Nguyễn Thị Thu Huệ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếm
Nguyễn Thị Thu Huệ
SinhNguyễn Thị Thu Huệ
8 tháng 12, 1966 (54 tuổi)
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Bút danhNguyễn Thị Thu Huệ
Công việcNhà Văn
Nhà biên kịch
Quốc tịchViệt Nam
Dân tộcKinh
Tư cách công dânViệt Nam
Bằng cấpCử nhân văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội
Tác phẩm nổi bậtCát đợi (truyện ngắn 1993)
Hậu thiên đường (truyện ngắn 1994)
Phù thuỷ (truyện ngắn 1995)
Tân cảng (truyện 1997)
21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2001)
Nào, ta cùng lãng quên (2003)
37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2010)
Thành phố đi vắng (tập truyện ngắn 2012)
Giải thưởng nổi bật- Giải thưởng Tác phẩm Tuổi xanh của báo Tiền Phong.

- Giải nhất Cuộc thi Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

- Giải A Cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn Hà Nội.

- Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với Hậu thiên đường.

- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2013 với Thành phố đi vắng.
Trang web
http://nhavantphcm.com.vn/nguyen-thi-thu-hue-nha-van-thu-vien.html

Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn [1][2](sinh ngày 12 tháng 8 năm 1966) tại tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh; quê ở Thạnh Phú, Bến Tre [3][4][5]. Bà được đánh giá là nhà văn trẻ nổi tiếng trong nước.

Bà được bầu làm Phó Chủ tịch khoá X, Chủ tịch khoá XII Hội Nhà văn Hà Nội.[6]

Nguyên Uỷ viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá VIII, Giám đốc Trung tâm Bản quyền văn học Việt Nam.[1]

Bà là con gái của Nguyễn Thị Ngọc Tú, một nữ nhà văn có tiếng của Việt Nam.

Tác phẩm đã xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cát đợi (truyện ngắn 1993)
  • Hậu thiên đường (truyện ngắn 1994)
  • Phù thuỷ (truyện ngắn 1995)
  • Tân cảng (truyện 1997)
  • 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2001)
  • Nào, ta cùng lãng quên (2003)
  • 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2010)
  • Thành phố đi vắng (tập truyện ngắn 2012)

Giải thưởng văn học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giải thưởng Tác phẩm Tuổi xanh của báo Tiền Phong.
  • Giải nhất Cuộc thi Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
  • Giải A Cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn Hà Nội.
  • Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với Hậu thiên đường.
  • Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2013 với Thành phố đi vắng.

Quan niệm văn học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trong sáng tác, tôi không tự thần thánh mình dù đã có những thành tựu nhất định. Tôi viết theo hướng bất chợt, không bao giờ cố ép mình để viết.[1]
  • Tôi cho rằng, làm bất cứ nghề gì cũng cần phải có tài, dù là ít. Riêng với những người làm nghệ thuật thì yếu tố tài năng rất cần thiết. Bên cạnh đó một thứ bắt buộc phải có là kiến thức trang bị về nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, có tài mà không có học thì đến một lúc nào đó cũng sẽ hết tài, hoặc những sản phẩm tinh thần của họ sẽ chỉ là sự lấp lánh của bản năng mà thôi. Tài năng cần được nuôi dưỡng bởi kiến thức học hỏi và kinh nghiệm cuộc sống.

Tác phẩm trên nhà văn TP Hồ Chí Minh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Làn khói xám - truyện ngắn
  • Cõi mê - truyện ngắn
  • Mùa thu vàng rực rỡ - truyện ngắn
  • Tân Cảng - truyện ngắn
  • Với tay là đến - truyện ngắn
  • Chị tôi - truyện ngắn
  • Thang dây - truyện ngắn
  • Giai nhân - truyện ngắn
  • Vào một đời sống khác - truyện ngắn

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. a ă “Bà Nguyễn Thị Thu Huệ làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội - VnExpress Giải Trí”VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 5 tháng 8 năm 2018.
  2. ^ “Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội”. Báo Thanh Niên. Truy cập 5 tháng 8 năm 2018.
  3. ^ “Nguyễn Thị Thu Huệ đam mê cả tình yêu và văn chương - VnExpress Giải Trí”VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 5 tháng 8 năm 2018.
  4. ^ “Nhà văn, biên kịch Nguyễn Thị Thu Huệ:: Lớp trẻ có kỹ năng viết kịch bản, nhưng…”Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Truy cập 5 tháng 8 năm 2018.
  5. ^

    Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

  6. ^ “Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội”Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 5 tháng 8 năm 2018.