Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

Nhâm Diên & Tích Quang, thời Đế quốc Hán lấy lễ nghĩa mà dạy cho dân vùng Giao Chỉ .." / Giao Blog -- nguồn : Giao' s Blog

 

13/01/2021

Gạo trắng và gạo đỏ, có từ thời Nhâm Diên (gần ngang thời Hai Bà Trưng)


Cụ Nhâm Diên là quan lại được Trung Hoa cử xuống cai trị vùng Giao Chỉ hồi đầu công nguyên, thường được nhắc đến trong cặp đôi "Nhâm Diên và Tích Quang". 

Nhâm Diên làm thái thú quận Cửu Chân. Còn tích Quang thì làm thái thú quận Giao Chỉ.

Hai cụ Nhâm Diên và Tích Quang được xem là những vị quan tốt, lấy lễ nghĩa mà dạy cho dân vùng Giao Chỉ ở biên viễn của đế quốc Hán.

1. Cụ Nhâm Diên nổi tiếng thần đồng hồi đi học ở nhà Thái học, vì 12 tuổi đã thông hiểu cả Kinh Thi cùng Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu, được gọi là Nhâm Thánh Đồng (ông thánh trẻ con họ Nhâm).

2. Họ Nhâm được phái tới làm thái thú quận Cửu Chân vào đầu niên hiện Kiến Vũ nhà Hán (đầu thập niên 20 --- tức trước một chút hoặc gần ngang với thời Hai Bà Trưng). Ông để nhiều ơn ở Cửu Chân, nên khi ông về lại Trung Hoa sau 4 năm làm thái thú, người quận Cửu Chân đã lập nhà sinh từ để thờ.

3. Sau Nhâm Diên thì là đến Tô Định ! Họ Tô là thái thú Giao Chỉ, tính tham lam và hung bạo, nên bị dân ta phản kháng, Hai Bà Trưng đã nổi dậy năm 40.

4. Cụ Nhâm Diên viết rằng: "ruộng trồng lúa trắng, tháng 5 cấy, tháng 10 gặt; lúa đỏ, tháng chạp cấy, tháng 4 gặt; bởi vậy, người ta thường bảo là: nước thâu thuế ruộng hai mùa, làng cống tơ tằm tám lứa; đất hẹp, dân đông, có sản xuất lúa, vừng, nhưng không có mạch".

Như vậy, từ thời đầu công nguyên, tức là cách nay khoảng 2000 năm (tạm tính là vào thời Hai Bà Trưng), việc cấy lúa hai vụ đã thành thục rồi, để sản ra lúa đỏ (gặt vào tháng 4 - 5) và lúa trắng (gặt vào tháng 10).

Trung Hoa của Nhâm Diên lúc đó, có thể chỉ cấy được một vụ, tức cấy tháng 5 và gặt vào tháng 10.

5. Thế mà, xưa nay, sử Trung Quốc cứ viết là hai cụ Nhâm Diên và Tích Quang đã dạy dân Giao Chỉ với Cửu Chân biết cày cấy ! Rõ ràng, là không đúng sự thực ! Dân Giao Chỉ - Cửu Chân đã thành thục với hai vụ lúa từ lâu rồi, không cần đợi họ Nhâm tới phổ biến kĩ thuật nữa.

Có chăng là Nhâm Diên đã phổ biến thêm một loại kĩ thuật nào đó mà thôi. Ví dụ, như cách bón phân kiểu Trung Hoa, sau này, ta quen gọi là "phân Bắc". Đến phân cũng gọi là phân Bắc !

Phân Bắc là để phân biệt với phân chuồng phân xanh.  ./.

Tháng 1 năm 2021,
Giao Blog


===========

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ