về nhà văn Lý Văn Sâm [ 1921 - 2000 Tp. HCM -- source: Nhân vật lịch sử Việt Nam
Nhân vật lịch sử Việt Nam
Tên khác | Bách Thảo Sương - Ánh Minh - Huyền Sâm - Mộc Tử Lang |
Năm sinh & qua đời | Tân Dậu 1921 - Bính Thìn 2000 |
Tỉnh thành | Bình Dương |
Thời kì | - Pháp đô hộ (1883-1945) - Nước Việt Nam mới |
Nhà văn, bút danh Bách Thảo Sương, Ánh Minh, Huyền Sâm, Mộc Tử Lang, sinh ngày 17-2-1921 tại làng Bình Long, tổng Chánh Mĩ Thượng, huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Bình Dương).
Thuở nhỏ học tại trường làng, trường tổng đến đậu Tiểu học Pháp Việt rồi xuống Sài Gòn thi đậu vào bán trú tại trường Pétrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong). Tại trường này vì vi phạm kỉ luật trường nên bị buộc thôi học, ông phải xin vào học trường tư Lê Bá Cang, nhưng chỉ một thời gian ngắn thì nghỉ học. Sau đó ra Huế học trường tư thục Hồ Đắc Hàm, năm 18 tuổi đậu bằng Thành Chung rồi về quê theo cha lên Trị An (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) cai quản lò than gia đình.
Năm 1936 tham gia tổ chức chống Pháp, đến năm 1945 thoát li ra chiến khu tham gia kháng chiến chống Pháp. Từ năm 1946-1954 có lúc làm báo, viết văn tại Sài Gòn, khi ra vùng tự do; từng bị Pháp và chính quyền Sài Gòn bắt giam mấy lần.
Năm 1957 ra hẳn chiến khu tham gia các tổ chức văn học tiền thân ban văn hóa, văn nghệ thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.
Ông từng là chủ biên báo Chiến thắng, Văn nghệ giải phóng, Trưởng đoàn quân đội Miền, Tổng thư kí hội văn nghệ giải phóng Miền Nam Việt Nam, Vụ truởng vụ nghệ thuật Bộ văn hóa (Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam).
Sau ngày thống nhất đất nước là Phó tổng thư kí Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội văn nghệ thuật Đồng Nai. Đến ngày 14-9-2000 (14-8 Canh thân) ông qua đời tại Quận Phú Nhuận TP.HCM.
Các tác phẩm chính:
- Mây trôi về Bắc (Nam Việt, 1947)
- Chiếc vòng ngọc thạch (Nam Việt, 1949) - Xin đắp mặt tôi mảnh lụa hồng (Nam Việt, 1947) - Kòn Trô (Tân Việt, 1949) - Sóng vỗ bờ xa (Nam Việt, 1949) - Ánh sáng người mù (Nam Việt, 1949) - Cỏ mọn hoa hèn (Nam Việt, 1949) - Văn Phay Khửn (Nam Việt, 1949) - Đất khách (Tân Việt Nam, 1949) - Maní Bửu Châu (Tân Việt Nam, 1949) - Trong cơn li loạn (1949) - Rồng bay trên núi Gia Nhang (Sống chung, 1949) - Nợ nuơc thù nhà (Tân Việt Nam, 1949) - Kiếp này thôi đã lỡ (Nam Việt, 1949) - Sau dãy Trường Sơn (Nam Việt, 1949) - Thù nhà nợ nước (Nam Việt, 1949) - Mười lăm năm hận sử (Nam Việt, 1949) - Ngoài mưa lạnh (Sốngchung,1949) - Nắng bên kia làng (Sống chung, 1949) - Sương gió biên thùy (Phạm Văn Sơn, 1950) - Người đi không về (kịch, Nam Vlệt, 1950) - Bến xuân (Đồng Nai, in chung, 1980) Và một số truyện ngắn in chung với các tác giả khác (sau năm 1975).
Sau khi ông qua đời nhà thơ Hoàng Tấn (1920-2003) một văn hữu mà cũng là cố nhân, chiến hữu, có bài thơ điếu nhà văn Kòn Trô.
Lý Văn Sâm ơi!
Từ trời cao bạn xuống đây,
Hạn kì đã hết bạn bay về trời. Chuyến tàu định mệnh đã xuôi Thương Sâm nói chẳng nên lời lòng đau Đã đành kẻ trước người sau, Cố nhân ơi! Hỡi đâu màu thiên thanh. Khóc Sâm cả với lòng thành, Mắt khô lâu bỗng long lanh lệ nhòa Chúc Sâm yên giấc miền xa! (Mười bảy tháng tám, Canh thân)
H.T.
nguồn: www.vansu,vn>
***
----------------------------------------
tưởng nhớ
nhà văn viết truyện đường rừng Nam Bộ
LÝ VĂN SÂM
1921 - 2000 Tp. HCM
Thế Phong
blog Virgil Gheorghiu
Saigon, August 26, 2020
---------------------------------------------------------
|
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ