Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2021

bài đọc thêm (1) : ĐẶNG THƠ THƠ [ 1962 - ] -- source : phannguyenartist.blogspot.com>

 

Wednesday, 28 June 2017

Đặng Thơ Thơ












Đặng Thơ Thơ

(1962 - ......) Sài Gòn

Nhà văn














Nhân chứng của,
Dấu vết của,
Tội phạm của,
Văn chương
ĐTT
28.10.17








Nhà văn Đặng Thơ Thơ sinh năm 1962 và lớn lên tại Sài Gòn, là cháu ngoại của nhà văn Hoàng Đạo trong Tự Lực Văn Đoàn.
Sang Hoa Kỳ năm 1992
Đặng Thơ Thơ là một trong những người chủ trương và sáng lập trang văn học Da Màu, www.damau.org từ tháng 8/2006.
Và cũng được biết đến như một trong những tác giả người Việt viết về những vùng ẩn khuất của giới tính.
Cộng tác với các tạp chí Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Gió Văn, Chủ Đề.
Hiện sống và làm việc tại Orange County – California.














Tác phẩm đã xuất bản





1
Phòng Triển Lãm Mùa Đông
tuyển tập truyện ngắn
(Văn Mới 2002). 







2
Khi Phong Linh Vỡ
truyện dài.








3
Khả Thể

(...)







Đặng Thơ Thơ trên Da Màu bộ cũ










Những văn bản khác của Đặng Thơ Thơ




25.12.2016

14.12.2016

29.11.2016

28.11.2016

06.06.2016

28.04.2016

04.03.2016

19.02.2016

24.12.2015

13.11.2015

30.10.2015

05.10.2015

29.09.2015

21.09.2015

14.09.2015

11.09.2015

26.07.2015

02.02.2015

06.01.2015

08.12.2014

17.10.2014

19.09.2014

02.09.2014

13.08.2014

19.06.2014

25.04.2014

20.07.2013

05.10.2012

26.03.2012

29.11.2011

18.11.2011

29.08.2010

21.06.2010

21.06.2010

08.05.2010

02.05.2010

24.03.2010

03.03.2010

17.02.2010

30.11.2009

13.11.2009

15.09.2009

07.09.2009

17.07.2009

17.07.2009

30.03.2009

28.03.2009

21.03.2009

25.02.2009

19.02.2009

15.01.2009

10.01.2009

06.01.2009

13.11.2008

12.11.2008

11.11.2008

04.11.2008

26.10.2008

06.10.2008

05.10.2008

05.09.2008

27.08.2008

22.07.2008

22.07.2008

09.06.2008

05.06.2008

04.06.2008

03.06.2008

05.04.2008

27.03.2008

26.03.2008

25.03.2008

24.03.2008

15.03.2008

24.12.2007

12.12.2007

20.10.2007

10.10.2007

10.08.2007

15.07.2007

30.06.2007

31.05.2007

30.04.2007

18.04.2007

27.01.2007

20.01.2007

13.01.2007

06.01.2007

30.12.2006

23.12.2006

16.12.2006

09.12.2006

02.12.2006

25.11.2006

18.11.2006

11.11.2006

04.11.2006

19.08.2006

10.08.2006










Truyện ngắn
Đặng Thơ Thơ






Phòng Triển Lãm Mùa Đông



Tôi luôn tự nhủ thầm, phải bước thật nhẹ nhàng, bởi vì mọi thứ đang yên nghỉ. Dù không thấy ai, nhưng biết đâu mình đang bị quan sát. Một đôi mắt lấp ló sau cánh cửa, hoặc một tia nhìn trầm ngâm từ những bức tranh, đều có thể làm tôi hoang mang giữa thực tại, tưởng tượng, và xúc động. Những bức tranh đều phủ vải kín, làm tôi nhớ lại hình ảnh người đàn bà Trung Đông sau lớp mạng che mặt, chỉ để lộ hai con mắt huyền bí. Đôi khi, sự lặng lẽ có tiếng nói riêng, nếu chịu khó lắng nghe. Một món đồ cũ kỹ cũng có thể nhắc nhớ lại vô vàn kỷ niệm. 

Chắc đã lâu bố không lên đây nữa, ông không còn đủ sức một mình lần theo hai tầng thang hẹp để giam mình trong một bóng tối mờ mờ những hạt bụi li ti đang bị khuấy động bởi hơi thở của tôi. Chiếc chìa khóa cửa đã rỉ sét nhiều hơn. Mỗi lần về thăm lại căn phòng, tôi đều tự nhủ phải làm cái khóa mới ngay; vậy mà đến lúc rời nhà lại cứ quên khuấy đi. 
Đồ đạc hiện hình rõ dần dưới những tia sáng mỏng tanh đâm qua khe cửa. Hôm nay trời không nắng, tôi chợt nghiệm ra rằng những lần về thăm nhà đều đúng vào lúc trời thật ảm đạm, càng làm cho không khí thêm lẩn quất. Đây sẽ là dịp để chị có hứng vẽ một bức tranh mới, mặc dầu chị vẫn than vãn: “Không có nắng thì còn vẽ vời gì được nữa!” Những gì âm u, buồn bã đều có thể gợi hứng cho chị; chẳng hạn như một công viên đìu hiu đầy gió với những pho tượng cổ, hoặc một nghĩa trang tĩnh lặng dưới những hàng cây đổ bóng âm thầm. Trong một khung cảnh như vậy, chị có thể làm việc hàng giờ không biết mệt; và nếu tình cờ tôi nắm tay chị, bao giờ bàn tay ấy cũng lạnh ngắt và ướt đẫm mồ hôi. 
Công việc đầu tiên của tôi mỗi lần về thăm nhà là dọn dẹp căn phòng này, rũ bụi bám trên những lớp vải, hoặc thay áo khoác mới cho những bức tranh. Nhưng thật ra là để ngắm lại những tác phẩm tôi ưa thích, mỗi lần nhìn lại tôi đều có thể tìm ra vài điều mới. Một trong những bức tôi hay coi lại là “Phố đông”, một khu phố cũ với những mảng tường lem luốc lẫn vào bóng đêm. Những ánh đèn đỏ trên tường gây cho tôi cảm giác ấm cúng, những vệt vàng úa hắt ra một ánh sáng mệt mỏi. Đã nhiều bận tôi thử đếm những người trong đó, nhưng không lần nào có được một con số trùng nhau. Lâu lâu tôi lại khám phá ra có người nào đó mới xuất hiện ở bao lơn, hoặc họ âm thầm đi ra từ một khúc rẽ tối. Cũng có khi bóng họ biến mất vào một hành lang thăm thẳm, thỉnh thoảng lại có một người dừng chân dưới cột đèn, chăm chú ngắm bóng mình đổ dài trên mặt đất. 
Chị vẽ cho tôi một bức chân dung, lúc tôi mới học lớp năm. Trong hình là một đứa bé mắt một mí, tóc búp bê Nhật, phần tóc trên trán cắt hơi cao nên trông giống một cái mái tranh. Tôi không nhớ lúc ngồi làm mẫu tôi có bậm môi lại không, nhưng đó đúng là thói quen ngày tôi còn bé; và người lớn vẫn nhắc phải chừa cái tật đó đi. Bố cũng có một bức chân dung sơn dầu. Sáng sớm ngày lễ Tạ Ơn lúc ở phòng ngủ ra ông nhận được món quà bất ngờ ấy. Sau này, trong một cơn giận dữ ông đã rạch hai vạch chéo tàn bạo lên đó thay cho một cái tát vào mặt chị. Tôi tìm cách chữa bằng băng keo trong dán đằng sau lưng, rồi lấy màu của chị tô điểm lại. Không ngờ hai vết sẹo lại trở thành điểm hút của bức tranh, khiến gương mặt người đàn ông thêm sống động, và trông càng giống bố hơn. Tôi hí hửng khoe chị, rồi hai đứa ôm bụng cười nắc nẻ đến gần nghẹt thở. 

Nhưng chị không thành công với chân dung của chính mình. Đó là những bức không bao giờ hoàn tất bởi chị luôn luôn chừa đôi mắt lại. Trong phòng chỉ có một bức chân dung duy nhất của chị, nhưng do một người khác vẽ. Lúc đó tôi khoảng mười hai tuổi; nhưng khuôn mặt ông ta đến giờ tôi vẫn còn nhớ rõ, đôi mắt sáng quắc với tia nhìn nhanh như cắt trên gương mặt xương xương. Thoạt trông, có lẽ vì gầy gò nên khó đoán tuổi. Nhưng khi lại gần, những sợi tóc bạc lổn nhổn khiến tôi nghĩ ông đã nói dối tuổi để quen với chị. Chuyện quen biết giữa hai người xảy ra như trong phim. Tối hôm ấy, lúc chúng tôi rời khu giải trí Evergreen Shadow thả bộ về nhà, băng qua đường ở một ngã tư thì ông ta từ sau tiến lên làm quen và xin phép vẽ tặng chị một bức chân dung. Tôi biết chắc, nếu vào một lúc khác, hẳn chị sẽ từ chối vì bố rất khó khăn trong việc chấp nhận những quan hệ ngoài đường. Nhưng cuốn phim mới xem đã làm mọi chuyện đều có thể xảy ra thật tự nhiên. 

Những lần đầu mọi việc đều ổn thỏa. Họa sĩ và người mẫu làm việc trong phòng học, rất tiện cho bố thỉnh thoảng từ phòng khách đi ngang qua, hoặc ở family room ghé vào tìm kiếm thứ gì đó. Tôi cũng có thể vừa đọc sách vừa tò mò theo dõi tiến trình của các phác thảo. Sự có mặt của tôi ở đó làm bố hài lòng, khiến chị thêm tự nhiên, còn ông họa sĩ thì hầu như chẳng thèm để ý gì đến tôi cả. Chuyện giữa hai người chẳng bao giờ đi xa hơn những gì tôi chứng kiến, cùng lắm là đi dạo quanh hồ, hoặc gặp gỡ ở một quán cà phê nào đó. Thường sau khi ăn hết phần bánh ngọt tôi mới bắt đầu để ý tới nội dung câu chuyện. Ông ta chủ động nói thao thao bất tuyệt về những trường phái, những thời kỳ, những danh họa như K., như P., như C... để rồi cuối cùng kết luận rằng hội họa cần đổi mới, những tác phẩm của ông là minh chứng, và một ngày kia thế giới sẽ phải biết đến tên ông... Còn chị tuyệt nhiên không nói gì về những tác phẩm của mình cả, chị vốn ít nói, nhất là nói về chính mình. 

Khi việc phác họa chấm dứt, ông ta chỉ tới chơi và ngồi khá lâu - tôi nghĩ ông bắt đầu tỏ vẻ thích chị - thì bố cũng bắt đầu tỏ thái độ. Một hôm, khi chị đi chơi về trễ, quá giờ cơm tối, bố trút hết thịnh nộ lên đầu chị: “Dẹp hết chuyện vẽ vời đi. Tao không cho nó vẽ nữa. Từ nay tao cấm cửa!” Bố không có dịp cấm cửa ông ta. Chị bảo ông ta đừng đến nữa, và từ đó hai người chỉ hẹn gặp ở ngoài. Cho tới ngày bức chân dung hoàn tất. Đó là thời gian căng thẳng nhất trong liên hệ giữa bố và chị, bố thường tỏ vẻ lạnh nhạt một cách cố tình cho chị hiểu, khi không còn kềm chế nổi ông sẽ lên cơn nóng giận vô cớ, và tuôn ra những lời tàn nhẫn đối với chị. Bố là vậy, tôi nghĩ ông có thể thành một phê bình gia xuất sắc; nhận xét của ông về mọi người mọi thứ luôn luôn xác đáng, nhiều lúc quá sắc nhọn đến mức độc ác. Trước nay, bố là thần tượng của chị; những gì bố thích chị cũng thích, và ngược lại. Trong các đứa con, chị là người được thương yêu nhất; và bố vẫn coi chị như là một tiêu chuẩn cho chúng tôi noi theo, một tiêu chuẩn của thông minh, tài hoa và ngoan ngoãn. Tôi nghĩ, nếu ở vào địa vị chị, tôi hẳn sẽ hết sức khó thở. Nhưng chị có lẽ đã quen để cho những tình cảm ấy giam cầm mình, vượt qua là phạm tội. Như chị đã phạm tội khi làm bố thất vọng. 

Phương thức phản kháng duy nhất là im lặng. Lần đầu tiên, tôi chợt nhận ra chị quá kín đáo và cô độc trong thế giới riêng, trong pháo đài do chính chị dựng lên. Lẽ ra chị có thể chia sẻ với tôi, vì tôi không hề ràng buộc chị bằng tình thương của mình. Nhưng thói quen và một ấn tượng nào đó đã khiến chị luôn giữ lại, hoặc sẽ trình bày nó dưới một hình thức khác nhẹ nhàng hơn, khó đoán hơn. Tỏ ra bất cần có thể là dấu hiệu của sự rất cần, đàng sau thái độ hờ hững và châm biếm có thể ẩn náu một nỗi đau thật sâu. Có lẽ chị quý tình cảm của chính mình hơn người nhận được tình cảm ấy, và quyết định giữ nó lại cho riêng mình. 

Cũng tương tự như vậy, chị có coi ông ta là đối tượng hay không tôi không bao giờ biết được. Còn ông ta đối với chị thế nào, điều đó kể cũng khá rõ ràng. Lúc báo tin bức chân dung đã hoàn tất, vẻ xúc động của ông làm tôi ngạc nhiên. Khác với mọi khi, giọng ông run rẩy và chỉ nói được những câu ngắn, tựa như dòng tư tưởng bị đứt đoạn và phân tán. Còn ánh mắt lại tràn ngập một niềm hứng khởi bất an, khó hiểu. Ông ta không mong đợi những phản ứng của chị sau đó. Rất lịch sự, chị khen bức tranh đẹp, màu sắc, đường nét, hình khối, ánh sáng, bố cục... tất cả đều hài hòa. Một cái nhìn hết sức dịu dàng, trìu mến, âu yếm của người vẽ - tôi thầm nghĩ - dành cho riêng người mẫu. 

“Đẹp đấy! Nhưng anh vẽ ai vậy?” 
Ông ta nhìn sững chị, có lẽ ông không tin vào câu hỏi vừa rồi. “Em nói gì? Tôi vẽ em chứ còn ai nữa!” 
“Anh đâu có vẽ tôi. Không giống!” 
Ông ta biện bạch “Ban đầu tôi không định vẽ lập thể, chân dung thường thì dễ nhìn hơn. Nhưng tôi chợt nghĩ ra một cách thể hiện mới, và không thể vẽ trái với cảm hứng được.” 
Không thấy chị trả lời, ông ta giải thích thêm, “Vả lại cubism thì ăn về mảng màu. Màu sắc, hình khối mới là chính.” 
“Nhưng cubism không có nghĩa là vẽ ra một người khác,” chị vừa nói vừa lắc đầu. Cách nói nghe như một tiếng thở dài. 
“Nhưng bức tranh là cái nhìn riêng của họa sĩ về người mẫu,” ông ta lý luận. “Đó là một cách nhìn, chứ không phải cái kiểu sao y bản chính. Nếu muốn vậy thì đi chụp ảnh có hơn không?” 

Ngay lúc đó, nắng chợt tắt hẳn khiến đôi mắt chị thẫm lại, đôi mắt mà tia nhìn như đọc hết được ý nghĩ của người đối diện. Hình như chị bao giờ cũng để những lời nói của người khác lắng xuống một lúc - khi chị mở to mắt, yên lặng - rồi mới trả lời. 

“Nếu vậy thì đây là một cách nhìn không đúng. Anh biết điều đó rõ hơn ai hết mà. Tất nhiên có một độ lệch giữa đối tượng và cảm nhận chủ quan của người vẽ. Nhưng tất cả đều không đúng cho trường hợp này.” 
Người thiếu nữ trong tranh có mái tóc thật dày khiến khuôn mặt lúc nào cũng đổ nghiêng về một phía, có những ngón tay dài mảnh khảnh, có tất cả những gì của chị... trừ đôi mắt. Càng nhìn tôi càng có cảm tưởng người ta đã đem một đôi mắt khác lắp và khuôn mặt chị. 

“Cuối cùng, bao giờ anh cũng chỉ vẽ thành khuôn mặt ấy....” 
Câu nói bỏ lửng lơ, nhưng ông ta dường như hiểu và bị chạm tự ái. 
“Những điều em đang nghĩ làm tổn thương tôi lắm. Tôi có khả năng thấu hiểu tư tưởng người khác nên dễ đau khổ vô cùng.” 
Chị mở to mắt nhìn, đôi mắt ánh lên vẻ tức giận và bướng bỉnh: 
“Anh không biết à, khi nói ra những điều ấy, chính tôi mới là người bị tổn thương. Anh giữ bức tranh đi. Không giận anh đâu. Nhưng tôi không thể nghĩ rằng cô gái đó là mình được. Không có vấn đề gán ghép của lòng kiêu ngạo.” 
Chúng tôi bỏ về mặc ông ta ngồi lại chơ vơ với bức tranh. Buổi chiều tàn làm dáng ông trở nên mơ hồ như hình bóng nhạt nhòa đang lùi dần vào một nơi xa tắp. Tôi linh cảm rằng chị đang rất buồn. Trong vẻ im lìm ấy toát ra một điều gì đó còn nặng nề và lớn lao hơn cả nỗi đau. Có thể là tuyệt vọng. Hai chữ này khiến tôi rùng mình, nhưng nó gần với sự thực nhất. Tôi cố tìm lời an ủi: 
“Chị ơi, chị đừng buồn. Em sẽ tìm người khác vẽ đẹp hơn cho chị.” Tôi không tin vào điều mình vừa nói, nhưng bất cứ lời nào, dù ngu ngơ, cũng còn hơn im lặng. Tự dưng tôi nghĩ tới bố, mệnh lệnh của ông, và khuôn mặt nhăn nhúm bởi hai vết sẹo bỏng hiển hiện không thể nào bôi xóa được. Mãi mãi nó ở đó. Giữa bố và chị. 

Tôi nắm tay chị, bàn tay lạnh toát như đang đi dưới trời mưa. Ánh mắt hoang dại và mệt mỏi, thờ ơ và vô vọng: 
“Chị chỉ muốn có một bức chân dung của mình. Nhưng không bao giờ được nữa rồi! Chị không buồn, không buồn đâu. Không thể trách ông ta được. Chỉ có điều chị đã cố gắng hết sức rồi.” 

Vâng, không thể trách ông ta được nếu như đôi mắt không giống. Bởi đôi mắt ấy đẹp đến độ mới thoáng nhìn lòng đã muốn chùng xuống, chỉ vừa chạm tia nhìn thì những ý tưởng cũng đã tan biến không nói nên lời. Đôi mắt chứa đựng quá nhiều điều cùng lúc không sao nắm bắt và ghi nhận kịp. Cũng có lúc, ánh mắt ấy phản chiếu một tâm hồn khép kín như một khu rừng mịt mùng không lối, cái nhìn thăm thẳm của một vực sâu, hút tất cả vào lòng không âm hưởng nào vọng lại. 
***

Tấm mạng che mặt hạ xuống, tôi đăm đăm nhìn người thiếu nữ mang khuôn mặt chị; vẫn là cảm giác quạnh quẽ, u ẩn từ những ngày đã xa. Tôi không nhớ bằng cách nào, ai đã mang bức chân dung ấy lại nhà. Cũng từ đó, chị tránh không gặp ông ta nữa. Sự có mặt của bức tranh ngoài mặt như một dấu chấm hết, nhưng cùng lúc vẫn nhắc nhở âm thầm những điều đáng lẽ nên quên. 

Các tấm vải phủ hoặc đã phai màu, hoặc vàng ố vì ẩm ướt; bụi phủ dày đến mức mỗi lần gỡ ra tôi phải vừa nín thở vừa lùi ra sau vài bước. Nếu một mai bố không còn nữa, và tôi phải đi thật xa, những bức tranh có lẽ sẽ mãi mãi nằm đây như trong một nhà mồ. Ý nghĩ chợt đến làm tôi rờn rợn, buông vội miếng vải như nó đã trở thành khăn liệm. 

Chỉ còn một bức tranh cuối cùng. Bao giờ tôi cũng đợi đến cuối cùng khi phải đối mặt với nó. Có lẽ tôi nên mở cửa sổ ra trước thì hơn. Trời vẫn không nắng, màu nước hồ xanh thẫm như rêu, có lẽ do bóng lá cây ven rừng đổ xuống. Tôi tưởng như tim mình vừa ngưng lại - rất nhẹ - lúc nhón tay kéo tấm vải xuống. 
Khi mở mắt ra, trước mắt tôi giờ là hai khung cửa thật giống nhau, và căn phòng chợt bừng lên dưới hai luồng sáng trong dìu dịu - thứ ánh sáng chỉ có trong hồi tưởng, lẫn lộn giữa mơ và thực, làm hồn tôi bâng khuâng mỗi lần nhớ lại. Khung cửa thứ hai cũng mở ra một khoảng trời thênh thang không nắng làm cảnh hồ thêm u tịch, một cánh rừng hoang mà trong tưởng tượng của tôi chằng chịt những rễ cây quấn quít lấy nhau. Chỉ có điều màu sắc bức tranh trông buồn thảm hơn khung cửa thật. 

Tôi liếc nhìn đồng hồ, như một phản xạ - khoảng chừng vài tiếng nữa thôi, sương sẽ bốc lên từ mặt hồ dưới kia. Và lúc đó, dù tôi có đóng cửa sổ lại hay không, sương cũng sẽ bay ra từ khung cửa thứ hai này, lãng đãng trong căn phòng này, không cách nào đảo ngược. 
*** 
Chưa bao giờ sương mù lại nhiều và triền miên như mùa đông năm ấy. Hầu như sáng chiều không khí lúc nào cũng nặng chĩu hơi nước. Trong nhiều ngày chúng tôi không nhìn thấy mặt trời, chỉ có mây xám dầy xà xuống từng mảng rồi trôi đi chầm chậm, nặng nề, bất tận. Rất hiếm hoi là những giờ gần trưa, khi sương mỏng bớt, cảnh vật hiện ra lờ mờ, tôi có thể nhìn thấy những lá cỏ đang ngời lên sắc nước. Còn lại là những thời khắc lê thê buồn khi gió lạnh lùa những làn hơi trắng ngăn mọi nẻo đường và phủ một lớp màn bịt mắt chúng tôi. 

Vẻ ảm đạm bắt đầu nhiễm vào những bức tranh. Mặt người, phố xá ẩn hiện nhạt nhòa sũng nước. Hình ảnh chúng trong ký ức luôn luôn ngả màu tái, úa vàng, hoặc xỉn trên nền rêu loang lổ của những bậc thang mòn, những con đường len lỏi đìu hiu. Chị trở nên nhạy cảm hơn bao giờ, thời tiết u ám đã ảnh hưởng tới những cơn hứng phấn bất ngờ và dai dẳng. Đó là lúc chị khởi sự vẽ cảnh rừng và hồ nhìn qua khung cửa sổ duy nhất trong phòng. 
“Sương dày quá đi mất,” chị than thở, mỗi lần buông cọ thẫn thờ hướng ra màn sương đục bên ngoài. 
“Không có nắng, trời ơi, khó vẽ quá!” 
“Sao chị không vẽ thứ khác, chân dung, tĩnh vật chẳng hạn,” tôi đề nghị, “Đợi lúc khác hãy vẽ cảnh.” 

Chị khẽ lắc đầu, mấp máy môi như định trả lời, nhưng bẵng đi một lúc lâu tôi không nghe gì hết. Có lẽ chị đã đắm vào những suy nghĩ miên man riêng tư khi mê mải nhìn qua lớp kính đang tan giá, nước chảy ròng ròng, những giọt ngắn dài xiêu vẹo. Khung cảnh ngoài kia đầy những cám dỗ bất ngờ và thách thức. Khi tôi đã quên khuấy câu chuyện vừa rồi thì chị như chợt tỉnh lại: 
“Hồi nãy em nói cái gì đó?” 
“Chị nhìn thấy gì đâu mà vẽ. Toàn là sương không à. Sao chị không vẽ thứ khác?” 
“Chị muốn vẽ trước khi không nhìn thấy gì nữa. Nhưng bây giờ chị vẫn còn nhìn thấy mà.” 
Ngưng một chút để pha màu lại cho vừa ý, chị vừa khẽ cắn môi phết thử một vệt màu, vừa nói: 
“Phải vẽ trước khi tất cả biến mất, biết đâu ngày mai sẽ chẳng còn gì nữa.” 
Tôi bật cười: 
“Ngày mai có thể sương sẽ tan, nắng sẽ lên, chị sẽ thấy rõ hơn và sẽ tha hồ vẽ.” 
Chị lắc đầu quầy quậy khiến mái tóc sổ tung bồng bềnh: 
“Vậy thì sẽ chẳng bao giờ vẽ xong. Chị không muốn. Chị muốn cứ như lúc này, ngay bây giờ....” 

Tôi bắt đầu cảm thấy mình đang lạc đề, hoặc vào nhịp sai một bản nhạc. Khi câu chuyện giữa chúng tôi không còn ăn khớp nữa, kinh nghiệm cho thấy tôi nên im lặng, càng nói tôi càng đi chệch hướng, và chị sẽ càng khép kín hơn, khó hiểu hơn. Chị luôn luôn như vậy—mỗi khi bị một đam mê nào đó lôi cuốn - lặng lẽ, miệt mài và bí ẩn. 

Chiều xuống rất mau. Thoạt đầu, sương còn như lớp lụa mỏng ôm ngang mái nhà và những chạc cây. Mỗi trận gió ào tới lại thổi băng băng những lớp mây trắng đập vào mặt kiếng. Khói bốc lên từ mặt hồ dưới kia những làn hơi nghi ngút. Khi bóng tối lên thì sương mù đã đan kết dày đặc thành từng mảng. Khu rừng biến mất thật đột ngột, nó đã bị sương nuốt chửng. 

Chị vẫn tiếp tục vẽ, chốc chốc lại nhìn ra cửa sổ với vẻ bồn chồn. Chị nhìn thấy gì, tìm kiếm điều gì ngoài kia... tôi không hiểu; tôi không còn thấy gì nữa. Trừ cành thông đen sẫm còn lờ mờ sát mái nhà, trước mắt tôi giờ là khoảng không mù mịt vô cùng, những mái nhà khác chung quanh đã lún mất hút vào tầng tầng lớp lớp những tảng hơi đùn lên sừng sững. Tôi áp mặt sát vào lớp kính lạnh ngắt như đá, nhìn xuống dưới sâu, bất động, tê cóng trước một vực thẳm vời vợi đen ngòm. 

Chị trở nên bứt rứt khác thường, có lẽ vì cấu trúc không gian đã đảo lộn, và giờ chúng tôi đang lạc lõng vô định trong một thế giới xa lạ. Tôi nhìn lên đồng hồ để xác định lại cho mình một điểm thời gian. Nhưng nó đã ngưng chạy. Việc nó chết ngay lúc này càng xác nhận điều tôi nghĩ là đúng. Chị mở tung cửa cho sương tràn vào phòng. Bức tranh đã xong, và tôi đoán chị đang hoàn tất nghi thức sau cùng khi kéo bức tranh ra sát cửa, hướng về màn sương đẫm nước bên ngoài. 

Bức tranh quả thực đã làm tôi xúc động. Đó là hình ảnh tái tạo phong cảnh thân yêu và quen thuộc của tôi nhìn qua khung kính loang loáng nước; nhưng đồng thời chính mặt kính ấy lại tỏa ra một luồng sáng ấm cúng, phản chiếu từ cây đèn chụp góc phòng. Một mảng tranh là nơi hai vùng không gian trong ngoài gặp nhau, khi một hình ghế vách tường nhập nhòa vào bóng một đỉnh cây, trên ngọn lung linh chùm đèn hình nến. Tôi lẳng lặng ngắm bức tranh, như tìm kiếm một thực thể đang ẩn náu ngoài kia, đàng sau lớp sương mù bưng bít, và hư ảo. 

Chị pha một bình cà phê rồi đốt lò sưởi. Tôi biết đêm nay, cho tới khi tôi đã ngủ thật say, chị vẫn còn thao thức ngồi đó, mắt nhìn mông lung ra ngoài vô định. Thỉnh thoảng chị lại dõi mắt từ khung cửa sương liếm loang lổ vào bức tranh. Những thanh củi cháy đỏ hắt lên đôi mắt loang loáng ánh lửa nóng bỏng, đam mê, và bất chấp. Hình ảnh cuối trước khi tôi thiếp đi là chị đứng sát khung kính, thật lâu, bất động, như bị đóng đinh vào đó hoặc đã cóng đi vì lạnh. 

Trong giấc ngủ tôi thấy mình nắm tay chị đi men theo hồ. Chị đứng sát bờ, thả một mảnh lụa trắng toát xuống hồ nước mờ đục. “Chị làm gì đó?” Tiếng chị trả lời lẫn trong tiếng gió ào ào “Chờ một chút đi cho nước thấm vào khăn.” 
“Chi vậy chị?” 
“À, chị sẽ vẽ một bức tranh màu nước hồ, màu này không ai pha được, phải lấy từ chính nước hồ này”. 

Mảnh lụa trắng bập bềnh giữa một dòng lá khô hình dáng như những con mắt mòn mỏi. Chị nghiêng mình, nghiêng nữa, cánh tay xoãi ra, mái tóc dài rũ rượi trên nước thành những cọng rong đen nhánh nổi lềnh bềnh. Mảnh lụa trôi ra giữa hồ, tôi hét lên: “Chị, coi chừng, coi chừng!”

Tiếng tôi bị gió át đi ngay. Tôi đạp những bước nhẹ hẫng vào khoảng không trước mặt, tôi gào lên, “Coi chừng! Coi chừng! Coi chừng!” Những luồng gió tàn bạo quất ngược vào mặt, một bàn tay chặn ngang họng khiến âm thanh nghẽn lại không thành tiếng... 
“Dậy! Dậy! Làm gì mà la dữ vậy?” Một bàn tay tì mạnh lên vai tôi. Luồng gió tan ngay khi bàn tay lạnh ngắt chạm vào người. Tuy chưa hoàn hồn tôi cũng nhận ra giọng chị rất gần. Tôi muốn nhấc mình lên, nhưng chân tay nặng chịch như đang lún sình. 
“Em bị bóng đè. Ghê quá!” 
Chị đứng đầu giường, đèn trong phòng đã tắt, không khí trong phòng lạnh buốt. Không hiểu chị đã mở cửa sổ từ lúc nào, màn cửa bay phần phật, tôi nhận ra đó chính là tiếng gió tôi nghe trong mơ. 
“Đi xuống hồ chơi không?” chị rủ. 
Tôi dụi mắt, cố tìm khuôn mặt chị trong bóng tối, nhủ thầm đây là thực, không phải mơ: 
“Xuống hồ? Làm cái gì dưới đó?” 
“Đi coi sương mù buổi tối.” 
“Thấy gì mà coi, chị điên rồi!” 
Chị nắm chặt cánh tay tôi, tay chị lạnh như nước đá và đẫm mồ hôi: 
“Dậy ra coi bức tranh của chị đi!” giọng chị khẩn khoản một cách bất thường. 
“Em coi rồi, mới coi hồi nãy mà,” cách từ chối của tôi cũng đầy vẻ bất thường, có thể là tôi đang sợ một điều gì đó từ bức tranh của chị. 
Giọng chị tha thiết: 
“Bây giờ khác rồi. Kỳ lắm! Bị sương che hết rồi. Không còn thấy gì nữa.” 
Cơn sợ lại ập đến, tôi ôm chặt lấy chị muốn thét lên ghê quá, ghê quá - nhưng chị đã bịt miệng trước khi tôi kịp la lên, rồi chị thì thầm: 
“Đừng sợ, đừng sợ. Trên bức tranh giờ chỉ có một con đường thôi.” 
“Đường nào? Em không nhớ?” 
“Chị cũng không nhớ. Nhưng có thể mình đã thấy nó rồi.” 
Trong ký ức mù mờ của tôi, chung quanh hồ không có một con đường nào cả, chỉ toàn là cỏ gai cao quá đầu gối lẫn vào cây cối bìa rừng: 
“Nhưng mà chị có vẽ vào tranh chưa?” 
“Chị cũng không chắc”, chị nói giọng ngập ngừng, “Em nhớ lại coi. Làm sao tự nhiên nó lại hiện ra được?” 
Tôi rùng mình, kéo chăn tận cổ. Gió càng lúc càng dữ, hơi nước ùa vào từng khối ngập phòng, tôi chỉ còn thấy màu áo trắng nhờ nhờ của chị di động như trong một giấc mơ lạ: 
“Chị định đi đâu đó?” 
“Xuống hồ một lát. Chị sẽ về ngay. Ngủ đi!” 

Giọng chị xa dần, hình như có tiếng chân khua trên những bậc thang gỗ. Tôi vùng dậy, quờ quạng trong bóng tối dày đặc, nhìn quanh quất cố tìm ra màu áo trắng của chị. Hình như chị đang đứng cạnh giá vẽ. Tôi vội vàng chộp lấy tay chị. Nhưng không có bàn tay nào cả. Chỉ là cái áo khoác chị vẫn mặc khi làm việc, mắc hờ lên giá, cánh tay áo đu đưa trong gió. 

Khi tôi tỉnh dậy có lẽ đã quá nửa đêm. Tôi hoảng hốt đập cửa phòng bố. Cho đến giờ, tôi cũng không hiểu tại sao mình lại có đủ sức ra tận hồ, đi hết một vòng, qua cả phía rừng bên kia. Gió rít từng hồi rền rĩ. Cỏ gai cao ngập đầu, quất vào mặt những vết cứa sắc như dao. Sương dày đặc như những tảng băng vĩnh cửu. Những bước chân của tôi bồng bềnh như ở trên mây, và chỉ khi nước lạnh bắt đầu thấm qua đôi giày vải tôi mới chắc rằng mình đang đi trên đất. Cây đèn flash yếu ớt chỉ rọi được nửa cánh tay, tôi nắm chặt lấy bố, vì chỉ lơi một chút là bố cũng sẽ chìm lỉm và mất hút. Ánh đèn yếu dần, mờ ảo như lân tinh chấp chới. 
“Về đi bố, con sợ.” 
Giọng bố bị rừng cây vật vã bạt đi: 
“Cố một chút nữa đi. Có thể chị còn đang ở trên đường.” 
Tôi càng hoảng hơn, chị cũng nhắc tới một con đường trước khi bỏ đi: 
“Đường nào? Đường nào bố?” 
Bố không trả lời. Xộc vào mũi tôi là mùi bùn tanh tanh bốc lên quyện lấy hơi nước hồ, cây đèn đã tắt ngúm trong tay. Tôi van vỉ bố: 
“Chắc chị đã về đến nhà rồi. Bố ơi, con lạnh quá! Đi về đi!” 
Lên tới phòng ngủ, tôi gần như kiệt sức. Tôi để đèn sáng suốt đêm. Cửa sổ đã đóng kín, nhưng từ bức tranh vẫn tỏa ra những làn hơi lạnh trắng bay nghi ngút. Tôi chợt nghĩ, chính sương đã từ đây tràn qua cửa sổ, và giăng kín bầu trời đêm nay. 
*** 
Suốt một khoảng đời dài , bức tranh đã trở thành khung cửa thứ hai của căn phòng. Chỉ cần nhìn vào đó, tôi cũng biết trời ngoài kia thật sự ra sao—nắng gió, hanh khô, hay mây mù, giông bão... Khung cửa này vừa được thay một tấm màn che mới... Đó là ý muốn của bố, ông sợ bụi mốc và thời gian sẽ làm hư những bức tranh. Nhưng cũng có thể hiểu theo nghĩa khác - như để ngăn cách chúng với hiện tại, hoặc để bảo vệ hiện tại. 

Tôi không bao giờ muốn tìm hiểu thêm về những ám ảnh của ký ức. Không ai tìm thấy dấu vết cuối cùng vào, và những người đi lạc trong sương rồi sẽ tìm ra lối về. Điều này, chính những cảnh sát địa phương vẫn thường xác nhận. Đã bao năm rồi, tôi chờ đợi một con đường nhỏ bên kia hồ - con đường đã hiện lên trong đôi mắt chị. Cho đến bây giờ, tất cả vẫn chỉ là giấc mơ và ảo giác của mùa đông....


















Đặng  Thơ Thơ [ 1962 -        ]

(...)

source:  Phan Nguyên Blog


===========


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ