May 7, 2013
Hoàng Hải Thủy và Nổ như tạc đạn
NHỊ LINH
Hoàng Hải Thủy (tức Công Tử Hà Đông) rất đặc biệt, và là nhà văn vô cùng được mến mộ. Ông từng thế chỗ Vũ Mộng Long tức Duyên Anh tức Thương Sinh, một thần tượng khác của miền Nam một thuở, tại báo Con Ong, lúc Duyên Anh chuyển sang làm cho tờ Tuổi Ngọc; cả Con Ong lẫn Tuổi Ngọc đều là những ấn phẩm từng "sáng dội miền Nam", đến nay vẫn còn sinh động trong tâm trí rất nhiều độc giả.
Hoàng Hải Thủy đứng đúng ở giữa hai lĩnh vực: sáng tác và dịch thuật, bởi phần quan trọng nhất trong văn nghiệp Hoàng Hải Thủy là phóng tác.
Đây có lẽ là tác phẩm phóng tác hay được nhắc đến hơn cả của Hoàng Hải Thủy (tình trạng sách chỉ còn được vậy thôi):
Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời sưu tầm sách của tôi liên quan đến Hoàng Hải Thủy: có lần nhìn thấy quyển Môi thắm nửa đời có chữ ký của Hoàng Hải Thủy, chỉ vì tần ngần do dự mất một lúc mà sau đó quyển sách đã mất tăm hơi không sao tìm lại được, ba năm rồi thỉnh thoảng nhớ lại vẫn còn tiếc.
Tôi muốn đi sâu vào một tác phẩm rất nổi tiếng của Hoàng Hải Thủy (thậm chí nhan đề còn giống như một "thành ngữ mới"): Nổ như tạc đạn, tìm hiểu xung quanh nó đồng thời cũng tìm hiểu thêm về cách thức viết văn của nhà văn hồi ấy, rồi cách xuất hiện của tác phẩm, những yếu tố ngày nay hẳn rất xa lạ với tuyệt đại đa số độc giả.
Khi ra sách, Nổ như tạc đạn như sau:
Cuốn sách in năm 1964, nhưng trước đó, nó đã được đăng feuilleton trên báo. Dưới đây là bộ sưu tập cắt báo đầy đủ 36 kỳ của Nổ như tạc đạn:
Bộ sưu tập chỉ có vậy thôi, mặt sau của phần đăng truyện toàn là quảng cáo, rất khó tìm thêm thông tin gì.
Tôi nhờ hỏi thì nhà văn Hoàng Hải Thủy cho biết đây là truyện phóng tác đầu tiên của ông, ông nhớ là đã đăng khoảng 1955-1956 trên tờ Ngôn Luận.
Tìm đi tìm lại mãi thì thấy đúng đây là tờ Ngôn Luận, nhưng niên đại thì nhà văn nhớ sai: chính xác là nó được đăng trong năm 1962, như một số mẩu quảng cáo cho thấy, và rõ hơn là ở cuối truyện:
Ghi rõ là tháng Mười năm 1962. Có vẻ như truyện được loan Đi tìm tình yêu Hoàng Hải Thủy sau đã không viết, hoặc đã đổi tên.
Đây chính là một đặc điểm rất nổi bật của truyện phơi-ơ-tông: tác giả thay đổi rất nhiều, và trong quá trình viết nhiều khi cốt truyện đi hẳn theo hướng khác dự định ban đầu.
Tôi đã nhờ xem trong bản in sách: kỳ đầu Nổ như tạc đạn trên Ngôn Luận vẫn có trong sách, nhưng thật ra nó chẳng hề liên quan gì đến nội dung truyện. Gần đây, khi đưa Nổ như tạc đạn lên trang web riêng của mình, nhà văn Hoàng Hải Thủy đã bỏ đoạn ấy đi. Có vẻ như lúc đầu Hoàng Hải Thủy định viết một câu chuyện hoàn toàn khác: về một người đàn ông tên là Nguyễn Văn Tích có chuyện lằng nhằng với cô con gái (lai) con riêng của vợ.
Nhưng trong 36 kỳ của Nổ như tạc đạn (bản Ngôn Luận), kỳ II cũng không hề ăn nhập (chuyện Ngọc và Quân tán tỉnh nhau). Sang đến kỳ III thì mới bắt đầu đúng truyện (mặc dù có vẻ nhà văn vẫn chưa quyết định được nhân vật sẽ tên là gì: có Hùng là nhân vật chính của các kỳ sau, nhưng Ngọc và Minh thì chẳng liên quan).
Từ kỳ IV cho đến hết (tức là kỳ XXXVI) thì câu chuyện thực sự hoàn chỉnh: Hùng con nhà khá giả gia giáo lọt vào một nhóm bạn (chừng 17 tuổi) rất chơi bời, rất James Dean và có triết lý sống cầu tự do tuyệt đối, hư vô chủ nghĩa, coi lấy chồng như là trở thành máy đẻ kiêm máy giặt. Hùng có quan hệ đặc biệt với Hạnh, rồi hai người cùng Duy (lý thuyết gia của nhóm) tham gia một vụ "săng ta" (chantage, tức tống tiền). Cụm từ "Nu Ven Va" xuất hiện vài lần, muốn nói đến trào lưu "Nouvelle Vague" (Làn Sóng Mới). Cuộc sống của các "enfant terrible" của Sài Thành một thuở được miêu tả rất sinh động.
Nhưng Hoàng Hải Thủy cũng cho biết thêm, Nổ như tạc đạn là truyện phóng tác, và nhớ mình phóng tác từ truyện tên là Après moi le déluge nằm trong Série Noire, nhưng không nhớ gì thêm. Tìm quyển sách này không phải dễ, vì nhan đề của nó lại là một thành ngữ rất nổi tiếng, câu nói của Louis XIV.
Hì hục mãi cuối cùng tôi cũng tạm tin là mình đã tìm ra "nguồn": cuốn sách Hoàng Hải Thủy đã đọc rồi từ đó phóng tác ra tên là Après moi le déluge (tên gốc tiếng Anh: Sabotage), đứng số 101 trong Série Noire, in năm 1940, và tác giả là Cleve Franklin Adams, nhà văn Mỹ sinh năm 1884 ở Chicago và mất năm 1949 ở California.
Đặc biệt, nhìn kỹ vào bản in báo, có thể thấy một số đoạn trắng, chắc hẳn là kiểm duyệt đã cắt bỏ những chi tiết quá nóng bỏng (bản sách sau này cũng không khôi phục được):
-----------
Bức ảnh dưới đây là dành cho Mr Tin Văn Nguyễn Quốc Trụ, một văn hữu của Hoàng Hải Thủy, để Mr Tin Văn nhìn lại một quyển sách của người thầy học cũ:
-----------
Hoàng Hải Thủy đứng đúng ở giữa hai lĩnh vực: sáng tác và dịch thuật, bởi phần quan trọng nhất trong văn nghiệp Hoàng Hải Thủy là phóng tác.
Đây có lẽ là tác phẩm phóng tác hay được nhắc đến hơn cả của Hoàng Hải Thủy (tình trạng sách chỉ còn được vậy thôi):
Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời sưu tầm sách của tôi liên quan đến Hoàng Hải Thủy: có lần nhìn thấy quyển Môi thắm nửa đời có chữ ký của Hoàng Hải Thủy, chỉ vì tần ngần do dự mất một lúc mà sau đó quyển sách đã mất tăm hơi không sao tìm lại được, ba năm rồi thỉnh thoảng nhớ lại vẫn còn tiếc.
Tôi muốn đi sâu vào một tác phẩm rất nổi tiếng của Hoàng Hải Thủy (thậm chí nhan đề còn giống như một "thành ngữ mới"): Nổ như tạc đạn, tìm hiểu xung quanh nó đồng thời cũng tìm hiểu thêm về cách thức viết văn của nhà văn hồi ấy, rồi cách xuất hiện của tác phẩm, những yếu tố ngày nay hẳn rất xa lạ với tuyệt đại đa số độc giả.
Khi ra sách, Nổ như tạc đạn như sau:
(hình ảnh mượn của anh PNT)
Cuốn sách in năm 1964, nhưng trước đó, nó đã được đăng feuilleton trên báo. Dưới đây là bộ sưu tập cắt báo đầy đủ 36 kỳ của Nổ như tạc đạn:
Bộ sưu tập chỉ có vậy thôi, mặt sau của phần đăng truyện toàn là quảng cáo, rất khó tìm thêm thông tin gì.
Tôi nhờ hỏi thì nhà văn Hoàng Hải Thủy cho biết đây là truyện phóng tác đầu tiên của ông, ông nhớ là đã đăng khoảng 1955-1956 trên tờ Ngôn Luận.
Tìm đi tìm lại mãi thì thấy đúng đây là tờ Ngôn Luận, nhưng niên đại thì nhà văn nhớ sai: chính xác là nó được đăng trong năm 1962, như một số mẩu quảng cáo cho thấy, và rõ hơn là ở cuối truyện:
Ghi rõ là tháng Mười năm 1962. Có vẻ như truyện được loan Đi tìm tình yêu Hoàng Hải Thủy sau đã không viết, hoặc đã đổi tên.
Đây chính là một đặc điểm rất nổi bật của truyện phơi-ơ-tông: tác giả thay đổi rất nhiều, và trong quá trình viết nhiều khi cốt truyện đi hẳn theo hướng khác dự định ban đầu.
Tôi đã nhờ xem trong bản in sách: kỳ đầu Nổ như tạc đạn trên Ngôn Luận vẫn có trong sách, nhưng thật ra nó chẳng hề liên quan gì đến nội dung truyện. Gần đây, khi đưa Nổ như tạc đạn lên trang web riêng của mình, nhà văn Hoàng Hải Thủy đã bỏ đoạn ấy đi. Có vẻ như lúc đầu Hoàng Hải Thủy định viết một câu chuyện hoàn toàn khác: về một người đàn ông tên là Nguyễn Văn Tích có chuyện lằng nhằng với cô con gái (lai) con riêng của vợ.
Nhưng trong 36 kỳ của Nổ như tạc đạn (bản Ngôn Luận), kỳ II cũng không hề ăn nhập (chuyện Ngọc và Quân tán tỉnh nhau). Sang đến kỳ III thì mới bắt đầu đúng truyện (mặc dù có vẻ nhà văn vẫn chưa quyết định được nhân vật sẽ tên là gì: có Hùng là nhân vật chính của các kỳ sau, nhưng Ngọc và Minh thì chẳng liên quan).
Từ kỳ IV cho đến hết (tức là kỳ XXXVI) thì câu chuyện thực sự hoàn chỉnh: Hùng con nhà khá giả gia giáo lọt vào một nhóm bạn (chừng 17 tuổi) rất chơi bời, rất James Dean và có triết lý sống cầu tự do tuyệt đối, hư vô chủ nghĩa, coi lấy chồng như là trở thành máy đẻ kiêm máy giặt. Hùng có quan hệ đặc biệt với Hạnh, rồi hai người cùng Duy (lý thuyết gia của nhóm) tham gia một vụ "săng ta" (chantage, tức tống tiền). Cụm từ "Nu Ven Va" xuất hiện vài lần, muốn nói đến trào lưu "Nouvelle Vague" (Làn Sóng Mới). Cuộc sống của các "enfant terrible" của Sài Thành một thuở được miêu tả rất sinh động.
Nhưng Hoàng Hải Thủy cũng cho biết thêm, Nổ như tạc đạn là truyện phóng tác, và nhớ mình phóng tác từ truyện tên là Après moi le déluge nằm trong Série Noire, nhưng không nhớ gì thêm. Tìm quyển sách này không phải dễ, vì nhan đề của nó lại là một thành ngữ rất nổi tiếng, câu nói của Louis XIV.
Hì hục mãi cuối cùng tôi cũng tạm tin là mình đã tìm ra "nguồn": cuốn sách Hoàng Hải Thủy đã đọc rồi từ đó phóng tác ra tên là Après moi le déluge (tên gốc tiếng Anh: Sabotage), đứng số 101 trong Série Noire, in năm 1940, và tác giả là Cleve Franklin Adams, nhà văn Mỹ sinh năm 1884 ở Chicago và mất năm 1949 ở California.
Đặc biệt, nhìn kỹ vào bản in báo, có thể thấy một số đoạn trắng, chắc hẳn là kiểm duyệt đã cắt bỏ những chi tiết quá nóng bỏng (bản sách sau này cũng không khôi phục được):
-----------
Bức ảnh dưới đây là dành cho Mr Tin Văn Nguyễn Quốc Trụ, một văn hữu của Hoàng Hải Thủy, để Mr Tin Văn nhìn lại một quyển sách của người thầy học cũ:
-----------
(ảnh của ntd)
SOURCE: NHILINHBLOG. BLOGSPOT.COM>
===================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét