Tiêu chuẩn bài viết Đủ độ nổi bật, văn phong trung lập và có nguồn đáng tin cậy · Không spam quảng cáo · Không vi phạm bản quyền · Cẩm nang biên soạn |
Phong Điệp
Phạm Thị Phong Điệp (sinh 1976) là một nữ nhà văn người Việt Nam.
Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Phong Điệp sinh ngày 6/6/1976 tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
Cựu học sinh chuyên văn trường THPH Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định, khóa 1991-1994.
Năm 1998, sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, Phong Điệp làm phóng viên, biên tập viên tại báo Văn Nghệ Hội Nhà văn Việt Nam.
Năm 2010, Phong Điệp làm Trưởng ban Văn nghệ Trẻ thuộc báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.
Năm 2014, Phong Điệp chuyển đến làm việc tại báo Nhân Dân.
Phong Điệp là Phó trưởng Ban Nhà văn Trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam các nhiệm kỳ 2010 - 2015, 2015 - 2020; Ủy viên Hội đồng Văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2019 - 2021.
Từ năm 2010 đến nay bà là thành viên Hội đồng Giám khảo Quốc gia cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU tại Việt Nam [1] do Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam làm Trưởng Ban, có trách nhiệm bầu chọn bài dự thi tham dự cuộc thi cấp Quốc tế do Liên minh Bưu chính Thế giới tổ chức thường niên.
Phong Điệp lập trang web Phongdiep.net từ tháng 6-2006.[2] và là một trong những nhà văn Việt Nam đầu tiên lập website cá nhân về văn chương.
Hiện tại Phong Điệp đang sống và làm việc tại Hà Nội.
Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]
- Khi ta hai mươi (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ 1996)
- Ma mèo (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ 1997)
- Người phía bên kia đường (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ 2000)
- Phòng trọ (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Thanh niên 2001)
- Giấc mơ bay qua cửa sổ (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Kim đồng 2002)
- Người của ngày hôm qua (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Kim đồng 2003)
- Vườn hoang (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Thanh niên 2005)
- Lạc chốn thị thành (Truyện dài, Nhà xuất bản Trẻ 2005)
- Mạn đàm văn chương thời @ (Tản mạn văn học, Nhà xuất bản Thanh niên 2007)
- Kẻ dự phần (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Hội nhà văn 2008, Nhà xuất bản Văn học tái bản năm 2012)
- Blogger (Tiểu thuyết, Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2009, Nhà xuất bản Văn học tái bản 2012)
- Nhật kí nhân viên văn phòng (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ 2012)
- Bay trên mái nhà thành phố (Tập tản văn, Nhà xuất bản Văn học, 2012)
- Nhật kí Sẻ đồng: Chào em bé (Truyện thiếu nhi, Nhà xuất bản Kim Đồng 2011, tái bản 2015, 2016),
- Nhật kí Sẻ đồng: Những rắc rối ở trường mầm non (Truyện thiếu nhi, Nhà xuất bản Dân trí 2012, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản 2017)
- Chúng mình làm bạn con nhé (Sách kỹ năng, Nhà xuất bản Phụ nữ 2014, tái bản 2015, 2017)
- Cuộc phiêu lưu của những cái Tôi (Đối thoại văn chương, Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM năm 2014)
- Ga ký ức (Tiểu thuyết, Nhà xuất bản Trẻ 2015)
- Vực gió (Tiểu thuyết, Nhà xuất bản Công an nhân dân 2016)
- Biên bản bão (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Phụ nữ 2016)
- Có mẹ trong cuộc đời này (Tản văn, Nhà xuất bản Phụ nữ 2017, tái bản 2018)[1]
- Những mối tình câm (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Phụ nữ 2018)
- Tình trạng không phủ sóng (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Công an nhân dân 2018)
- Lạc nhau ở Chân mây (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Quân đội 2018)
- Nhật ký Sẻ Đồng - Bố là Bố thôi (Truyện thiếu nhi, Nhà xuất bản Kim Đồng 2019)
- Cùng con vượt "bão" tuổi teen (Sách kỹ năng cho cha mẹ và con, Nhà xuất bản Kim Đồng 2019) [3]
- Delete (Tập truyện ngắn và tản văn, in chung cùng nhà văn Nguyễn Việt Hà) đã được dịch và xuất bản tại CH Pháp năm 2013 (Nhà xuất bản Riveneuve, dịch giả Emmanuel Poisson).[2]
- Tiểu thuyết Blogger đã được dịch và xuất bản tại CH Pháp năm 2014 (Nhà xuất bản Riveneuve, dịch giả Nguyễn Phương Ngọc)[3]
Và một số truyện ngắn đã được dịch và xuất bản ở Trung Quốc, Nga, Mỹ.
Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]
- Giải ba cuộc thi sáng tác văn học Mùa xuân tuổi hoa do báo Hoa học trò tổ chức năm 1995 với truyện ngắn Thảo nguyên.
- Giải thưởng Văn học tuổi xanh 1996 do Tạp chí Tuổi xanh tổ chức năm 1996 với truyện ngắn Hoạ sĩ.
- Giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi truyện ngắn hai năm 1996 - 1997 trên báo Văn nghệ Trẻ với truyện ngắn Ma mèo.
- Giải khuyến khích cuộc thi sáng tác Văn học cho tuổi trẻ do Nhà xuất bản Thanh niên phối hợp với Tuần báo Văn nghệ tổ chức năm 2005 với tập truyện ngắn Vườn hoang.
- Giải Tư cuộc thi sáng tác Văn học tuổi 20 lần II và III do Nhà xuất bản Trẻ báo Tuổi Trẻ và Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức[4] với tập truyện ngắn Người phía bên kia đường và truyện dài Lạc chốn thị thành.
- Giải chùm truyện ngắn hay nhất viết về đề tài phụ nữ hậu chiến (Cuộc thi truyện ngắn hai năm 2013 - 2014 của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, trao giải năm 2015)
- Giải B Cuộc thi viết tiểu thuyết, truyện và kí về đề tài Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức năm 2015 cho tiểu thuyết Vực Gió.[5]
Giải Đồng giải Sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam năm 2016 cho tiểu thuyết Vực gió .[6]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- https://vnexpress.net/giai-tri/nhieu-su-kien-van-hoc-trong-nam-viet-nam-tai-phap-2964876.html
- http://vannghequandoi.com.vn/binh-luan-van-nghe/nha-van-phong-diep-viet-de-luu-giu-nhung-mong-manh-trong-doi-song-11376_320.html
- http://baovannghe.com.vn/vat-kiet-suc-cho-dieu-minh-dam-me-18080.html?vip=bvn
- http://vanvn.net/tim-toi-the-nghiem/khong-gian-nghe-thuat-trong-tieu-thuyet-%E2%80%9Cblogger%E2%80%9D-va-%E2%80%9Cga-ky-uc%E2%80%9D-cua-phong-diep/661
- https://tuoitre.vn/nha-van-phong-diep-phai-chuyen-nghiep-moi-ket-thuc-duoc-tac-pham-598830.htm
- http://vanvn.net/tin-tuc/thong-bao-hoi-nghi-lan-thu-xi-ban-chap-hanh-hoi-nha-van-viet-nam-/2222
- https://nxbkimdong.com.vn/nhat-ki-se-dong-bo-la-bo-thoi
- https://phunuvietnam.vn/nha-van-phong-diep-chia-se-bi-quyet-cung-con-vuot-bao-tuoi-teen-20200112002137429.htm
- https://toquoc.vn/truyen-ngan-duong-dai-viet-nam-xuat-ban-tai-trung-quoc-99219447.htm
- https://www.tienphong.vn/van-hoa/phong-diep-nuoi-con-nuoi-van-va-nuoi-web-538901.tpo
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Nhà văn Phong Điệp: 'Tôi muốn tặng cuốn sách cho những người mẹ'”. Báo điện tử Zing.vn (bằng tiếng Việt). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Tác phẩm của Phong Điệp, Nguyễn Việt Hà ra mắt ở Pháp”. vnexpress.net (bằng tiếng Việt). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Liệu văn học Việt có thể 'vươn ra thế giới'?”. BBC_News_Tiếng_Việt (bằng tiếng Việt). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Phong Điệp: Nuôi con, nuôi văn và… nuôi web”. Báo_điện_tử_Tiền_Phong (bằng tiếng Việt). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Tiểu thuyết "Vực Gió" của nhà văn Phong Điệp: Hành trình phanh phui tội ác”. Báo_Công_an_TP_Đà_Nẵng:_CADN_Online-_Kết_nối_niềm_tin. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
- ^ “2016 – Năm "im ắng" của những giải thưởng văn chương”. toquoc.vn (bằng tiếng Việt). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét