Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021

bài đọc thêm (2) : " Thảo Phương : ' Người lữ hành cuối cùng nhạt nhoà trong đêm ' "/ bài viết: : P.N. Thường Đoan -- Virgil Gheorghiu ( 14/ 09/ 2020)

 

THỨ HAI, 14 THÁNG 9, 2020

"Nhà thơ THẢO PHƯƠNG : Người lữ hành cuối cùng nhạt nhòa theo đêm / P.N. THƯỜNG ĐOAN -- nguồn: tuoitre.vn>

Thảo Phương: người lữ hành cuối cùng nhạt nhòa theo đêm


 P.N. THƯỜNG ĐOAN

TTO - 25 tết, Thảo Phương rủ rỉ hỏi: “Ê, đi Đà Lạt không Thường Đoan?”, tôi cười, đi thì đi, sợ gì. Vậy là hai đứa ra bến xe miền Đông.

kvNQuTaq.jpg
Nhà thơ Thảo Phương
TTO - 25 Tết, Thảo Phương rủ rỉ hỏi: “Ê, đi Đà Lạt không Thường Đoan?”, tôi cười, đi thì đi, sợ gì.

 Vậy là hai đứa ra bến xe miền Đông.

Đà Lạt những ngày cuối năm vắng teo, khách sạn Phú Hòa chỉ có hai chị em tôi là khách trọ. Không khí tết bao trùm khắp nơi từ những con dốc đầy hoa dại cho đến những sạp bánh mứt trái cây trong ngoài nhà lồng chợ Đà Lạt, các cửa hiệu tạp hóa…
Hai đứa đi bộ từ sáng đến trưa, ăn bánh mì thịt, lại đi từ trưa đến tối, gặm bắp luộc và bắp nướng, khoai nướng, lang thang khắp các nẻo đường, ríu rít đủ chuyện. Thảo Phương dẫn tôi về ngôi trường cao đẳng, nói, đây là nơi chị dạy ngày trước. Rồi đi qua Trường đại học Đà Lạt, thăm vài thầy cô giáo bạn cũ còn ở trong khu tập thể. Đi lên khu Mã Thánh, chị nói mai mốt tao chết, tao muốn chôn ở đây, ở đây có nhiều hoa đẹp…
Co vào cái nắng lạnh của thành phố mù sương, mỗi người giữ riêng trong đầu một ý nghĩ. Tôi biết Thảo Phương có gì đó bất ổn nhưng không hỏi, chờ chị tự khai. Bọn nhà thơ chúng tôi khi đã chơi với nhau thân thì đều hiểu quy luật đó.
10g đêm 28 tết, tôi và Thảo Phương còn nằm lăn trên đồi Cù, sương giăng tứ phía, sương giăng từ đáy hồ Xuân Hương như tấm màn của sân khấu cải lương, trắng toát. Tự nhiên Thảo Phương thút thít khóc: ”Mai về nhé, chị nhớ Sài Gòn…”. "Chị như con nít", tôi nói.
Lúc chiều đi ngang qua cây phượng tím đầu chợ, hai đứa đố nhau, xem ai làm bài thơ về cây phượng tím trước. Bây giờ vừa nhai cỏ, Thảo Phương vừa khe khẽ đọc:
Thông đổ bóng trên đồi im phắcMây theo mây thờ thẫn vắt ngang hồ
Chiều run rẩy bằng lăng tím nhợtLục lạc rung trong vó ngựa khô
Người ở lại mùa mai vàng óng ảTa tìm ta nơi se lạnh cuối trời
Nghe sương nặng trên làn mi trỉu mỏi Nghe bàng hoàng những nắng tàn rơi
Đà Lạt tím khi chiều sập xuốngTiếng chuông chùa đủng đỉnh vào sương
(Sau đó bài thơ này in trong tập thơ Người đàn bà do đàn ông sinh ra (1994), Thảo Phương đặt tên là Đà Lạt tím - dưới bài thơ đề 29 tháng chạp Tân Mùi)
Tôi không nói ra thì ai đó tự hiểu, nhất là bài thơ này được chị kèm theo hai chữ “Tặng anh”.
Thảo Phương có những cú gọi điện thoại sau 12g khuya làm nhảy nhỏng người nghe. Tôi và nhà văn Trầm Hương, hay ai đó nữa, là những người thường nhận được những cú điện thoại như vậy. Có khi, chỉ là câu, buồn quá, và khóc. Có khi, thằng Hải bệnh em ạ, chị lo quá. Có khi tới ngày gởi tiền cho thằng Phương đóng tiền học rồi. Lại có lúc thằng Việt thất nghiệp rồi, lúc khác, thằng Tùng, thằng Cường có việc làm rồi em ơi, chị mừng quá…
Những cú điện thoại như thế, tôi biết, năm đứa con trai của chị, mãi mãi không bao giờ nghe được.
Không ai biết được, sau hình ảnh một Thảo Phương lãng mạn, đọc thơ duyên dáng, làm thơ hay, uống rượu như uống nước ở những quán cóc vỉa hè hay một nhà hàng sang trọng nào đó, như nhiều người đã kể lại, là một Thảo Phương đầy trách nhiệm với 5 đứa con. Chị không như hình ảnh trong thi ca, ví von mẹ là cánh cò lặn lội, mà hơn thế nữa, tôi ví Thảo Phương như một con mèo mẹ, sẵn sàng chồm lên vươn móng vuốt để dành một khúc cá hay một miếng thịt, tha về tổ cho bầy con đang chờ. Khi con đói, chị sẵn sàng dẹp lòng tự trọng của mình lại.
Ngày tôi bắt đầu chơi với chị, thằng út Hải mới 5, 6 tuổi gì đó, nó hay thích cá lia thia. Hôm nào đi xa, chị lại gửi gắm, “em mua cho nó con cá lia thia, qua cho nó ít tiền ăn quà nhé. Tội nghiệp thằng bé cứ phải ăn cơm ở chùa (Thiền viện Vạn Hạnh)…”.
Chuyện con cái nhà chị cứ thế mà theo tôi dài trong cuộc sống, với những cú điện thoại sau 12g khuya và nước mắt. Cho đến một ngày, tôi nghe chị cười trong điện thoại: "Thằng Phương ra trường rồi, nó được làm ở ngân hàng, em ạ…”.
Đó là lần đầu tiên tôi nghe được tiếng cười của chị khi nói về con.
Một ngày, cách đây gần hai năm, chị gọi tôi cũng vào lúc sau 12g khuya, khóc, “Chị tiêu rồi em ạ, chị bị dính ung thư rồi. Nhưng thôi, người có số, chỉ hai chị em mình biết thôi, đừng nói cho ai nhé… Người không thương   mình, biết tin chỉ xúc phạm mình thêm”.
Trước khi Thảo Phương đi mổ thận lần đầu, chị lại gọi tôi: "Lần này không thoát khỏi rồi, nó di căn vào thận, chắc chị chết, thôi, em báo tin cho mọi người và hội nhà văn đi…”.
Chị lại thắp thỏm nói về thằng út Hải, thương nó quá, nói về bé Thy, vợ thằng Việt, thương nó quá, nói về cái Tú, vợ trước thằng Cường, thương nó quá…
Thương quá, thương quá…
Chiều thứ bảy chị phải cấp cứu ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cháu Phương - con trai đầu lòng của chị - kể rằng mẹ nói bây giờ các con đã lớn rồi, cũng tạm ổn, mẹ yên lòng rồi, thôi đưa mẹ về nhà đi, kẻo không kịp…
Rồi chị không còn nói gì được nữa.
Ngồi bên Thảo Phương buổi sáng chủ nhật sau khi đưa về từ bệnh viện, nhìn sự sống chỉ còn tính bằng phút, xót lòng. Tôi biết, tuy Thảo Phương không nói được nhưng vẫn còn nghe được, bởi khi nghe 5 thằng con trai gọi mẹ, nước mắt chị lại trào ra.
Bởi khi nghe tôi nói: “Thảo Phương, Trầm Hương nó nói đi Kiên Giang không về kịp với chị…”, nước mắt chị lại trào ra.
Khi tôi nói, em đọc thơ của chị in trên báo Văn Nghệ TP.HCM cho chị nghe nhé, chị mở mắt ra đi, nước mắt chị lại trào ra.
Xung quanh Thảo Phương lúc đó là tôi, là nhà thơ Bùi Nguyễn Trường Kiên, ca sĩ Tuấn Phong, nhà văn Vàng Anh, nhà báo Huy Đức, là Hoàng Anh, rồi nhà thơ Ý Nhi cũng kịp đến…
Và người cha của 5 đứa con chị cũng kịp về…
Thương quá bởi đến ngày mẹ mất, 5 đứa con mới biết mẹ mình bị ung thư tử cung!
Thương quá bởi đến ngày ra đi, chị kịp để lại căn hộ bé nhỏ cho con trú mưa trú nắng, căn hộ mà cách đây một năm chị còn cười cười nói khi tôi chở chị về nhà: ”Chị vẫn chưa trả hết tiền nên chưa có chủ quyền nhà em ạ”.
Thảo Phương nấu ăn rất ngon, lâu lâu lại gọi tôi, lên nhà chị nhé. Chị thường nói giá như cuộc đời đừng dâu bể, chị không phải bươn chải nuôi 5 đứa con, chị sẽ ở nhà nấu những bữa ăn ngon như thế này, chị thích vào bếp nấu ăn và bày biện đẹp cho căn nhà, thích nói chuyện văn chương với con…
Đến viếng Thảo Phương, tôi nghe được một câu mà rất nhiều người nói giống nhau: “Làm sao bà ấy nuôi được 5 thằng con giỏi như vậy?”
Thảo Phương là một nhà thơ làm thơ hay, làm mẹ tốt, tin người, sống thật, sống đúng và sống hết mình. Mỗi người có số phận riêng và con đường riêng để đi, chị đi mà không cần mang mặt nạ.
Buổi sáng chủ nhật, nước mắt Thảo Phương còn ứa ra khi nghe tôi đọc thơ của chị:
Người lữ hành cuối cùng nhòa nhạt theo đêm Rượu năm cũ còn say trong bình cũ Chỉ ngọn gió không nơi trú ngụ Lặng lẽ cùng ta
Ta tiễn người xưa bằng rượu nồng năm ngoái Bài hát xưa đau lại trái tim xưa Người mê mãi…Thời gian không dừng lại…
Phải người tình cuối cùng đã đến rồi .Trể nãi cùng vầng dương…? ./.
Sài Gòn tháng chạp Giáp Tuất
PN. THƯỜNG ĐOAN

                                                          ***

                               ---------------------------------------------

                                                    In memorial

                                      poétesse  THẢO PHƯƠNG
                               [i.e. Nguyễn  Mai Hương 1949- 2008 ]


                                                       Thế Phong
                                              blog Virgil Gheorghiu
                                                Saigon, Sept. 15, 2020
                                 -------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét