Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

ÁNH SÁNG MIỀN NAM ĐỨA CON BỊ MAI THẢO TỪ CHỐI / Lê Văn Nghĩa -- nguồn : Văn học Sài Gỏn 1954- 1975 ... / Nxb Tổng hợp Tp. HCM -- quý 4/ 2020

 


                                              ÁNH SÁNG MIỀN NAM

               ĐỨA CON BỊ MAI THẢO TỪ CHỐI


                                             Lê Văn Nghĩa



Trong tự điển mở Wikipedia, phần tác phẩm của nhÀ văn Mai Thảo không thấy nhắc đến truyện dài phóng tác Ánh sáng miền Nam và hầu như không ai nghe nói đến "tác phẩm" này sau Đêm giã từ Hà Nội  (1956), kể cả tác giả cũng không nhắc đến.

 Khi đọc quyển Nhà văn hậu chiến 1950 - 1956 của nhà văn Thế Phong, tôi (LVN) mới biết Mai Thảo đã có một truyện dài phóng tác từ phim Ánh sáng miền Nam -- một phim hợp tác giữa Việt Nam Cộng Hòa và Phi Luật Tân quay từ năm 1956.  Trong phim này có sự góp mặt của Phạm Duy và hai người phụ nữ trong đời ông là Thái Hằng và Khánh Ngọc.

Khi phim này trình chiếu đã bị sự chê bai thậm tệ của báo chí. Duy Mỹ trong bài "Đặt vấn đề sản xuất hỗn hợp" trên báo Sinh lực ngày 1/1/1957 viết: "Ánh sáng miền Nam đã thất bại, cuốn phim xã hội tình cảm kia đã không xã hội một chút nào cả vì người thực hiện đã chắp vá, vá víu một cách vụng dại, non nớt, những cử chỉ, hành động đi ngược lại thực trạng xã hội, phản ngược lại tình cảm tinh tế, kín đáo và phong phú của dân Việt. Nói tóm lại Ánh sáng miền Nam còn là bài học chính đáng trải nghiệm xuẩn động " (dẫn theo Thế Phong, Nhà văn hậu chiến 1950 - 1956, tr. 295). 

Thế mà không hiểu sao, nhà văn Mai Thảo lại làm cái chuyện ngược đời là phóng tác lại truyện phim này thành một tiểu thuyết cùng tên. Quyển sách cũng có cùng số mạng "thúi hẻo"như cuốn phim - nghĩa là bị phê phán nặng nề. Nhà phê bình Uyên Thao viết: " ... Nhưng ở đây trong phạm vi một bài báo chúng tôi chỉ nói riêng đến cái hỏng, cái hay của một cuốn tiểu thuyết. Cái hỏng trước tiên của cuốn tiểu thuyết Ánh sáng miền Nam như trên đã nói là cái hồn tính của người Việt không có trong những nhân vật chính trong truyện. Từ đấy người ta thấy biết bao là cảnh trơ trẽn trái ngược với nền giáo lý cổ truyền của dân tộc. Yếu tố tâm lý cũng là một nhát búa nặng đập tan sự xây dựng, lỏng lẻo nội dung cốt truyện. Những cảnh lẽ ra phải thắm thiết, nồng nàn trở thành tẻ nhạt, giả tạo. Đọc hết hơn 300 trang giấy người ta chỉ thấy những hỗn loạn của hành động chắp nối, những lời lẽ cầu kỳ mà rỗng tuếch, những cuộc sống không hơn vá víu, pha trộn một cách quá mức hẩu lốn. Có thể nói rằng Mai Thảo đã vơ cỏ, lượm rác kết thành Ánh sáng miền Nam" (tạp chí Sinh lực, Sđd, tr. 205). 

 Riêng nhà văn Thế Phong đã hạ "chưởng": "Mai Thảo buôn bán nghệ thuật không đặt vấn đề tín nhiệm chính bản thân, chung quy chỉ vì tiền mà làm"  .(Sđd, tr. 206).


Lê Văn Nghĩa


(tr. 118 - 119)


                                             ===========

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ