TẠ TỴ: " một bậc tổ sư hội hoạ lập thể Việt Nam " ( Wikipedia) -- Blog Thế Phong
TẠ TỴ:
" MỘT BẬC TỔ SƯ
HỘI HOẠ LẬP THỂ Ở VIỆT NAM"
HỘI HOẠ LẬP THỂ Ở VIỆT NAM"
TẠ TỴ
( chân dung sau khi đi học cải tạo)
(chụp lại trên Internet)
họa sĩ TẠ TỴ
[ i.e. Tạ Văn Tỵ 1921- 24/ 4/ 2004]
(chụp lại trên Internet)
TẠ TỴ & phu nhân Nguyễn Thị Hoà
(Phan Diên cung cấp ảnh)
tranh TẠ TỴ
(chụp lại trên Internet)
KHOẢ THÂN ( tranh Tạ Tỵ)
( sưu tập DAO DANH ANH - tài liệu trong ' Aventure de l'Art Moderne
d u Vietnam" - Paris- Hanoi- Saigon/ Pavillon des Arts / Paris Musées)
tranh TẠ TỴ
(chụp lại trên Internet)
tranh TẠ TỴ
tranh TẠ TỴ
tranh TẠ TỴ
tranh TẠ TỴ
tranh Tạ Tỵ
(chụp lại trên Internet)
tranh TẠ TỴ
(treo tại phòng khách nhà Thế Phong
- BÔ PHA vẽ lại theo yệu cầu của TP)
một tác phẩm Tạ Tỵ
Những khuôn mặt đi qua đời tôi
xuất bản ở Mỹ năm 1990
cuốn phê bình văn học được Nxb Lá Bối (Sài Gòn)
trả bản quyền tới 35 cây vàng (1972), tác giả xây cất nhà -- và chính ở căn nhà nằm trên
đường Phan Văn Trị ( quận 5, tp HCM) , nơi tác giả qua đời ở lầu 2 vào ngày 24- 4-2004.
Thế Phong dưới mắt Tạ Tỵ
bút tích & chữ ký Tạ Tỵ
ThếPhong độc ẩm trong một quán cà phê ở Yên Bái
- nhớ lại 74 năm trước - nơi này, tác giả được sinh ra.
(ảnh : tháng 10- 2006 chụp ở Yên Bái.)
brochure triển lảm của họa sĩ Tạ Tỵ
Tạ Tỵ ( tự vẽ )
Tạ Tỵ dưới mắt hoạ sĩ Trịnh Cung
Tạ Tỵ qua nét vẽ " họa sĩ tài tử Phan Diên"
họa sĩ Phan Diên & Tạ Tỵ -
" 2 vị' khoái khẩu" trước món vịt hầm Beijing
ở một nhà hàng ở Mỹ .
( Phan Diên cung cấp ảnh).
thi sĩ Nguyễn Bính
Lãng Nhân - Phùng Tất Đắc
giám đốc Kim Lai ấn quán, kiêm chủ nhà xuất bản Nam Chi tùng thư
- in 'Yêu & Thù'/ tạ tỵ rất đẹp, sắp chữ linotype đầu tiên ờ Saigon ,
vào đầu thập niên 60' s.
kịch tác gia, văn sĩ Vũ Khắc Khoan
kịch tác gia, dịch giả Vi Huyền Đắc
Tạ Tỵ vẽ
thi sĩ Nguyên Sa [i.e Trần Bích Lan 1932- 1998]
thi sĩ Nguyên Sa [i.e Trần Bích Lan 1932- 1998]
Trịnh Công Sơn nhìn bởi Tạ Tỵ
( trong MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ HÔM NAY/ TẠ TỴ
nhạc sĩ Anh Việt Thu qua nét vẽ Tạ Tỵ
Tạ Tỵ vẽ thiếu tá QLVNCH Trầm Trọng Tài
khi cùng đi tập trung cải tạo.
( Trầm Trọng Tài, tên thật của thi sĩ tài tử Tô Mặc Giang - hiện đinh cư ờ California)
thi sĩ- thiếu tá QLVNCH Phan Lạc Tuyên
dưới mắt T ạ Tỵ
Tạ Tỵ ký họa một số chân dung văn nghệ sĩ:
Sơn Nam -- Tam Lang- Vũ đình Chí -- TCHYA
-- Trọng Lang- -- Khái Hưng
Tạ Tỵ (1921- 24/ 4/ 2004) , với tên đầy đủ trong khai sinh: Tạ Văn Tỵ.
Là họa sĩ - và, còn là một nhà văn, làm thơ, viết phê bình văn học có hạng.
Sinh ngày 3 tháng 4 năm 1921 ( 26 tháng 3 năm Tân dậu/ âm lịch) tại Hà Nội. Trong Giấy khai sinh, ghi ngày 24 tháng 9 năm 1922, khai muộn mất 1 năm.
Tạ Tỵ (1921- 24/ 4/ 2004) , với tên đầy đủ trong khai sinh: Tạ Văn Tỵ.
Là họa sĩ - và, còn là một nhà văn, làm thơ, viết phê bình văn học có hạng.
Sinh ngày 3 tháng 4 năm 1921 ( 26 tháng 3 năm Tân dậu/ âm lịch) tại Hà Nội. Trong Giấy khai sinh, ghi ngày 24 tháng 9 năm 1922, khai muộn mất 1 năm.
- 1943 , tốt nghiệp khóa cuối cùng trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương - và, cùng năm - bức tranh Mùa hè đọat giải thưởng của Salon Unique ở Hà nội.
- 1945 , tham gia Kháng chiến Toàn quốc.
- tháng 4 năm 1950 hồi cư về Hà Nội, trong một thư viết cho một người bạn,
" ... cách suy nghĩ của tôi không hợp với Kháng chiến, sau mấy năm chung
sống với họ ... "
- từ 1950, ngoài tài vẽ phác chân dung hí họa, ông còn viết truyện ngắn, làm thơ. Truyện ngắn đầu tiên Những đứa trẻ mất dạy đăng trên tuần báo Nói thật vào 1951. ( Hà Nội) .
-1951, triển lãm lần đầu tiên ở Hà Nội, với 60 bức tranh.
- 1953, bị gọi động viên , khóa 3 trường Bộ binh Thủ Đức. Ra trường được đưa về làm tại phòng Tổng Tham mưu Quân đội Việt Nam , trên đường Trần Hưng Đạo ( Chợ lớn) .
Và kinh qua nhiều chức vụ :
Biệt đoàn trưởng Biệt đoàn văn nghệ , c hức vụ sau cùng: tham mưu trưởng Cục Tâm lý chiến, 2 bis Hồng thập Tự , ( Saigon 1) , cấp bậc trung tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
- 1956, triển lãm lần đầu tiên ở Saigon, với số lượng tranh như lần đầu ở Hà nội : vẫn là 60 bức .
- 1961, triển lãm lần 2 ở thủ đô Saigon, vẫn là 60 bức tranh.
Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, đi tập trung cải tạo ở miền Bắc. Khi được trả tự do, về t.p. HCM ít lâu, đâu đó vào thập niên 80, ông cùng vợ vượt biên sang Malaysia - rồi định cư ở Hoa Kỳ.
-2003 , vợ ông, bà Nguyễn thị Hòa qua đời ở Mỹ, còn ông có ý định về lại Saigon chữa bệnh - và qua đời vào lúc 10 giờ sáng ngày 24 tháng 4 năm 2004, tại 18/ 8 Phan văn Trị, quận 5, tp. HCM, thọ 83 tuổi. ( con gái và con rể giữ lại được căn nhà, xưa kia ông được trả nhuận bút từ cuốn sách Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay ( Lá Bối xuất bản) tính ra tới 35 cây vàng.)
tác phẩm văn chương in ở Saigon:
- Những viên sỏi ( tập truyện ngắn/ Nam Chi tùng thư xuất bản, Saigon, 1962.)
- Yêu và Thù ( tập truyện ngắn / Phạm quang Khai xuất bản, Saigon 1970.)
- Mười khuôn mặt văn nghệ ( phê bình văn học/ Nam Chi tùng thư xb, Saigon 1971.)
- Phạm Duy còn đó nỗi buốn ( Saigon, 1971.)
- Cho cuộc đời ( thơ - Khai Phóng xuất bản, Saigon 1971)
- Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay ( phê bình văn học - Lá Bối xuất bản, Saigon, 1972)
- Bao giờ ( tập truyện ngắn - Saigon, 1952)
v.v...
tác phẩm văn chương in ở Hoa Kỳ:
- Những khuôn mặt văn nghệ hôm nay ( hồi ký- Thằng Mõ xuất bản , USA, 1990.)
- Đáy địa ngục ( tập truyện ngắn- USA 199 x)
v.v ...
Tạ Tỵ la một họa sĩ đa tài, ban đầu ông vẽ sơn mài, cùng thời với các họa sĩ tổ sư, như Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Nguyễn Tư Nghiêm v.v..
- và, Tạ Tỵ được biết đến nhiều hơn, khi ông theo trường phái lập thể , từ thập niên 50 ở Việt Nam.
Theo họa sĩ Trịnh Cung [ i.e Nguyễn Văn Liễu 1938 - ] ,
" Tạ Tỵ là người gắn bó, đi đầu trong phong cách lập thể ở Việt nam, từ thập niên [50]. [Nhưng qua] thập niên 70 (thế kỷ XX), ông chuyển sang phong cách trừu tượng..."
Những khuôn mặt văn nghệ hôm nay/ Tạ Tỵ
nhận định về:
Trịnh Công Sơn -- Túy Hồng
-- Nguyễn Thị Thụy Vũ --Dương Nghiễm Mậu
- - Nguyễn Đình Toàn -- Nhật Tiến -- Thế Uyên
-- Thế Phong -- Bùi Giáng -- Võ Hồng.
----------------------------------------------------------------------------------------------
tưởng nhớ
hoạ sĩ " tổ sư lập thể " TẠ TỴ
[i.e. Tạ Văn Tỵ 1921 Hà Nội -- 24/4/ 2004 Sài Gòn]
Blog Virgil Gheorghiu ( 24/ 04/ 2020)
-----------------------------------------------------------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ