét độc đáo.  Nhưng tựu chung, những nét độc đáo ấy vẫn quay về 2 điểm, bằng hồn nhạc + kỹ thuật sáng tác  Sự rung động nhạc sĩ từ nội tâm, hay ngoại cảnh; đã tạo ra giai điệu nghe êm ái, lạ tai, làm người nghe thấy hay. Còn kỹ thuật sáng tác, chính là  cách viết; tìm cấu trúc cho giai điệu, để dòng nhạc đáp ứng đươc với hồn nhạc đã được ấp ủ; cho dù nó ra sao, mênh mông, bát ngát, luyến tiếc, ngậm ngùi, 100 bài, 100 vẻ. 

 Người yêu nhạc bao giờ cũng thu âm trước, rồi sau mới phân tích.  Ví dụ bài 'Étude số 2' của F. Chopin; mà ta quen gọi là bài 'Tristesse' (Sầu); khắp nơi trên thế giới, không ai dám bảo là không tuyệt vời.  Nó mô tả nỗi buồn cứ từ dâng từ chỗ ngậm ngùi lên đến chỗ ray rứt như xé lòng; là lúc nỗi buồn đã lên tới cao độ.

Nếu đem phân tích ra, ta thấy ở 2 câu nhạc đầu, Chopin đã viết những nốt nhạc bán cung ( )(sic) đặt sát nó ngay nhau. Dòng nhạc, do đó vẽ ra cái buồn thấm vào tâm hồn nhạc sĩ, rồi nhỏ nhẹ loang xa.

Trong sáng tác nhạc, người ta đề cao những nét tượng thanh (nghe nhạc mường tượng ra cảnh), tượng hình (gợi ra hình ảnh trong nốt nhạc); chẳng hạn như bài 'Giọt mưa thu'/ Đặng thế Phong, nghe có cảm giác như từng đợt mưa ngâu, đang thánh thót rơi ngoài trời; bài 'Chiều về trên sông'/ Phạm Duy gợi ra được hình ảnh dòng Cửu long mênh mông đang cuộn trôi trong ánh chiều tà, có đoạn nghe rõ ràng thấy tiếng sóng nước rạt rào. Riêng nhạc 'tượng hình'; khó viết hơn, bởi qua nét nhạc, phải vẽ ra được hình ảnh. Người thẩm âm, với cảm quan bén nhậy, hình dung ra dễ dàng điều  nhạc sĩ muốn diễn tả.   Đây là trường hợp 'Hòn vọng phủ ' của Lê Thương, còn được gọi là' người chinh phu về'.  Chúng ta hãy ôn lại' Đường chiều mịt mù gió bay bóng ngựa phi'-- và, thấy hiện ra bóng ngựa đáng bay trong gió rộn ràng. Một bài nữa, cũng tiêu biểu  cho nhạc' tượng hình' ;là bài 'Lục quân Việt nam', với cách ngắt, nhịp thật hùng hồn (mi mi -- rê rê rê --fa fa fa --lá lá lá -- sol sol sol --
 sí sí sí ) làm như đàon chiến xa đang hùng dũng tiến lên.

Trong kho tàng nhạc mới Việt nam, có một bài nổi tiếng về 'tượng hình' + 'giai điệu' khá đặc biệt, ra đời cách đây 40 năm ở miền Nam -- mà nhiều người trong chúng ta đều biết, đó là nhạc phẩm 'Đường lên sơn cước' / Lê Bình.  Ông đã sáng tác bài này vào 1955; khi đáp xe từ Sàigòn lên Banmêthuột; đường đi cứ lên cao dần; hiện ra những khoảng rừng; những bóng núi sừng sững; lòng người nhạc sĩ đang ngổn ngang trăm mối, gặp cảnh kỳ vĩ thiên nhiên; ông vội ghi lại những âm thanh dấy lên từ tiềm thức.  Nét nổi bật của nhạc phẩm là: một mặt phác họa được con đường thiên lý, gập ghềnh, với đồi núi âm u -- một mặt đưa ra được cảnh buồn hiu hắt vào cảnh hùng vĩ.  Cái khó nằm ở chỗ đó; điều này nâng giá trị bài 'Đường lên sơn cước'.

Hiện nay đã sang tuổi thất tuần, nhạc sĩ Lê Bình đang sống trong khu phố Đakao, Sàigòn.  
Chiều chiều, trong lúc phố xá sầm uất đang rộn lên, nào là tiếng xe cộ, tiếng hàng quán huyên náo; ông ngồi trên gác nhỏ [ thực tế,  tôi nhìn thấy nhạc sĩ  nằm ở một giường nhỏ, sau phòng cho thuê sửa xe gắn máy -- Bt]ngó ra những mái nhò trùng điệp, cùng áng mây chiều; ông đọc sách, trầm ngâm; lâu lâu lại dạo đàn; để nhớ bạn bè. Các bạn đồng lứa đã ra đi gần hết:  Lâm Tuyền , Y Vân, Hoàng Bửu, Trúc Phương ...

Ngoài' Đường lên sơn cước', ông còn một tác phẩm khá nổi tiếng, đó là bài 'An phú đông'(1948). Các ca khúc khác của nhạc sĩ Lê Bình: 'Xóm buôn hương' (1949), 'Mưa cuối mùa' (1960),'Thuyền về bên xưa' (1959), 'Mưa cuối mùa' (1960), 'Thuyền về bến xưa' (1959), 'Saigon vào hạ (1957),'Ai về Bến cát', 'Sầu gieo cung oán', Tâm sự người về', 'Tiếng hát chiều thu', 'Kiếp chim non' . v.v. .., (tổng số 40 bài, đủ thể loai).      ./.


  HUY TRÂM


----------


(*)  tên thật Nguyễn hồng Nhuận TAM, sính 1936.[ viết tên TAM chữ hoa, hình như, anh không thích tên TAM cha mẹ đặt , rồi tự nhận tên khai sinh là Nguyễn Hồng Nhuận TÂM) .Từng học trung học Quốc Học Huế, đại học Luật Saigon, cùng lớp ở Huế + Saigon,  với thẩm phán Đào Minh Lượng (1936- san diego 2015).  Huy Trâm là thứ nam của  thẩm phán Nguyễn Mạnh Nhụ  (chết trong Trại  Học tập Cải tạo) , cháu nội  ông Bảng Mộng.  Tác giả nhiều văn, thi phẩm [gần 30 tựa,chính xác 28 tựa in ở trong nước + ngoài nước ], được giải thưởng văn chương toàn quốc .( thời tổng thống Ngô Đình Diệm) . Khi làm biện lý ở toà án Saigon, ông đưa nhạc sĩ Y Vân vào tòa án,  làm ' tài xế riêng' ( thoát tuổi quân dịch)cũng từng tham gia   xử vụ án vụ' đạo văn' , nhà biên khảo Thanh Lãng kiện một số tay ' lái buôn văn nghệ' của nhà phát hành Sống Mới, 'đua đòi' viết sách phê bình văn học.

-  gặp nhau trên bình diện văn học miền Nam; hóa ra, Huy Trâm là tay học sinh lớp đệ lục (bây giờ:  lớp 7) trường Trung học chuyên khoa Phan Đình Phùng, tọa lạc 40-42  Nguyễn thái Học, Hà nội (hiệu trư
ng: Bùi Quang Tời) -- thì; khoảng năm 1950, tôi là học sinh lưu trú Ký túc xá Phan Đình Phùng -- và sau, biết [ Nguyễn Hồng Nhuận TAM] là thứ nam của thẩm phán Nguyễn Mạnh Nhụ, giám đốc sở Báo chí Bộ Thông tin + Tuyên truyền dưới thời tổng trưởng Phạm Xuân Thái .(nội các thủ tướng Ngô Đình Diệm) -- và  khi ấy, tôi là tùy viên báo chí Tổng trưởng.

hình như cựu biện lý Nguyễn Hồng Nhuận TAM (Huy Trâm) + cựu thẩm phán Đào minh Lượng, đều đi học tập cải tạo, sau ngày 30/4/ 75; sau đó kẻ vượt biên (Lượng) kẻ được đi định cư ở Huê Kỳ.  (Tam) (Bt)



                   Đào Minh Lượng tác giả THE CASE ký bút danh LUONG MINH DAO (bên  phải)

                                            ( bản  anh ngữ  đã post trên blog THEPHONG'S POEMS )
                  chụp chung với nhà báo NGUYỄN  MẠNH CƯỜNG . (hiện ở Bolsa/ California.)

                                            (ảnh :  Nguyễn Mạnh Cường cung cấp.)

Thật cảm động , sau  lần tôi rủ  nhạc sĩ Lê Bình đi uống cà- phê bụi, ở hẻm 47 Duy Tân (nay, Phạm ngọc Thạch, quận 3), anh tặng tôi 2 tập bản thảo +  bản sao ca khúc 'Đường lên sơn cước' + thư viết tay.
Tôi chép lại lá thư tay của anh :


                             DaKao, ngày 20-10-98

                          Kính gởi nhà văn kiêm thi sĩ Thế Phong,

Chúng ta cùng yêu thơ và đã làm thơ, nhưng thơ anh tân tiến theo trào lưu mới, còn thơ tôi cổ-lỗ-sĩ không hợp thời đại bây giờ. Nhưng hôm nay tôi lâm trọng bệnh 'ung thư thục quản', có thể đi đến tử vong nhanh chóng; muốn gặp nhau một lần cuối để kính cẩn trao tặng anh tâp thơ 'Hoa cuối mùa' làm kỷ niệm.  Dù tập thơ 'nầy' (sic) không hạp 'khẩu vị' anh; anh cũng nên nhận nó để nghiên cứu cái hay của thứ tự do và cái dở của 'thơ lỗi thời'.

Rất tiếc là tập thơ này tôi muốn nhờ Huy Trâm đề tựa; nhưng không gởi được đến tận tay Huy Trâm --mà hiện tại đang nằm trong tay giáo sư Linh . ( tôi nhờ anh ấy trao lại cho Huy Trâm). Huy Trâm hẹn , qua sang năm 1999, sẽ về thăm quê hương VN, t
ôi e rằng chúng tôi không hy vọng gặp nhau.

Rất mong anh có dịp rảnh, ghé qua nhà [tôi]; để xem 'hồ sơ bệnh lý của tôi' ; và nhận tập thơ. Có một điều đáng tiếc là : tôi không còn thời gian để hoàn thành tuyển tập thơ ' Chiếc thuyền mành' (tập 1) --  và trên 40 bài nhạc tôi đã sáng tác từ 1940 đến 1975.
Kính chào anh và chúc anh cùng quí quyến được hạnh phúc. 

   LÊ BÌNH 
   ( ký tên)


--------

TB.- Từ ngày xin anh địa chỉ và số điện thoại của gs Linh, tôi chưa liên lạc một lần nào -- và tin tức này, tin tức 'Lê Bình bị ung thư thực quản,  không ăn cơm được, chỉ húp cháo và uống sữa để kéo dài cuộc sống'; tôi chưa cho gs Linh và bạn bè trong nươc hay.  Tôi có gửi qua Mỹ cho anh Huy Trâm, để báo tin không vui 'nầy'; nhưng không chắc gì đến tay anh ấy được, vì anh ấy cứ thay đổi địa chỉ. ( thơ (sic) bị trả lại) -- Lần 'nầy' tôi viết theo đại chỉ của anh (Thế Phong) cho, cách đây hơn nửa năm:

                                              Huy Trâm
                                                 1403 # Apt. 3. California Street
                                                  Huttington Beach,CA 92648, U.S.A.

Có đúng không?
(Anh có đọc bài báo Huy Trâm viết về 'Đường lên sơn cước' chưa?  Xin gửi kèm thư 'này'.



                                                            -   mặt sau lá thư viết tay của nhạc sĩ lê bình, 
                                                  đề ngày 20/10/ 1998, gửi thế phong


                                                         huy trâm [i.e. nguyễn hồng nhuận tam 1936-    ] 
                                                   (courtesy photo of TRE Weekly Magazine)


                                                                  'Đường lên sơn cước+ Lê Bình' /HuyTrâm 
                                           (  đăng trên tạp chí 3 cá nguyệt  Ngày Mai Magazine ờ Midway. )


Ít lâu sau, một buổi trưa, tay cựu giáo chức Linh đến nhà tôi,  báo tin và rủ đến phúng nhạc sĩ Lê Bình ở 12 , đường Nguyễn Văn Giai, Da kao . Nhìn căn nhà tôi đang ở, dạng cấp 4, anh hỏi dọn về đây từ bao giờ, tất nhiên là sau 30 tháng 4, 1975, phải không?  Vì anh biết , gia đình tôi ở  khu gia binh Không quân -- vả lại,anh có một cậu em ruột, trung úy quân cảnh Nguyễn Vinh Hiển từng vào thăm tôi nhiều lần. [Nguyễn Vinh Hiển  có bút danh Hoàng Khởi Phong, tác giả tập thơ ' Mặt trời lên/ tập thơ đầu tay do Thế Phong đề tựa, bạt Hồ Nam]

 Căn nhà lụp xụp này, vợ chồng tôi mua với giá 200 đồng tiền Mặt trận giải phóng miền Nam--ấy là, lần đổi tiền đầu tiên: 500 tiền Việt Nam Cộng hòa ăn 1 đồng tiền Giải phóng. Mỗi gia đình chỉ được phép có tiền mặt 200 đồng tiền mới, nếu dư; buộc phải gửi ngân hàng

. Chủ căn nhà 25/ 39A Trần Khắc Chân , khi ấy có 2 căn, một căn  khác ở đầu ngõ đường Trần Khắc Chân là chủ ở;  còn căn thứ 2 ở 25/ 39A bỏ trống.   Ủy Ban Quân Quản ra lệnh, ' 1 tuần sau thông báo, căn nhà này không có người ở,  sẽ đưa bộ đội đến đóng'. Thế là, chủ căn nhà cũ phải bán cho chúng tôi , với giá 200 đồng tiền mới

 Anh  Nguyễn Linh có vẻ nhận ra ngay sự ' không sẵn tiền để phúng điếu của tôi',  nói ngay," ông đi với tôi, tiền phúng điếu có đủ cho 2 người ".  

Đó là lần chót, tôi  tới nhà nhạc sĩ Lê Bình, 12 đường Nguyễn Văn Giai, Dakao.   Giờ này, tôi mở tập thơ bản thào CHIẾC THUYỀN  MÀNH (tập 1) , trúng bài nào,  gõ bài ấy :


                                                              Tự trào

                                      Lê Bình, bút hiệu bấy lâu nay

                         Thiên hạ nghe danh đã chán tài!
                         Đờn khảy lăng nhăng 3, 4 bản
                         Thơ ngâm lải nhải 1, 2 bài
                         Mười ly rượu đế chưa hề ngã
                         Một nụ cười duyên cũng đủ say!
                         Mắc nợ người đời không trả được
                         Trời thương, trời sẽ hứa cho vay!
 !
                             Lê Bình

                     (TUYỂN TẬP 1
                     CHIẾC THUYỀN MÀNH tr. 47)


- thủ bút + chữ ký nhạc sĩ Lê Bình
                      
                                                                            -  tấm 'cạc -vi-sít' của nhạc sĩ Lê Bình


                đinh bạch dân
                   Saigon 25 tháng 5 năm 2016-

              ( ngày Tổng thống Hợp Chủng Quốc, rời Tp. HCM)




                                                                           13 giờ  ngày 25 - 5 -2016,
           " ...người dân Tp. HCM đứng bên ven đường , tiễnTổng thống Hoa Kỳ . Ôbama...."

                                                                            (ảnh:  báo Tuổi Trẻ Online)




---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
                       TƯỞNG NHỚ VĂN NHÂN, THI SĨ HUY TRÂM [ I E NGUYỄN-HỒNG-NHUẬN-TAM  1936- 2O/ 12/  2017 ]
                                                      VỪA QUA ĐỜI Ở CALIFORNIA NGÀY 20/ 12/ 2017 -(TP.)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét