bài đọc thêm ; " ... Tôi nói với DIỄM CHÂU; " rằng mình phải đánh cái" võ ' đó ..." - lời Nguyên Sa -- trích blog Virgil Gheorghiu (25/ 04/ 2015)
THỨ BẢY, 25 THÁNG 4, 2015
công tử Nguyên Sa - thơ Nguyên Sa / source: tạp chí Trình Bầy, xuân Tân Hợi 1971
Nguyên Sa
[i.e. Trần Bích Lan 1932 - 1998 ]
" tự bạch bản thân NGUYÊN LÀ HẠT CÁT, nên lấy bút danh NGUYÊN SA"
[i.e. Trần Bích Lan 1932 - 1998 ]
" tự bạch bản thân NGUYÊN LÀ HẠT CÁT, nên lấy bút danh NGUYÊN SA"
(theo tư liệu bác sĩ Lê Trung Ngân < bacsingan.vnweblogs.com>
nguyên sa
--------------------------------------------
công tử nguyên sa
Ta là công tử đời xưa
Gặp nàng xuống ngựa đứng chờ rất ngoan
Tay cầm chiếc lọng vua ban
Vai mang võng tía có nàng nằm trên
Ta đi giữa phố Sàigòn
Với thơ với nhạc với làng mạc quen
Với trăng trên áo hoa vàng
Với chim thần thoại chỗ gần cuối môi
Ban mai ở chỗ nàng ngồi
Buổi chiều bên suối đêm dài dưới chân
Chín lần ở dưới gót chân
Chín con rồng đỏ có hình dáng ta
Nhẹ nhàng áo gấm hào hoa
Xin trời biển với chiều tà chút mây.
mưa
Suối cũng như mây
Cành cây hoa tươi buổi chiều ngọn cỏ
Trời mưa rồi đó em biết không
Em biết chưa
Nàng là nguyên nhân của chân tay rạo rực
Mưa là nguyên nhân của thân thể bồn chồn
Mưa ướt tóc tất nhiên ướt vai
Từ xác thịt co ro
Trí tưởng hào hứng cất cánh bay
Kỳ lạ
Ta nói cho em biết sự thật này
Sự thật vật lý
Tình yêu cũng như mưa
Chưa ngẩng đầu đã ướt
Đã nói phải nói hết
Dù chuyện trên núi cao
Núi có đá rầu rĩ
Núi có cỏ thì thầm
Núi có cây khờ khạo
Thạch động sâu hút và lặng im
Sáng cũng như đêm
Mưa ở đây
Đã đành mưa trên núi
Em hãy để dưới gối
Em hãy cài lên tóc
Em hãy lót vào chân
Em hãy may thành áo
Hãy âu yếm và hành hạ
Hãy chờ đón đuổi bắt xua đẩy
Trái núi
Tức là ngọn cỏ
Hãy âu yếm và hành hạ
Ngọn cỏ đó
Chớ ngọn cỏ nào
Ô hay
Trời mưa
Sao chẳng hết
Mắt có chỗ xoáy
Đến tận sông
Tai có chỗ sâu
Dưới cùng biển
Vừa tỉnh giấc thuyền đã trôi
Trong chiêm bao toàn sóng
Em đã ngủ giấc chiêm bao đó chưa
Chính là nơi trú ngụ của mây
Nhà của mây dĩ nhiên nhà của suối
Suối nặng chĩu hoa tươi
Vai bay buổi chiều
Cỏ xanh đây
Suối gối đầu lên đây
Em gối đầu lên đây
Mưa ướt vai rồi đó.
NGUYÊN SA
( tr. 41-43)
BÀI TỰA CHO TẬP THƠ KIỂM DUYỆT
nguyên sa
(ảnh chụp ở Paris 1955)
in thơ và tiểu luận Nguyên Sa
Những năm sáu mươi, 4 chục bài thơ, khi được in ra khổ 14 x 20,5 sẽ dày chừng trên 150 trang, tác phẩm trong thư mục của Trình Bầy, ghi số 61- sau kịch bản Điệu buồn của Charlie số 60, trước truyện dịch Một kẻ khác, số 62-- đưa lên Bộ Thông Tin tháng 5/1970; bây giờ đã là năm 1971-- sách ghi trong thư mục thượng dẫn, đã lên tới số 64, vẫn chưa được trả lời.
Nhà nước là một nhân vật buồn cười. Đó là sự tế nhị. Nhà nước không nỡ nói thẳng cho người làm thơ
biết :
...này thi sĩ thơ của mày nói với tình đối với đồng loại nó, hòa bình, trong mọi trường hợp, đều đáng quý hơn chiến tranh; bài dài này quấn vội chiếc khăn tang cùng kích thước lên đầu người quả phụ, bài ngắn kia gồm tổng số chữ trên một tấm bia, cơn phẫn nộ của hàng triệu người, nỗi buồn bã dưới chữ kia là những ngậm ngùi; ngủ cũng không hết, chết không quên -- thơ như thế làm sao cho in ra được, tao đâu có thích những thứ đó; đứa nào khóc kệ nó, đứa nào buồn mặc xác, đứa chít khăn tang ráng chịu, đứa mất cha mất mẹ, rồi trời sinh voi sinh cỏ có sao; chiến tranh cứ tiếp diễn, càng lâu càng quý; mày hãy lo phận mày, hãy ăn ngày 2 bữa như mọi động vật khác; hãy la cà các quán cà phê văn nghệ để nói xấu sau lưng các người khác mà chẳng cần sờ lên má xem má mình đầy sẹo; hãy bằng lòng và hãy câm mồm. Thi sĩ dốt nát, thơ của mày, tao cấm đó. Tao cấm tình yêu. Cấm hòa bình. Cấm sự sống. Nhà nước củng lại không cho in -- không -- bằng sự thỏa thuận đó, nói lên ý nghĩa đừng có nhiều điều mình làm quả thực là những điều không phải; guồng máy đang nắm giữ, không phải là guồng máy tốt, mang lại cơm áo cho người cần đủ dùng hàng ngày, mang lại an ủi cho người cô đơn, hạnh phúc cho người đau khổ... ( ( Bt cho in chữ nghiêng.)
***
Nhà văn Thế Nguyên giục giã từ Tết năm ngoái, tới tháng Năm, tôi mới trao tập thơ cho anh. Tôi nói: chắc nó không cho đâu -- Thế Nguyên bảo: được được hồi này có vẻ dễ. Đó là khoảng gần nửa năm sau, khi 100 nhà văn lên tiếng phản đối việc kiểm duyệt sách vở.
Tôi là người dễ vui, dễ buồn; dễ hào hứng, dễ chán nản. Tôi tin cùng với niềm tin của bạn tôi. Những ngày tháng trước ; tôi hào hứng trước những phản ứng của các nhà văn đối với cơ quan kiểm duyệt của nhà nước. Tôi nghĩ phải rồi, chúng ta cũng nên viện dẫn hiến pháp ra để phản kháng; hiến pháp xác định kiểm duyệt tư tưởng, tác phẩm dưới mọi hình thức đều bị bãi bỏ, cấm chỉ. Điều luật xây trên một căn bản thật vững chắc: con người khác động vật chỉ vì nó biết suy nghĩ và sự suy nghĩ đo được cụ thể hóa, biểu lộ ngôn ngữ nói và viết. Cấm nó viết tức là cấm nó nghĩ, tức là cấm nó là nó, cấm nó làm người. Triết lý sơ đẳng cũng biết những điều đại khái như thế, và hiến pháp hay quá đã biết xác nhận, biết phục hưng tư cách người cho con người và hậu quả hợp lý là cấm chỉ mọi cơ quan trái ngược với căn bản đó. Ta phải phản đối cơ quan vi hiến là sở kiểm duyệt, đòi hỏi sự châm dứt sự hoạt động của sự kỳ cục đó.
Tôi cũng thấy anh em có lý lắm, khi đưa thêm ra lý do thực tế. Tại sao bãi bỏ kiểm duyệt cho nhật báo và tạp chí; mà không tổng quát hóa biện pháp đó cho sách vở. Các nhân vật nhà nước như cụ Mai Thọ Truyền, trong buổi ra mắt cuốn Con Voi (*) nói vớ vẩn. Bãi bỏ kiểm duyệt được, vì báo phất phơ trên bề mặt, sách nguy hiểm hơn nhiều, ăn sâu vào tâm hồn; người đọc sách đọc kỹ, nguy hại khi đó to lớn lắm; bãi bỏ kiểm duyệt không được. Ơ, ơ!!! Các chức sắc nhà nước ta lạ ghê. Làm như thể người đọc không biết cắt lấy bài báo mà họ thích thù để đọc kỹ; làm như người nào cũng đọc vội tờ báo; rồi xử dụng nó vào những công tác giống nhau -- làm như nhà văn và nhà báo không bình đẳng trước pháp lý. Người viết văn cũng bị ràng buộc bởi những chế tài như nhà báo. Cuốn sách viết thấy có hại, hành xử quyền tịch thu và truy tố vẫn nằm trong tay người cầm quyền. Mà tịch thâu sách còn kịch độc hơn tịch thâu báo. Báo bị tịch thâu, chỉ không gửi đi tỉnh được thôi; ờ Sài gòn phát hành cổ động vẫn đầu đều. Báo tờ nào không phát hành được; đem ra bán kí-lô, lỗ chút đỉnh; nhưng không tàn nhẫn như sách, bởi giấy báo nhà báo được mua giá rẻ, có bông giấy. Tại sao lại áp dụng 2 hệ thống đơn vị cho 2 sự vật thuộc cùng một loại, là sự vật chữ nghĩa.
---------
* - tập truyện ngắn của một văn sĩ Ba Lan được Diễm Châu dịch ra việt ngữ - Nxb Trình Bầy ra mắt sách ở khách sạn Continental, có mời ông Mai Thọ Truyền tham dự.
(Bt)
Tôi cũng cho là hay lắm, khi một nhà văn viết thư ngỏ cho ông tổng trưởng Thông tin, hoặc, rộng hơn cho chính phủ; để phản kháng, chất chính, lên án, bày tỏ chỗ này những lời bi phẫn, chỗ kia những tiếng chì chiết. Như thế là phải. Phải nói cho mạnh, mạnh thế chưa đủ; phải hơn nữa mới mong biểu lộ được một phần cơn phẫn nộ kết tinh bởi bàn tay bóp cổ văn chương. Nói chì chiết, nói cay độc, nói như dao tưởng phớt qua mà cắt da cắt thịt, đứt ruột đứt gan là tiếp tục đúng cái truyền thống phản kháng của tiền nhân, bằng nội dung cũng như hình thức.
Một lúc, tôi bàn với Diễm Châu (*), rằng mình phải đánh cái "võ" đó, bằng một thư ngỏ gửi ông tổng trưởng Thông tin, nhân dịp đầu năm -- đăng trong Trình Bầy số Xuân; nhỏ nhẹ và khiêm tốn, thưa với người tục lệ đáng yệu của quê hương chúng tôi như thế-- mỗi năm hết Tết đến, có nợ ai thì trả, có vay ai phải cất tiếng nói lấy một đôi lời. Cuốn sách người giữ của tôi, những cuốn người giữ của anh em bằng hữu tôi, đòi người cũng chẳng trả, xin cũng chẳng cho -- chúng tôi muốn biết số phận của chúng ra sao. Người để chúng ở đâu. Có treo lủng lẳng nơi cửa vào cho hoa cúc vàng, trái quất đỏ, thủy tiện từ Hồng- Kông mang về, hoa đào từ Đài-Bắc gửi tới, thêm hương thêm sắc. Hay người treo chúng ở trong bếp ùng với lạp xưởng, giò thủ, bánh chưng; để phòng vệ cho những món ăn khác biệt đó khỏi bị kiến ăn, chuột gặm.
Tôi cũng cho là hay lắm, khi một nhà văn viết thư ngỏ cho ông tổng trưởng Thông tin, hoặc, rộng hơn cho chính phủ; để phản kháng, chất chính, lên án, bày tỏ chỗ này những lời bi phẫn, chỗ kia những tiếng chì chiết. Như thế là phải. Phải nói cho mạnh, mạnh thế chưa đủ; phải hơn nữa mới mong biểu lộ được một phần cơn phẫn nộ kết tinh bởi bàn tay bóp cổ văn chương. Nói chì chiết, nói cay độc, nói như dao tưởng phớt qua mà cắt da cắt thịt, đứt ruột đứt gan là tiếp tục đúng cái truyền thống phản kháng của tiền nhân, bằng nội dung cũng như hình thức.
Một lúc, tôi bàn với Diễm Châu (*), rằng mình phải đánh cái "võ" đó, bằng một thư ngỏ gửi ông tổng trưởng Thông tin, nhân dịp đầu năm -- đăng trong Trình Bầy số Xuân; nhỏ nhẹ và khiêm tốn, thưa với người tục lệ đáng yệu của quê hương chúng tôi như thế-- mỗi năm hết Tết đến, có nợ ai thì trả, có vay ai phải cất tiếng nói lấy một đôi lời. Cuốn sách người giữ của tôi, những cuốn người giữ của anh em bằng hữu tôi, đòi người cũng chẳng trả, xin cũng chẳng cho -- chúng tôi muốn biết số phận của chúng ra sao. Người để chúng ở đâu. Có treo lủng lẳng nơi cửa vào cho hoa cúc vàng, trái quất đỏ, thủy tiện từ Hồng- Kông mang về, hoa đào từ Đài-Bắc gửi tới, thêm hương thêm sắc. Hay người treo chúng ở trong bếp ùng với lạp xưởng, giò thủ, bánh chưng; để phòng vệ cho những món ăn khác biệt đó khỏi bị kiến ăn, chuột gặm.
---
* Diễm Châu -Phạm văn Rao [1937-2007] khi ấy là chủ bút Trình Bầy. (Bt)
Những lúc ngồi vào bàn, gõ tay lóc cóc vào chiếc máy chữ, những ý tưởng khác chợt đến. Tôi chợt nhận thấy bạn hữu và chính mình đã quá lạc quan, đã đanh giá thấp tha nhân, đã nhận định nhầm thực tại trước mặt. (...)
Chính trị là một động vật được đào luyện như thế. Có lẽ những anh em khi phản kháng, bằng những lý do pháp lý và thực tế, nhằm làm lay chuyển bằng tình cảm thư từ, cũng đủ sáng suốt để thấy rằng hy vọng chẳng bao lăm (...) -- nhưng mình không thể không làm như thế. (...)
Tôi muốn nói : chúng ta nên in những tác phẩm bị cấm ra, dưới hình thức ronéo để cùng nhau đọc chơi.(...)
Tôi chẳng thể nhầm tưởng rằng tác phẩm, mỗi khi in ra bằng ronéo, 5, 7 chục cuốn, 1, 2 trăm cuốn sẽ là khởi đầu của những cơn địa chấn. Người này đọc thầm vào tai người khác. Bạn hữu chép tay đưa tới cho bạn hữu. Người yêu ngầm giấu gửi tới người yêu. Niềm in lặng đó là niềm im lặng của biển cả, làm đứng dậy, làm bước xuống, làm được mặt trời, làm được núi non, làm được hành tinh, làm được thế giới, làm được hạnh phúc.
(...)
***
Buổi tối đã 5 năm rồi, trong Trung tâm 3 *; Cao thế Dung và tôi ăn phở dưới mưa, với chiếc nồi nhôm thuổng được của nhà bếp. Chúng tôi bàn về Thế Phong, tôi nói với Dung: nó là thi sĩ. [Cao thế] Dung chới với, tay bắt lấy những chữ như phao vật vờ, tiểu thuyết gia, nhà phê bình, tôi giằng lấy tất cả những thứ đó ném ra xa, nó là thi sĩ. Thơ của người làm thơ mới là nó, những thứ khác chẳng thể là nó. Sự ghen tuông, ngọn lửa ghê gớm của thi ca nó như thế, nó không chấp nhận sự phụ rẫy, lãnh đạm; và ngay cả những săn sóc chưa tới, những đam mê không chín, những cơn say chưa chìm xuống tận cùng.
Thế Phong (bên phải)
(ảnh : Nguyễn Quốc Thái [1943- )
---------
* - Trần Bích Lan bị gọi nhập ngũ, đầu tiên được đưa tời Trung tâm nhập ngũ Quang Trung; sau chuyển qua trường Võ Bị Thủ đức. (Bt)
Mỗi lần những cuộc chơi của đời sống lôi kéo tôi, kinh nghiệm ghê gớm về sự hờn giận, sự thiêu đốt tàn phá của lửa lại hiện ra.
Năm 1970 vừa trôi qua, chẳng hạn là những tháng, tôi có liên hệ với báo chí hàng ngày nhiều hơn cả. Thoạt đầu là sự vui anh, vui em. ở đó có Kiều Phong
[Lê Tất Điều], có Trần dạ Từ, có Bồ Hòn; đó là chỗ cho ta nhậu, cho ta xì-phé chút đỉnh, la-ve chiều vài chai, rượu mạnh hơn chút ít -- cái môi trường đặc iệt hừng hực những quyến rũ của báo chí với người đã cảnh giác nó, như một cám dỗ khó cưỡng, một nguồn gốc của tội lỗi, vẫn khó tránh. Viết chới một tí với anh em đi. Ờ thì viết. Sẵn có cái cậu Nguyễn Nhật Duật (*) này đang nhi nhô, ta làm như một nhân vật kỳ bí từ núi cao nào về -- chỉ cho nó mấy đường gươm, này đây cái anh sư giả vờ Phạm Công Thiện đánh bạc bịp trông thật đáng thương; giúp cho nó siêu thoát. Dính vào, dứt ra chẳng được, những bạn hữu từ tờ Độc Lập bị đuổi ra đường vất vơ vất vưởng dựng lên tờ Tự Chủ cũng thiểu não; đánh một ván bạc mới Báo Đen, không thể không giúp một tay. (...)
-------
* loạt bài Hư Trúc [Nguyên Sa] viết trên báo đả kích " bọn sa đích Trần Phong Giao, Nguyễn Nhật Duật, Sơ Dạ Hương[Nguyễn Quốc Trụ ."( chữ : Hư Trúc) - sau in thành sách ký Nguyên Sa. (Bt)
Trần Phong Giao
[ i.e. Trần Tĩnh [1932- 2005)
(ảnh: Lê Phương Chi/ tạp chí Bách Khoa)
Thơ có một cuộc đời, là một thế giới, chữ của nó chẳng phải chỉ là dấu chỉ như văn xuôi -- nói khác đi, là sự phủ nhận chính nó, nhưng thế giới đó, sự vật kỳ lạ ấy vẫn có một tương quan mật thiết với những thế giới khác, nó là một thế giới "ký hiệu- sự vật" mà vẫn có một tương quan nào với thế giới của " ký hiệu thuần túy." Cho nên có thơ nói về tình ái, có thơ nói về chiến tranh, thơ khao khát hòa bình. Nó có thể làm đứng dậy, làm bước xuống, làm núi nằm, biển dựng, có thể vuốt ve ,khóc lóc, mừng rỡ, lo âu, siêu thoát, dằn vặt; nhưng khuyên nhủ hãy nhắm tới; hay; hãy đừng nhắm tới; đều là giáo điều, đều làm cho thế giới " ký hiệu tồn tại" trong xung đột ngưng lại, chết chóc và sự lấn áp đều từ một phía duy nhất. Một cách đơn giản tôi gọi nó là giáo điều.
(ảnh: Lê Phương Chi/ tạp chí Bách Khoa)
Thơ có một cuộc đời, là một thế giới, chữ của nó chẳng phải chỉ là dấu chỉ như văn xuôi -- nói khác đi, là sự phủ nhận chính nó, nhưng thế giới đó, sự vật kỳ lạ ấy vẫn có một tương quan mật thiết với những thế giới khác, nó là một thế giới "ký hiệu- sự vật" mà vẫn có một tương quan nào với thế giới của " ký hiệu thuần túy." Cho nên có thơ nói về tình ái, có thơ nói về chiến tranh, thơ khao khát hòa bình. Nó có thể làm đứng dậy, làm bước xuống, làm núi nằm, biển dựng, có thể vuốt ve ,khóc lóc, mừng rỡ, lo âu, siêu thoát, dằn vặt; nhưng khuyên nhủ hãy nhắm tới; hay; hãy đừng nhắm tới; đều là giáo điều, đều làm cho thế giới " ký hiệu tồn tại" trong xung đột ngưng lại, chết chóc và sự lấn áp đều từ một phía duy nhất. Một cách đơn giản tôi gọi nó là giáo điều.
(...)
Cho nên làm xong tập thơ của 10 năm thì phải in nó ra. Bộ Thông tin không cho in trên nền long ly quy phụng thì in ronéo, như một phân định rõ rệt hoài niệm, về hạnh phúc và chính hạnh phúc, cái thuộc về một nguồn gốc và chính nó và cũng là sự chia sẻ phân định tìm thấy với bằng hữu. Lưu luyến với hoài niệm hạnh phúc mà bỏ quên chính nó-- và nguồn gốc từ đó nó hiện ra là khởi đầu của phản bội. ./.
NGUYÊN SA
(tr. 117-124 /
Trình Bầy (Xuân Tân Hợi 1971.)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ