Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

bài đọc thêm (3) : " Công giáo Miền Nam VN sau 30- 4-1975/ Nguyễn An Tôn -- source : T.Vấn & Bạn hữu

 



 
CÔNG GIÁO MIỀN NAM VN SAU 30-4-75 / NGUYỄN AN TÔN  (*)
    (xuất bản ở Hoa Kỳ năm 1988)

--------
(*) - Cao Thế Dung biên tập và in ấn ' Công giáo Miền Nam VN sau 30/4/1975 / Nguyễn An Tôn  ( bút danh khác của Khải Triều).   (Bt)

Tháng 9 năm 1983, tôi viết xong Công giáo Miền Nam Việt Nam sau 30-4-75, nhằm nói lên thực trạng lúc giao thời của Giáo hội Công giáo miền Nam; [tôi] thẳng thắn đưa ra trước dư luận[về] một vài linh mục + giáo dân nấp bóng chế độ mới, dưới danh nghĩa "những người Công giáo Yêu nước" để bôi nhọ giáo hội, phản đối những giám mục nào không ủng hộ phe họ.

 Điển hình là 2 trường hợp:

1- trục xuất Tổng Giám mục Henri Lemaitre, Khâm sứ Tòa Thánh tại sài gòn; buộc Ngài phải rời khỏi Việt Nam.

2-  chống đối Đức cha PX Nguyễn Văn Thuận trong chức vụ Tổng Giám mục phó với quyền kế vị tại Tổng Giáo phận Sài gòn.  Nhóm này kết án Ngài là cháu của TT Ngô Đình Diệm, một lãnh tụ chống Cộng cực kỳ mãnh liệt.   Đức cha Nguyễn Văn Thuận bị biệt giam suốt 13 năm. Bây giờ, chúng tôi tự hỏi:' những giáo dân có cái nhãn hiệu 'Trí thức Công giáo của sài gòn ngày ấy' hiện nay ở đâu? Vì họ đã vội vã chạy khỏi Sài gòn, khi bóng dáng những quân lính CS còn lảng vảng ở cửa ngõ Sài gòn.


                      -   Đức Hồng Y Trinh Văn Căn (trái) 
                       & Đức Giám mục NguyễnVăn Thuận

                                  ( chụp tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
              sau khi Đức Giám mục Thuận đi học tập cải tạo 13                                                   năm trở về.
                                 ( tư liệu ảnh TP.)


Sách viết xong; nhưng cái khó khăn nhất là việc chuyển ra ngoài. Lúc này, người CS đang còn say chiến thắng cực kỳ ngạo mạn. Tôi mang bản thảo sách lên Trung tâm Hành hương Fatima ở Bình Triệu, dâng cho Đức Mẹ; và thưa với Đức Mẹ:"việc cua con tới đây là xong.  Con chỉ là dụng cụ của Chúacòn việc"nó" ra sao là việc của Đức Mẹ.  Con tin Chúa sẽ thực hiện theo ý của Người." May mắn cho tôi là : 'chị Ngô Thủy Tiên ( vợ anh Cao Thế Song, người em họ của anh Cao Thế Dung, nhận giúp tôi vô điều kiện.) .

 [Thế là] tôi trao toàn bộ sách bản thảo cho chị; với điạ chỉ người nhận là anh Nguyễn Tấn Khang ở Canada. Vợ anh Khang là em gái út của vợ tôi.  Khoảng một tháng sau, chị Ngô Thủy Tiên cho tôi hay 'sách đã chuyển xong'-- tôi bèn hỏi anh Khang  và được trả lời 'đã nhận đủ'.

Cái máy thứ 2 là sau ngày ở tù về, anh Nguyễn Công Luận giới thiệu cho tôi một  cựu sĩ quan VNCH,  tên Nguyễn Thanh Vân .  Và, trước khi có chương trình H.O. thì Vân đã vượt biên, ảnh  lên được trại tạm trú ở Malaysia; thì viết thư cho tôi liền.  Tới đất Mỹ, cũng lại viết thư về cho tôi ngay.  Và tôi nhờ anh Vân giúp cho cuốn sách bản thảo của tôi đang"nằm ụ" tại nhà anh Nguyễn Tấn Khang. Tôi cũng viết thư cho anh Khang là" xin trao tập"bản thảo" cho anh Nguyễn Thanh Vân.

 Khi nhận được "bản thảo" rồi, anh Vân cho đánh máy, rồi mang đến các nhà xuất bản ; thì nhà nào cũng' chê".  Có lẽ vì "tên tác giả lạ hoắc" [ ký Nguyễn An Tôn] + cái tựa sách' Công giáo miền Nam VN sau 30-4-75' chăng?  Sau rốt, anh Nguyễn Thanh Vân tình cờ gặp anh Cao Thế Dung ở Cali. anh Dung đón nhận 'bản thảo của tôi"trong hoan hỉ.

Rồi một ngày, tôi nhận được lá thư đầu tiên của anh Dung; kể từ khi anh rời VN; ... anh cho biết:
" buổi'lễ rửa tội cho 'CHÁU'' (tức buổi' ra mắt SÁCH'), cả chục CHA đến dự lễ, thực là cảm động." 'CHÁU' đã được linh mục Joachim Nguyễn-Đức-Việt-Châu, SSS, giám đốc Cơ sở xuất bản'Dân Chúa' đã đưa'CHÁU' đi Rôma vào dịp lễ phong thánh ( Lễ Phong Thánh 117 vị tử đạo VN hôm 19-6-1988, do Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô 2 cử hành tại Tòa Thánh Vatican) để xin ban phép lành cho' CHÁU'.  ( tấm ảnh chụp Đức Giáo Hoàng ban phép lành, có ảnh linh mục Nguyễn-Đức-Việt-Châu được in trong 'Công giáo miền Nam VN sau 30-4-75-- ở phần sau 'Lời nói đầu' ). 


Kết

Còn một việc gắn chặt tinh thân giữ anh Cao Thế Dung và tôi : 'sau khi tờ báo 'Diễn đàn Chính đảng' tự đình bản; tôi và vị luật sư đại diện chủ nhiệm Trương Vĩnh Lễ phải ra tòa. Quan tòa hỏi vài câu, nghe câu được câu chăng; luật sư ngồi bên tôi nói vài câu; rời quan tòa lui vào trong -- còn tôi và luật sư  đại diện lặng lẽ ra về.  Thật ra là chuyện bầu cử Tổng thống VNCH vào năm 1967; liên danh  Nguyễn Văn Thiệu+Trần Văn Hương phá liên danh Nguyễn Cao Kỳ+ Trương Vĩnh Lễ; buộc liên danh này phải rút lui để liên danh Nguyễn Văn Thiệu+  Trần Văn Hương "độc diễn".

[Việc đáng nhớ nữa với tôi] : 'anh Cao Thế Dung+ anh Nguyễn Công Luận là 2 người đứng ra "cưới vợ" cho tôi.

Trong ngày cưới; anh Phạm Kim Vinh (tức nhà báo Trương Tử Phòng) làm chủ hôn; và chính sư huynh Mai Tâm lái xe của ngài 'chở cô dâu+ chú rể đến nhà thờ Đồng Tiến làm lễ cưới-- linh mục cử hành thánh lễ hôm ấy lại là bạn cùng trường Latinh Hoàng Nguyên. (địa phận Hà Nội) với chú rể. Sau lễ, sư huynh Mai Tâm lại chở đôi vợ chồng trẻ về trường của Ngài, Viện Khoa học Giáo dục Sài gòn. (sau này đổi là 'Đại học Thành Nhân'.)

Tôi nhận được mấy tấm hình chụp trong thánh lễ an táng anh Cao Thế Dung tại nhà thơ, ấm cúng, thiêng liêng; có nhiều người tham dự. Trên bàn thánh; tôi nhìn thấy có 5 vị linh mục đồng tế. (đối với tín hữu bình thường, điều này không thể có được.) Vậy, anh Cao Thế Dung phải là người có những công trình rất lớn đối với Giáo hội.  Tôi thấy điều này trong bài của tác giả Vĩnh Liêm về các công trình nghiên cứu học thuật, cách riêng là Thư viện có tên Nam San của  anh Cao Thế Dung:"... Công phu sưu tầm tài liệu của ông[Cao Thế Dung] đã giúp ông thành lập được Thư viện Nam San; mà các đại học nổi tiếng như Cornell  & Georgetown đã "đặt cọc".  Nếu ông [Dung]  chấp thuận, họ sẽ dành cho ông 'Cao Thế Dung Section'trong thư viện của họ. ". 

Riêng tôi [Khải Triều]  nhận thấy bộ 'Việt Nam Công Giáo Sử Tân Biên' ( 3 tập, mỗi tập dày cả hơn nghìn trang) + cuốn 'Công Giao VN trong Giòng Sinh Mệnh Dân Tộc'; tôi sửng sốt và ngạc nhiên.-- vì đây là lần đầu tôi nhìn thấy công trình của anh đã thực hiện ở nước ngoài. ... Tôi cũng rất thích anh dùng tựa sách 'Việt Nam Công Giáo Sử'-- và, tôi viết thư cho anh; được anh trả lời: "... toàn bộ 3 tập về 'Việt Nam Công Giáo Sử' đã viết xong tập thứ 4, đề cập đến 'văn học Công giáo VN'. "   Đây là những công trình lớn [ mà anh] đóng góp cho Giáo hội Công Giáo; chẳng riêng cho Công Giao VN,  mà còn cho cả Công Giáo hoàn vũ.

  Cho nên, một thánh lễ đồng tế cho Cao Thế Dung, là một cử chỉ cho thấy Giáo hội trân trọng những công trình của Cao Thế Dung.  Xét về mặt đời sống công khai, anh Cao Thế Dung là một người Công Giáo đức hạnh, không lừa lọc, hãm hại ai, sống rất thực với bản thân.

Và hiện nay, những đức tính này đã truyền sang cho các con của anh. Chúng đang phục vụ cho Giáo hội một cách âm thầm.   (...)    ./.


 KHẢI TRIỀU
(Sài gòn, 16-11- 2017.)


http://t-van.net/?p=33430


------------------------------
trích :  T.Vấn & bạn hữu
------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét