Năm chương tự ngôn / Triều Đẩu -- source: blog tản mạn văn chương/ thếphong
năm chương tự ngôn 2
tự-sự-kể: triều đẩu
trăng đến rằm
2
Hồi tưởng lại những năm còn cắp sách đi học, mỗi khi làm luận Việt văn, tôi thường bị kiểm điểm. Bởi vì tôi đã có thói quen, hoặc đi quá xa đầu đề, hoặc cho ra những tư tưởng quá trớn xa vời thực tế.
Cũng có khi vô tình, tôi đã làm cho thầy giáo khiếp đảm đặt bài luận của tôi ra ngoài vòng quy luật nhà trường, không dám phê điểm nữa. Năm ấy, tôi học lớp ba trường Tiểu học Bắc Ninh.
Ông giáo là một nhà nho lạc lõng trong giới những giáo viên Tây học. Ông kiêm cả lớp chữ nho và luận tiếng việt là hai môn vẫn bị khinh rẻ bạc đãi. Vả lại cái chức vụ của ông ngày một ngày hai sẽ chấm dứt với ngạch giáo viên chữ nho.
Từ ngữ hành chánh chuyên môn dịch ở tiếng Pháp par voie d' extinction. Cho nên trong công việc hằng ngày, ông đã rất cẩn thận, cẩn thận đến nhút nhát, sơ sệt. Sơ hiệu trưởng, sợ thanh tra, ông còn sợ cả học sinh nữa ! Ở trường hợp nào, ông cũng muồn cho êm chuyện.
Bài chữ nho, ông đã giải nghĩa sẵn sàng từng chữ. Bài luận tiếng việt, ông đã phải làm dàn bài chu đáo kỹ lưỡng đến cả chi tiết, như là làm hộ học trò vậy. Ông muốn các bài vở hoàn toàn, các học sinh của ông đều cẩn thận phòng khi có thanh tra đến khám.
Hôm ấy, nhằm kỳ thi đệ lục cá nguyệt luận quốc văn với đầu đề : " Những lợi ích của nền học vấn ", ông đã không làm hộ được bài cho các học sinh như thường lệ, bởi vì kỳ thi. Cho nên, tôi đã được dịp luận tự do để cao hứng hay vô tình nêu lên sự tiến bộ của công cuộc giáo dục ở nước Đức.
Số là không rõ xem được ở đâu hoặc nghe ai nói, tôi được biết thành phố Leipiz nước Đức có nhiều tiệm sách nhất hoàn cầu.
Thế là cụ giáo chữ nho khiếp đảm, vỉ tôi đã ca tụng một nước thù địch của Mẫu quốc ! Cụ không dám phê điểm và tách bài của tôi ra để trình lên thượng cấp. Lẽ dĩ nhiên về kỳ thi đệ lục cá nguyệt đó, tôi bị dưới điểm trung bình.
Sau đấy , học lên các lớp trên, tới năm thứ tư Trường Bưởi, cái thói quen phiêu lưu ra ngoài khuôn khổ ấn định đã khiến tôi không bao giờ được số điểm khả quan trọng các bài luận Việt văn.
Và trong suốt đời học sinh hay sinh viên; về cái gì gọi là văn nghệ, tôi đã lơ đãng như người ngoài cuộc. Cho nên như trên tôi đã nói, trong các bạn cùng niên khóa với tôi, không một ai có thể mảy may tin rằng tôi sẽ là một văn sĩ.
Ngay cả đến tôi nữa, chính tôi cũng không ngờ rằng tôi đã là môt nhà văn, với tất cả vinh nhục của nghề. Song ở đời này, có cái quả nào lại không do cái nhân và những lề lối sinh sản tự động chỉ là một hiện tượng của khoa học .
Ở tôi, dù sao cái nghiệp văn đã tới như một nhân duyên trong cái tá nhân duyên cổ truyền của Đạo Phật mà thôi.
Nghiệp chướng hay nhân duyên, hạnh phúc hay oan khiên ? Có ai ở trong cuộc mới thấu hiểu ! Trên cái cầu vồng bẩy màu, người leo lên cao ngoảnh lại còn thấy biết bao kẻ bám sau, hăm hở và tin tưởng. A ha ! mười hai cái nhân duyên !
Sau bốn năm học ở Trường Bưởi và thi đậu bằng Thành chung tốt nghiệp, tôi đã gặp ngay kỳ thi thư Ký ngạch Tòa Sứ. Ngày ấy, số người xin vào làm việc tại các công sở còn ít mà các công sở lại cần dùng nhiều người làm. Đó là năm 1927.
Cho nên tôi đã trúng tuyển một cách dễ dàng và được bổ đi làm ngay ở Tòa Sứ Nam Định. Và từ ấy cho đến nay, trải qua bao nhiêu biến thiên, tôi vẫn là công chức, cái nghề rồi đây sẽ rất ảnh hưởng đến văn nghiệp của tôi.
Trở nên một Quan Phán Tòa Sứ , thuở ấy tôi đã chỉ chạy theo phong trào. Không phải một phong trào chánh trị mà như trên tôi đã nói, đó là phong trào địa vị được thời thế phủ lên hào quang vinh dự.
Bởi vì, làm Quan Phán được ít lâu , thấy cần phải tiến lên nữa, tôi đã dầy công luyện tập trong ba năm để ngay kỳ đầu thi đậu liền và được bổ nhiệm Quan Tham Tòa Sứ .
Thế rồi, cuộc đời đều đặn của một công chức tại một thành phố cổ kính như Nam Định đã cùng năm tháng lặng lẽ trôi, trong cảnh thái bình của thời Pháp thuộc. Và lấy vợ và có con như mọi người, đều là những hình thức cổ điển về nhân sinh.
Trong nhà không hề có một cái tủ sách. Bởi vì, ngoài giờ làm việc bàn giấy, hình như
Quan Phán chẳng đọc gì cả. Người ta ở đời làm cái gì đều phải do một mục đích hoặc vì một lý tưởng nào.
Có thể rằng từ thuở ấy đã có những anh bạn ham làm giàu thì tiền là mục đích là lý tưởng. Song ở tôi cho tới bây giờ, chưa bị khổ sở điêu đứng vì đồng tiền, tôi đã thản nhiên với cái yếu tố vạn năng đó.
Nghĩa là sống không mục đích, không lý tưởng, cuộc đời tôi ở giai đoạn này , đã điển hình cho nếp sống công chức thời Pháp thuộc. Nếu muốn tìm lối thoát thì bốn cửa của Tứ đổ tường sẽ rộng mở công khai và vĩ đại.
Cửa nào cũng có người chủ trương mang những tên lớn như nhân vật tiểu thuyết. Sòng bạc có những Cả Vê . Xóm ca kỹ có những bà Đốc Sao. Và nhan nhản từ thành thị đến thôn quê, những thể bài RA ( bán rượu) và RO ( bán nha phiến ) được treo cao như những thực tại hiển nhiên.
Ấy là chưa kể đến những mác rượu danh vang quốc tế. Những đại-danh-từ Săng-Đông ( rượu sâm banh Moet et Chandon) hay cốt-nhắc ( rượu mạnh Cognac) được Việtnam hóa có lợi cho chủ trương Pháp --Việt- Đề -Huề của một số chánh khách nghề thời ấy.
Vừa trải qua cơn khủng hoảng kinh tế 1932-33, người ta bước vào ngưỡng cửa của những năm phồn thịnh 1935- 36. Phong trào vui vẻ trẻ trung nổi lên rầm rộ. Văn nghệ đã thấy đất sống dồi dào và một phen tung hoành là một phen thành công rực rỡ.
Tự Lực văn đoàn và Tiểu thuyết thứ Bẩy - những văn sĩ thi sĩ đánh dấu một giai đoạn với tham vọng vượt thời gian và không gian mà trung tâm hoạt động vẫn là chốn Kinh Kỳ Hànội.
Dư ba của phong trào đã lan tràn lan khắp nơi. Thành Phố Nam Định với những cổ phong và những lề thói cổ hữu đã không tránh được làn sóng cả. Những nhà hát ả đào đã tuyển thêm nhiều đào rượu.
Người ta thưởng thức những bản ca trù của Nguyễn-công-Trứ, đập trống theo phách xa lạc hẳn những lề thói xưa. Song phong trào vui vẻ trẻ trung là một phong trào vật chất, đâu có chú trọng đến tinh thần. Và người ta nghe thơ của Yên Đổ mà lại uống rượu sâm banh Săng-Đông và ngậm xì-gà Albhambra ! Đến như khiêu vũ, đáng lẽ là món nghệ thuật , đã biến nó thành ra trăm phần trăm vật dục.
Vũ nữ đã bị đồng hóa với ả mãi dâm và mầu hồng của điệu Tango rất dể bị lầm với chặng đèn đỏ, khiến cho họ không thể khoanh tay ngồi nhìn thiên hạ ăn chơi.
Biết làm sao được ? Ở mỗi thế nhân xung quanh ta, thực ra vẫn có sẵn các khuynh hướng hưởng thụ, khiến cho họ không thể khoanh tay ngồi nhìn thiên hạ ăn chơi.
Ma quỷ đã cám dỗ họ. Song họ có ảo tưởng rằng đã tìm thấy chân lý trong khổ phách dâng lên với tiếng trống cùng giọng ngân của đào nương để làm bật cái hay vô cùng của câu văn cổ điển.
Cũng như qua điệu nhạc Tây-Phương kỳ diệu giữa ánh sáng chuyển mầu, họ đã như thấy nghệ thuật hiện hình ở người vũ nữ uyển chuyển mềm mại đưa bước chân trên sàn gỗ phẳng bóng .
Thế rồi, môt đêm khuya lạnh, khi cuộc vui đã tàn , mầu sắc và âm thanh đã tan biến và những bước chân của vũ nữ đã phai mờ, khách lang thang trên vỉa hè không có một phản ứng nào đối với thời cuộc. Mà tâm óc còn văng vẳng dư âm tiếng hát của chàng nhạc sĩ ngày trước trong những đêm vui .
C ' était un musicien qui chantait dans une boite de nuit.
Et les plus jolies femmes venaient s' assoeir autour de lui. Et puis et puis ...
Vấn đề trác táng, vẫn có một số người, hoặc ngụy biện, hoặc tự lừa dối mình, hoặc chủ quan đến mù quáng - mà cho rằng đó là điều kiện không có không xong, để thành công
trong cuộc đời.
Và theo lập trường tiêu cực của họ như vậy, một người không hề biết ăn chơi, không trụy lạc; nhất định sẽ không đạt trong trường đời ! Riêng vấn đề văn nghệ và sáng tác của họ; họ cho rằng cần phải chơi bời phóng túng hơn nữa.
Và sống càng bừa bãi, viết văn càng hay ?! Hố trụy lạc càng sâu, nghệ thuật sáng tác sẽ càng tới cao độ ?!
Người văn nghệ thường quan niệm sự việc một cách cực đoan và cảm nghĩ sự vật một cách quá cỡ.
Có thể cũng là một thứ nhân sinh quan chăng? Phải được hóa công tạo nên , bằng những tế bào như nhau, người ta mới cảm thông nổi độ cực đoan kia được.
Cho nên, người của đường phố thấy vậy, chỉ biết bĩu môi và chê trách. Tưởng cũng nên thử ổn định tình thế mà cho rằng người ta -- và riêng người cầm bút -- phải quan niệm cái biết một cái rộng rãi hơn.
Cái tốt cái xấu hay cái dở đều nằm trong phạm vi chủ trương chí tri tại cách vật của ông cha ta. Điều cần thiết là không nên quan trọng hóa cái gì, nhất là cái xấu cái dở.
Vả lại, nhà văn nhà thơ đều có trách nhiệm tinh thần đối với đám đông, thì nhất định phải tôn trọng đạo lý. Người cầm bút trước hết phải là nhà đạo đức. Lời nói ra, dòng chữ viết ra, phải là tiếng nói của đạo đức. Không đạo đức, nhà văn chỉ còn lại là một thứ nho lại bẩn thỉu mà thôi. Vậy thì các thời vui vẻ trẻ trung 1935- 36, có thể coi là một giai đoạn lịch sử; tất nhiên sau những lề thói khắc khổ, cổ hủ của thế hệ trước.
Được thực sự sống những năm tháng ấy, tương cũng đã thâu gom được một số vốn kinh nghiệm sống đáng kể. Nhất là giữa thời Pháp thuộc thịnh hành, văn học đã nẩy nở rực rỡ mầu sắc và thể hiện dưới trăm ngàn vẻ tươi đẹp.
***
Như trên tôi đã nói: phong trào vui vẻ trẻ trung từ Hànội đã lan tràn tới Nam Định, cái Thành Phố cổ kính mà tôi đang sống và coi như quê hương thứ hai, [ kể ] từ ngày tôi được bổ về làm việc tại Tòa Sứ tỉnh này.
Đồng thời, ảnh hưởng của nền văn học đang bành trướng mạnh ở Hànội cũng đã tới đây, nhưng còn yếu ớt. Hội Trí Tri Nam Định do ông Ngô-ngọc-Kha ( nay đã quá cố) làm hội
trưởng, đã tổ chức những buổi diễn thuyết. Một số nhà văn thơ nổi tiếng đương thời đã được mời về Nam- Định để nói chuyện. Song thiên hạ còn mải chơi, hơn là nghe diễn thuyết. Và những câu mở đầu :
" Thưa các Ngài ..."
đã bị đánh át bởi những điệu nhạc khiêu vũ có đệm trống ầm-ĩ từ các tiệm đặt cơ sở ở đây đó.
Một đôi lần, tôi cũng có đến nghe, để tỏ rằng mình cũng là một nhà trí thức trong thành phố. Tôi ngắm ông Lê Văn Trương ( hồi ấy chua quen biết ) cùng với ông Trương Tửu trrong nhón Ích- Hữu đang diễn thuyết hùng hồn.
Trông ông [ Lê văn} Trương hùng vĩ lắm, và hình như hai ông dùng cái diễn đàn công cộng này để mạt sát nhóm tân học đối lập nào [ đó ]. Bởi vì, sau mỗi đoạn nói lỡm, với những cử động, tay và mình của ông [ Lê Văn] Trương rất mạnh mẽ - tôi thấy, ở hàng ghế thính giả, có một cánh tay giơ lên, chứng muốn xin nói. Có lẽ, đây là người đại diện của nhóm bị mạt sát đã muốn biện hộ, hoặc [ để ] trả miếng. Song người ấy đã không được toại nguyện, bời vì Hội-trưởng cho biết, đây là cuộc diễn thuyết không có tranh luận. Và hình như ông [ Lê văn] Trương cũng nhắc lại câu nói đó của ông Hội-trưởng, cho cái bàn tay giơ lên kia biết. Để rồi được ông [ Trương] Tửu tiếp tay, ông đã có toàn và độc quyền mạt sát đối phương.
Tôi đã thấy cái bàn tay kia hạ xuống, để cho cái miệng cười nhạt và cái đầu khẽ lắc mấy cái, như chịu đựng và thầm nhủ sẽ gặp nhau ở nơi khác .
Cách đây mấy năm, sau khi được quen thân ông [ Lê văn] Trương, tôi có đọc cho ông nghe bản thảo ký ức, tới đoạn này, ông Trương cho biết, hối ấy, ngay sau buổi diễn huyết, ông có cho đối phương thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn, hay ông sẽ dành riêng cho một ngày nào đó, cho một cuôc nói chuyện có tranh luận. Song, tôi không có dịp theo dõi.
Dạo ấy, ông Ngô-ngọc-Kha có gửi tặng tôi cuốn Đường về của ông vừa xuất bản. Sách đẹp, bìa 2 mầu chữ in, chứ không có hình vẽ, so nhà in Trung Bắc trình bầy. Tôi cầm ngắm nghía , lòng thấy vui vui. Ông [ Ngô-ngọc-] Kha có lối viết đãi lọc từng chữ, xếp đặt từng câu, cân nhắc từng chương. Tuy vậy, tôi vẫn thấy nó buồn tẻ. Còn về cốt truyện, ông cố kéo thành luận đề, bố trí những chi tiết cho được quân bình, làm văn không tránh được cái tầm thường, giả tạo !.
Chính con người ông, thanh thanh da trắng, vẻ mặt trí thức, áo quần chau chuốt, tóc rẽ bên đường ngôi minh bạch - có thể - điển hính [ như ] một văn sĩ. và tôi, đã nghỉ ngợi bâng khuâng:
" Viết đến nổi tiếng như Lê-Văn-Trương hiện náy, quả là điều khó khăn; có thể, chúng tôi không bao giờ thực hiện nổi !"
Ô hay ! Sao tôi lại quá bi quan đi nghi ngờ cả khả năng và tham vọng của mình, của bạn ? Phải chăng, chúng tôi là những người ở tỉnh lẻ ? mà định gây sự nghiệp, một sự nghiệp văn học chẳng hạn, thì phải ra chỗ Đế Đô hay Kinh Kỳ, hay kinh Đô Văn Nghệ, tức là Hànội ?
Tôi là người ở tỉnh lẻ. mà ở tỉnh lẻ, thì một sự kiện, dù nho nhỏ xảy ra, khiến cho tâm óc mình bận rộn bâng quơ ? Thí dụ, như buổi sáng hôm ấy, đến thăm một vũ nữ quen biết ở Phố Hàng TIện; tôi đã ngạc nhiên, khi thấy cô ta ngù trễ - lúc ấy - [ cô ta ] mới dậy, mắt mắt, mắt mở -- không xúc miệng, đánh răng; vớ ngay mấy quả chuối trên bàn thờ, ăn luôn. Tôi đã ngạc nhiên , rồi đâm ra hoang mang, vì sự kiện bất thường nay !
Bởi vì, với tôi; đánh răng và xúc miệng lúc ngủ dậy, đã thành một nguyên lý về nhân sinh và tôi đã không thể quên được rằng, con người lại có thể ngủ dậy, ăn ngay được, mà chưa có xúc miệng, đánh răng ?
Và tôi đã tự đặt câu hỏi :
" Hay là vũ nữa kia là một con vật, bởi cì chỉ có súc vật, mới không biết xúc miệng, đánh răng và mới ăn sáng ngay, không có xúc miệng và đánh răng ?! "
Tôi là người tỉnh lẻ, cho nên sau đấy, suốt ngày tôi đã bị ám ảnh vế cái hiện tượng của nhân sự kia ; tức là người vũ nữ sáng dậy, chưa, hay không xúc miệng, đã ăn ngay được . Gặp một bạn tri kỷ, tôi kể câu chuyện , thì được anh vỗ vào vai, reo lên :
" Anh ơi ! Đấy chính là văn nghệ !"
Tôi tỏ vẻ ngạc nhiên không hiểu. Anh bèn giải thích:
" Anh đã nhận xét và ghi lại được cái điển hình : vũ nữ sáng dậy không cần đánh răng xúc miệng. Anh hơn chúng tôi, ở chỗ, đã bắt gặp thoảng qua những nét điển hình đó ".
Anh bạn không phải là nhà văn, nhưng thuộc vào loại những người hiểu biết. Anh đã nhìn thấy ở tôi, một số dấu hiệu riêng biệt, để thành một người viết văn. Cho nên. sự nhận của anh trên đây đã theo dõi tôi, ăn nhập vào tiềm thức tôi.
Cho tới bây giờ, trong nghiệp văn, từng thâu lượm được ít nhiều kết quả; tôi vẫn thường nhớ tới lời tri kỷ trao giữa trần ai ngày nào ! Và biết đâu buổi sáng hôm ấy, nếu cô vũ nữ của tôi có sẵn sàng hộp [ đánh răng hiệu ] Gibbs, với rũa [ bàn chải ] frăng, thì ngày nay, có lẽ, các văn hữu sẽ không có được [ nhà văn ] Triều Đẩu ?!
Những yếu tố nội tại về văn nghệ ở tôi , như vậy đã sẵn có, chỉ cần [ có ] dịp phát huy mà thôi. Thì dịp hai đã đến không ngờ, mặc dầu, chỉ mới mơ hồ, chưa bẳn[ đã ] là một quyết định. Bời vì, cái dịp đó [ mới ] chỉ là cô đỡ. Một cô đỡ khóa 1933 ( hồi kinh tế ) mở đầu cho phong trào vui vẻ trẻ trung ở Hànội - bố về Nam Định, cô đã gây xáo trộn trong giới trai trẻ Thành phố. Một cô gái mới xinh đẹp 18 tuổi, ăn mặc theo thời trang táo bạo nhất,
Hơn nữa, nói tiếng Pháp như đầm, mặc dầu, nhiều khi cô sử dụng " mạo tự" ( article) một cách rất bừa bãi. Thí dụ, kêu cụ Thượng ( Tổng Đốc) , Quan đầu tỉnh, cô dùng thừa chũ L... :' Excellence), đáng lẽ chỉ [ một ] Excellence [ là đủ ]. Tôi đã nhắc cô sự khiếm khuyết đó của cô về ngôn ngữ Pháp, thì được cô cười, để lộ hàm răng đều đặn, trắng như ngà. Cô nói:
" Không có sao ! Ở đằng kia đầu giây nói, cụ Thượng cũng đã chấp nhận. Người có nói gì đâu ?"
Một phụ nữ tân tiến, biết nói tiếng Pháp, choàng lên mình thâm chữ L... danh dự, chắc đã thông qua và khóai trá !
Trong những bọn trai thanh lịch đến bắt tình một cách nhẫn nại và siêng năng, không hiểu sao lúc ấy 29 tuổi lại góa vợ -- tôi đã riêng được lọt đôi mắt mơ mộng của cô. Để tỏ nỗi lòng, đáng lẽ theo thường tình, phải viết những bức thư xanh; thì cũng không hiểu sao, tôi đã đưa, nộp cô mật tập những vần thơ tình sẵn sàng của một số thi sĩ Pháp đang được truyền tụng: Arvers, bá tước de H. ... v. v. ...
Mon âme a son secret , ma vie a son mystère; Un amour éternel en un instant concu .
( " Nỗi lòng kín chẳng ai hay / Mối duyên ấp ủ từ ngày gặp nhau " / bản dịch của Lãng Nhân ).
Lần đầu tiên chiếm được trái tim yêu, sau những cuộc tranh chấp ầm ĩ, tôi thấy thích thú văn chương. Nhất là văn chương Pháp. Song, đây là một cô gái mới, con đẻ của phong trào vui vẻ trẻ trung. Hơn nữa, cô lại là một cô đỡ khoá mới 1933. Tôi thấy sợ hãi cô, bởi vì chưa kịp xum họp, cô đã luôn luôn nói tới hai chữ" ly dị ! ".
Thế rồi, một buổi sáng - trong khi tôi đi làm vắng - cô đã lại nhà, dùng chìa khoá riêng, mở ngăn kéo, bắt gặp mấy cánh thư xanh của ngừoi khác. Hình như cô đã điên lên, vò nát những bức thư kia và bỏ đi - sau khi đã đập phá một số lọ nước hoa quý giá. Nước hoa vung vãi trên khắp cầu thang gác, khiến mấy ngày hôm sau, những ai qua lại nhà tôi, còn ngửi thấy, ngát lên mùi thơm của Coty, Soir de Paris, Forvil .
Tôi đã thản nhiên, không một chút xao xuyến; khi tiếp nhận hung tin đó. Bởi vì, trước sau, tôi vẫn cho rẳng: khó má giữ nổi lâu lâu một Danielle Darrieux. ( Hồi ấy, phong trào phim nói mới bắt đầu và chúng tôi, những chàng trai trẻ, ví nàng như một Danielle Darrieux xinh như mộng ! ) . Vả lại, tôi chắc rằng, nàng phải có tham vọng nào khác nữa ! Thí dụ, như đi tìm kiếm thực sự những Arvers hoặc bá tước de H... v. v. ...
Tôi cho rằng ở đời, mọi việc đều được xếp đặt tuần tự, do bàn tay của số phận.
Bởi vì, nếu cô đỡ không bỏ đi; thì tác giả những bức thư xanh bị xé kia ( tức là vợ tôi bây giở) đã không thể đến với tôi được ! Và câu chuyện viết văn, với ý định thành một nhà văn sau này, có lẽ chưa tìm thấy được với cái mốc đầu tiên đánh dấu
Đó là năm 1938, Tự Lục văn đoàn và Tiểu thuyết thứ Bảy đang làm mưa gió khắp trong nước, từ thành thị đến các lũy tre xanh. Thời hoàng kim của văn học. Thời đẹp của những văn thi sĩ. Ngươi yêu của tôi ( vẫn là tác giã những bức thư xanh bị xé nát ) đã mua cả năm bao Ngày Nay và nhớ thuộc lòng những vần thơ của Xuân Diệu.
Tôi liền nảy ra ý định viết văn để làm đẹp lòng Nàng. Tôi cũng muốn làm một văn sĩ tên tuổi của thời đại. Tôi bèn viết thử một truyện ngắn, dưới bút hiệu Đạt-Phùng gửi đăng báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy.
Truyện ngắn Tình nghĩa Vợ Chồng được đăng ngay. Truyện tả một đôi vợ chồng nghèo ở phố Hàng Tiện, cái phố tôi đang ở tại Nam Định. Người chồng có cái nghề tiện gỗ và có một đứa con nhỏ chừng 7, 8 tháng,.
Sáng sớm tinh sương, hàng phố đã phải chứng kiến những cuộc cãi nhau của đôi vợ chồng nghèo này. Mỗi lần học cãi nhau, đứa con nhỏ lai bị mẹ nó quăng ra hè phố để xem trong hai người chồng hay vợ, sẽ chịu nhượng bộ trước và ai sẽ thắng thế.
Và bao giò người chồng, người cha cũng chịu thua là chạy vội lại ẵm đứa con.
Truyện kia kết thúc bằng một giả thuyết. Nếu đột nhiên đôi vợ chồng này trở nên giầu có, tất nhiên sẽ không xảy ra những cuộc cãi lộn và quăng con ra mỗi buổi sáng nữa.
Và dưới ánh trăng thơ mộng, những tiếng xưng hô : ' Mình mình, tôi tôi " sẽ được thốt lên như trong tiểu thuyết vậy.
Truyện đăng rồi , tôi bị chinh phục ngay bởi ma lực của chữ in - và nhất là - hình vẽ anh thợ tiện gần đúng như tôi đã tả.
Bạn nào viết văn lần đầu tiên, thấy văn mình được thực hiện, qua những dòng chữ in sin sít, sẽ có những cảm giác sung sướng như tôi bấy guiờ. Nhất là như một kẻ đi chinh phục và chiến thắng, tôi đã đưa cho Nàng coi bài văn đầu tiên in đàng hoàng kia.
Nàng chăm chú đọc từng chữ. Xong rồi, ngước mắt nhìn tôi, cười tủm tỉm và khẽ gật đầu. Đôi mắt phượng của Nàng, tôi thấy xinh đẹp và đôn hậu quá !.
Nhưng vào sở làm, tôi đã bị ông phán già ở cùng phố Hàng Tiện ghét thậm tệ. Đó làhậu quả đầu tiên của cái nghề văn, vô tính mua thù chuốc oán ! Bởi vì, ông đã không chịu được lối viết tả chân của tôi, cho ông là đê tiện ở trong bài văn vừa rồi. Mở đầu như sau :
".. . Cái Phố Hàng Tiện ( không ghi rõ tên thành phố nào ) thực xưng với cái tên nó, nghĩa là ... đê tiện. Dân cư chỉ có nghề tiện gỗ. Ngoài giờ tiện gỗ thì rất hay chửi nhau ".
Sau này có chút tăm tiếng, tôi thường hay bị người đời ghét oan, qua lối nhận định mơ hồ và chủ quan đến vô lý như vậy, của ông phán già buổi ban đầu ấy.
Bài thứ hai gửi lên Tiểu Thuyết Thứ Bảy cũng được đăng ngay. Đó lá truyện ngắn '
Láng Giềng Quan . Tôi kể chuyện gặp một ông thợ hớt tóc phàn nàn, vì có ông láng giếng là quan Huyện sở tại. Người đời thường nói: " bán anh em xa mua láng giềng gần ." Song ông hớt tóc của tôi đã ngược đời, muốn bán quách đi quan Huyện sở tại láng giếng của ông.
Chỉ vì, mỗi khi ông ta mất gà, con gà sống của ông hay sang bên tư thất của quan Huyện có nhiều gà mái, ông đành đứng bên hàng rào, nhìn vào, bằng con mắt bất lực. Phải chi, có một cái đơn với số tiền đính theo, thì chẳng phải bàn !
Đằng này lại đến chân tay không và đòi gà nữa, ai mà chịu được ?! Cho nên, ông thợ hớt tóc láng giềng của quan Huyện, đã bị những lính trú, lính lệ xua đuổi và hăm dọa ;
" Đùng có hỗn láo. gà của bà Lớn đó ! "
Đến khi bên quan Huyện mất gà, thì không rõ mất ở đâu; mà đang đêm, đến nhà ông hớt tóc- lính quan huyện sở tại xục xạo, khám xét, tìm kiếm, soi loạn xạ bằng đèn pin !
Bài thứ ba gửi lên cũng được đăng, vẫn là một truyện ngắn, nhan đề Lấy Chồng Khách . Chuyện của ông chủ nhà trọ của tôi vẫn thường xuyên tuyên bố:
" Ông còn hai đứa con gái ông sẽ gả cho Khách (*) hết. Tôi hỏi sao, thì được ông trả lới' bởi vì Khách người ta tử tế". Hai tiếng tử tế, đã gợ tính tò mò của tôi, khiến tôi phải đi tìm định nghĩa, ngoài thực tế như đi tìm chân lý vậy.
-------------
(*) tác giả ám chì người Tàu . (TP).
Tôi cho rằng tế - tử An-nam ( tiếng này chỉ ngừi Việt-Nam thời Pháp thuộc ) không được ông chủ nhà tôi thương đến nữa, chắc chắn chỉ vì họ vẫn có tiếng, là hay áp chế vợ, lại không tử tế với nhạc gia.
Hai cô con gái lớn của ông, ông đã gả cho Khách rồi, còn hai cô nữa nhất định không không gả cho An-Nam.
Đi tìm xem chân lý ở đâu, tôi đã duyệt qua các tiệm Tầu, thì thấy vẫn những ông Tầu luộm thuộm, hay khạc nhổ, ăn nói cục cằn và khi trời nóng tới, vẫn cởi cái áo may-ô lên quá rốn !
Có lúc, tôi đã tưởng rằng, hai chữ" tử tế " kia đang nằm gọn trong những thùng lê, táo - hay treo - cùng những hỏi " cao Văn long " hay kín đáo dưới quầy hàng ở những ô kéo [ đựng tiền ] bạc. Song, tôi đã đi " tím buổi trưa giữa lúc 14 giờ " . Và chân lý đã ở ngay trong nhà tôi đấy.
Bởi vì, từ ngoài phố về, tôi đã bắt gặp ông chủ nhà tôi đang quát tháo, mắng mỏ người rể Tầu. Tối hôm qua, thím Nhâm, cố gái thứ hai của ông, đã bị chồng đánh một trận nên thân.
Ông đã gọi chàng rể quý đến nhà ông và dõng dạc lên tiếng:
" Đến cái người An-Nam đối với vợ cũng không nỡ tàn nhẫn thế, huống hồ anh là người Khách ?"
Tiếp lời, ông bố vợ trách mắng, anh rể Tầu đã giải thích :
" Nhưng thưa" ung " , nó " hoong tòng" quá." Pao" nhiêu tiền nó" tiu" cũng hết !"
Thì ông bố vợ mắng át ngay, bằng một luận điệu chủ-quan rất vu vơ:
" Dầu thế nào chăng nữa, anh cũng không được thế, bởi vì anh là người Khách, nghe không ?"
Tôi thấy chú Khách ngồi ngây người ra, không cãi lại gì nữa. Thái đô thụ động kia là dấu hiệu của sự tử tế chăng ? Song nhìn vẻ mặt vô ý thức của chú, tội đoán, chắc rằng chú vẫn có lối đánh du kích (*) , để khi nào vợ tiêu hết tiền mà bố vợ không có đấy; chú sẽ tổ chức đánh lén vợ .
----------
(*) danh từ du kích , mới có từ hồi Mã Chiếm Sơn chống Nhật, su vụ Lưu Cầu-Kiều 1937, cho nên trong truyện ngắn này, viết 1938, danh từ có gái trị thời sự . ( tác giả chú thích ).
Thím Nhâm sẽ là mục tiêu cho trận đấm, đá, tát và tỉu khi à ma !
***
Sau đấy, tôi có gửi một số truyện ngắn nữa, nhưng không thấy đăng [ tiếp]. Có người cho biết :" nghề viết văn phải có cánh ." Tôi ở Nam Định, tỉnh lẻ, dĩ nhiên là lẻ loi quá ! ".
Người ta đăng cho ba bài liền như vậy là khá lắm rồi. Người phụ trách tòa soạn của Tiểu Thuyết thứ Bẩy , hồi ấy là Ngọc G... *
------
(*) - không cần phải giấu tên , đó là nhà văn Ngọc Giao ( TP).
Trong thời gian này , tôi cần phải gặp gỡ với nhà văn N.C.H ( Nguyễn Công Hoan (TP) , lúc ấy làm giáo học tại Nam Định. Ông viết thường xuyên cho nhà xuất bản Tân Dân, tức là báo Phổ Thông bán Nguyệt San và Tiểu Thuyết Thứ Bẩy.
Hồi ấy, danh tiếng ông đã vang dậy, vì mấy átc phẩm : Kép Tư Bền, Cô giáo Minh v. v.
... Ông có lối viết tả chân, châm biếm rất được hoan nghênh. Riêng tôi, tôi nhận thấy chân tài của ông đã thực thể hiện trong tác phẩm Bước đường cùng , bị cấm dưới thời Pháp thuộc.
Được gần ông, tôi thấy ông ít đọc sách, ông cũng tự nhận ậy và chỉ khi khái thác cái tài riêng tả chân và châm biếm của ông đã tới mức độc đáo. Thành ra lúc nào ông cũng có thời, bởi vì văn tả chân trào lộng có thể lấy đề tài ngay trong cuộc sống xung quanh, mà loài người thì bao giờ hết được trò đời ! Ông cho tôi biết, ông có đọc mấy bản thảo truyện ngắn của tôi tại tòa soạn Tiểu Thuyết Thứ Bẩy do Ngọc G.. đặc biệt lưu ý và đưa ra. Ông đã rất chú ý tới giọng văn mới lạ, song không biết tác giả là tôi.
Ông cho rằng cốt chuyện hay lối viết lạ; nhưng hơi văn hơi ngắn. Với đề tài ấy, ộng có thể viết dài hơn và như vậy hiệu lực sẽ mạnh hơn nhiều. Lẽ dĩ nhiên, ở ông, kỹ thuật đã già và kinh nghiệm phải dầy lắm !
Song được ông chú ý và khen như vậy, tôi thấy như được khuyếh khích. Dần dần,, những cuộc giao du trở nên thân mật., ông cho tôi biết, những trường hợp ông đã viết nên một số tác phẩm, như Kép Tư Bền, và Đào Kép Mới.
Trong Kép Tư Bền, ông tả trạng huống bi đát của một anh kép hát, gặp lúc bố đang hấp hối trên giường bệnh mà cứ phải ta đóng trò. Anh là một kép rất ăn khách. Sự có mặt ở sân khấu coi như bắt buộc. Công tư đôi lẽ đã làm khổ anh kép hát mà ông đã muốn là một điển hình của Phạm Quỳnh.
Đến Đào Kép Mới, tôi đã thấy một sự phát lộ : văn nghệ là một lực lượng ghê gớm. và tôi, một kẻ tập tễnh vào văn nghệ, tôi càng thán phục cây viết đàn anh giữa thời thực dân đang thịnh, đã dám ám chỉ và đả kích cả hệ thống vua, quan của Triều Đình Huế .
Đào Kép Mới là tên một tập truyện ngắn mở đầu và dùng làm nhan đề cho cả cuốn sách. truyện tả cảnh rạp hát tuồng An Lạc ở phố hàng Thao Nam- Định- một dạo vắng khách quá - bởi vì khán giả đã chán ngấy những vở cũ rích, cùng những đào, kép đã nhẵn mặt rồi.
Thế rồi rùm beng chiều nay tiếng kêu ầm ĩ, chủ rạp hát loan báo, sẽ có đào kép mới. Trước cửa rạp, lác đác những khán giả đã tới tấp tin tưởng ở chương trình cải trổ của ông chủ rạp.
Nhưng chỉ qua một buổi trình diễn, rạp hát lại vắng teo. Khán giả đã bỏ đi, chỉ còn lại những chi sen và những anh bếp đến tự tình và xã giao như mọi tới.
Bởi vì, người ta đã nhận thấy vẫn những đào kép ấy. Nếu để gọi là cải tổ có xen vào đấy năm ba bộ mặt mới, thì lại toàn những tuồng i- uông. Tôi cần ghi lại thêm là đoạn văn này, tôi đã viết trong thời kỳ ông Ngô Đình Diệm năm 1961, cũng đã có chương trình cải tổ- cải tổ chương trình , cải tổ nội các. Dân chúng đang sống ngột ngạt và mong đợi một sự thay đổi vền gười và việc - dầu biết trước rằng - rồi cũng chẳng đi tới đâu cả. Ông Diệm biết vậy, cho nên cũng như ông chủ rạp tuồng An Lạc, loan báo tin ầm ĩ sẽ có " cải tổ ".
Rồi thì cũng có cải tổ thực, nhưng vài ba bộ mặt mới đua ra đã không hơn gì mấy anh kép nọ.
Một anh bạn đã cho in ronéo (*) và phát hành giới hạn, tập ký ức có đoạn văn trên, giữa một thời kỳ nghẹt thở vì nghi kỵ, sợ sệt và khủng bố như năm 1962. Thực tình trong thời gian đó, tôi chẳng được yên ổn tí nào !
--------------
* Năm thiên ký ức, tự-sự-kể Triều Đẩu, Đại Nam Văn Hiến xuất bản, Saigon 1961. (TP).
***
Không thấy đăng truyện ngắn, tôi xoay quan viết truyện dài. Đó là truyện Giao thời , mục đích để làm đẹp lòng nàng. Mỗi ngày viết được mấy trang, tôi đưa lại cho đưa đến nhà, để Nàng đọc. Bởi vì, chúng tôi còn ở thời kỳ đính hôn.
Nhưng truyện viết chưa xong, thì chúng tôi lấy nhau. và tiếp theo, là những ngày đầu của cuộc thế chiến thứ hai. Đến đây chấm dứt giai đoạn văn nghệ tải tử .
( còn tiếp kỳ 3: nhật nguyệt giao huy )
----------------
Ở Hà Nội ( trước 1954) , ông đứng chung trong nhóm Bùi Xuân Uyên, bỏ tiền túi in sách; Trên vỉa hè Hà Nội, Những thiên đường lỡ , v.v... Ở Sài Gòn, tác giả tự xuất tiền túi in sách ( đề tên Nxb: tác giả tự xuất bản) , Năm chương tự ngôn ( in tại nhà in Kim Lai, mang tên Nxb Đại Nam Văn Hiến.
(TP chú thích / 2020)
***
-------------------------------------
tưởng nhớ
cựu công chức cao cấp VNCH,
nhà báo, nhà văn
TRIỀU ĐẨU
Thế Phong
blog Virgil Gheorghiu
Saigon, Sepember 1st , 2020
----------------------------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ