” Bắn phát súng đầu tiên vào bọn “văn tặc …
Hoàng Hoài Sơn
Lời dẫn :
… nhà báo Hoàng Hoài Sơn bắn phát súng đầu tiên, bắn vào đầu bọn ” văn tặc ” ( đạo văn, in lậu) , đâu đó khoảng đầu năm 2003. Thứ nam của cố giáo sư Hoàng Châu Ký, từng du học ở Liên Xô ( cũ), em ruột nhà thơ nữ Ý Nhi – anh gặp tôi, phỏng vấn chuyện sách tôi bị in lậu – vì tôi kiêm thụ ủy đại diện pháp lý Nguyễn Đắc Sơn ( Hoa Kỳ ), soạn giả ” Những bức thư tình hay nhất thế giới / Great Love Letters of the World” ( (bilingual best-seller) bị hàng chục nxb trong nước in lậu , tái bản nhiều lần, không trả bản quyền.
- luật sư Nguyễn Đình Phùng đại diện giao tiếp, truy thu bản quyền – chỉ riêng 2 nxb Văn học (thời kỳ giám đốc Nguyễn Văn Lưu ), Văn hóa Thông tin ( Vũ An Chương) – thu được gần 50 triệu VND.
Tiện, kể chuyện vui nghe rồi bỏ ngoài tai – bạn Bủi Việt Bắc. lên làm giám đốc Nxb VHTT – thay Vũ An Chương – chỉ ký phép cho Nguyễn Thanh Nhã – với điều kiện, gỡ bài viết ” T.T.KH và Nếu em là vợ ..” ( viết về Thế Phong – tr. 244 -252) – anh Gia Dũng phản biện : ” không bỏ, không cấp lấy phép Nxb khác …”. Anh Gia Dũng viết tựa ,vừa lo in ấn, cấp phép , vì tác giả ở Tp. HCM – đâu đó 1, 2 ngày Cánh đồng ký ức / Nguyễn Thanh Nhã phát hành tắp lự . ( Nxb Hội Nhà Văn – Hà Nội, 2007).
. …bây giờ mời bạn lướt qua 2 bài báo viết về : Sự xuống cấp của đạo đức trí thức . , bài viết: Hoàng Hoài Sơn.
và
Một nhà văn khiếu kiện 2 nhà xuất bản / bài viết Đông La.
… một trong 2 bài báo trên được nhiều mạng nội , ngoại tái trích đăng – mới nhất web Hội Nhà văn Hà Nội lại đưa lên diễn đàn – như chuyện mới xảy ra . Chuyện đạo văn chẳng mấy khác “cao lương ăn quỵt đĩ chơi lường ” ( Tú Xương) ngày càng phổ biến – lây lan sang tới Huê Kỳ – bản thân tôi đây – hơn 1 lần viết thư ngỏ khiếu nại – nạn piracy -Copyright infringement – vi phạm phổ biến nhiều tác phẩm anh, việt ngữ Thế Phong không xin phép, ” lờ tịt” bản quyền, theo hiệp ước Mỹ Việt đã ký, hiệu lực từ cuối 1997 – đó là nói về Amazon .com – tổng giám đốc CEO Jeff Bezos – tỷ phú 49 tuổi.
Thế Phong.
Bài 1
Nạn đạo văn: Sự xuống cấp của đạo đức trí thức?
HOÀNG HOÀI SƠN
…” 15 – 20 năm trước chuyện đạo văn quả là hy hữu trong đời sống văn nghệ. Nhưng hiện nay, đạo văn đã và đang là một căn bệnh quá phổ biến, lây lan sang cả địa hạt khoa học tự nhiên. Vì sao vậy?”
Người làm cái bóng
Nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu kể:
” Tôi sang trường bạn, có người hỏi : ” Giáo trình của anh sao giống của một vị TS-PGS ở đây quá?” Mà vị PGS- TS khi mới vào TP.HCM tìm đến tôi học hàng ngày. Tôi bị mang tiếng là phải, bởi mười mấy năm nay cô ấy rập theo tôi. Nhưng giờ cô ấy là TS-PGS, mà tôi chỉ là giảng viên, nên đương nhiên người ta nghĩ kẻ có học vị thấp hơn” đạo ” lại của người có học vị cao hơn “.
Chưa hết, gần đây khi Nhật Chiêu lên lớp giảng thì có học trò thắc mắc;
” Sao thơ thầy dịch lại giống của KTNN thế? Thầy rập thơ của Nguyễn Thánh Ngã đăng trên KT N N à?
Ông buồn bã:
“Trò nói như thê nghĩa là thầy ăn cắp ?
Tôi về lật lại KTNN ( tạp chí Kiến Thức Ngày Nay – TP chú thích ) số 432 ngày 1/1/2004 quả là có bài Thoáng Xuân trong thơ Basho của anh Ngã thật . Xem kỹ mới thấy 9 bài thơ Basho đăng ở đấy thì có 3 bài của tôi dịch , đã được in trong cuốn Basho và thơ Hai-Cu ( Nhật Chiêu, Nxb Văn học, 1994) . Đây là chưa kể anh ấy lấy cả một số lời bình của tôi”.
” Cái bóng Nhật Chiêu” còn thấp thoáng ẩn hiện trong nhiều vụ đạo văn nữa. Nhưng không phải đoạn kết nào cũng buồn. Nhà nghiên cứu Hoài Anh in cuốn tiểu luận phê bình Tìm hoa quá bước ( Nxb Văn học, 2001), sử dụng nguyên vẹn nhiều bài thơ dịch của Nhật Chiêu, như Tặng vật của Miltos Shatouris ( Hy Lạp), Chùm hoa của Robert Frost ( Mỹ ) … -không một lời chú giải. Nhưng sau khi sách ra, tác giả đã lặn lội đến nhà dịch giả tặng sách với bút ghi:
” .. Thân tặng Nhật Chiêu vơi lời cảm ơn về một số bài thơ dịch trong sách này…”
Như vậy, trong 1000 cuốn sách in ra, thì có đến 998 người đọc nghĩ rằng thơ đấy là do Hoài Anh dịch !
Người bị coi như côn đồ.
Đạo văn thì nhiều, nhưng khiêu kiện thì ít. Nguyên nhân không nói ra thì ai cũng biết: mất thời gian,tốn công sức, mà có khi lại chẳng được gì ! Bài học 5 năm hầu tòa của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn trong vụ tác quyền kịch bản phim Hải Đường Trắng từ năm 1999 là lời cảnh tỉnh cho những ai muốn dấn thân vào con đường này. Thắng kiện nhưng nói như ông Tuấn :”.. Không, tôi không phải là người thắng. Bởi vì tôi trở lại như những gì tôi vôn có. Người thắng cuộc chinh là kẻ lừa đảo..” Còn tiền thì sao : “.. Không đủ đãi bạn bè chầu bia “.
Nhà văn Thế Phong là một đầu nậu sách ” từ vài chục năm nay. Ông là người tích cực nhất khi trong vòng một vài năm qua liên tục khiếu kiện các Nxb ắn cắp bản quyền 50 tác phẩm của ông đã được Cục Bản Quyền cấp giấy chứng nhận. Mới đây nhất, ngày 13/3 vừa qua, Thế Phong khiếu nại Nxb Văn hóa-Thông tin, vì trong cuốn “Văn học Miền Nam ” ( tập II) của Nguyễn Q. Thắng – có 2 phần ” Bảo Lương Nữ Sĩ ” và” Nguyễn Đức Quỳnh” là của ông đã được in trong một phần” Lược sử văn nghệ Việtnam ” – 4 tập ( 1930-1956) – với lời ghi ở trang 4: ” bản quyền thuộc tác giả . cấm phóng tác trích , dịch”.
Tìm đến nhà ông Q. Thắng, một căn nhà to và đẹp trên đường Phan Huy Ích, Q. Gò Vấp, TP.HCM để hỏi ề vụ việc trên. Ông Q. Thắng trả lời:
“…Anh chưa biết Thế Phong, ông ta là con người côn đồ, con người không có lương tâm, nên tôi chẳng sợ cái anh Thế Phong này. Ông ấy thích thì cứ đi mà kiện *”.
Ông Q. Thắng nói thêm;
“..Tôi là người lịch sự nên tôi mơi để tên” ảnh “. Nên của ông ta giống như của người khác thì sao ?… (!?)
Vẫn vụ việc liên quan đến ông Thế Phong, giám đốc một Nxb xuất bản ăn cắp bản quyền của ông ” phẫn nộ ” , khi trao đổi với chúng tôi:
“.. Nxb chúng tôi nghèo lắm, cuốn này là tác phẩm dịch đã in lại nhiều lần rồi, ông Thế Phong còn kiện cái gì ? Nhờ báo chí lên tiếng hộ cho, nếu không sẽ trở thành vấn nạn, các Nxb đang khó khăn mà lại cứ bị kiện tụng . ...
Trong lịch sử văn học nước nhà, chưa bao giờ nhiều những người đạo văn đến như vậy ? Họ ung dung ăn cắp của người trong nước, người nước ngoài, với một thái độ tự tin trắng trợn. Vì sao vậy ? Ông Nhật Chiêu lý giải :
-” Hiện nay tình trạng đạo văn nhiều , là vì họ thấy nhiều trường hợp đạo văn trước đó, không bị ai trừng trị. Có trường hợp thỉnh thoảng lên tiếng về môt vài vụ đạo văn, như ở Khoa tôi chẳng hạn, chỉ có một số thầy cô cho rằng tại sao phải nói đến vấn đề không đáng phê bình, không phải là cái gì ghê gớm này. Dường như họ cho rằng, nên để thì giờ nói những chuyện trọng đại hơn. Đối với tôi thì đạo văn hơn là tội ăn cắp tài sản bình thường. Bởi người ăn cắp bình thường, có thể do họ nghèo khốn… Nhưng một TS mà đạo văn thì không có lý do gì biện minh được. Tiền thì anh ta có rồi, danh vọng có, thậm chí địa vị cũng có; nhưng tại sao vẫn ăn cắp ? Rõ ràng là sự thiếu liêm sỉ, thái độ thờ ơ của xã hội và cộng thêm sự không nghiêm minh của luật pháp trước vấn đề này, khiến họ làm tới. Nếu xã hội phản ứng gay gắt, trước sự xuống cấp về đạo đức này, rồi TS bị tước bằng TS khi đạo văn thì tôi tin mọi chuyện sẽ khác…” ./.
( Nhật Chiêu )
HOÀNG HOÀI SƠN
( trích báo”Thể Thao & Văn Hóa ” số 23 ra ngày 19.3.2004. )
———-
- xác đáng nhất, đây là cuộc nói chuyện giữa Hoàng Hoài Sơn, phóng viên báo ” Thể Thao & Văn hóa ” phỏng vấn ông Vũ An Chương, giám đốc Nxb VHTT về ” Những bức thư tình hay nhất thế giới / Great Love Letters of the World’ / Nguyễn Đắc Sơn – mà tôi thụ ủy đại diện pháp lý. Khi ấy ông Bùi Việt Bắc, có thể là Tổng biên tập, căm giận khi tôi khiếu nại, đe dọa kiện – nên Nxb/ VHTT phải bồi thường 12 triêu VND.., trả vào tài khoản luật sư Phùng. Nhớ chuyện xưa, giám đốc Bắc thay Vũ An Chương – dứt khoát từ chối không ký giấy phép Cánh đồng ký ức / Nguyễn Thanh Nhã chăng .
( Chú thích: Thế Phong).
Bài 2
Một nhà văn khiếu nại hai nhà xuất bản
ĐÔNG LA
” Việc xuất bản, tái bản, nhân bản những văn kiện , tài liệu, sách giáo khoa, giáo trình, băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình của tác giả, tổ chức nào phải được tác giả, tổ chức đó đồng ý . “trích Điều 17,Luật Xuất Bản – 7/7/1993).
Trung tuần tháng 3 vừa qua, nhà văn Đỗ Mạnh Tường ( bút danh Thế Phong ), hiện cư ngụ tại…..đường Trần Khắc Chân, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh , đã cùng lúc khiếu nại NXb Văn hóa Thông tin và Nxb Giáo Dục. Ông Mạnh Tường cho rằng cả 2 NXB này đã vi phạm bản quyền tác phẩm của mình, và vi phạm Luật Xuất Bản. Vậy thực hư câu chuyện ra sao ?
Hai trong một
Trong đơn khiếu nại gửi ông Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả và ông Ngô Trần Ái- Giám đốc NXB Giáo Dục, ông Mạnh Tường nêu rõ:
” Trong tác phẩm “Hàn Mặc Tử về tác gia và tác phẩm ” do Phan Cự Đệ - Nguyễn Toàn Thắng tuyển chon và giới thiệu ( NXB Giáo dục in xong và nộp lưu chiếu tháng 7/2002. Số XB: 1749/123/01, Số in: 4197) có trích nguyên văn chương 4″ Nữ sĩ Mai Đình ” ( từ trang 137) trong tác phẩm” Hàn Mặc Tử, nhà thơ siêu thoát ” của Thế Phong ( Nxb Đồng Nai, 2002.).
Tuy vẫn để tên Thế Phong trong tuyển chọn, nhưng ông Đệ và ông Thắng cũng như Nxb Giáo dục không xin phép trước khi in trọn chương 4 nệu trên”. Ông Mạnh Tường nói:
” Hành vi này đã vi phạm Luật Xuất Bản, tiếm đoạt trắng trợn tác phẩm của người bị hại.”
Đáng chú ý là ngay sau khi biết được chuyện này, lúc ấy ông Mạnh Tường đã làm đơn khiếu nại yêu cầu NXB Giáo dục thanh toán nhuận bút và sách tặng. Sau một thời gian cờ đợi, ông Tường không nhận được hồi âm của NXb Giáo dục mà chỉ nhận được 1 cuốn” Hàn MặcTử về tác gia tác phẩm ” do ông Toàn Thắng gửi qua đường bưu điện. ( không 1 lời phúc đáp và không trả nhuận bút bản quyền ). Ông Tường cũng tặc lưỡi cho qua luôn.
Thế nhưng mới đây ông Manh Tường lại phát hiện cuốn” Hàn Mặc Tử về tác gia và tác phẩm ” lại được NXB Giáo dục tái bản lần thứ 1 ( QĐXB 949/QLXB, Số XB 189/240- 03 In xong và nộp lưu chiếu quý III/ 2003) . Trong lần in này, NXb Giáo dục tái phạm lỗi sơ đẳng nhất không xin phép tác giả Mạnh Tường. Và đây chính là giọt nước tràn ly khiến ông Tường lại làm đơn khiếu nại lần 2 như trên. Như vậy NXb Giáo dục đã 2 lần xâm phạm bản quyền, 2 lần vi phạm Luật Xuất Bản đối với một tác phẩm! Được biết sau khi nhận đơn khiếu nại lần 2, NXB Giáo dục có văn bản đề nghị trả 167.000. đ. tiền nhuận bút cho ông Tường . nhưng ông không cấp nhận giải pháp này. Luật sư của ông Tường là ông Nguyễn Đình Phùng cho biết:
” Sở dĩ có tình trạng như vậy, là do ông Tường đã chuẩn bị cho tái bản cuốn” Hàn Mặc Tử, nhà thơ siêu thoát “, thế nhưng việc Nxb Giáo dục cho tái bản cuốn sách trên đã trực tiếp gây phương hại đến công tác in ấn và phát hành của ông Tường. Nghĩa là nếu ông Tường in sách ra, thi sẽ rất khó bán. Điều này sẽ dẫn đến những thiệt thòi kinh tế lớn. Đây là chưa kể đến tổn hại về mặt tinh thần. Không loại trừ khả năng ông Tường sẽ khởi kiện vụ việc này”.
Ông Mạnh Tường có lẽ là cá nhân duy nhất khiếu nại Nxb Giáo Dục, còn trường hợp như ông là khá nhiều . Đơn cử như cuốn Những mẩu chuyện văn minh thế giới (Đặng Đức An chủ biên- Nxb Giáo Dục / tái bản lần thứ 1- 2003 đã đạo văn lại từ nhiều tác phẩm Câu chuyện văn chương phương Đông / Nhật Chiêu – Nxb Giáo dục – 2003 ). Ông Nhật Chiêu biết rõ, nhưng lại cho rằng : ” khiếu kiện mất thời gian quá, thôi để thời gian nghiên cứu có lẽ hữu ích hơn”.
Và một trong hai.
Lá đơn khiếu nại thứ 2 của ông Mạnh Tường là đối với cuốn Văn học miền Nam ( tập II) của Nguyễn Q. Thắng của NX Văn hóa thông tin- 2003 ( số đăng ký KHXB 14-XB- QLXB/32-VHTT Cục XB cấp ngày 4/1/2004) In xong và nộp lưu chiếu tháng 9/2003). Trong cuốn này có phần Bảo Lương nữ sĩ ( từ trang 872-880l ) là phần Nguyễn Đức Quỳnh ( từ trang 917- 924) bị ông Q. Thắng đạo lại của ông Mạnh Tường.
Ông Tường cho biết:
” Cả 2 phần do tôi viết và đã in một phần trong ” Lược sử văn nghệ Viêt nam” ( 1930-1956) gồm 4 tập. Tại trang 4 của các cuốn sách này đều ghi rõ” Bản quyền thuộc tác giả / Cấm phóng tác trích, dịch ..”. Còn một phần trong bản thảo chưa in, bản thảo này tôi đưa cho ông Lê Ngộ Châu, bạn tôi dọc, nay lại thấy xuất hiện trong” Văn học miền Nam ” (tập II).
Đây không phải là lần đầu tiên Nxb Văn hóa Thông tin xâm phạm bản quyền đối với ông Mạnh Tường. Năm 2003, Nxb này đã phải bồi thường 900 USD ( 12 triệu VND) cho ông Tường, vì đã in Những bức thư tiình hay nhất thế giới của Nguyễn Đắc Sơn- mà ông Tường là người đại diện pháp lý của soạn giả này. Thế nhưng trong lần này, Nxb VHTT cũng chưa có động thái gì về việc ông Tường đã khiếu nại. Luật sư Phùng cho biết;
” Chúng tôi luôn mong muốn giải quyết vụ việc theo hướng hòa giải. Nhưng nếu hai phía không ìm thấy ngôn ngữ chung, thì vụ việc có thể sẽ kết thúc tồi tệ hơn”.
Có thể thấy, không chỉ đạo văn trong văn học, mà cả trong âm nhạc, hội họa…đã và đang là căn bệnh trầm kha. Nó không chỉ cho thấy sự xuống cấp tệ hại về đạo đức của giới trí thức ?- mà còn thể hiện ý thức quá xem thường pháp luật. Nếu chỉ có những khiếu nại giữa một cá nhân đối với một tổ chức mà không có sự can thiệp mạnh, các biện pháp chế tài hữu hiệu của các cơ quan hữu quan, thì e rằng căn bệnh này khó chữa chạy. ./.
ĐÔNG LA
(Tp. HCM)
( trích báo Pháp Luật ( Bộ Tư Pháp) ra ngày chủ nhật 11/4/2004( số 87 (2.243)).
===============
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét