Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Trưởng xúc động cho biết: "Cách đây không lâu chúng tôi đến thăm thầy cũng là buổi gặp gỡ cuối cùng. Hôm nay thầy đã vĩnh viễn ra đi. Đôi mắt và nụ cười lạc quan của thầy chúng tôi vẫn còn nhớ rất rõ ngày hôm ấy. Ngồi đây, lòng buồn vô hạn. Những hình ảnh thầy trò thuở ngày nào trên con đường Bắc Nam. Những lời dặn dò của thầy, chúng tôi vẫn còn khắc sâu trong trái tim. Vĩnh biệt thầy. Cây đại thụ cuối cùng của nhiếp ảnh Việt Nam".

Mặc dù đã 94 tuổi và bị đột quỵ trong năm 2012, NS nhiếp ảnh Nguyễn Mạnh Đan vẫn nói chuyện với học trò về niềm đam mê lớn trong đời ông, đó là săn ảnh nghệ thuật.

Ông “vua phong cảnh” làng nhiếp ảnh Việt Nam - Nguyễn Mạnh Đan từ trần - Ảnh 1.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Mạnh Đan -- (ảnh do gia đình NMĐ cung cấp)


Nhiếp ảnh gia Nguyễn Mạnh Đan sinh năm 1925 tại Nam Định, cách Hà Nội 100km. Lớn lên trong một gia đình nông dân, ông đã học đến cấp trung học cơ sở. Năm 1945, ông chuyển về Hà Nội để làm việc cho một cửa hàng ảnh.

Năm 1948, có thể dùng tiếng Pháp rất tốt, ông được tạp chí 'Indochine Sud-Est Asiatique' (Pháp) thuê làm nhiếp ảnh gia.

Ông đã từng kể:"Khi tôi đang làm việc trong cửa hàng. Một người Pháp bước vào và nói cần một nhiếp ảnh gia nói thông thạo tiếng Pháp. Tôi đã đứng lên và nói tôi có thể. Người Pháp đó nhìn tôi từ đầu đến chân và nói, 'anh hãy đến văn phòng vào ngày mai để phỏng vấn và kiểm tra.' Tôi sững sờ trong hạnh phúc, có rất ít nhiếp ảnh gia Việt Nam có thể làm việc cho người Pháp vào thời điểm đó, vì vậy tôi nhận được vô vàn ánh mắt kính nể bất kể nơi nào tôi đi qua".

Kể từ đó, với một chiếc Rolleiflex của Đức, ông Mạnh Đan đã ghi lại tất cả các nơi tuyệt vời của Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Ông thậm chí còn có mặt tại một số trận đánh đẫm máu giữa người Pháp và Việt Minh. Đèn flash magiê sử dụng một lần được dùng vào thời điểm đó, vì vậy ngón tay của người chụp ảnh thường xuyên dễ bị tổn thương, ngón tay của ông gần như bị cháy khi chụp ảnh nhiều và phải dùng ánh sáng nhân tạo đó. Ông làm việc nhiều đêm tại tòa soạn của mình để biên tập, tráng rửa, in ấn những tấm ảnh của mình.

Năm 1950, nhiếp ảnh gia trẻ tài năng được gửi đến Sài Gòn. Ông rất vui khi khám phá ra 'Hòn ngọc Phương Đông' và các tỉnh phía Nam.

Đến năm 1954, khi được công nhận ở vùng đất mới, ông đã chuyển cả gia đình về Sài Gòn. Đó cũng là thời điểm ông mua chiếc máy ảnh đầu tiên của mình.

Nhiếp ảnh gia Mạnh Đan đã tham gia nhiều triển lãm quốc tế. Ông là thành viên của nhiều hiệp hội như: VNPS, RPS, PSA, HOPA, và VAPA. . . và một thời gian dài là thành viên của Ủy ban Nghệ thuật Hiệp hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Việt Nam.

Ông đã giành được hàng trăm giải thưởng quốc tế. Giữa năm 1959 và 1963 ông có tới hơn 70 huy chương quốc tế.

Sự ra đi đột ngột của ông đã để lại nhiều tiếc thương cho các thế hệ nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam. ./


THANH HIỆP

nguồn: báo người lao động.


===========

T