NHÀ THƠ CỦA RỪNG / Lê Văn Nghĩa -- nguồn : Văn học Sài Gòn 1954- 1975 / Những chuyện bên lề -- nguồn ; Nxb Tổng hợp TP. HCM, quý 4/ 2020
NHÀ THƠ CỦA RỪNG
Lê Văn Nghĩa
Vào lứa tuổi trung niên , nhà thơ Nguyễn Đức Sơn đã đưa toàn bộ vợ con lên một khu rừng ở Bảo Lộc sinh sống như những người thời hoang dã. Có người cho rằng ông thất chí, có người lại bảo ông chống đối xã hội mới, vân vân & mây mây lung tung.
Nhưng khi đọc lại hồi ký Thuở mơ làm văn sĩ của Nguyễn Thụy Long thì được biết ý tưởng vào rừng sinh sống đã nương nấu Nguyễn Đức Sơn từ khi còn trẻ. Có lần ông đã bảo với Nguyễn Thụy Long :
" ... Có học chỉ khổ cái thân thôi, tau sau này có vợ con, tau cho lên rừng hết, không học hành chi cả. ... Chẳng thà không biết gì như cỏ cây, như con thú ở trên rừng. Sống theo bản năng ". (Sđd, tr. 152).
Quả thật sau này người viết được biết là ông nhà thơ này đã đưa vợ con lên rừng, chuyện học hành tính sau. Ông có một đứa con tên Nguyễn Đức Vân, gương mặt y chang tổng thống Mỹ Obama, nối nghiệp cha là nhà thơ kiêm nhà sư.
Từ trẻ, khi bắt đầu lập thân, Nguyễn Đức Sơn lấy bút hiệu là SAO TRÊN RỪNG nha. Ước mơ " sáng luồn vào trong núi, chiều từ núi luồn ra..." khi trẻ, về già ông đã thực hiện được cái sự luồn vào luồn ra mà ông mơ từ thời chưa là người cao tuổi.
Lê Văn Nghĩa
(tr. 285- 286 Sđd)
vài dòng tiểu sử NGUYỄN ĐỨC SƠN
Nhà thơ, sinh năm 1937 tại Ninh Thuận. Một số tác phẩm tiêu biểu: Cát bụi mệt mỏi (An Tiêm 1968), Cái chuồng khỉ (An Tiêm 1969), Xóm chuồng ngựa (An Tiêm 1971) -- Thơ: Bọt nước (Mặt Đất 1966), Hoa cô độc (Mặt Đất 1965), Lời Ru (Mặt Đất 1966), Đêm Nguyệt Động (An Tiêm 1967), Mộng du trên đỉnh mùa xuân (An Tiêm 1972), 2 tập cuối cùng là Tịnh khẩu (An Tiêm 1973) và Du sĩ ca (An Tiêm 1973) ...
(tr. 463, Sđd)
==============
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ