Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Nhà văn LÊ VĂN NGHĨA: " Tôi ghi lại những điều tôi biết về SÀI GÒN " / Minh Phúc thục hiện -- source: Nxb Trẻ Publishing House

NHÀ VĂN LÊ VĂN NGHĨA:
 'TÔI GHI LẠI NHỮNG ĐIỀU TÔI BIẾT VỀ MỘT SÀI GÒN'.

Cập nhật ngày: 06/03/2020

Sài Gòn Chuyện xưa mà chưa cũ – tập tạp bút mới nhất của nhà văn Lê Văn Nghĩa vừa được NxbTrẻ phát hành trong Tháng ba sách Trẻ 2020 - cùng với chùm sách về Sài Gòn của ông, giúp bạn đọc trẻ tuổi hiểu về Sài Gòn ở một góc độ rất khác, và người đã lớn, thì bâng khuâng nhớ về một sài Gòn xưa. Nhà văn Lê Văn Nghĩa không tham vọng tái hiện hết không gian văn hóa Sài Gòn xưa. Ông cũng tự nhận, Sài Gòn với ông, chỉ là Chợ Lớn, là con đường nhỏ Phạm Văn Chí, là trường Tiểu học Bình Tây, là bến Bình Đông với những cái "chành" (kho) chứa gạo thương hồ đẫm mồ hôi những người làm nghề vác gạo, là những căn nhà Hoa nhưng có kiến trúc theo kiểu Pháp.
- Kính thưa nhà văn Lê Văn Nghĩa:  Sài Gòn - chuyện xưa mà chưa cũ cùng với Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian, và Sài Gòn dòng sông tuổi thơ - thấy dường như anh biết về Sài Gòn rất nhiều. Có phải vì sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, và rồi yêu Sài Gòn quá hay không mà nhiều cuốn sách của ông lại viết về đề tài này ạ?

Nhà văn Lê văn Nghĩa: Câu hỏi nầy có hai phần. Xin được trả lời từng phần a) Thực ra, tôi cũng đâu biết nhiều về Sàigòn đâu vì Sài gòn rất lớn lại muôn mặt đời thường. Tôi biết nhiều về Sài gòn nhờ tôi đọc các sách, báo trước cũng như sau 75 viết về Sài gòn. Tôi đọc lung tung, gặp chuyện gì hay về Sài gòn thì ghi lại để đó. Gặp những tài liệu gì mình chưa biết thì đi tìm đọc. Vậy thôi.
Nhưng càng đọc thì càng thấy Sài gòn có nhiều cái hay, cái ngồ ngộ mà bây giờ không phải ai cũng biết.Tôi chỉ là người ghi lại những điều tôi biết để chia sẻ với mọi người thôi. Tất nhiên, là người được sinh ra lớn lên ở Chợ lớn, rồi có một thời gian dài gắn bó với Sài gòn thì tôi cảm thấy cần phải làm một cái gì cho nó, chẳng hạn như lưu giữ quá khứ. Cái nầy không biết có phải nói vì yêu Sài gòn không vì hiện nay đề tài về Sg ngày xưa luôn chiếm vị trí đầu bảng trong sáng tác của tôi
- Từ Mùa hè năm Petrus được xem là cuốn sách đầu tiên trong chùm sách Sài Gòn của ông - rất được bạn đọc yêu thích. Đến một loạt sách liên quan đến Sài Gòn sau này , điều này khiến bạn liên tưởng đến một nhà văn đang làm công việc khảo cứu. Xin hỏi, đây có thể gọi là những khảo cứu về Sài Gòn không, hay đơn thuần là những tản văn của ký ức?  

Nhà văn Lê văn Nghĩa: Tôi không phải là nhà khảo cứu về Sài gòn vì tôi còn dốt về Sài gòn lắm lắm. Chỉ khi có một đề tài nào làm mình thích thú, dù chỉ một bài viết ngắn, tôi phải đi tìm tài liệu ở nhiều nguồn để làm bài viết của tôi có giá trị đáng tin cậy. Tôi nghĩ, tôi chỉ là người viết về những ký ức của tôi đối với một thành phố,do nhiều điều kiện khách quan lẫn chủ quan đang mất dần đi một phần quá khứ.


- Thưa nhà văn, ông có nghĩ rằng mình mang nợ với Sài Gòn không? Khi những nhân chứng như ông không viết – rất có thể những ký ức đáng quý này sẽ biến mất vĩnh viễn?

Nhà văn Lê Văn Nghĩa: Tôi nghĩ người viết văn, viết báo như tôi khả dĩ biết về Sài gòn những năm trước 75- những năm tháng hình thành xây dựng nên một TP Sài gòn mà không viết về nó để cho bạn già để nhớ và những người trẻ thích tìm hiểu về nó thấy ray rứt vô cùng. Tuy nhiên , tôi cũng rất vui là có nhều cây viết đang viết khảo cứu về Sài gòn hôm qua cũng như Sài gòn ngày hôm nay dưới nhiều khía cạnh, thể tài và văn phong. Điều nay cũng làm tôi được an ủi khi mình viết không ra.

- Nghe nói, nếu để trao kỷ lục cho người viết tiểu phầm châm biếm, trào phúng nhiều nhất Việt Nam, thì người đó là Lê Văn Nghĩa. Vậy, giờ ông có nghĩ, mình cũng sắp trở thành người có kỷ lục viết nhiều nhất về những câu chuyện Sài Gòn?

Nhà văn Lê văn Nghĩa: Dạ thú thực, tôi chưa bao giờ nghĩ đến hai điều trên!

-Thưa nhà văn, trong Sài Gòn- chuyện xưa mà chưa cũ có rất nhiều câu chuyện, hồi ức hay ho. Nhưng với ông, câu chuyện nào (hay hồi ức nào) để lại trong ông nhiều cảm động nhất?

Nhà văn Lê văn Nghĩa: Hồi ức nào tôi cũng thấy "đã" hết. Nhưng có hồi ức nào có liên quan đến má tôi thì khi viết tôi cảm động lắm, nhiều khi ứa nước mắt, vì lúc ấy tôi đang nhớ dến má tôi. Khi tôi bắt đầu viết về Sài gòn thì mẹ tôi đã qua đời, không đọc được những gì tôi viết.
- Xin cảm ơn nhà văn Lê Văn Nghĩa!    ./.
                                                                            Minh Phúc thực hiện

***


----------------------------------------------------
chúc mừng

nhà báo, nhà văn
LÊ VĂN NGHĨA
vào tuổi 67


blog Virgil Gheorghiu
Saigon, May 18, 2020
-----------------------------------------------------------

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ