' Thế Phong bị tác giả Đặng Văn Nhâm Tố Cáo Đánh Cắp Bản Quyền" -- source: web Văn Thơ Lạc Việt (USA)
THẾ PHONG BỊ TÁC GIẢ ĐẶNG VĂN NHÂM
TỐ CÁO ' ĐÁNH CẮP BẢN QUYỀN'
Thế Phong
Lời dẫn:.- ….vào < google / search / nhà văn thế phong > ( Images, web trang 2) , đọc” Mỹ nhân ngư, H.C. Andersen.. .Thế Phong dịch, Nxb Thanh Niên, 2003, sách mới cóng. Giá 40 K.
…lần anh Vũ Hà Tuệ đến thăm, trao lại tác giả cuốn” Virgil Gheorghiu / Thế Phong (Bút Nghiên xuất bản, Mỹ Tho 1961) - quá vui , gặp lại đứa con tinh thần lưu lạc đã 48 năm– và quên phứt chuyện nhắc anh < Google /search / nhà văn thế phong> ( Images) trích đăng theo “ < sachxua.net / forum /index >”:
<sachxua.net / forum / index >
in bìa 1 “ Nữ Nhân Ngư”
H.C. Andersen, Thế Phong dịch
500 x 375 – 118k- jpg
sachxua net”
- và , < sach xua. net > đã sưu tập được nhiều tác phẩm xuất bản trước 1975 ở Sàigòn - - và tôi đã xem được trên <Google / search/ nhà văn thế phong > ( Images), như :
– “ Lược sử văn nghệ Việt nam / Tổng luận 60 năm , 1900-1956”( Đại Nam Văn Hiến, Sàigòn 1964)
– Hàn Mặc Tử – Quách Thoại, nhà thơ siêu thoát ( ĐNVH, Saigon 1965 )
– Thủy và T6 ( tập truyện ngắn, Đại Nam Văn Hiến Saigon 1967)
– Thế Phong, nhà văn tác phẩm cuộc đời ( bản in typo, ĐNVH tái bản năm 1966 – tác phẩm này đã chuyển dịch Anh ngữ’ Thephong by Thephong, the Writer, The Work & The Life” translated from Vietnamese by Đàm Xuân Cận ( Dai Nam Van Hien Books 1970, 1974)
– < www.Amazon.com/Thephong- writer-work-life-autobiography/dp/BOOƠJUSLA- 150k – >
Tuy vậy, lần này “Nữ nhân ngư / Thế Phong dịch”… truyện H.C. Andersen – mà Forum sachxua. net loan tin
( Google/ Images trich đăng lại)- với tư cách một ” dịch giả-bất- đắc- dĩ -“ không dịch chữ nào lại có tên in trên bìa sách”. Không biết thì thôi, biết rồi, lờ đi là ‘ phạm tội”; hiển nhiên Forum sachxua.net không có lỗi – mà chính tôi có lỗi, nếu không có đôi lời ” đính chính “ :
Trở lại năm 2003- Nxb Thanh Niên (Chi nhánh tại tp.HCM) in cuốn “Nữ nhân ngư “, truyện dịch H.C. Andersen” tên người dich” Thế Phong” – vì Trưởng chi nhánh Nxb Thanh Niên , ông Thái Thăng Long xin phép Thế Phong 0qua điện thoại):
" Anh ơi An ninh Văn hoá làm dữ quá, họ chưa đồng ý cho Đặng Văn Nhâm Việt kiều đề tên dịch giả trên sách – nên đành tạm để tên anh, để kịp phát hành….”
Nữ văn sĩ Trần Thị Bông Giấy viết trong tác phẩm”Điệu múa cưối cùng của con thiên nga “ ( tập 2 – Văn Uyển, San José xuất b ảb2005) :
“….THẾ PHONG VỚI NHỮNG TIẾNG CƯỜI CHUA CAY MÀ NGẠO NGHỄ” – ( Bài 4)
Trần Thị Bông Giấy
Một lần trong năm 2003, từ San Diego, Phan Diên điện thoại lên tôi ( Trần Thị Bông Giấy.), báo cho hay, rằng anh đọc trên tạp chí” Khởi Hành” ở Nam Cali, có vài bài lên án Thế Phong “ đạo sách, đao văn “ của Đặng Văn Nhâm trong vụ” Nữ Nhân Ngư” đang ồn ào khi ấy. Giọng Phan Diên tức tối:
“ Tôi không tin Thế Phong làm như vậy. Nó có thể” cà chớn”gì cũng được chứ không bao giờ thèm đạo văn ai. Đặng Văn Nhâm so với tên tuổi Thế Phong thì có ra gì mà Thế Phong cần phải làm thế với anh chàng ấy? Người ta đạo văn nó thì có.
Phan Diên đề nghị:
“ Tôi đã gọi nói cho Thế Phong biết sự việc mà thấy nó vẫn tỉnh như” pha”. Bông Giấy nên e-mail về hỏi nó cho ra lẽ. Với Bông Giấy, chắc là nó sẽ nói thật tất cả.”
Cái sự” muốn nghe Thế Phong nói thật” này, tôi nhiều lần gặp anh trong hai mùa hè kế tiếp về thăm quê hương, nhưng thấy anh không chút nào tỏ ra quan tâm đến ba lọai chuyện ruồi bu như vậy, nên tôi không hề hỏi. Phải đợi đến tháng 7 năm 2005,” rảnh rang” nên vui miệng, tôi hỏi, và được anh cho biết chi tiết sự việc bằng một lá thư dài gửi tới tôi như sau:
***
Sàigon, ngày 30 / 7/ 2005
Bông Giấy ơi,
Vụ NỮ NHÂN NGƯ của tác giả Andersen do Đặng Văn Nhâm dịch là cái tựa do Chi nhánh NXB Thanh Niên in
( 2003). Còn MỸ NHÂN NGƯ là tựa sách ghi trên bản thảo của Đặng Văn Nhâm.
Năm 2002, Huy Sơn từ Mỹ viết thư gửi tôi, báo cho hay rằng Đặng Văn Nhâm sắp từ Đan Mạch về Việt Nam , muốn xin gặp tôi. Vì là chỗ quen biết cũ từ thập niên 50, tôi đồng ý gặp.
Một buổi, có “ cú” điện thoại đến nhà tôi, hỏi:
-Đây có phải nhà ông Thế Phong, 25 / 39 A Trần khắc Chân, Tân Định?”
Trả lời:
”- Đúng, xin lỗi, người đang nói chuyện với tôi là ai? “
Đầu giây kia không thấy tiếng trả lời, cúp máy cái rụp.
Khoảng 10 phút sau, có khách bấm chuông, vợ tôi ra mở cửa. Tôi từ trên gác xuống, thấy một vị khách mặc quần áo rất tề chỉnh, đeo kính đen, đang ngồi ở sa-lông.
“Mày có nhớ tao không? “( hỏi)
“ Nhớ. Mày là Từ Quyên-Đặng Văn Nhâm? Nhìn mày giống nhân viên F.B.I.” ( mật vụ liên bang Mỹ)(đáp)
Sau đó bạn rủ tôi đi uống café và nhớ đưa đi tìm gặp đôi người bạn cũ, như nhà văn Thẩm Thệ Hà ở mãi bên quận Tư. Những ngày kế tiếp, lại thường xuyên đi tìm gặp tôi, luôn luôn đi tắc xi, chứ không chịu để tôi chở phía sau xe gắn máy Honda.
Lần đi uống cà phê ở Givral với nhiếp ảnh gia Nguyễn Mạnh Đan, bạn cho biết có một số bản thảo dịch và từ điển muốn nhờ tôi giới thiệu với một Nxb ở Việt Nam in, và bạn sẽ không nhận tiền bản quyền. Nguyễn Mạnh Đan cũng giục tôi giúp đỡ bạn, như tôi từng giới thiệu Chi nhánh Nxb Thanh Niên cấp giấy phép xuất bản một cuốn sách ảnh của Nguyễn Mạnh Đan.
Nhận lời xong, tôi bèn đưa bạn đến gặp thi sĩ Thái Thăng Long, giám đốc Chi nhánh Nxb Thanh Niên để giới thiệu. Bạn Đặng .Văn .Nhâm đề nghị được in MỸ NHÂN NGƯ trước. Rồi bạn mời toàn thể nhân viên Nxb đi ăn sáng ở Đồng Khởi (có cả nhà báo Vu Gia , báo” Người lao động” cùng đi) , buổi tối lại mời gia đình Thái Thăng Long đi ăn tối ở Bình Qưới II khá tốn tiền.
Tiếp đó, Chi nhánh Nxb Thanh Niên nhận in MỸ NHÂN NGƯ. Trong lúc đang in bìa, một trục trặc đưa tới: P.A 25
( Phòng An ninh Văn hóa (PA) t.p. HCM ) gọi điện thoại cho Thái Thăng Long yêu cầu sao đó, nên ông Long tức tốc điện thoại cho tôi nhờ’ chữa cháy”. Có nghĩa rằng ông Thái Thăng Long đưa ra cái đề nghị” nên in “THẾ PHONG dịch”, chứ không phải tên Đặng Văn Nhâm”.
Tôi trả lời Thái Thăng Long:
“.. hãy đợi tôi gửi điện thư hỏi ý kiến Đặng Văn Nhâm ở Đan Mạch đã, hoặc là đề tên TỪ QUYÊN dịch (một bút danh viết báo của Đặng Văn Nhâm có từ trước 1975).
Nhưng trong khi đang chờ sự trả lời của Đặng Văn . Nhâm thì ông giám đốc chi nhánh Nxb Thanh Niên lại điện thoại cho tôi hay là”phải in ngay không thể chờ sự trả lời của Đặng Văn Nhâm được !” Ông Thái.Thăng.Long còn nói;” lần sau tái bản sẽ đề tên Từ Quyên”.
Sau đó, bới vì Đặng .Văn ,Nhâm yêu cầu tôi, nếu có tiền, thì xuất trả cước phí bằng máy bay, gửi cho bạn ấy vài quyển; rồi bạn sẽ trả lại sau. Tôi gửi cho bạn 5 cuốn, dán lên trang 3 hàng chữ “ Từ Quyên dịch”.
Tôi nhận được điện thư trả lời của bạn, hỏi:
“ Vậy ai là người nhận tiền nhuận bút ? Ai là người gạch bỏ nhiều đọan trong sách ?”
Tôi trả lời qua e-mail:
“ Ở Việt Nam, việc biên tập in ấn, phát hành nằm trong 2 kế hoạch:
1)Kế hoạch A : Nxb bỏ tiền ra in, trả tiền bản quyền cho dịch giả.
2) Kế hoạch B : người liên doanh xin cấp giấy phép, trả quản lý phí cho Nxb; rồi tự lo chi phí ấn loát, trả bản quyền, tự phát hành. (tôi viết cho Đặng .Văn .Nhâm) Bạn hã y liên hệ trực tiếp với Nxb Thanh Niên thì hơn !.
Cũng rất may là khi sách MỸ NHÂN NGƯ phát hành, tôi biết được chỗ in, nên đến Xí Nghiệp In của Bộ Thương Mại, xin được mẫu bìa đã in bìa “ Mỹ Nhân Ngư” đề tên Đặng Văn Nhâm dịch, rồi gửi sang Đan Mạch cho bạn ấy. Đồng thời, tôi cũng gửi một lá thư cho trưởng chi nhánh Thái Thăng Long, phản đối việc Nxb đề tên tôi là dịch giả- kèm theo cả mẫu bìa NỮ NHÂN NGƯ in lần đầu có đề tên Đặng văn Nhâm + với lá thư viết tay của Đặng Văn Nhâm ( qua tôi) gửi giám đốc Nxb như sau:
“ Thân gửi anh Thái Thăng Long và Thế Phong,
Tôi nghĩ nếu sách này in được, chắc anh phải viết cho lời giới thiệu của NXB. Nếu có NXB nào lo việc ấn loát và phát hành luon thì tiên cho tôi lắm. Tôi không quan tâm đến tiền bản quyền đâu. Mong được ý kiến sớm của các anh. Nếu không có gì trở ngại, cuối năm nay tôi sẽ về thăm các bạn. Thân quí chúc các anh Long, Bính, Thế Phong… đều bình an và thịnh đạt.
Đặng Văn Nhâm.
.( Mấy trang sách đầu tôi bỏ,. Có sẵn “ đĩa” chứa”)
***
Từ Los Angelès, Phan Diên gọi về báo tin cho biết môt tờ báo ở nam Cali có bài dả kích, tôi chiếm đoạt bản dịch của ông Đặng Văn Nhâm. Và lập tức Phan Diên scan gửi về cho tôi bài báo ấy , kèm theo lới thúc giục tôi viết một bài cải chính gửi cho báo” Người Việt” (Nam Cali ) đăng,. Phan Diên nói thêm, đó là ý kiến của Hoàng Khởi Phong, phụ trách trang” Văn nghệ báo Người Việt”. Tôi ( Thế Phong) giữ im lặng.
Năm kế tiếp, 2004, lai có một” cú” điện thoại gọi đến, giọng quen quen:
“ Tao và thằng Huy Sơn về Saigon rồi, muốn gặp mày .”
Tôi trả lời:
“ Rất tiếc tao không có thời giờ đi chơi với mày nữa. “
Và cúp máy.
Bông Giấy ơi, tôi sẽ gửi cho Bông Giấy phóng ảnh bìa NỮ NHÂN NGƯ có in tên Đặng Văn Nhâm & lá thư viết tay của Đặng Văn. Nhâm gửi Nxb Thanh Niên nhé.
Sau đây, chép lại cho Bông Giấy môt đoạn trong lá thư tôi gửi Trưởng chi nhanh Nxb Thanh Niên tại t.p Hồ Chí Minh :
30 / 7/ 2003
Thân gửi ông Thái Thăng Long,
Giám đốc Chi nhánh Nxb Thanh Niên tại tp. H.C.M.
Thưa Ông,
Xin đính kèm đây:
a) Thư viết tay của ông Đặng Văn Nhâm, dịch giả” Nữ Nhân Ngư” do Nxb/ Thanh Niên ấn hành 2003. mang tên dịch giả Thế Phong.
b) Thư điện tử của bạn ấy phê phán tôi là” kẻ chiếm đoạt tác phẩm NỮ NHÂN NGƯ” của Đặng Văn .Nhâm
Do tôi đã xin lại được mẫu bìa “ Nữ Nhân Ngư” nguyên thủy ( trước khi ra phim – thu thập được tại Xí nghiệp In MACHINO, Bộ Thương Mại) gửi ông, để ông c ó cơ sở biện giải giùm , tôi chỉ là “dịch- giả- bất -đắc- dĩ”. Do chính ông yêu cầu thay tên dịch giả, và tôi trở thành” hình-nhân-thế-mạng”. Trong ít phút chuyện trò qua điện thoại, khi nghe ông cho biết là sách đã in xong; nhưng P.A 25 yêu cầu không được để tên Đặng Văn Nhâm( nơi trang bìa 1); và khi tôi đã yêu cầu ông đổi lại” dịch giả TỪ QUYÊN” cũng được. ( điều ấy tôi đã báo ngay cho ông Đặng Văn Nhâm).
Nhưng vẫn chính lời của ông[ Thái Thăng Long] cho tôi biết:”… sách và bìa đã in xong nên quá muộn để thay tên dịch giả khác. Vậy hãy chờ khi tái bản sẽ đề tên Từ Quyên dịch vậy”.
***
Năm 2004, Chi nhánh Nxb Thanh Niên có in lại 400 cuốn” Nữ Nhân Ngư”, nơi trang 3 ghi tên Từ Quyên dịch , và đó đúng ngay lúc Đăng Văn . Nhâm về lại Việt Nam, có gọi điện thoại mời ông giám đốc chi nhánh đến cho gặp. Ông Thái Thăng Long trả lời:
“ Vì bận nên không thể gặp ông Đặng Văn .Nhâm ở ngoài cơ quan; vậy xin mời dịch giả” Nữ Nhân Ngư” đến cơ quan nhận- sách mới in lại và tiền bản quyền là 1.800.000 VND. “
Vẫn theo lời ông Thái Thăng Long, chớ khá lâu không thấy ông Đặng Văn Nhâm đến cơ quan nhận tiền nhuận bút..
***
Còn anh chàng chủ nhiệm Viên Linh báo” Khởi Hành” ở Mỹ- sở dĩ có bài đả kích kia, là do yêu cầu của Đặng Văn Nhâm, vì bọn này chung giuộc “ Văn bút, văn biếc” , phủ bênh phủ, huyện bênh huyện.”. Thằng Lùn Nhà Thớ Đức Bà” ( xưa kia ám chi Vũ Hạnh, nay tôi phát lại cho anh ta) mang ý nghĩa” tài chỉ như anh lùn, huênh hoang cao ngất ngưởng đến nóc nhà thờ” ấy mà !
Cũng vui thôi, chẳng có gì phải bận tâm, vì Bông Giấy biết sao không? Tới tuổi này, cái gì vui thì cười cho hả hệ, cái gì không vui thì bỏ qua; hơi đâu mà bực dọc, phải không Bông Giấy?
Trở lại với” Thư viết ở Saigon” ( NXB Văn Uyển, San Jose 2000)- đã được” thi sĩ Viên Linh (tài chỉ bằng anh gù lại tưởng cao hơn nóc nhà thờ y) đã có` ít dòng trong bài: “ Thế Phong bị tác giả Đặng văn Nhâm Tố Cáo Đánh Cắp Bản Quyền” đăng trên báo Khởi Hành ( tháng 9/ 2003) như sau:
“…Tác phẩm Thế Phong cũng là lời bịa đặt, chửi bới tàn tệ các nhà văn khác ( ngay trong năm nay, nhà văn Văn Quang phải lên tiếng cảnh cáo anh ta trên báo chí, mà tờ” Kịch Ảnh” ở Houston có đăng). (*) Tuy thế những hành động vẫn chưa làm người ta định giá nhà văn Thế Phong. Lần này với chuyện “ luộc sách” cuốn” Nữ Nhân Ngư”, tên tuổi Thế Phong sẽ chính thức được ghi lại trong sinh hoạt xuất bản qua một việc làm có tính cách đạo tà…”
-----------
(*) - bài viết của Văn Quang lên án" Thư Viết ở Sài Gòn"/ Thế Phong. --. (TP chú thích)
Bông Giấy ơi, ngay cái” tít” bài viết trên đã không chỉnh rồi. Nếu gọi Đặng Văn Nhâm là TÁC GIẢ thì hoàn toàn không chính xác . Bằng như nếu có, thì phải gọi Đặng Văn Nhâm là TỐI TÁC thì đúng hơn. Lý do giản dị, bạn ấy có sáng tác được một tác phẩm văn học nào đâu, có chăng chỉ là biên soạn.
Ở đây, dùng chữ TÁC DỊCH, vì chắc gì trình độ bạn ấy có thể lột tả được nguyên bản của Andersen, chưa nói đến , có khi “.. traduire,c’est trahir? không chừng ?!”
Thôi, bỏ qua chuyện tào lao này đi, nghe Bông.Giấy?
Coi như” chấm dứt chương trình tạp-pín-lù Tùng Lâm”
( thành ngữ trước 1975 ở
[]
THẾ PHONG
( trang 60- 65 “ Điệu múa cuối cùng của con thiên nga “
/ Trần Thị Bông Giấy / Văn Uyển, San José / USA, 2005)
————-
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ