Chàng văn sĩ Đất Tề / Thế Phong -- source: Việt Văn Mới - Newvietart ( 15/ 8/ 2020 )
CHÀNG VĂN SĨ ĐẤT TỀ
B ước chân qua cửa hiệu ăn quen thuộc, tôi nhớ đó là quán cơm Tàu có món xá xíu rất ngon. Nhất là vào buổi chiều một ngày áp Giáng sinh, tôi muốn ăn một bữa cơm tiệm.
Đã từ lâu lắm, từ ngày tôi lấy vợ đến nay, dạo phố, tạt vào quán hàng không còn là một thú giải khuây nữa.
Vừa tốn tiền, vừa chẳng ích lợi gì; theo vợ tôi, thì không được đứng đắn con người cho lắm. Chẳng hiểu khi vợ tôi nói thế, tất cả những khách vào quán hàng không tươm tất cả sao? Tôi không phản đối, không giải thích, thực ra câu nói kia chẳng có hại gì. Tính nết tôi dạo này cũng có phần thay đổi. Ít nói, ít khi gặp anh em, có khi hàng dăm bẩy tháng mới gặp nhau một lần là thường. Một vài anh bạn già thường mai mỉa:
-Cái thằng này từ đây bắt đầu thay tính, sống có vẻ tu tỉnh.
Tôi vào trong hiệu, người bồi Tàu già đời, trước kia với tôi ông ta quen thuộc quá. Ông nhếch mép cười lúc bày bát đũa và cười cười gặp người quen, cộng với một thứ tình cảm chiều chuộng đáng yêu biết bao nhiêu! Tôi để ý nghĩ ấy đi qua và nhớ đến lúc vợ tôi trao một nửa số tiền bán quyển tiểu thuyết cũ Con Trâu của Trần Tiêu. Tôi nghĩ đến, cứ mỗi dịp cuối năm, vào ngày tháng này, vợ chồng chúng tôi bận lắm. Cả một chuỗi ngày dài; gần như là ba mùa, tôi phải lang thang khắp các tiệm cho thuê sách, đặt hai chục tiền cọc một cuốn, rồi không bao giờ đem trả nữa. Số sách quí kia cuối năm đem ra bầy ngồi đường chào bán. Cả dãy phố Bonard này, đã mấy năm nay, người ta đều biết mặt người đàn bà kia, vợ tôi có sách quí. Nhưng bán đắt lắm. Tôi vừa thổ lộ tâm sự với bạn, vợ tôi khi trao một trăm, già nửa số tiền bán cuốn sách kia; gọi là thưởng cho tôi đi lang thang như thuở nào- vợ tôi biết tôi có tính ấy. Khách hàng mua cuốn kia, chắc bực dọc với mụ bán sách cũ đanh đá- như vợ tôi kể lại :
-Mình ạ, em vừa bán đấy. Ông khách nhìn một lúc thật lâu, hỏi em Con Trâu kia, cô bán bao nhiêu, có cho phép trả giá không? "Em bảo hai trăm. Ông ta cầm lên trả ba chục". Em đỡ lấy cuốn sách trả lời; "Thưa ông, khi tôi nói hai trăm là bán trăm tám, chứ không phải ba chục ạ”.
Ông ta tần ngần một lúc, hỏi em có đủ trang không, em gật đầu; ông ta rút ví móc tiền trả, không mặc cả thêm một câu nào rồi cầm sách ra đi. Ông không cần đến em gói, hình như là một người quí sách lắm.
Đã từ lâu lắm, từ ngày tôi lấy vợ đến nay, dạo phố, tạt vào quán hàng không còn là một thú giải khuây nữa.
Vừa tốn tiền, vừa chẳng ích lợi gì; theo vợ tôi, thì không được đứng đắn con người cho lắm. Chẳng hiểu khi vợ tôi nói thế, tất cả những khách vào quán hàng không tươm tất cả sao? Tôi không phản đối, không giải thích, thực ra câu nói kia chẳng có hại gì. Tính nết tôi dạo này cũng có phần thay đổi. Ít nói, ít khi gặp anh em, có khi hàng dăm bẩy tháng mới gặp nhau một lần là thường. Một vài anh bạn già thường mai mỉa:
-Cái thằng này từ đây bắt đầu thay tính, sống có vẻ tu tỉnh.
Tôi vào trong hiệu, người bồi Tàu già đời, trước kia với tôi ông ta quen thuộc quá. Ông nhếch mép cười lúc bày bát đũa và cười cười gặp người quen, cộng với một thứ tình cảm chiều chuộng đáng yêu biết bao nhiêu! Tôi để ý nghĩ ấy đi qua và nhớ đến lúc vợ tôi trao một nửa số tiền bán quyển tiểu thuyết cũ Con Trâu của Trần Tiêu. Tôi nghĩ đến, cứ mỗi dịp cuối năm, vào ngày tháng này, vợ chồng chúng tôi bận lắm. Cả một chuỗi ngày dài; gần như là ba mùa, tôi phải lang thang khắp các tiệm cho thuê sách, đặt hai chục tiền cọc một cuốn, rồi không bao giờ đem trả nữa. Số sách quí kia cuối năm đem ra bầy ngồi đường chào bán. Cả dãy phố Bonard này, đã mấy năm nay, người ta đều biết mặt người đàn bà kia, vợ tôi có sách quí. Nhưng bán đắt lắm. Tôi vừa thổ lộ tâm sự với bạn, vợ tôi khi trao một trăm, già nửa số tiền bán cuốn sách kia; gọi là thưởng cho tôi đi lang thang như thuở nào- vợ tôi biết tôi có tính ấy. Khách hàng mua cuốn kia, chắc bực dọc với mụ bán sách cũ đanh đá- như vợ tôi kể lại :
-Mình ạ, em vừa bán đấy. Ông khách nhìn một lúc thật lâu, hỏi em Con Trâu kia, cô bán bao nhiêu, có cho phép trả giá không? "Em bảo hai trăm. Ông ta cầm lên trả ba chục". Em đỡ lấy cuốn sách trả lời; "Thưa ông, khi tôi nói hai trăm là bán trăm tám, chứ không phải ba chục ạ”.
Ông ta tần ngần một lúc, hỏi em có đủ trang không, em gật đầu; ông ta rút ví móc tiền trả, không mặc cả thêm một câu nào rồi cầm sách ra đi. Ông không cần đến em gói, hình như là một người quí sách lắm.
**
Tôi không hỏi gì thêm, ngồi khen vợ; còn là tự khen tôi chọn được sách hay thuộc lọai quí, hiếm. Bằng một câu nói:
- Em bán sách cũ cũng tài lắm và anh chọn sách ba mùa cũng không tồi. Chẳng thế mà chúng ta sống trong xã hội này, chỉ cần làm một mùa, ăn ba mùa. Em có biết như thế cũng là góp công vào sự vun trồng giá trị văn chương không? Anh kể cho em nghe một câu chuyện xưa. Có một người mua một bộ xương ngựa giá một trăm đồng tiền vàng…
Nhưng vợ tôi gạt đi, hẹn đến tối về sẽ kể. Bây giờ là lúc khách mua đông nhất.
- Em bán sách cũ cũng tài lắm và anh chọn sách ba mùa cũng không tồi. Chẳng thế mà chúng ta sống trong xã hội này, chỉ cần làm một mùa, ăn ba mùa. Em có biết như thế cũng là góp công vào sự vun trồng giá trị văn chương không? Anh kể cho em nghe một câu chuyện xưa. Có một người mua một bộ xương ngựa giá một trăm đồng tiền vàng…
Nhưng vợ tôi gạt đi, hẹn đến tối về sẽ kể. Bây giờ là lúc khách mua đông nhất.
**
Và nàng cho phép tôi đi chơi, lang thang đến quán cơm Tàu này.
Cơm vừa bưng ra, phải rồi, quán này đông khách lắm. Thịt gà luộc trắng phau, béo ngậy, cơm nấu bằng gạo nàng Hương với nước súyt gà lại rẻ, đúng vào chiều thứ bẩy, khách đông nghịt.
Bây giờ ngồi đèn đường đã lên. Ông già Tàu bảo tôi:
- Thầy đi đâu lâu quá vậy, hơm nay mới tới. Mạnh giỏi chứ, có phát tài không?
Tôi gật đầu cảm ơn. Rồi đưa tay với bình trà uống một ly trước khi ăn.
Bỗng tôi nhìn thấy một anh bạn trẻ không quen, nhưng biết mặt. Chẳng là vào một sáng chủ nhật, cách đây khá lâu rồi, anh ta đã lấy trộm cuốn thơ Spectacles của chúng tôi.
Cơm vừa bưng ra, phải rồi, quán này đông khách lắm. Thịt gà luộc trắng phau, béo ngậy, cơm nấu bằng gạo nàng Hương với nước súyt gà lại rẻ, đúng vào chiều thứ bẩy, khách đông nghịt.
Bây giờ ngồi đèn đường đã lên. Ông già Tàu bảo tôi:
- Thầy đi đâu lâu quá vậy, hơm nay mới tới. Mạnh giỏi chứ, có phát tài không?
Tôi gật đầu cảm ơn. Rồi đưa tay với bình trà uống một ly trước khi ăn.
Bỗng tôi nhìn thấy một anh bạn trẻ không quen, nhưng biết mặt. Chẳng là vào một sáng chủ nhật, cách đây khá lâu rồi, anh ta đã lấy trộm cuốn thơ Spectacles của chúng tôi.
**
Câu chuyện này khá dài, chẳng là tôi chưa kể cho bạn nghe, như tại sao tôi lấy vợ, tại sao tôi quen người Tàu bán sách xon? Ngày xưa, tôi làm gì, bao nhiêu tuổi, quê quán ở đâu. Và cũng tại sao tôi vào nghề này?
Tất nhiên khi quen nhau, không mấy ai ngồi tự giới thiệu mình bằng những câu nói chướng tai như thế- nghĩa là phải chọn lúc mà thổ lộ tâm tình. Câu chuyện này, hầu như là tôi giấu hết mọi người, ngay cả với vợ, bạn thân cận nhất bây giờ. Nhưng với bạn, chưa quen biết, tình cờ gặp trong câu chuyện này, tôi vẫn phải khai, khai một cách tình nguyện.
Tất nhiên khi quen nhau, không mấy ai ngồi tự giới thiệu mình bằng những câu nói chướng tai như thế- nghĩa là phải chọn lúc mà thổ lộ tâm tình. Câu chuyện này, hầu như là tôi giấu hết mọi người, ngay cả với vợ, bạn thân cận nhất bây giờ. Nhưng với bạn, chưa quen biết, tình cờ gặp trong câu chuyện này, tôi vẫn phải khai, khai một cách tình nguyện.
**
Bây giờ, bắt đầu kể chuyện bạn trẻ, tạm gọi là Spectacles, hay tên việt-hóa, anh Jacques Prévert. Anh ăn cơm ở bàn kia rất ngon lành, điệu bộ ấy ai ở cạnh bên mà chẳng biết?
Anh còn trẻ, khỏng chừng hăm lăm, hăm sáu chi đó. Thành phần xã hội thuộc vào loại ? Chắc chắn là một nghệ sĩ hay một người thích thơ văn, ưa giãi bày tâm sự bằng cảm giác rung động nhận diện được trong cuộc đời. Nơm na hơn, theo tôi dự đoán là đang trong tình trạng tạo dáng vẻ nghệ sĩ, thích tỏ ra là khác người.
Nghệ sĩ hóa Jacques Prévert để tóc hai mái dài, bù xù, không cần trưng diện, vì nghèo, vì tình muốn khác đời. Chắc nghệ sĩ hố kia cũng giống như tôi ở thuở xa xưa làm dáng. Trước khi thành nghệ sĩ, bao giờ cũng không muốn giống nhân thế và nhân thế dưới mắt chàng chẳng đáng giá một kí lô nào. Nhà nghệ- sĩ- hóa ăn cơm, không gọi từng bát cơm như tôi, mà ăn một đĩa cơm lớn gồm cả thức ăn, gia vị, gọi là cơm đĩa.
Tôi và anh ta ngồi cách nhau một cái ghế trống bàn tròn của hiệu Tàu, bạn còn lạ gì, bàn được xếp ngồi hàng chục người mà rất có thể chẳng ai quen ai. Anh ta ăn gần xong, lấy tăm xỉa răng, lấy điếu thuốc lá lẻ mất nếp trong túi ra châm lửa hút. Và gọi một ly cà phê đen nhỏ. Anh ta rút tiền, đếm đi đếm lại, cầm sách đặt ở ghế bên đứng lên định ra về. Rồi không hiểu sao, anh ta lại ngồi xuống, vẫy bồi đến gọi thêm thức ăn. Gần phía quầy trả tiền, tấm lịch treo lớn, con số 24, không ai không biết hôm nay là Giáng Sinh.
Anh còn trẻ, khỏng chừng hăm lăm, hăm sáu chi đó. Thành phần xã hội thuộc vào loại ? Chắc chắn là một nghệ sĩ hay một người thích thơ văn, ưa giãi bày tâm sự bằng cảm giác rung động nhận diện được trong cuộc đời. Nơm na hơn, theo tôi dự đoán là đang trong tình trạng tạo dáng vẻ nghệ sĩ, thích tỏ ra là khác người.
Nghệ sĩ hóa Jacques Prévert để tóc hai mái dài, bù xù, không cần trưng diện, vì nghèo, vì tình muốn khác đời. Chắc nghệ sĩ hố kia cũng giống như tôi ở thuở xa xưa làm dáng. Trước khi thành nghệ sĩ, bao giờ cũng không muốn giống nhân thế và nhân thế dưới mắt chàng chẳng đáng giá một kí lô nào. Nhà nghệ- sĩ- hóa ăn cơm, không gọi từng bát cơm như tôi, mà ăn một đĩa cơm lớn gồm cả thức ăn, gia vị, gọi là cơm đĩa.
Tôi và anh ta ngồi cách nhau một cái ghế trống bàn tròn của hiệu Tàu, bạn còn lạ gì, bàn được xếp ngồi hàng chục người mà rất có thể chẳng ai quen ai. Anh ta ăn gần xong, lấy tăm xỉa răng, lấy điếu thuốc lá lẻ mất nếp trong túi ra châm lửa hút. Và gọi một ly cà phê đen nhỏ. Anh ta rút tiền, đếm đi đếm lại, cầm sách đặt ở ghế bên đứng lên định ra về. Rồi không hiểu sao, anh ta lại ngồi xuống, vẫy bồi đến gọi thêm thức ăn. Gần phía quầy trả tiền, tấm lịch treo lớn, con số 24, không ai không biết hôm nay là Giáng Sinh.
**
Ngoài kia, người ta đi nhà thờ đông như hội. Tôi chẳng hiểu đây có phải là món quà mà vợ tôi thưởng cho nhân dịp Giáng sinh không? Đã hai năm lấy nhau, cứ vào ngày này, thế nào tôi cũng được vợ thưởng tiền. Điều ấy không phải vợ tôi theo Thiên chúa giáo ban ân, hay nàng cho tôi có lệ quen đến nhà thờ mà vẫn là dân ngoại đạo. Thực ra tôi là dân ngoại đạo, nhưng tôi rất có cảm tình với tiếng chuông buổi chiều, cũng như ban mai vào lúc năm giờ. Hình ảnh, âm thanh kia, với tôi như một khích lệ cao đẹp. Bởi tôi là người có một thời yêu cái đẹp, bất cứ cái đẹp nào; nói khác đi, yêu với tình cảm đam mê của người nghệ sĩ.
Oscar Wilde còn sống, hẳn liệt tôi vào một thứ bien- commmisaire-priseur (kẻ biết định giá tài giỏi).
Oscar Wilde còn sống, hẳn liệt tôi vào một thứ bien- commmisaire-priseur (kẻ biết định giá tài giỏi).
***
Trở lại câu chuyện của anh bạn trẻ kia bắt đầu đầu gọi ăn thêm. Anh gọi một bát cơm và đĩa xá xíu. Hai chén cơm đã hết, anh gọi thêm một chén cơm nữa, vì thịt xá xíu hãy còn.
Tôi cũng vậy, bữa nay, tôi muốn uống thêm một ly rượu, thêm đĩa thịt nhắm, một thứ gì hợp khẩu vị cho tôi một thoả thuê. Tự nhiên, tôi tự thưởng một đặc ân như vậy. Và cũng rất tự nhiên mà tôi biết được anh ấy thiếu tiền, và cơn đói như là một thèm khát đòi hỏi. Đĩa thịt xá xíu của anh ta vẫn còn, bây giờ đây anh ta đang lần lần ăn vã.
Tự nhiên tôi nẩy ra ý nghĩ làm sao giúp được anh có thêm một chén cơm nữa trôi theo với mấy miếng thịt xá xíu còn lại. Mà điều này không dễ dàng, chúng tơi chưa thực sự quen nhau, sự giúp đỡ kia lộ ra một cử chỉ nào thiếu tế nhị, tất xảy ra chuyện không hay. Thứ nhất, dù anh ta có đói, anh ta có quyền không nhận ân huệ kia, dầu chỉ là một bát cơm giá tiền một hai đồng gì đó để thỏa mãn một khoảnh khắc trong lúc thiếu thốn, một nấc dạ dầy non độ nhịm thèm. Thật nan giải, riêng tôi vẫn có tính hay tham dự vào điều khó khăn, khi nhất định tham gia là phải cầm phần thắng trong tay. Tình-nguyện-tính trong tôi không thể thiếu cho việc như thế này, cho nên cả cuộc đời tôi vẫn long đong; mà như ngạn ngữ phương tây, đó là một hòn đá lăn quá nhiều vòng không bao giờ có rêu bám vào. Tôi nhận là đúng!
Tôi cũng gọi thêm một đĩa cơm đĩa. Tôi đưa mắt sang anh ta, hỏi rất bặt thiệp :
-Anh có thể cho tôi mượn cái bát không được chứ?
Bát không, chẳng phải là bát ăn thừa, mà là bát chứa cơm anh ta vừa trút sang bát khác.
Anh ta gật đầu vui lòng. Tôi bắt đầu thấy hơi vững dạ. Rồi tôi lấy chiếc bát đó đựng gia vị; điều này thực ra không cần thiết, lẽ người bồi Tàu đã có bát nhỏ cho tôi chứa gia vị. Tôi mượn anh ta một cái bát không nữa, đến cái thứ hai, anh ta hỏi:
-Sao ông không ngại bát ướt sao?
-Không anh ạ, tôi háu đói, gọi họ lấy bát mất công đợi lâu. Điều quan hệ là anh bằng lòng cho tôi mượn chứ?
Anh ta lại gật đầu.
Rồi thừa cơ lúc tôi ăn, mà anh ta cho là tôi mê mải, anh ta lại đếm tiền và nhìn đĩa xá xíu còn lại mấy miếng. Hình như anh ta còn đói, gọi thêm hai chén cơm nữa, điều này tơi mừng lắm. Tôi phải ăn vội vàng, làm sao cho mau hơn anh ta, để sau đó người bồi Tàu có thể tính tiền vào phần tôi. Nếu anh ta ở lại sau tôi; thì sẽ bị tính vào phần anh, điều này làm anh ta thẹn vì thiếu tiền trả. Ăn xong, anh ta quay sang bắt chuyện với tôi:
- Hiệu này ngon nên đông khách. Ông cũng hay đến đây ?
- Vâng, thỉnh thoảng. Trước kia tôi là khách quen của hiệu này.
- Tôi hỏi thế này hơi tò mò. Bây giờ ông ở xa hay sao mà không còn là khách thường xuyên nữa?
- Tôi có gia đình rồi nên ít trở lại. Trước kia tôi cũng độc thân như anh, có lúc ăn thiếu tiền mà chủ quán cho thiếu đấy. Ông chủ kia quen khá thân với tôi.
Ý tôi diễn dịch như vậy là gián tiếp thông cảm với hoàn cảnh túng thiếu của anh hoặc giả trong lúc còn độc thân, tiêu quá tay thiếu tiền là chuyện thường. Anh ta như hiểu được, thân mật đáp:
- Vâng, cũng đúng như tôi bây giờ chẳng hạn. Ai trong tình trạng độc thân đều thông cảm ngay với điều ông nói. Rồi anh vội nhìn đồng hồ, vội vàng như có chuyện sắp phải đi. Anh ta vội vàng cả lúc trả tiền nữa. Phút này với tôi rất hồi hộp nhất, tôi thành công trong việc giúp đỡ anh ta mà vẫn coi như là không cố ý; ân tình kia sẽ dồn vào ý nghĩ, che mắt bọn Tàu dốt không biết tính tiền. Một điều ngạc nhiên nữa, anh ta đi ra thật nhanh, không kịp bắt tay hoặc một lời từ biệt. Tuy điều này sửng sốt, tôi lại cho rằng đó là lý do đừng làm khổ nhau; đừng bắt nhau nhận một ân huệ nào.
Tôi đồng ý như thế, lòng vui dâng dâng.
Tôi cũng vậy, bữa nay, tôi muốn uống thêm một ly rượu, thêm đĩa thịt nhắm, một thứ gì hợp khẩu vị cho tôi một thoả thuê. Tự nhiên, tôi tự thưởng một đặc ân như vậy. Và cũng rất tự nhiên mà tôi biết được anh ấy thiếu tiền, và cơn đói như là một thèm khát đòi hỏi. Đĩa thịt xá xíu của anh ta vẫn còn, bây giờ đây anh ta đang lần lần ăn vã.
Tự nhiên tôi nẩy ra ý nghĩ làm sao giúp được anh có thêm một chén cơm nữa trôi theo với mấy miếng thịt xá xíu còn lại. Mà điều này không dễ dàng, chúng tơi chưa thực sự quen nhau, sự giúp đỡ kia lộ ra một cử chỉ nào thiếu tế nhị, tất xảy ra chuyện không hay. Thứ nhất, dù anh ta có đói, anh ta có quyền không nhận ân huệ kia, dầu chỉ là một bát cơm giá tiền một hai đồng gì đó để thỏa mãn một khoảnh khắc trong lúc thiếu thốn, một nấc dạ dầy non độ nhịm thèm. Thật nan giải, riêng tôi vẫn có tính hay tham dự vào điều khó khăn, khi nhất định tham gia là phải cầm phần thắng trong tay. Tình-nguyện-tính trong tôi không thể thiếu cho việc như thế này, cho nên cả cuộc đời tôi vẫn long đong; mà như ngạn ngữ phương tây, đó là một hòn đá lăn quá nhiều vòng không bao giờ có rêu bám vào. Tôi nhận là đúng!
Tôi cũng gọi thêm một đĩa cơm đĩa. Tôi đưa mắt sang anh ta, hỏi rất bặt thiệp :
-Anh có thể cho tôi mượn cái bát không được chứ?
Bát không, chẳng phải là bát ăn thừa, mà là bát chứa cơm anh ta vừa trút sang bát khác.
Anh ta gật đầu vui lòng. Tôi bắt đầu thấy hơi vững dạ. Rồi tôi lấy chiếc bát đó đựng gia vị; điều này thực ra không cần thiết, lẽ người bồi Tàu đã có bát nhỏ cho tôi chứa gia vị. Tôi mượn anh ta một cái bát không nữa, đến cái thứ hai, anh ta hỏi:
-Sao ông không ngại bát ướt sao?
-Không anh ạ, tôi háu đói, gọi họ lấy bát mất công đợi lâu. Điều quan hệ là anh bằng lòng cho tôi mượn chứ?
Anh ta lại gật đầu.
Rồi thừa cơ lúc tôi ăn, mà anh ta cho là tôi mê mải, anh ta lại đếm tiền và nhìn đĩa xá xíu còn lại mấy miếng. Hình như anh ta còn đói, gọi thêm hai chén cơm nữa, điều này tơi mừng lắm. Tôi phải ăn vội vàng, làm sao cho mau hơn anh ta, để sau đó người bồi Tàu có thể tính tiền vào phần tôi. Nếu anh ta ở lại sau tôi; thì sẽ bị tính vào phần anh, điều này làm anh ta thẹn vì thiếu tiền trả. Ăn xong, anh ta quay sang bắt chuyện với tôi:
- Hiệu này ngon nên đông khách. Ông cũng hay đến đây ?
- Vâng, thỉnh thoảng. Trước kia tôi là khách quen của hiệu này.
- Tôi hỏi thế này hơi tò mò. Bây giờ ông ở xa hay sao mà không còn là khách thường xuyên nữa?
- Tôi có gia đình rồi nên ít trở lại. Trước kia tôi cũng độc thân như anh, có lúc ăn thiếu tiền mà chủ quán cho thiếu đấy. Ông chủ kia quen khá thân với tôi.
Ý tôi diễn dịch như vậy là gián tiếp thông cảm với hoàn cảnh túng thiếu của anh hoặc giả trong lúc còn độc thân, tiêu quá tay thiếu tiền là chuyện thường. Anh ta như hiểu được, thân mật đáp:
- Vâng, cũng đúng như tôi bây giờ chẳng hạn. Ai trong tình trạng độc thân đều thông cảm ngay với điều ông nói. Rồi anh vội nhìn đồng hồ, vội vàng như có chuyện sắp phải đi. Anh ta vội vàng cả lúc trả tiền nữa. Phút này với tôi rất hồi hộp nhất, tôi thành công trong việc giúp đỡ anh ta mà vẫn coi như là không cố ý; ân tình kia sẽ dồn vào ý nghĩ, che mắt bọn Tàu dốt không biết tính tiền. Một điều ngạc nhiên nữa, anh ta đi ra thật nhanh, không kịp bắt tay hoặc một lời từ biệt. Tuy điều này sửng sốt, tôi lại cho rằng đó là lý do đừng làm khổ nhau; đừng bắt nhau nhận một ân huệ nào.
Tôi đồng ý như thế, lòng vui dâng dâng.
***
Tôi là nhà văn. Đúng hơn là nhà báo từ thời tiền chiến. Nghiện hút là điều tất cả mọi người, ai cũng mắc cả. Có nàng tiên nâu là hứng cảm nghệ sĩ, mới tạo được bài vở cấp thiết cung cấp cho tòa soạn.
Ban đầu, tôi không sao tin rằng khi nghiện, con người mất lương tri; nhất là dựa vào nhân sinh quan nghệ sĩ, giai cấp được coi cao nhất của xã hội thời ấy, một trong mẫu người dẫn lối cho ngày mai xán lạn. Nhà tôi là một trong gia đình có chức tước ở quê. Tôi được gửi lên tỉnh học. Với tiền của gia đình cung cấp, tôi thường dùng vào nhiều cuộc trác táng, truy hoan. Tôi không chịu học hành, bỏ dở tất cả cơ hội còn trẻ xây dựng tương lai. Trong lớp, tôi quen một anh là con chủ báo, nên qua sự giới thiệu này, tôi có bài đăng một cách dễ dàng. Tôi bắt đầu trở thành người lớn từ đấy, in danh thiếp chữ nổi với hàng chữ Hồng -Trọng, thi văn sĩ, bỉnh bút các báo ở thủ đô. Ăn chơi, hút sách, trai gái, chán đời; nhiều lý do chính đáng trong đời một thanh niên đương thời vào giai đọan bị Pháp thống trị. Thực ra sau này, tôi mới biết là không có tài năng, có chăng chỉ là tiểu xảo, lại hỏng là không nhận diện được ngay ban đầu; lại còn ôm ảo ảnh, nên đời tôi coi như bỏ đi rồi. Thơ văn chỉ ca tụng nàng tiên nâu, tất nhiên tôi thuộc cháu chắt đệ tử nhà thơ Pháp Jean Cocteau, lãng mạn trữ tình ủy mị kiểu Lamartine, tư tưởng kéo con người về với dã thú Jean Jacques Rousseau.
Tôi cũng là tác giả một bài khảo luận bàn về sự tiến hóa con người, đại để như sau:
"… Lắm khi tôi nghĩ rằng sống ở thành thị, con người hóa hèn, tranh cạnh miếng cơm, manh áo. Cuộc sống tinh thần khúc mắc, phiền tóai; còn gì ao ước hơn là được trở về đời sống sơ khai, dã thú trên rừng. Ngày ngày, hai bữa cơm rau, rong chơi, nghêu ngao với bầu thơ, túi rượu có chú tiểu đồng theo sau ngày tháng tiêu dao tuế nguyệt. Tôi rất phục lối sống Nguyễn Tuân thời nay, với lối văn kiêu sa khinh bạc đời và lối ăn chơi phóng túng. Tôi kể lại câu chuyện của chàng văn sĩ mà có lẽ bạn đọc chưa biết. Có vợ, nhưng cuối năm mới về nhà một lần, là sau ngày vợ sinh con cách cả năm trời. Còn vợ con ốm thì không hề nghĩ tới. Nhưng luôn phải có tiền mua hoa tặng người tình. Chỉ có ma bien aimée mới tạo cho nhà văn hình tượng, cảm xúc mới; mà điều ấy là hứng cảm duy nhất tạo ngôi bất tử văn chương. Rồi đến nghệ thuật chơi hoa. Bạn có biết nhà văn chơi hoa ra sao không? Tháng rồi năm thường có mặt ở sân ga, với chiếc va li mà trên đó đầy những dấu triện nhà ga kiểm nhận. Cuộc đời nay đây mai đó ấy, đã gieo rắc bao nhiêu mối tình thơ mộng, mang hình bóng, phong thái tài hoa! Kiếp này ta chưa dâng trọn cho giang hồ, cho bầu thơ, cho chủ nghĩa vị kỷ; ắt sau còn người nối dõi theo chân…"
"Mai sau khi tôi chết đi, hãy lấy da thuộc làm va li và hạnh phúc của tôi là trên những sân ga", tôi cũng rất bái phục bậc thầy Paul Morand có tư tuởng giang hồ, lấy thú vui trên sân ga như Nguyễn Tuân vậy.
Tôi sống bằng ảo ảnh, tư tưởng ngọn của nhà văn thơ Pháp. Tôi không anh hùng như họ, lăn xả vào đời; nên chỉ còn theo được một vài cảm giác ân huệ thừa. Sáng tác của tôi gần như cập nhặt, sao trích của họ; riêng tôi làm gì có rung cảm của chính bản thân!
Tôi biết như thế là điếm nhục, song tôi vẫn che đậy bằng lời biện hộ cao quí. Ban đầu tôi làm để che mắt người ngoài hay bạn bè nông nổi ít suy tư. Nhưng sau chính ảo ảnh kia đã lừa dối chính tôi. Một ngày nào đó, tôi tự mang vào đầu óc như mình là bậc tài hoa ở trên đời, nhân thế mắt trần tục, làm sao hiểu nổi tâm hồn thanh cao được?
Tôi sống cuộc đời thơ mộng trên ý tưởng và chưa bao giờ tôi có thái độ hoặc phong thái cao đẹp. Rồi tới một ngày nào đó, tôi hoàn toàn bỏ học. Cha mẹ tôi bắt về cưới vợ. Tôi vẫn gửi bài lên Hà Nội và từ ngày bạn con chủ báo kia long đong, báo của ông thân sinh tự đình bản; tôi khơng còn chỗ nào nương tựa đăng bài. Cũng may mắn, cha mẹ tôi thấy tôi có tên trên một vài bài thơ văn, hoặc đề cập đến một vấn đề tư tưởng trọng đại nào đó; thì kể lể với hàng xóm con mình là bậc thức giả, không chịu luồn cúi quan trên, độc lập tư tưởng, luôn nghĩ đến đồng bào, bênh vực quyền làm người.
Và hậu quả của sự tâng bốc kia, tôi bị Sở Liêm phóng Tây điều tra, tôi bị mất tự do một thời gian ngắn.
Thời kỳ này tôi vẫn đem ảo ảnh kia mang trong mình để làm bùa hù dọa kẻ dễ tin thực ra có người tưởng tôi bậc ái quần, ái quốc, họ cũng khâm phục là người tranh đấu quyền lợi cho dân bị trị.
Thực ra cũng chỉ là thứ ân huệ ảo ảnh của nhân vật kém cỏi, yếu hèn, bỉ ổi như đời gọi là complexe cornévienne của Charles Plisnier.(*)
Ban đầu, tôi không sao tin rằng khi nghiện, con người mất lương tri; nhất là dựa vào nhân sinh quan nghệ sĩ, giai cấp được coi cao nhất của xã hội thời ấy, một trong mẫu người dẫn lối cho ngày mai xán lạn. Nhà tôi là một trong gia đình có chức tước ở quê. Tôi được gửi lên tỉnh học. Với tiền của gia đình cung cấp, tôi thường dùng vào nhiều cuộc trác táng, truy hoan. Tôi không chịu học hành, bỏ dở tất cả cơ hội còn trẻ xây dựng tương lai. Trong lớp, tôi quen một anh là con chủ báo, nên qua sự giới thiệu này, tôi có bài đăng một cách dễ dàng. Tôi bắt đầu trở thành người lớn từ đấy, in danh thiếp chữ nổi với hàng chữ Hồng -Trọng, thi văn sĩ, bỉnh bút các báo ở thủ đô. Ăn chơi, hút sách, trai gái, chán đời; nhiều lý do chính đáng trong đời một thanh niên đương thời vào giai đọan bị Pháp thống trị. Thực ra sau này, tôi mới biết là không có tài năng, có chăng chỉ là tiểu xảo, lại hỏng là không nhận diện được ngay ban đầu; lại còn ôm ảo ảnh, nên đời tôi coi như bỏ đi rồi. Thơ văn chỉ ca tụng nàng tiên nâu, tất nhiên tôi thuộc cháu chắt đệ tử nhà thơ Pháp Jean Cocteau, lãng mạn trữ tình ủy mị kiểu Lamartine, tư tưởng kéo con người về với dã thú Jean Jacques Rousseau.
Tôi cũng là tác giả một bài khảo luận bàn về sự tiến hóa con người, đại để như sau:
"… Lắm khi tôi nghĩ rằng sống ở thành thị, con người hóa hèn, tranh cạnh miếng cơm, manh áo. Cuộc sống tinh thần khúc mắc, phiền tóai; còn gì ao ước hơn là được trở về đời sống sơ khai, dã thú trên rừng. Ngày ngày, hai bữa cơm rau, rong chơi, nghêu ngao với bầu thơ, túi rượu có chú tiểu đồng theo sau ngày tháng tiêu dao tuế nguyệt. Tôi rất phục lối sống Nguyễn Tuân thời nay, với lối văn kiêu sa khinh bạc đời và lối ăn chơi phóng túng. Tôi kể lại câu chuyện của chàng văn sĩ mà có lẽ bạn đọc chưa biết. Có vợ, nhưng cuối năm mới về nhà một lần, là sau ngày vợ sinh con cách cả năm trời. Còn vợ con ốm thì không hề nghĩ tới. Nhưng luôn phải có tiền mua hoa tặng người tình. Chỉ có ma bien aimée mới tạo cho nhà văn hình tượng, cảm xúc mới; mà điều ấy là hứng cảm duy nhất tạo ngôi bất tử văn chương. Rồi đến nghệ thuật chơi hoa. Bạn có biết nhà văn chơi hoa ra sao không? Tháng rồi năm thường có mặt ở sân ga, với chiếc va li mà trên đó đầy những dấu triện nhà ga kiểm nhận. Cuộc đời nay đây mai đó ấy, đã gieo rắc bao nhiêu mối tình thơ mộng, mang hình bóng, phong thái tài hoa! Kiếp này ta chưa dâng trọn cho giang hồ, cho bầu thơ, cho chủ nghĩa vị kỷ; ắt sau còn người nối dõi theo chân…"
"Mai sau khi tôi chết đi, hãy lấy da thuộc làm va li và hạnh phúc của tôi là trên những sân ga", tôi cũng rất bái phục bậc thầy Paul Morand có tư tuởng giang hồ, lấy thú vui trên sân ga như Nguyễn Tuân vậy.
Tôi sống bằng ảo ảnh, tư tưởng ngọn của nhà văn thơ Pháp. Tôi không anh hùng như họ, lăn xả vào đời; nên chỉ còn theo được một vài cảm giác ân huệ thừa. Sáng tác của tôi gần như cập nhặt, sao trích của họ; riêng tôi làm gì có rung cảm của chính bản thân!
Tôi biết như thế là điếm nhục, song tôi vẫn che đậy bằng lời biện hộ cao quí. Ban đầu tôi làm để che mắt người ngoài hay bạn bè nông nổi ít suy tư. Nhưng sau chính ảo ảnh kia đã lừa dối chính tôi. Một ngày nào đó, tôi tự mang vào đầu óc như mình là bậc tài hoa ở trên đời, nhân thế mắt trần tục, làm sao hiểu nổi tâm hồn thanh cao được?
Tôi sống cuộc đời thơ mộng trên ý tưởng và chưa bao giờ tôi có thái độ hoặc phong thái cao đẹp. Rồi tới một ngày nào đó, tôi hoàn toàn bỏ học. Cha mẹ tôi bắt về cưới vợ. Tôi vẫn gửi bài lên Hà Nội và từ ngày bạn con chủ báo kia long đong, báo của ông thân sinh tự đình bản; tôi khơng còn chỗ nào nương tựa đăng bài. Cũng may mắn, cha mẹ tôi thấy tôi có tên trên một vài bài thơ văn, hoặc đề cập đến một vấn đề tư tưởng trọng đại nào đó; thì kể lể với hàng xóm con mình là bậc thức giả, không chịu luồn cúi quan trên, độc lập tư tưởng, luôn nghĩ đến đồng bào, bênh vực quyền làm người.
Và hậu quả của sự tâng bốc kia, tôi bị Sở Liêm phóng Tây điều tra, tôi bị mất tự do một thời gian ngắn.
Thời kỳ này tôi vẫn đem ảo ảnh kia mang trong mình để làm bùa hù dọa kẻ dễ tin thực ra có người tưởng tôi bậc ái quần, ái quốc, họ cũng khâm phục là người tranh đấu quyền lợi cho dân bị trị.
Thực ra cũng chỉ là thứ ân huệ ảo ảnh của nhân vật kém cỏi, yếu hèn, bỉ ổi như đời gọi là complexe cornévienne của Charles Plisnier.(*)
***
Sau thời kỳ được thả ra tù, làng nước quí mến tôi hơn, đến cả cha mẹ tôi cũng tin như vậy. Tôi càng tạo cho mình có dáng con người yếm thế, vẻ buồn xa xôi, thâm trầm. Cứ như thế, tôi mới đủ can đảm sống tiếp cuộc đời còn lại.
Khi Pháp tái chiếm Hà Nội, nhờ anh bạn con chủ báo xưa kia có chân trong đó, nên tôi được mời ra làm việc. Thời gian này tôi lấy vợ khác, sống ở thành êm ả. Vẫn là đệ tử của nàng tiên nâu, lấy thú truy hoan làm cứu cánh, nghĩa sống cuộc đời. Đứa con trai đời vợ trước đã lớn, nó rất ghét tôi và thương mẹ rất mực. Nó tham gia cứu quốc, lên án tôi phản phúc, chó săn cho Tây giết đồng bào, làm hại tổ quốc.
Trước ngày di cư vào Nam, tôi hết sức tránh né gặp nó.
Khi Pháp tái chiếm Hà Nội, nhờ anh bạn con chủ báo xưa kia có chân trong đó, nên tôi được mời ra làm việc. Thời gian này tôi lấy vợ khác, sống ở thành êm ả. Vẫn là đệ tử của nàng tiên nâu, lấy thú truy hoan làm cứu cánh, nghĩa sống cuộc đời. Đứa con trai đời vợ trước đã lớn, nó rất ghét tôi và thương mẹ rất mực. Nó tham gia cứu quốc, lên án tôi phản phúc, chó săn cho Tây giết đồng bào, làm hại tổ quốc.
Trước ngày di cư vào Nam, tôi hết sức tránh né gặp nó.
***
Tôi biết thân phận tôi, không thể nuôi ảo ảnh cuộc đời bằng mánh khóe lừa lọc tiểu xảo. Tôi dịch thuê chữ Hán cho một ông Nghè, nhân dịp này tôi làm quen với một bà chủ hàng cà phê, tuổi trạc tứ tuần còn tốt nước da, sạch mắt với khách đa tình. Nhờ bảnh bao của dáng ngoài bốn mươi, còn diện mạo nho sinh khoa bảng, nên bà cũng dễ để mắt tới.
Có một lần, tôi được bà ta niềm nở bắt chuyện, rồi sau một lần :
- Ông ở lại, em có chuyện muốn thưa với ông.
Bà ta nói xong còn trao tặng tôi nụ cười tình âu yếm.
Tôi làm theo lời.
Rồi từ hôm ấy, tôi còn là chủ danh dự một quán cà phê ấm cúng. Và chung sống chưa được bao lâu, cuộc đời tình ái chắp vá này va chạm đến tự ái của thầy đồ nho, tôi bỏ ra đi.
Và đến xóm này, nơi mà tôi gặp chú Ba Tàu và người vợ hiện tại bây giờ.
Có một lần, tôi được bà ta niềm nở bắt chuyện, rồi sau một lần :
- Ông ở lại, em có chuyện muốn thưa với ông.
Bà ta nói xong còn trao tặng tôi nụ cười tình âu yếm.
Tôi làm theo lời.
Rồi từ hôm ấy, tôi còn là chủ danh dự một quán cà phê ấm cúng. Và chung sống chưa được bao lâu, cuộc đời tình ái chắp vá này va chạm đến tự ái của thầy đồ nho, tôi bỏ ra đi.
Và đến xóm này, nơi mà tôi gặp chú Ba Tàu và người vợ hiện tại bây giờ.
***
Tôi không cho một ai biết về hình bóng dĩ vãng. Với vợ tôi, nàng chỉ biết là xưa kia tôi làm báo và có một thời kỳ làm cố vấn cho ông Tàu bán sách xon.
Ở một tòa soạn khác, bà chủ làm quản lý với quyền hành giám đốc kiêm chủ bút. Tôi được vời dịch một truyện Tàu Kim Bình Mai với cách làm sao khơi được dục tính con người để lôi cuốn độc giả.
Bà quản nhiệm là vợ một ông lớn làm chính trị, loại người này rất ít khi để ý đến đời sống vợ con. Con bà ta thuộc loại đàn bà khêu gợi dục cảm, trạc tuổi người vợ chủ quán cà phê cũ của tôi. Bà không đến nỗi so kè về tiền nong, nên tôi chưa bao giờ thấy nhược điểm. Có đôi ba lần, chúng tôi trò chuyện với nhau khi uống trà tầu, đôi ba lần bà trả tiền cho tôi rất sòng phẳng hết sức, nói thực ra là tôi được biệt đãi. Và mối tình này gần như không kín đáo, bị một anh quản lý làm trị sự phá đám. Tôi lại bị thất nghiệp và truyện dịch bị cắt nửa chừng. Tôi khơng tiếc về chuyện này và mất một nguồn tài chính nuôi sống hàng ngày.
Ở một tòa soạn khác, bà chủ làm quản lý với quyền hành giám đốc kiêm chủ bút. Tôi được vời dịch một truyện Tàu Kim Bình Mai với cách làm sao khơi được dục tính con người để lôi cuốn độc giả.
Bà quản nhiệm là vợ một ông lớn làm chính trị, loại người này rất ít khi để ý đến đời sống vợ con. Con bà ta thuộc loại đàn bà khêu gợi dục cảm, trạc tuổi người vợ chủ quán cà phê cũ của tôi. Bà không đến nỗi so kè về tiền nong, nên tôi chưa bao giờ thấy nhược điểm. Có đôi ba lần, chúng tôi trò chuyện với nhau khi uống trà tầu, đôi ba lần bà trả tiền cho tôi rất sòng phẳng hết sức, nói thực ra là tôi được biệt đãi. Và mối tình này gần như không kín đáo, bị một anh quản lý làm trị sự phá đám. Tôi lại bị thất nghiệp và truyện dịch bị cắt nửa chừng. Tôi khơng tiếc về chuyện này và mất một nguồn tài chính nuôi sống hàng ngày.
***
"Trời sinh voi trời sinh cỏ", châm ngôn sống của tôi mỗi khi gặp bĩ cực. Mỗi lần cuối năm, ông Tàu sửa soạn bán sách xon, tôi qua nhà chơi tiện thể hỏi mua sách cũ không? Đang lúc túng tiền, tôi bán cho ông được một số sách văn học quí hiếm. Ông ta cũng có một bà vợ người Tàu, nên bà này cũng quí trọng tôi. Càng ngạc nhiên hơn nữa, bà ta mời tôi ăn cơm với chồng bà, bữa cơm rất thịnh sọan. Chú Ba Tàu bảo tôi rằng vợ chú rất quí tôi, có phải vì tôi đã sang Trung Hoa rồi phải không? Thực tình mà nói, tôi có sang Tàu bao giờ đâu; nhưng tôi cứ ra dáng nói là có qua Côn Minh vào thời gian trước năm 1944. Lần ấy, tôi theo sang đấy làm cách mệnh chống Pháp, đi buôn thuốc phiện để đổi súng pạc họoc. Tôi kể lại nếp sống bên ấy, không ngờ bà ta rất thích; dễ hiểu thôi; họ xa quê hương nay thấy có người biết chuyện đất nước họ, điều ấy khiến họ dễ có thiện cảm. Bà ta hứa làm mối cho tôi một người vợ Bắc, một cô gần ba mươi rất ngoan, và hơn một lần đã gặp tôi ở nhà bà. Tôi cho chuyện ấy nói đùa cho vui, không mấy lưu tâm. Ăn cơm xong, tôi và chú Ba vào xem kho sách. Quả là có nhiều lọai báo cũ quí giá, nhiều cuốn truyện Pháp ở đây không còn nơi nào có mà giá lại rất rẻ, chỉ dăm ba đồng một cuốn.
***
Tôi góp ý cho chú, giải thích cho chú loại sách nào bán được nhiều tiền và tâm lý của người mua sách cũ. Qua lần ấy, chú sang chơi và hết lòng tán thưởng tài tư vấn của tôi. Vì chú được lời nhiều, gửi lại cho tôi, gọi là lòng thành để tôi uống cà phê, hút thuốc lá. Và chú còn cho tôi một công việc làm cố vấn sách xon từ đấy.
Một lần chú bảo tôi có đi Sài Gòn xem chú bán sách không? Không bận việc nên nhận lời và chính lần này gặp vợ tôi bây giờ. Nàng không có cha mẹ ở đây, còn một người họ hàng xa, tuổi cũng qua thời xuân sắc, đúng đắn, đảm đang. Nàng cũng buôn sách cũ. Sau chúng tơi lấy nhau,vợ tôi có một sắc đẹp bình thường, điều này với tôi không quan trọng.
Hai năm qua là hai vụ bán sách cũ rồi, chúng tôi kiếm đủ miếng sống. Chúng tôi vẫn chưa con cái nên chẳng có gì bận rộn.
Lần tôi gặp nhà-nghệ-sĩ-hóa Prévert lấy trộm quyển Spectacles của chúng tôi ở lề đường, tôi không phát giác, vì tôi nhận thấy điểm này: anh ta có phong thái một nghệ-sĩ-hóa của giai đọan bắt đầu. Tôi thấy anh ta đứng bên cạnh chỗ bán sách từ lâu, anh ta khơng biết tôi cũng là chủ đứng vịn ngoài. Và anh ta chỉ chú ý đến vợ tôi mà thôi.
Thừa cơ vợ tôi bán được một mớ sách lớn bận gói hàng và nhận tiền, nên anh Prévert cầm quyển Spectacles của Jacques Prévert rồi lủi vào đám đông. Từ đó tôi gọi anh ta là nhà- nghệ- sĩ- hóa -Jacques Prévert.
Một lần chú bảo tôi có đi Sài Gòn xem chú bán sách không? Không bận việc nên nhận lời và chính lần này gặp vợ tôi bây giờ. Nàng không có cha mẹ ở đây, còn một người họ hàng xa, tuổi cũng qua thời xuân sắc, đúng đắn, đảm đang. Nàng cũng buôn sách cũ. Sau chúng tơi lấy nhau,vợ tôi có một sắc đẹp bình thường, điều này với tôi không quan trọng.
Hai năm qua là hai vụ bán sách cũ rồi, chúng tôi kiếm đủ miếng sống. Chúng tôi vẫn chưa con cái nên chẳng có gì bận rộn.
Lần tôi gặp nhà-nghệ-sĩ-hóa Prévert lấy trộm quyển Spectacles của chúng tôi ở lề đường, tôi không phát giác, vì tôi nhận thấy điểm này: anh ta có phong thái một nghệ-sĩ-hóa của giai đọan bắt đầu. Tôi thấy anh ta đứng bên cạnh chỗ bán sách từ lâu, anh ta khơng biết tôi cũng là chủ đứng vịn ngoài. Và anh ta chỉ chú ý đến vợ tôi mà thôi.
Thừa cơ vợ tôi bán được một mớ sách lớn bận gói hàng và nhận tiền, nên anh Prévert cầm quyển Spectacles của Jacques Prévert rồi lủi vào đám đông. Từ đó tôi gọi anh ta là nhà- nghệ- sĩ- hóa -Jacques Prévert.
***
Tôi đã có ý định bắt anh, khi nhìn thấy mái tóc bù xù kia cộng với vẻ đam mê sách lại không có tiền, khiến tôi thôi. Tôi cũng không cho vợ tôi biết điều này. Phản ứng của tôi, mỉm nụ cười nhỏ, nhìn anh ta đi xa cho đến lúc băng qua đường.
***
Và hôm nay tôi lại bắt gặp anh trong quán cơm Ba Tàu này.
Một điều ước vọng duy nhất là, sau này, anh ta sẽ không vấp phải số phận hẩm hiu như tôi. Anh ta trải qua kiếp sống nhục hờn, căm điếng cuộc sống, dồn nén đau thương, cái tát nẩy lửa của đời trao tặng, nhiều lần mạo hiểm mua chính bằng xương máu sẽ được viết ra thành tác phẩm để đời, không sao chép tầm thường như tôi.
Và tôi hy vọng chén cơm chúc phước kia sẽ đơm tác phẩm lớn. Rồi một ngày nào đó, tôi hy vọng được đọc tác phẩm nhà- nghệ-sĩ-hóa Prévert ấy!
Một điều ước vọng duy nhất là, sau này, anh ta sẽ không vấp phải số phận hẩm hiu như tôi. Anh ta trải qua kiếp sống nhục hờn, căm điếng cuộc sống, dồn nén đau thương, cái tát nẩy lửa của đời trao tặng, nhiều lần mạo hiểm mua chính bằng xương máu sẽ được viết ra thành tác phẩm để đời, không sao chép tầm thường như tôi.
Và tôi hy vọng chén cơm chúc phước kia sẽ đơm tác phẩm lớn. Rồi một ngày nào đó, tôi hy vọng được đọc tác phẩm nhà- nghệ-sĩ-hóa Prévert ấy!
***
Tôi chắc giờ này vợ tôi đã về nhà. Câu chuyện sẽ kể cho nàng nghe: không là bát cơm chúc phước nọ, cũng không là trang dĩ vãng đời tôi. Chỉ một lời hứa vào ban tối: kể chuyện có người ở một thời xa xưa bỏ trăm đồng tiền vàng mua bộ xương ngựa chỉ đáng vài xèng, lại trả cao giá một bộ xương ngựa được gọi là quí hiếm- chỉ mang ý nghĩa khích lệ kẻ mạo hiểm trên đèo cao- nơi hẻo lánh cốt tìm cho được giống ngựa hay làm cho cuộc đời này được tận hưởng viên mãn thú siêu quần!
Tôi bắt đầu kể cho vợ tôi nghe như thế..
- Plisnier (Charles) 1896- 1952, nhà văn Bỉ viết bằng Pháp văn. Tác giả Faux Passport (1951), Mères vv..
- Complexe cornévienne: ý nói nhân vật không tham gia cách mạng lại chết vì cách mạng, có mặc cảm tự ti cho phải như vậy mới hợp lý.
ĐÓN ĐỌC BẢN ANH NGỮ :THE SECRET LIFE OF A BOOKMAN
Tôi bắt đầu kể cho vợ tôi nghe như thế..
- Plisnier (Charles) 1896- 1952, nhà văn Bỉ viết bằng Pháp văn. Tác giả Faux Passport (1951), Mères vv..
- Complexe cornévienne: ý nói nhân vật không tham gia cách mạng lại chết vì cách mạng, có mặc cảm tự ti cho phải như vậy mới hợp lý.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ