bài đọc thêm (2) : " Hà Nội, Nơi Có Một lần Chúng Ta Thân Ái ... / Thế Phong -- nguồn: www.vanchuongviet.org/
Hà Nội, Nơi Có Một Lần Chúng Ta Thân Ái…Thế Phong | |
( lời tạ tội gửi Trần Tĩnh [ nhà văn, nhà báo TRẦN PHONG GIAO (1932- 2005] : ” … với mày lúc nào cũng là ân nhân của tao - không chỉ đời thường mà nhớ mày cả trong chữ nghĩa nữa…” TP.)
…. có ai biết Đông-Lu-Xe, tên một người Mỹ được việt hóa- từng làm thông dịch phái đoàn văn nghệ Việt Nam sang Mỹ không ? Lữ Phương lắc đầu, Diễm Châu cười mím chi, như có vẽ biết lại chưa muốn nói ra. Nguyễn Đình Đầu, Huỳnh Bá Thành giữ im lặng. Một vị vô danh ( không hỏi tên) xác quyết: - Dễ thôi, đó là Luke, trùng tên viêt với thánh Lu-Ca - Đông -Lu-Xe chính là đệ tử thánh Lu Ca ở miền Đông ? - Đông nào ? Hoa Kỳ ? - thập niên 70 …”-
ngày 3 tháng 10 năm 1995.
Tối hôm qua trước khi về nhà, tôi được lãnh 3 trăm ngàn đồng ngày hôm trước- tiền đài thọ ăn, uống ngủ nghỉ, di chuyển, từ phòng Hành chánh đại sứ quán Pháp. Mọi người phải ký vào sổ, với đầy đủ tên, họ, số tiền viêt bằng chữ - nên đã nghe có người nói là văn nghệ sĩ thì không được miễn sao ? Ngồi vào mâm cơm, tôi cầm tiền đưa cho cháu Trung: -... gọi là 1/3 tặng cháu, vì bác ra Hà Nội vội vàng chẳng kịp mua quà. Kiều Liên Sơn hỏi tôi, sinh hoạt hội họp có gì lạ, thật ra chẳng có gì quan trọng- không hiểu sao Kiều rất lưu tâm việc tôi giao lưu văn hóa với các nhà văn Pháp. Nó như có con mắt kín giấu, ưa theo dõi dấu tích lạ của bạn bè.
Kể cho Kiều nghe, bài diễn thuyết văn chương sáng nay, Olivier Rolin trích dẫn một đoạn văn xuôi của Bảo Ninh trong” Nỗi buồn chiến tranh”- tài năng nhà văn không cần ai mớm hay đặt hàng- ông vẫn có phong độ tự do như một nhà văn phương tây.
Nhớ buổi làm thông dịch viên tiếng pháp cho nhà báo nữ Thúy Nga, tùy viên Robert Lacombe cũng phát biểu tương tự, nhưng khi báo” Tuổi trẻ tp.HCM” đăng, lại thiếu câu này.
Buồn cười hơn, Rolin dẫn chứng bằng đoạn văn đã được dịch qua pháp ngữ, rồi nữ thông dịch viên dịch lại sang tiếng việt; thì đúng “tam sao thất bổn” Tại sao lại không phát trước một bản cho người thông dịch ra tiếng việt tham khảo ?
Thấy cảnh Kiều ngồi vắt vẻo trên xe gắn máy chờ tôi họp xong đèo về- rất mất thời gian cho cả hai, liệu tôi có thể mượn xe đạp của chị Thái ( vợ Kiều Liên Sơn) không? Kiều đồng ý ngay, và chị Thái cho rằng, chỉ cần đi sớm mươi phút đến trường cũng kịp lên lớp. Kiều hỏi, có cần gỡ yên xe phía sau xe chở cu Trung không ? Lắc đầu, để yên xe chứng tỏ” cha thì già, còn con thì cọc” chẳng đáng yêu sao ?
* Tôi lóc cóc đạp xe đến hồ Thuyền Cuông( Quang) , tạt vào quán cóc bên đường. Gặp Lý Lan kêu í ới, cô ta định đến 9 Nguyễn Đình Chiểu tham dự buổi thảo luận văn chương dịch thuật. Rủ, tôi lắc đầu, vậy cũng không đi luôn.
Cô chìa tấm thiệp in 2 thứ tiếng việt, pháp” Invitation uniquement”- lại chỉ dành cho người có thiệp mới thôi sao? Và nhắc lại, vẫn như tấm vé máy bay, ghi” classe économique” kèm chữ việt” vé tiết kiệm” thì đồng nghĩa với” vé rẻ tiền” rồi còn gì? Ý nghĩa giống nhau mà cứ thích đánh bóng sáng lóang chữ và nghĩa ?!
* Kể cho Lý Lan chuyện Nguyễn Văn Vĩnh am hiểu tận tường pháp ngữ, lại đủ tài lực diễn nghĩa” Truyện Kiều”, cũng chỉ có thể dịch: “ Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” thành” sa face est ronde comme la lune..”, vậy chỉ có vế đầu được dịch, còn sau đành bỏ lửng. Người phương tây đọc đến đây, không thể nghĩ khác; thẩm mỹ người Á đông quá đơn giản- phụ nữ đẹp nhất chỉ được đem so sánh với khuôn mặt tròn trăng ?! Thì cũng từa tựa giai thoại Vũ Bằng dạy tiếng phú lãng sa cho Ngô Tất Tố:” le dinh dong” là cái” đỉnh đồng”, “ la laboratoire” Lã Bố ra tòa”,”un”’ một”, “ deux”,” hai:,” trois”,” ba”, “nuit”,” đêm”, “jour”,” ngày”, finir”,” hết”,”encore” là “ còn”… Và, Ngô Tất Tô được khuyên: - Sau khi học tiếng tây thì phải thực hành- là vào hiệu tây ăn, không những chỉ sang trọng, mà thức ăn lại ngon- đó là lời thầy dậy đấy trò ạ ! - Ngô Tất Tô bèn nghe lời thầy, chuẩn bị được món tiền kha khá bỏ vào túi- hiên ngang bước vào cửa một quán ăn tây. Chàng ta vẫn mặc quốc phục, áo the đen hai lớp, quần trắng, giầy “ dôn”, chọn một bàn trống gần cửa sổ. Chàng chỉ đại vào” menu” một món ăn, ít phút sau thức ăn được một cậu bồi bưng ra, chiếc khăn trắng thõng xuống phía tay trái, gật đầu chào khách trước khi rời bàn. Chàng ăn ngấu nghiên, song chưa mấy khoái khẩu. Liếc mắt sang bàn bên, vợ chồng quan tây, bà đầm xòe ăn xong, liếm mép môi, vẫy tay gọi cậu bồi: -“ Encore!”. Chàng nghĩ trong đầu, quan tây liếm mép, tất món ăn kia phải ngon miệng, rồi vẫy bồi lại, bắt chước lên giọng: -“Encore !” Rồi đĩa thức ăn trên bàn quan tây, bà đầm xòe được bưng ra- nhìn sang sao ngon thế, trong lòng chắc mẩm bàn bên này cũng sẽ có một đĩa thức ăn ngon tương tự. Chàng chưa ăn, nước miếng đã tràn ra miệng, bây giờ chỉ còn chờ đợi cậu bồi bưng ra thôi.
Nhìn đĩa ăn bưng ra, chàng thất vọng, tại sao món ăn vẫn hệt như lúc đầu gọi, không giống đĩa thức ăn khói bốc nghi ngút thơm phức nơi ông tấy, bà đầm ? Chàng thất vọng, nhưng không đấy ! - “ le dinh dong” chưa chắc là” cái đỉnh đồng', còn” la laboratoire” có là Lã Bố ra tòa ?. Chàng vỗ vào đùi “ đét” một cái, “ ngộ” ra: - …mà bên tây làm” chó” gì có Lã Bố ? ‘ thằng tây tím dóc tổ’ này, mày đã” xỏ lá kềnh” bố mày rồi đấy !” encore” này” đích thị chẳng giống’ encore” kia rồi! - Lý Lan cười rúc rích , và yêu cầu tôi kể thêm đôi ba giai thoại- chẳng hạn chuyện dịch từ tiếng Anh sang tiếng việt, nếu có.
* Có một nhân viên CIA phục vụ ở tòa Lãnh sự Mỹ ở Đà Nẵng viết cuốn”Decent interval”(*) kể chuyện phát C Ration cho lính bảo vệ tòa Lãnh sự Mỹ. Dịch giả dịch” “C Ration”(**) là: “.. phát cho lính Việt Rõ nhất, dịch theo lối” từng-chữ-một” ( tạm dich” mot-à-mot”-“ ration” thì hiểu lơ mơ là” lương thực”; còn “ C”) chữ đứng hàng thứ 3, sau A, B) được ghép lại thành ” lương thực số 3”.
-------- (* - bản tiếng việt” Cuộc tháo chạy tán loạn” đã tái bản nhiều lần. (**- “ C Ration” tiếng anh-mỹ- “Ration C” tiếng pháp. Đó là một hộp thiếc hình chữ nhật chứa lương khô- gồm mấy cái bánh bích-quy mặn, 1 hộp thịt( mỏng) , 4 điếu thuốc lá thơm, 1 gói cà phê hòa tan, 1 hộp quẹt giấy, 1 thỏi sô-cô-la, 1 gói cam bột, phát cho lính khi đi hành quân.(TP chú thích). … dịch theo kiểu này còn thấy trên báo” Tuần tin tức” vào thập niên 80- chẳng hạn “ đứa-trẻ-bênh-viện” là” baby hospital”- giống hệt kiểu Vũ Bằng dạy Ngô Tất Tố.học tiếng Pháp.
Có một dạo, tôi thường đọc” Nhân dân chủ nhật” phát hành vào cuối tuần, và không thể mua ở sạp báo mà phải ra bưu điện gần nhà mua.
Cầm trên tay tờ báo” Nhân dân Chủ nhật số 33 “, đọc ngay bài ký, tác giả Nguyễn Khải mới từ Mỹ trở về, kể lại: “.. sau nhiều lần, ông phải lẻn trốn bọn quá khích vây đánh, làm nhục, vì ông đã sang Boston họp hành, theo lời mời của hội” Cựu chiến binh Huê Kỳ” .
Thật tội nghiệp đọc mấy dòng tả cảnh “ lẻn” ra cửa sau cùng thông dịch viên Nguyễn Bá Chung dẫn dắt, đã trốn thoát được “ đòn thù’ cựu chiến binh VNCH biểu tình phản đối” phái đoàn nhà văn Cộng sản” – cũng từ bài báo này, lần đầu được nghe tên Đông-Lu-Xe được Nguyễn Khải việt hóa !
Chuyện dịch văn chương- theo tôi rất cần tay vừa giỏi tiếng việt vừa thông tiếng Anh Mỹ- mới hy vọng lột tả được hàm ý ẩn chìm nghĩa lý văn chương’ vá trời lấp biển”(*)- tầm cỡ Don Luce chẳng hạn. Nguyễn Khải nhắc tên người Mỹ giỏi giang ấy thường được sắm sẵn vào vai trò thông ngôn các phái đòan Việtnam- đó là “ Đông-Lu-Xe” .( chữ đậm ,gạch nối – NV).
Cùng thời gian này- tôi cầm tờ báo” Nhân dân chủ nhật” số 33 ấy- trên đường đến dự tiêc cưới kỷ niệm lần thứ 25 của ông bà Trần Gia Thoại, bút danh Thế Nguyên .Ông bà mời đủ thành phần tham dự ( người của trước và sau 1975 ) và sắp xếp chỗ ngồi như trong nhà thờ - nam một bên, nữ một bên.
Vợ tôi ngồi cùng bàn Tăng Hoàng Xinh ( vợ nhà văn Thế Nguyên), và một số các bà, các cô- trong đó có chị Hai ( chị vợ bà Xinh) . Chị Hai rất nổi tiếng với món “ ra-gu bò”- bữa nay nấu thết khách văn nghệ sĩ
(* trong tuyển tập thơ” từ cuộc chiến châu Á” – We promise one another-( tam dịch” Đợi ngày chiến thắng’) do Don Luce, John C. Schafer & Jacqueline Chagnon sưu soạn ( Nxb ‘ The Indochina Mobile Education Project”- Washington D.C. 1971- mimeographed book). Nguyễn Khải phiên âm tên của “Don Luce” thành”Đông Lu Xe”( tôi nhớ từ thời kháng chiến chống Pháp, đã có lời khuyên: mỗi khi viêt-hóa một chữ có nguyên âm la-tinh, thì nên ghi chú” tên la tinh gốc” ắt sẽ dễ tra cứu hơn). Bởi vậy, đọc bài báo nhà văn Nguyễn Khải bắt gặp tên Đông Lu Xe được việt hóa- thật lạ hoắc với mọi người, kể cả người viết văn, làm báo của hai miền
Từ 1955 ở miền Nam, Don Luce đã tham gia trong đòan Chí nguyện quốc tế ( IVS) , sau giảng dạy ở Đại học Nông Lâm Súc ( thời chính phủ Diệm). Năm 1970, tố cáo t rước thế giới về” Chuồng cọp Côn Đảo”, ông dẫn một phái đoàn Thượng nghị sĩ Mỹ ra thăm Côn Sơn. Trong tuyển tập thơ sưu soạn trên, Don Luce còn cho in bản vẽ ( sketch) tù nhân vừa bị xiềng trong còng vừ bị đánh đập rất tàn nhẫn, vô nhân đạo xảy ra từ thời thực dân Pháp tới thời chính phủ Ngô Đình Diệm.
Lại nữa, Don Luce còn ký bút danh Đoàn Lân,(*) ký trên mẩu báo ngắn đăng trên tạp chi” Trình Bày” vào thập niên 70 ( Thế Nguyên chủ nhiệm). Ông Luce rất giỏi tiếng việt, học thấy dạy người miền Bắc, nên rành rẽ ngũ âm: sắc, huyền, hỏi, ngã , nặng. Và trong tuyển tập thơ” We promise one another”- trang 3 ghi câu đề từ: ---------- (*) - cảm ơn giáo sư, nhà báo HUỲNH NHƯ PHƯƠNG [ 1955- ] cho biết Đoàn Lân chính là Don Luce ( Việt- hóa). ((Chú thích: TP). “ From the Vietnamese mythology comes an aspiring proverb about struggling towards the impossible and finally succeeding. We dedicate these poems to those who promise: To mend the sky and fill the oceans. Vá trời lấp biển. Don Luce làm thông dịch hầu hết cho các phái đoàn Việtnam qua Hoa Kỳ sau 1975. Báo “Phụ Nữ Tp. H.C.M “số 2 ( ngày 14/1/2004) tường thuật lễ truy tặng huy hiệu Tp.HCM cho hai công dân Huê Kỳ: “….Ngày 2/1/2004, UBND / tp. H.C.M. đã tổ chức lễ trao tặng huy hiệu tp. H.C.M. cho 2 công dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, là Don Luce và tiến sĩ Mark Bonacci, về những hoạt động chống AIDS tại Việtnam:” Don Luce là một người bạn chiến đấu đã gắn tuổi thanh xuân của đời mình với một giai đoạn đấu tranh nóng bỏng của Việtnam….”(TP chú thích).
Được xếp ngồi bàn đầu: Lữ Phương, Nguyễn Đình Đầu, Huỳnh Bá Thành, nhà văn Đinh Phụng Tiến, thi sĩ Diễm Châu, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, nhà văn Hồ Phong vv.. Tôi hỏi, như đùa cợt Lữ Phương: -Sao dạo này thứ trưởng làm nghề gì ? Nuôi heo, chứ còn làm gì hơn ? Tôi lại hỏi: -… có ai biết Đông-Lu-Xe- tên một người Mỹ được việt hóa- từng làm thông dịch viên cho phái đoàn văn nghệ Việt Nam sang họp ở Boston ? Lữ Phương lắc đầu, Diễm Châu cười mím chi- như biết lại chưa muốn nói ra. Nguyễn Đình Đầu, Huỳnh Bá Thành giữ im lặng , nghe nhiều hơn là phát biểu. Một vị vô danh ( không hỏi tên) xác quyết: -Dễ thôi, đó là Luke- trùng tên việt với thánh Lu Ca . Đông-Lu-Xe chính là đệ tử của thánh Lu Ca ở miền Đông… -.. Đông nào ?( một người khác hỏi). - Đông Nam Bộ, chứ Đông nào nữa ! Mọi thực khách cười rũ lên, và lại bắt đầu cầm ly bia giơ cao, đồng thanh hô: -.. dzô, dzô… - Nghe xong, Lý Lan ngắt, với lời bình: - Ông cũng từng dịch sách tiếng pháp sang tiếng việt- vậy đã có lần nào” bị ăn đạn” chưa nhỉ ? -“ Ai nên khôn chẳng dai đôi lần ?” -Câu thơ như là của Tố Hữu, đúng không ? Vậy thì” kể cái dại đôi lần” cho nghe đi, Lý Lan nói vậy.
* Nhờ bạn Hoàng Văn Giang ( vừa bạn, vừa là “đứa em tinh thần”) cho mượn cuốn ký sự lịch sử của Louis Roubaud, đọc xong, thấy rất có giá trị lịch sử, tôi bỏ công dịch, có lẽ mất hàng tháng trời- Lý Lan biết sao không ?
Thập niên1930, Pháp cai trị ba kỳ: Bắc, Trung và Nam kỳ., thực dân gọi dân bản xứ” Annamite”- thì lại có một nhà báo tự do , tư tưởng tiên bộ, đã sang Đông Dương để làm một thiên điều tra phóng sự, viết về đời sống” cu li trâu ,chó” dân bị bảo họ. Cuốn sách phát hành đúng dịp lãnh tụ “ Việt Nam Quốc dân Đảng” bị đưa lên đoạn đầu đài ở Yên Bái, nên thực dân Pháp cấm phát hanh, tàng trữ trên toàn cõi Đông Dương.
Ngay tựa sách thôi, tác giả dung hai chữ” Việt Nam, la tragédie indochinoise”- đã là một thách thức đối với thực dân Pháp và Nam triều bù nhìn thời ấy. Tôi dịch miệt mài khoảng 1 tháng là xong, và cho in theo lối” ronéotypé”, trong đó mắc một sai phạm, một câu dịch chết nghĩa. (*) Thế rồi, tạp chí” Văn” có bài viết ngắn đả kích kiệt liệt- ngẫm ra thật chính xác, một bài học cho dịch giả non tay đã mắc lỗi nhỏ trở thành chuyện lớn. Bài báo kia ký tên ” Mõ Làng Văn”(**). Cũng cần nói thêm chi tiết làm sáng tỏ về cuốn sách dịch kia. Khi đưa lên Hội đồng kiểm duyệt Tổng nha Thông tin, khi ấy nhà văn Võ Phiến là kiểm duyệt viên. Chính ông ta đề nghị Chánh sự vụ Hoàng Nguyên không cấp phép cuốn này. Tôi ấm ức, cứ in ronéo, ghi hàng chữ: “…sách in ronéo phổ biến hẹp trong anh em văn nghệ, - không bán ra ngoài”. Cuối 1963, tổng thống Diệm bị đảo chính- năm 1964, tôi lại nộp xin kiểm duyệt. Lần này” Việt nam bi thảm Đông dương “ được cấp giấy phép, ở bài” Lời nói đầu”, tôi viết có vài câu ám chỉ ông kiểm duyệt viên Võ Phiến: “… Trong lãnh vực văn nghệ, chúng tôi phải làm cho văn nghệ tiến bộ, nên không e ngại trước những cản trở phi lý, sai lạc kia- như loại người làm chúng tôi buộc phải dài dòng kể tên trên kia. Anh ta đã không hiểu gì, lại cầm bút” tô bút đỏ(***), phê” cấm xuất bản bản dịch , một tài liệu lích sử quí giá về lịch sử Việtnam vào thời đọan 1930- mà ai đã là người việt tiến bộ đều cần phải được biết. “Lời vào đề xuất-bản-cục” này, xét ra, chính là cái khóa miệng n những tên gian ác, bất lương, chuyên sống an phận, chặn bước tiến riệng không chỉ của bọn chúng, àm còn làm hại tới người chung quanh chịu lây thiệt hại quyền lợi tinh thần. Những kẻ chuyên sống bằng nghề vu khoát, đó là kẻ thù văn học mới hôm nay. Các ngươi hãy ngửng mặt lên, để từ bỏ dĩ vãng bùn nhơ thực dân, thư lại nuôi dưỡng- để cùng đi lên đường cùng chúng tôi là vừa rồi. ( cho rằng tuy hơi muộn vẫn còn hơn là không)…” (****). ------------------------------------------------------------------------------------------------------- (* - bản dịch việt ngữ” Việtnam bi thảm Đông Dương” của Đường Bá Bổn ( Nxb Đại (** - “ Mõ Làng Văn”, bút danh chung báo” Văn, có thể là thư ký tòa soạn Trần Phong Giao viết, hoặc Nguyễn Mạnh Côn ( thầy văn chương của Trần Phong Giao), hoặc chính Võ Phiến.. ( chủ nhiệm: tạp chí” Văn”: Nguyễn Đình Vượng. ). Ông Vượng là lái buôn, chỉ lo tiền bạc, thuê người lo chuyện đọc bài vở, ban đầu Trần Phong Giao làm thư ký tòa soạn, tiếp hồi hai , nhà văn Mai Thảo( từng chủ nhiệm, chủ bút tạp chí” Sáng tạo”,tới hồi chót :‘ giáo sư trung học chuyên khoa dạy triết” Nguyễn Xuân Hoàng.. “ tô bút đỏ” chỉ các kiểm duyệt viên” Sở phối hợp nghệ thuật “ ( tên trá hình Sở Kiểm duyệt thuộc Tổng nha Thông tin, thường dung bút mực đỏ gạch bỏ đoạn văn’ cấm” không cho phép in trong sách hoặc báo. (****- trong bài” Lời nói đầu”( bản tái bản 1964 / Đại Nam Văn Hiến Saigon ,in typô, trang 9 - (TP chú thích)
Về nhà văn Trần Phong Giao ( tác giả” Ngồi lại bên cầu”)- tự “ Trần Phoóng”( sước danh do Duyên Anh đặt ) có thù tôi thì chẳng có gì oan uổng . Bởi lẽ, tôi đã” đạo” 10 ngàn đồng bạc mà anh đã để dành trong bao phong bì ghi” của triệu phú Trần Hoài” tại” phòng văn tọa lạc tại đường Phan Thanh Giản, Cap Saint Jacques . Ra xe trực chỉ Saigon vậy tôi đã có tiền để trả hết món nợ” cơm hàng, cháo chợ, vợ người dưng” qua 8, 9 tháng ăn chịu, nợ tiền nhà thuê ở Xóm Chùa Tân Định, để nằm lì viết bộ sách “Lược sử văn nghệ Việtnam”( 4 tập).(*) Và tôi chưa có cơ hội nào hoàn trả món nợ kia cho ân nhân: nhà văn, thư ký tòa soạn tạp chí” Văn” Trần Phong Giao. [i.e. TRẦN TĨNH 1932- 2005]
Phải nói thật, đã có 1 lần gặp ân nhân- bữa ấy mặt mũi anh nhem nhuốc, thân hình gầy guộc, lưng khom, tóc tai bơ phờ, đang bước lảo đảo từ Nhà hàng Thanh Thế ( Sabourain- mới đổi tên đường Tạ Thu Thâu)- gặp tôi, ân nhân nắm lấy áo tôi: -…tao bị ốm mới ra nhà thương, chẳng còn tiền nong gì; mày có tiền không thì trả nợ tao đi ! Cho tay vào túi quần, xem còn ít tiền nào không, vét sạch đưa hết cho anh, và năn nỉ: -… với mày, lúc nào cũng là ân nhân của tao, không chỉ đời thường mà cả trong chữ nghĩa nữa..” Và từ đó, học được một cáh nhìn- là thế này – một khi dụng ý viết đả kích ai thì mới chịu tìm tòi đến ngọn ngành, sử dụng vốn liếng đánh đấm mãnh liệt nhất để hạ gục đối thủ.
Còn khen tặng ư? - quá dễ - sẵn ngữ nghĩa bốc thơm, có thể đã dùng ngày hôm qua, vẫn có thể áp dụng vào hôm nay vẫn hợp thời. Đến giờ phút này, tôi chưa trả nợ ân nhân món 10 ngàn đồng tiền vàng vào thời điểm 1956 là rất lớn !
Còn một điều không nên làm, nhưng vẫn cứ làm – như để bôi xấu- chẳng hạn một đoạn viết về anh như thế này: “…riêng về Trần Phong Giao, tôi đặt cho anh, qua tên nhân vật truyện của tôi trong tự sự kể” Nửa đường đi xuống”: “ nhà triệu phú Trần Hoài”. Điều này khiến anh phiền lòng không ít, nên có cơ hội, là anh đả kích tôi qua các bài điểm sách trên ‘ Tin Sách”, hoặc “ Văn”.( bài viết có chủ ý). Nhưng vơi tôi- bao giờ vai trò anh cũng là ân nhân, dưới mắt tôi - , anh luôn là người thái thịt bò mỏng tuyệt diệu nhất thế kỷ XX– mà tôi được hân hạnh sồng cùng anh- trước kia ở Vũng Tàu, sau Saigon . Lại thêm một điều khốn nạn nhất của tôi - mỗi khi lôi sự tích” thái thịt bò mỏng đến nỗi gió bay được”- như để bêu xấu chàng mổ bò rời bỏ nghề sang làm nghề văn chương”. (**).
Lý Lan nghe xong, cười, nụ cười thật ấm lòng, vừa như tha thứ, khoan dung lại còn như khích lệ: -Còn chuyện gì về nghĩa lý văn chương, hãy kể tiếp rồi trưa nay đi ăn cơm bụi Hà Nội nhé !
( trích trọn “ Chương 3” / Hà Nội 40 năm xa / Thế Phong / Nxb Thanh Niên Hà Nội tái bản 2006,- trang 42 – 53 – bài tu chỉnh: 4/2011.)
(*-trích” Hồi ký ngoài văn chương”/ Thế Phong / Nxb Văn Nghệ (** Trần Phong Giao là bút danh chinh thức. Tên thật Trần Đình Tĩnh. Sinh 1932 - 2005 Tp. HCM -( bản khác ghi 1929). Thời kỳ 1956 chưa có bút danh Trần Phong Giao, khi ấy anh hành nghề xẻ thịt bò, bán ở xạp trước cửa nhà, trên đường Phan Thanh Giản, Vũng Tàu. Rất có thể nhờ nghề này, anh có tiền rủng rỉnh, sau khi đọc tập truyện ngắn( nhiều tác giả) có tựa đề” Làm lại cuộc đời”( lấy tên truyện ngắn Thế Phong làm tựa sách), do thi sĩ Tuấn Giang ( Hồ Bá Cao) bỏ tiền in, phát hành. Bìa của họa sĩ Tạ Tỵ. Bỗng nhiên, tôi nhận được lá thư một đọc giả ký tên Trần Tĩnh mời nhà văn ra Cap Saint Jacques nghỉ mát, ăn bí-tết thả cửa- để hồi sứ tiếp tục hành nghề văn, sẽ không lâm cảnh nhà văn Vũ Trọng Phụng chết mà không được nhai một miếng thịt bò bí-tết.( đại để nội dung thư viết vậy). Khi tôi ra chơi, anh Trần Đình Tĩnh lại phải về Saigon ngay chiều hôm ấy, anh bảo tôi cứ ngủ tại phòng văn , cứ thoải mái ăn, ngủ, đọc sách- chờ anh hôm sau trở về. Tối hôm ấy tôi lấy sách đọc- thấy một phong thư trong đựng 10 ngàn vnđ- ngoài đề hàng chữ:” của triệu phú Trần Hoài”. Tôi liền cho phong bì vào túi, xách theo luôn cả chiếc máy chữ xách tay Olivetti, rồi cuốn gói êm lặng ra bến xe. Về đến Xóm Chùa –Tân Định trả nợ tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền thuốc lá Ruby gần hết số tiền kia. Hàng ngày, tôi đến tòa soạn tạp chí” Bông lúa” ( kỹ sư Trần Văn, giám đốc trị sự, thuê” manchette” của chủ nhiệm Hà Đức Minh- đảng Cần Lao / Ngô Đình Nhu)- cho đăng loạt phê bình văn học tiền chiến như Khái Hưng, Nhất Linh vv.. riêng tôi để chờ xem có tin tức gì phản hồi từ Vũng Tàu không? ( vì lẽ tôi chỉ cho” nhà triệu phú Trần Hoài”liên lạc với tôi qua địa chỉ tòa soạn báo” Bông lúa”- nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Saigon 1). Cũng lần đầu tiên ,tôi gặp nhà văn Sơn Nam ( Phạm Minh Tày) ở tòa soạn báo” Bông Lúa”, anh mới ở tù ra, kiếm sống bằng cách đến bất cứ tòa báo nào xin đăng bài để có tiền sống độ nhật.. Thời gian vào cuối 1956- tôi rất ít giao du với bất cú ai: bạn viết báo, viết văn- và sợ nhất là bất cứ người lạ nào nhận diện được vóc dáng tôi. Nên ý nghĩ phải thay đổi y phục, cách ăn mặc, đến tóc tai ( húi cua, tiền văn minh, hậu sư cụ) và tránh trườn mặt ra phố, càng ít càng tốt . ( TP chú thích). | |
Thế Phong ============== |
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ