Thế Nguyên & Nhóm Trình Bầy / Thế Phong -- trích HỢP TUYỂN THƠ VĂN
CHỦ NHẬT, 30 THÁNG 10, 2011
THẾ NGUYÊN VÀ NHÓM TRÌNH BẦY - THẾ PHONG
Ngày thứ sáu,21 tháng Mười 2011 ,HTTV có đăng bài Thế Nguyên và nhóm Trình Bầy của Nhà văn Thế Phong theo nguồn vanchuongviet.Sau đó có nhận được thư của Nhà văn Thế Phong cho biết địa chỉ Blog có đăng bài viết này đầy đủ tư liệu hơn .HTTV xin cám ơn Nhà văn Thế Phong và xin được đăng lại nguyên bản bài viết này .
Có hai người cầm bút trong thập niên 60 ở Saigon cùng có bút danh và tên trùng nhau;
a -"Thế Nguyên-Trần Gia Thoại "( 1917- ?) viết sách tiểu sứ nhân vật như "Phan Bội Châu", " Nguyễn Thái Học",vv…Tân Việt xuất bản - đến đỗi sau này Cornell Univeristy Libraries ( Volume 6 -G.K. Hall & Co, Boston 1976). không thể phân biệt được Thế Nguyên -Trấn Gia Thoại đôi tên ngoài thực tế là 2 người khác nhau
Khi Trần Gia Thoại trở thành công chức làm ở Khu Tạo tác tại Trại Đào Duy Từ ( Phú thọ) - cùng tôi xúc tiến in sách rô nê ô với tư cách tổng thư ký Đại Nam văn hiến xuất bản cục, Khải Triều quản nhiệm ( công khai in phương danh ở bìa 4 sách ô nê ô - hai vị này đều là tín hữu Thiên chúa giáo ). Tôi nhớ mang máng, khoảng đầu 1963, đi làm về, anh ghé tôi, mang theo những trang bản thảo Hồi chuông tắt lửa đã viết được trong ngày đưa đọc để góp ý. Đâu đó vài tháng sau, anh đưa tập đánh máy stencil bản thảo để tôi đọc và tìm một nhà in rô nê ô tin cậy ở Hai bà Trưng Tân Định in vào ban đêm cho an toàn - hình như tháng 8/ 1963 phát hành cùng tập thơ " Miền lưu đầy" của Ninh Chữ in rô nê ô. Chủ nhà may CAN - Tạ Văn Ân ( tên khai sinh thi sĩ Ninh Chữ) - nhà may lớn tầm cỡ Chua đường Huỳnh Thúc Kháng, Saigon 1 - chuyên may com-lê tổng thống Diệm ) - nằm trên số nhà 10 đường Tự Do - đem thơ rô nê ô mới in tặng chủ xị ban Tao Đàn- Đinh Hùng ( nhân danh CAN , chủ nhà may cắt một bộ com-lê tặng tác giả" Đường vào tình sử") . Còn Thế Nguyên gửi tôi H ồi chuông tắt lửa , nhắc đưa tặng Uyên Thao - trưởng phòng Kiến thức phổ thông Đài - thì đâu đó, chỉ một 2 ngày, ban Tao đàn / chủ xị Đinh Hùng ( nhiều thính giả mến mộ, không giống Thằng phải gió hay phịa" tao đàn, nó hát , đếch ai nghe !"- rồi trên Đài phát bài điểm sách Hồi chuông tắt lửa- Uyên Thao khen cuốn tiểu thuyết hay với cách viết độc đáo của tác giả. Thế là các" cha xứ nhà thờ" thân chế độ họ Ngô ,đùng đùng phẫn nộ, phản ứng quyết liệt :"... sao Đài phát thanh quốc gia lại đọc bài viết khen cuốn tiểu thuyết của tên phản động nội ứng V.C. nào đó , dám vu cáo linh mục có con riêng ?!" Dư luận lùm xùm, gây tiếng vang ồn ào, như chưa từng xảy ra - tất nhiên Đại Nam văn hiến xuất bản cục không thể không dính chấu" ? Có thể vì vậy, ít ngày sau , nhận được một thư lạ- tên người đặc biệt - gửi tới địa chỉ ĐạiNam văn hiến xuất bản cục - thuê bao tại Hộp thư 1123 Saigon. Đó là .Nguyễn văn Trung, 3... Duy Tân, Saigon 3. Thì ra, ông Trung cậy nhờ tôi sắp xếp cho " anh ta" được gặp Thế Nguyên - tác giả một tiểu thuyết Hồi chuông tắt lửa rất" interesting" có một không hai - thời gian này, vì tôi và " anh ta " chưa thể coi nhau là bạn - nên tặc lưỡi : ".. thì cứ đưa thư này cho tác giả, Thế Nguyên sẽ tự quyêt định lấy !".
Vài tháng sau, cuối 1963, chế độ Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ - chứ không - chẳng hiếu" hậu quả cuốn truyện nói về" cha xứ có con riêng ' - từ tác giả, nhà xuất bản, nhà in rô nê ô, người viết bài khen Hồi chuông tắt lửa sẽ ra sao ? Còn một chuyện lạ nữa, dư luận đặt chuyện Hồi chuông tắt lửa chưa chắc đúng là tác giả Nuôi con nhơn tình - vì văn phong khác hẳn - luật sư -thi sĩ T.Q.Tr. ( xin được giấu tên) có sách in trong Đại nam văn hiến hỏi :"... em hỏi điều này, nếu anh biết thì phải trả lời thực" Hồi chuông tắt lửa" do Diễm Châu viết, Thế Nguyên ký tên. Có đúng hay không? ". Trả lời:" Theo tôi biết, trước khi in, mỗi chiều đi làm về, Thế Nguyên mang đến đọc cho nghe từng đoạn trong" Hồi chuông tắt lửa" - tôi tin tác giả "Hồi chuông tắt lửa" và' Nuôi con nhơn tình" là một ".
Khi ấy, tôi không biết vợ Thế Nguyên có một chị hai cùng làm ở Khu Tạo tác, trước ở Mỹ Tho, rồi Cần Thơ với Thế Nguyên . ( chị Hai nấu món" ra -gu" bò rất ngon - sau này là" chị nuôi" - đầu bếp một vị cán- bộ- lớn - cực- kỳ tại Cục R)- cứ theo tin thông tấn " Ba-bê-xu", thì Thế Nguyên đã được móc nối theo Giải phóng miền Nam từ khi thành lập vào cuối 1960. Ngay từ đầu năm 1960 Thế Nguyên rủ tôi về Cần Thơ chơi- tôi ở đây hàng tháng trời, ban ngày rong chơi, hẹn nhau ăn trưa, tối ở quán, tối ngủ ở nhà thuê gần bờ sông, hướng đi Sóc Trăng ( anh ta xin đổi về Khu Tạo tác Cần Thơ để làm việc cùng sở với chị hai bên vợ ) .Đã có dư luận cho rằng : "... Giải phóng miền Nam cấp tiền xuất bản nhật báo" Làm dân" - tin này không phải "vô căn cứ "- vậy ra chị Hai bên vợ Thế Nguyên đã móc nối cậu em rể đã từ rất lâu sao ?! Sau đó, vây quanh anh ta có đủ thành phần: cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Ngọc Lương, đại úy Quân đội nhân dân vào vai " địch hậu" di cư vào Nam, trở thành nhân viên làm Đài phát thanh Saigon ( bút danh Nguyễn Nguyên), Trần Tuấn Nhậm, Trần Quang Long ( tác giả" Bông cúc vàng" Nxb Trình bầy in) vv... ( xem thêm ở cuối trang - Ban biên tập Trình bầy.)
30 / 4/ 1975 sau Saigon - Thế Nguyên nhân viên tờ tuần báo Văn nghệ tp. HCM - hình như chỉ được cấp trên giao trọng trách thầy cò sửa lỗi bài in, Ít lâu lâu, Thế Nguyên không tới sở làm, không l tới lĩnh lương - "cán bộ biên chế "nằm lì ở nhà" say như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng " trong khói nàng phù dung ảo huyền"- rồi bất ngờ qua đời lãng xẹt ở Bệnh viện Chợ Quán - chính nạn nhân chẳng mấy vui - mắt mở không cần ai vuốt- vậy là tác giả" Hồi chuông tắt lửa " ra đi, ngọn lửa hừng đã tắt ngúm thật rồi!Còn Phạm Văn Rao-Diễm Châu và Phạm Thị Sáng - được một nhà văn Pháp bảo lãnh, anh chị" chôn chân"ở Strasbourg "- và có một lần cuối, anh trở về thăm Hà Nôi trước, Saigon sau. Nhà báo Quốc Thái gọi điện thoại mời gấp tới quán 27 Nguyễn thị Diệu gặp bạn cũ. Bắt tay trò chuyện, rồi tôi chở anh ngồi sau xe gắn máy về nhà - tôi lấy 1 bản cuối cùng Hồi ký ngoài văn chương- bản in ở Huê Kỳ- ký tặng. Anh nói nhiều hơn tôi, tiếc cho tôi " dù bơi giỏi, con rái cả vẫn sải cánh trong ao tù". Tiễn ra cửa, nhìn cánh cửa sắt" sao cửa sắt nhà bạn ta cao thế nhỉ, hơn 4 mét phải không ?"Tôi chỉ nói ít lời, hỏi thăm cô Mận - cô em gái duy nhất của anh hiện ở đâu? Và ông anh cả thì sao nhỉ?. " Trả lời nhát gừng: ".... nó ở Mỹ ông ạ!".
Khách sạn anh trọ ở Saigon ở đầu đườngTrần Kế Xương, thuộc Phường 7/ Phú Nhuận. Một khách sạn không trưng bảng hiệu - biệt thự ba bốn tấm chi đó - khách đến do giới thiệu truyền miệng với chủ nhân có " gốc đạo Thiên chúa"- đối diện là quán cà phê NOIR . Nhìn dồng hồ quá 10 giờ đêm, quá trễ nên không thể cụng ly" đen" lần 2 tại đây rồi. Nào đâu có biết đó là lần cuối gặp anh. ! Rõ tiếc !
*Giờ này - tôi còn giữ được tờ Trình bầy duy nhất - đề ngày 15/1 1-2-1971/ xuân tân hợi - và trang cuối có mục lục :
TRẦN ĐỖ DŨNG:Tết, ngày hội lớn của dân tộc, 4 - NGUYỄN KHẮC NGỮ " Tranh tết Việt-nam , 12 - HOÀNG NGỌC NGUYÊN: Thé giới năm bẩy mươi, 23 - NGUYÊN SA : Công tử Nguyên Sa, thơ, 41- Mưa, thơ, 42 - Bài thơ cho tập thơ bị kiểm duyệt , 117 - DIỄM CHÂU : - Trong nguồn cơn đó, thơ, 44 -Một năm chống áp bức, 61 - NGUYỄN QUỐC THÁI -Tiếng đàn của người không với tới mùa Xuân , thơ, 46 - THẾ NGUYÊN: Buổi chiều, trên một quốc lộ, truyện, 49 - TRẦN TUẤN NHẬM : Việt- nam, năm tân-hợi, 54 - NGUYỄN ĐĂNG THƯỜNG: Tiểu thuyết, truyện, 67 - NGUYỄN NGUYÊN : Cái đầu lân , truyện, 72 - THẾ PHONG : Hãy tự hào là người Việt-nam, thơ, 79 - MAI TRUNG TĨNH : Cái chết vỗ về, thơ, 87 - Quê hương, thơ, 88 - NGUYỄN MAI : Những ngày quên ăặt trời trên đầu, truyện, 90 - HOÀNG NGỌC BIÊN: Người đạp xe vào thành phố buổi sáng, truyện, 95 - Nhân vật năm 1970, 130 –
DU TỬ LÊ : Khi ở biển với T. Ch., thơ, 103 - CHU VƯƠNG MIỆN : Đông phương, thơ, 106 - CAO THANH TÙNG : Giọng kèn tiếng quyến rũ, 111 - NGUYỄN ĐỒNG ; Tranh tết, 125.
Tạp chí văn hóa chính trị xã-hội - ra ngày 1 và 15 mỗi tháng
logo TB Chủ nhiệm kiêm chủ bút: Thế Nguyên.
(*) Tổng thư ký : Diễm Châu .
Biên tập : Lý Chánh Trung , Thanh Lãng, Đỗ Long Vân, Phạm Cao Dương, Nguyên Sa, Nguyễn Văn Trung, Thảo Trường, Nguyễn Khắc Ngữ, Trần Tuấn Nhậm, Nguyễn Quốc Thái, Tôn Thất Lập, Thế Nguyên, Hoàng Ngọc Biên , Nguyễn Đồng, Nguyễn Nguyên , Trần Đỗ Dũng, Hoàng Ngọc Nguyên, Du Tử Lê, Cao Thanh Tùng .
Quản lý : Tăng Hoàng Xinh.
Tòa soạn : 291 Lý Thái Tổ - Saigon .
(* : logo tạp chí Trình bầy + nxb Trình bầy - Thế Nguyên cậy tôi (T.P.) , nhờ họa sĩ Vị Ý vẽ" chùa "- không có nhuận bút ".( khi ấy họa sĩ ở đường Nguyễn Tiểu La, Saigon 10). TP chú thích.ngày 20 / 10 / 2011, viết thêm :
.... nhắc đoạn Diễm Châu qua đời được Nguyễn Ngọc Lan báo tin - tôi có ý định dẫn chứng một bài thơ Diễm Châu tặng N.N.Lan - sau khi đọc" Chủ nhật hồng giữa mùa tím " - và tìm mãi không biết sách nằm ở kệ nào- đành chịu. Bây giờ tìm được hẹn thắp lên / nguyễn ngọc lan ( không viết chữ hoa - bdc ) /Nxb Trinh bày -Strasbourg - Salt Lake 2000 - tác giả rất thích bài thơ , tự ý đưa vào " thay lời tựa".
THAY LỜI TỰA
Có những người vừa đi vừa phòng ngự
và lâu dần đường trở thành pháo đài
có những người niềm tin không lay chuyển
ở hòn đất cục sắt
và lâu dần họ biến thành khoảnh vườn thanh kiếm
có những người lấy miếng ăn làm thiên đường
và lâu dần cơn đói trở thành địa ngục
có những người mơ lời Chúa nhật hồng giữa mùa tím *
và mãi mãi trong tim
một sắc tím hồng đọng lại
Ôi một người còn đó**
Leo lét ngọn đèn chầu!
Diễm Châu
( Lộ Trấn, Strasbourg, X. 1999 )
-----
* - một tác phẩm xuất bản "chui", in lụa vào 1997 của tác giả Nguyễn Ngọc Lan - tôi đã nhắc trong
" 5000 ki-lô-mét xuyên Việt / Thế Phong ( Nxb Thanh niên 2007) - do trưởng nam mục sư Chánh ( Báp tít / Saigon ) in ấn , tốn đâu khoảng 250 usd cho 1000 cuốn - bìa đề nxb Tin Paris 1997. Tôi chở tác giả phía sau xe gắn máy, luôn ngoảnh nhìn phía sau xem có " đuôi' không ? .Còn nhớ khá rõ, trước khi chở anh Lan về nhà trên đường Tân Phước. quận 10 - tôi đưa tới Viện Mác-Lê Nin & Tư tưởng HCM tại tp HCM trong hẻm Ngô Tùng Châu ,Q.1 - lấy cớ gặp giám đốc Bùi Hữu Khánh ( quen tôi) để " cắt đuôi theo dõi "! ( nếu có).
.** - " Ôi một người công chính còn đó "- anh Lan tự ý bôi hai chữ" công chính". Quả tôi tớ Chúa khiêm nhường đến đủ điều ! ( T.P chú thích).
Nguồn : http://thang-phai.blogspot.com
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ