Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

bài đọc thêm (2) : " thơ trần thiện hiệp: " nỗi ta, nỗi nhà, nỗi non nước ấy ... "/ bài viết: trần tuấn kiệt ( sài gòn/ tp. hcm)

 

THỨ SÁU, 18 THÁNG 12, 2015

thơ trần thiện hiệp ; " nỗi ta, nỗi nhà, nỗi non nước ấy ..."/ bài viết: trần tuấn kiệt ( saigon/ tp. hcm)

'trầm tư về thơ trần thiện hiệp '/ trần tuấn kiệt
(trích phần phụ lục thi tập' tiếng đất gọi người'
(Nxb Thanh niên, hànội 2005)


              "ni ta, nnhàni non                                nưc ấy..."

                                      trần tuấn kiệt

 
                    - trần thiện hiệp + thế phong
                                                          "


     hài ngoại, Trần Thiện Hiệp là một thi sĩ có tầm vóc lớn.  Khi về thăm lại quê hương năm 2001, ông đã giao cho nhà xuất Trẻ [Tp.HCM] ấn hành tập thơ 'lấy tên mình' THƠ TRẦN THIỆN HIỆP.  

   -  gồm 100 bài thơ chọn lọc, trong số thơ ông đã [cho] xuất bản ở Hoa Kỳ, Canada.

 -   xuyên qua thơ ông, sáng tác từ bàn viết 'tạm dung' trong suốt thời gian gần 30 năm; ta có thể nói Trần thiện Hiệp là một thi sĩ sống đấy đam mê, thủy chung với sự nghiệp thi ca.  Với một bút pháp thâm hậu, nhà thơ họ Trần, đưa người đọc vào thế giới tinh thần của mình; bằng những vần thơ ý tưởng mới mẻ, suy nghiệm sâu sắc về thân phận con người trong cõi mênh mông vô thường.

  -   thơ Trần Thiện Hiệp cao nhã, sâu xa; có nhiều  kỳ tứ đượm phong vị thiền, triết; và, đặc biệt đầy nhạc tính, giúp cho thơ ông bay bổng và hấp dẫn khách yêu thơ. Đôi khi tiếng thơ Trần thiện Hiệp cũng có những bước nghịch hành của người cô lữ, luôn luôn hoài vọng về quê hương, cố quận.  Đôi khi lại rất trữ tình như thơ của thi sĩ Nguyễn hoàng Quân xưa kia: 

                  Em bước trong thơ
                   Em đùa trên sóng
                   Em đu mình trên khắp nẻo kinh thành ...

                           thơ NGUYỄN HOÀNG QUÂN

    với Trần Thiện Hiệp, thì:

                          Em tư thời thiên cổ
                           Xiêm u một vầng trăng
                         Thơ ta mềm dải lụa
                        Đón về hoa đăng
                                              
     hay là:

                           Khi về chải tóc em nghiêng
                     Nghe hồn chột ấm giữa miền long đong
                            Hiên trưa lá biếc như lòng
                      Ta buồn như nắng lạc dòng tóc phơi
                                         TRẦN THIỆN HIỆP

    khiến ta cũng nhớ thơ Tất Nại Am 'Chuyện đời một nửa vô cùng vô biên'; đó là câu tuyệt bút sau đây của Trần Thiện Hiệp:

                           Phù du còn lại nửa đời
                    Vẫn chân bám đất vẫn trời vô biên

     cõi đời đạt lý, huyền nhiệm khôn cùng; thì, cái chân hạnh phúc là đâu; Trần Thiện Hiệp trả lời:

                     Hạnh phúc là suối mát cỏ hoa

    Vâng,  bởi vì có người ta mới có được ánh sáng của tạo vật, soi rọi từng bước, đi qua nẻo đường trần:

                      Tôi yêu con đường hồng trần
            Và yêu em bốn mùa tóc xõa gió bay
                     Cùng mặt trời mặt trăng
                      Sương mỏng mây thưa
                      Hương trầm ân ái

     Dù cho mai sau có mở ra địa ngục; thì, hôm nay chân hạnh phúc đã tạo hồng ân cho chính bản thân mình hưởng được cái vô tận, cái giờ phút mầu nhiệm, đã uống cạn nguồn của cõi hồng trần đầy ánh sáng trăng sao ; và, lạc thú ấn ái 'bốn mùa tóc xõa gió bay/ Có bóng em và tôi quyện vào nhau bắng sợi tóc mềm đượm nồng kỷ niệm'. 

     (...)

    Thơ hay ở chỗ xuất thần, khi như hình ảnh 'giao long hiện giữa trời; khi như kình ngạc ...' -- đó mới là nét thân diệu của thơ -- để cuối cùng, có 'Thơ ở buổi sáng trên đồi':

                   Từng bước chậm lên đồi nghe gió hát
                    Gặp mặt trời đỏ ngực ở trên vai
                    Ta nghĩ đến kẻ thiền sư tìm đạo
                   Đạo vô bờ giữa trần thế chông gai
                                                      ...
                   Cõi sinh diệt đời đời thơ lồng lộng
               Nhật nguyệt tròn-vòng-nối khúc thiên ca
               Kẻ thiền sư tìm chân nguyện đường ngộ
            \  Ta tìm nguồn thiện mỹ giữa muôn hoa

     đọc lên; như một bản đạo ca hợp xướng 'Từng bước chậm lên đồi nghe gió hát/ Gặp mặt trời đỏ rực ở trên vai' -- nó gợi ta nhớ đến bài thơ của người xưa ' Một gánh ngàn khôn quảy tếch ngàn' / Trần khánh Dư ...

      (...)

      Những nhịp điệu lăp đi lặp lại ' nỗi ta, nỗi nhà, nỗi non nước ấy' ; gợi cho lòng người nỗi buồn căm, một sự cô độc của một người tha hương đi khắp nơi; càng ngày càng thấy xa xăm biền biệt về cội nguồn, về đất nước. 

      Ngày nào Tản Đà trầm buồn viết,' Nước đi ra biển lại mưa về nguồn' -- bây giờ; với Trần thiện Hiệp, [là ] ' Nỗi ta, nỗi nhà, nỗi non nước ấy...';

      gần như  một thứ vong thân đau đớn nhất của một người việt hải ngoại không bao giờ quên quê hương, đất nước ...

      (...)

     'Con đường không quên'  từ những nẻo đường xa xứ, gợi lại;  càng nồng, càng tha thiết, càng trắc ẩn nỗi đau thương của nhà thơ :

                        Con đường khuya em khóc
                        hạt lệ mềm trên tay
                        ngày chia lìa Tổ quốc
                        lời nào cho đắng cay

                        Con đường từ luân lạc
                       hai mươi năm tàn phai
                      sầu sóng dâng Đông Hải
                    đêm nghe gió thở dài ...

        (...)

        Trần Thiện Hiệp mượn rượu; để ru nỗi khắc khoải đời mình; người đọc cùng cảnh ngộ dễ chia xẻ, cảm thông sâu sắc tâm cảnh xa quê, rất thơ, rất nhân bản;

                         Tí tách tàn bay
                          tan vào bóng tối
                        rượu thắm men cay
                        quên đời trôi nổi  ...

         (...)

    Với bài 'Lục bát rời', Trần Thiện Hiệp vừa khép lại thi tuyển của ông -- một tập thơ mà ý thơ  -- cùng cảm xúc, hứng khởi; và, suy niệm lẽ tử sinh, thành bại của cuộc đờI:

                   Ta đi thiên địa mù không
                    Ta về
                        nối lại những vòng khói tan

                 Ta đi mòn bước quan san
                    Ta về
                        nghe lửa bếp tàn đóng rêu
                                         
                 Ta đi trăm lũng ngàn đèo
                      Ta về
                           hiên vắng cành treo trái sầu

                    Ta đi rừng biển say nhầu
                           Ta về
                             nhật nguyệt trên đầu ngón tay

                                     thơ TRẦN THIỆN HIỆP

     với thi tuyển 'THƠ TRẦN THIỆN HIỆP', chứng tỏ giá trị một người làm thơ bản lĩnh, có phong thái một thi sĩ Đông phương; một tập thơ đầy giá trị trong CÕI THƠ HÔM NAY.. ./.

      trần tuấn kiệt [ 1939-      ]
      THỊ NGHÈ, 24- 2- 2003.


              (tr. 103-  123   TIẾNG ĐẤT GỌI NGƯỜI/ TRẦN THIỆP HIỆP

-   

- bút tích + chữ ký trần thiện hiệp  [ 1935-    ]
      tặng Thế Phong, nhân tiệc 50 năm lễ cưới HIỆP +HIỀN, 
 tại khách sạn Victory.( quận 3,Ttp. HCM).

(...)


=================


        
)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét