' màn độc diễn nhà văn sinh năm 1906; " lê văn trương " / bài viết: thế phong -- nguồn: tạp chí Văn Học ( Sài Gòn 10/3/ 1975 / chủ nhiệm: Phan Kim Thịnh
màn độc diễn nhà văn sinh năm 1906 :
" lê văn trương "
thế phong
xuân về nhớ lê văn trương / thế phong
(đăng trên tạp chí 'Văn Học' (Saigon)
số ra ngày 10.3. 1975 /chủ nhiệm: Phan kim Thịnh )
màn kịch độc diễn của
nhà văn sinh 1906 : " lê văn trương"
thế phong
Lời dẫn .
Tự nhiên bữa nay, tôi thấy nhớ anh Lê Văn Trương , càng hơn nữa, nhớ lại anh đã chết đi với một sự nghèo túng kinh khủng. Đọc lại vở đoản kịch viết , trên dưới 10 năm anh qua đời ,tôi không thể quên có một đoạn đời thời gian cũ đã qua đi.
- nhân vật Lệ - đây là nghệ sĩ Lệ Liễu , dưới tên Mai Thị Điểu, soạn giả nhiều vở tuồng trên Đài phát thanh Saigon- trong đó có vở Theo chơn Nguyễn Thái Học - phỏng theo tiểu thuyết Cô gái Nghĩa Lộ / Thế Phong - đòan Thanh Minh-Thanh Nga công diễn tại rạp Nguyễn Văn Hảo ở Saigon.
- nhân vật Hiền , ám chỉ nhà văn Lê văn Trương , đến thăm nghệ sĩ Lệ Liễu tại tư thất, hình như , không còn một xu dính túi mà cơn nghiền thuốc đã lên cơn.
Tất nhiên, anh không biết tôi, một tác giả trẻ tiểu thuyết TÌNH SƠN NỮ xuất bản cuối 1954 ở Saigon - hiện đang thất nghiệp; vì, bài báo lên án vụ Hoàng Trọng Miên đạo sách Nguyễn Đổng Chi ( tạp chí Văn hóa Á châu) hiện được đài thọ bữa trưa hàng năm trời tại nhà người chị nuôi.
Không có ý mỉa mai nhà văn tiền chiến đã chết , thực lòng nhớ người xưa một cách đau lòng, vở đoản kịch được viết tại Đình Phú Nhuận, vào đôi ba buổi trưa vắng người .
lê văn trương [1906- saigon 1964 ] (bên trái)
+ vợ cả bế con gái đầu lòng
(ảnh: internet)
nữ nghệ sĩ cổ nhạc lệ liễu [ i.e. mai thị điểu -19 xx -- ? ]
soạn giả vở tuồng 'Theo chơn Nguyễn thái Học' --
phỏng theo tiểu thuyết ' Cô gái Nghĩa Lộ/ Thế Phong.
( đoàn Thanh Minh-Thanh Nga công diễn tại rạp
Nguyễn văn Hảo ở Saigon vào cuối thập niên 50 ' .s )
(ảnh; báo Người Việt/ USA)
nguyễn đức quỳnh [1909 - 06 --06-- 1974 saigon ]
( Nguyễn Mạnh Đan chụp,
trong khi họa sĩ Đỗ quang Em đang vẽ chân dung N.Đ.Quỳnh )
trong khi họa sĩ Đỗ quang Em đang vẽ chân dung N.Đ.Quỳnh )
"... Chủ soái nhóm Hàn Thuyên, nhà văn Nguyễn đức Quỳnh được một cậu
nhà văn trẻ chở đằng sau xe đạp lên mạn Phú Nhuận thăm ai đó ; găp tôi , hỏi:
" Anh có đi xem ' tuồng 'Theo chơn Nguyễn Thái Học' do đoànT hanh Minh- Thanh Nga diễn ở rạp Nguyễn văn Hảo không? Nữ soạn giả phỏng theo tiểu thuyết của " cậu" này (người đèo Mr Quỳnh sau xe đạp); anh Trương này, anh có biết danh nữ nghệ sĩ ấy không ? ' -- lời nhà văn Nguyễn đức Quỳnh .
màn kịch độc diễn của nhà văn
sinh năm 1906
thế phong
Tại phòng khách bày biện sơ sài, tư thất nữ nghệ sĩ Lệ Liễu bữa trưa, có người bấm chuông. Nhìn ra, thấy vị khách ăn mặc sơ sài, một có vẻ luộm thuộm, trạc tuổi ngoài 50. Ngồi xuống ghế nói liến thoắng, tự nói về mình , chủ nhà im lặng nghe đầy lỗ tai.
Một thanh niên , em nuôi chủ nhà, chứng kiến cuộc đàm thoại giữa khách và chủ một nữ nghệ sĩ soạn tuồng cải lương.
Ngoài trời, lúc đầu mưa nhỏ, sau mưa lớn.
HIỀN :- Chị phải biết rằng, lần này Lê Văn Hiền sắp giầu to đến nơi rồi. Nhà xuất bàn
Mac Milan sửa soạn cho in bản dịch cuốn ANNA HỒI và BA KẺ LÀM LỊCH SỬ dày khoảng 3000 trang bản thảo viết trên giấy tập học trò, tác quyền có thể lên tới 100 ngàn đô la Mỹ.
( nói xong, Hiền mở cặp, lấy kính cận đeo, mấy cuốn tiểu thuyết cũ cua anh đã xuất bản, như SÒNG BẠC MONACO, CUỘC ĐỜI NGƯỜI THẦU KHOÁN + một MỤC LỤC , liệt kê những tác phẩm chưa in , đã in và 1 lá thư viết tay khoảng 5, 6 trang khổ lớn ).
LỆ : ( nghe xong, giới thiệu Hiền , người có mặt tại nhà chị ) - Đây là anh Văn , trước đây hình như anh đã gặp 1 lần rồi. Anh Văn là nhà báo kiêm đàn ca vọng cổ , cùng làm trên Đài phát thanh với tôi. Còn đây là ( quay sang tôi ) em nuôi, còn đi học.
HIỀN : - Thưa chị, vở kịch VỢ ĐỀ THÁM tôi đưa để chi đưa lên đài , đã diễn chưa, và hiện nay ra sao rồi ạ ? Chị cho biết ý kiến.
LỆ :- Anh Hiền ơi, dạo này tôi bận quá, nên chưa đọc hết vở kịch , anh viết nhất định là hay rồi !
HIỀN : ( lúng túng nhưng kiêu hãnh ) - Chị có biết trưa nay mưa gió , tôi đến thăm chị quả là vất vả ! Quên mất, thưa bà chị, không hiểu tôi đã kể cho bà chị nghe chưa - mới đây- tôi viết thư gửi chính quyền , nội dung như vầy. Chẳng là, bản thảo tôi viết nhiều quá, chưa in được; vì thế tôi đề nghị chính quyền cấp cho tôi 1 triệu đồng để in sách , định đặt tên nhà xuất bản là ÉDITEUR LÊ VĂN HIỀN. Có 1 triệu đồng rồi, chưa dám lãnh về, vì chưa biết nhờ ai giữ hộ, chứ vào tay tôi chí một đêm là nhẵn. Họ tạm cấp trước để in 150 cuốn tiểu thuyết chọn lọc trong số 250 tác phẩm đã và chưa in.
LỆ : - Em chưa nghe anh nói chuyện này với em lần nào. ( Anh Lê văn Hiền và cậu học sinh nghe đều lộ sự kính phục ) . Đây là bản manifeste của tôi, ấy là nói về sự nghiệp văn chương và bàn về văn chương Việt Nam phải đi theo đường hướng nào để tiến nhanh kịp với trào lưu văn chương thế giới . Tôi đọc một đoạn cho chị nghe nhé :
Kính thưa Ngài,
Tôi, LÊ VĂN HIỀN, nhà văn tiền chiến, bấy lâu nay từng làm nhiều nghề, kể cả nghề thấu khóan , song chưa bao giờ tôi sao lãng tối nền văn chương của nước nhà.
Để mở đầu cho một chương trình phổ biến văn chương, chúng tôi dự tính cho tái bản 150 cuốn tiểu thuyết chọn lọc + bản thảo tiểu thuyết chưa in , số vốn dự tính là 1 triệu đồng. Chúng tôi kính Mong Ngài , vì văn hóa ...
Thưa Ngài,
Ngài là một vị duy nhất từ xưa tới nay chú trọng đến văn hóa Việtnam. Vì văn hoá là kim chỉ nam chỉ đạo một quốc gia phải làm thế nào để tiến hoặc lùi ? Nước Chàm xưa kia cũng đã từng có nền văn minh đứng hàng đầu, chỉ sau Trung hoa và Ấn độ. Nhưng tại sao Chàm mất nước, chỉ vì thiếu một nền tảng văn hóa làm căn bản .
Thưa Ngài,
cho nên, tôi có thể nói rằng: lịch sử nước ta còn tồn tại là nhờ văn hoá. Và tôi, một trong những người đã mất bao công lao để xây dựng, tìm hiểu văn chương nước nhà và thế giới. Thì nhận thấy rằng, văn chương nước nhà quả phong phú. Có thể nói, một cách không mặc cảm tự ti là mình kém để không thể so sánh với ngoại quốc được ? Chẳng cần nói xa xôi, tôi đã và đang cố gắng góp vào nền văn chương Việt Nam, với những tác phẩm tiểu thuyết bất tử, hòng chen vai thích cánh cùng năm châu, bốn bể.
Chắc Ngài cũng chẳng dễ quên, tôi,nhà văn đã từng gặp Ngài ở hải ngoại và tôi đoan chắc tương lai chính trị của Ngài gần kề tới vinh quang, tất nhiên chính trị và văn hóa: 2 sự kiện không thể tách rời được ! Đó là lần Ngài và tôi mạn đàm trong hiệu ăn DEUX MAGOTS , một tửu quán sang trọng của thủ đô nước Pháp, Paris . Hôm nay, tôi nhắc lại để Ngài nhớ, chứ tôi tin Ngài không thể quên về chuyện bàn luận tương lai văn hoá Việt Nam được !
Từ ngày Kháng chiến bùng nổ , tôi chưa hề viết một cuốn truyện nào tuyên truyền cho bất cứ một chủ nghĩa nào. Ngày nay, tôi viết ANNA HỒI , đề cao Thiên chúa giáo qua tác phẩm, dụng tâm tạo lập một hình tượng cao cả của một tôn giáo biết cách chung sống với nhau như thề nào cho phả đạo i. Tôi cho đó là một cách chống đối mác xít vô thần. Cuốn truyện sẽ được nhà xuất bàn Mc- Milan in, hứa trả 50. 000 usd - nhưng tiền công dịch mất hàng triệu tiền ViệtNnam.
Từ Fedor Dostoievsky đến nay, chưa ai làm được công việc ấy, đó là nhận định của các nhà phê bình văn học và các linh mục, thầy cả; nếu đem dự thi, có thể chiếm giải Nobel văn chương không chừng ? "
(...)
LÊ VĂN HIỀN
nhà văn tiền chiến
Chủ soái nhóm Hàn Thuyên tiền chiến, nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh được một nhà văn trẻ chở đằng sau xe đạp lên mạn Phú Nhuận thăm ai đó, gặp tôi , hỏi :
" Anh có đi xem tuồng Theo chơn Nguyễn Thái Học do Đoàn Thanh Minh-Thanh Nga diễn ở rạp Nguyễn Văn Hảo không ? Rất đông khán giả mua vé đi xem . Nữ soạn giả Lệ Liễu phỏng theo tiểu thuyết của "cậu" này ( người đèo Mr. Quỳnh sau xe đạp) , anh Trương này, anh có biết danh nữ nghệ sĩ ấy không ? "--- lời Nguyễn đức Quỳnh.
" Có chứ !"-- tôi trả lời Quỳnh vậy.
" ... vậy bữa nào anh dắt cô ấy đến tôi chơi nhé ! Một nữ soạn giả cải lương Nam Bộ hát hay, viết giỏi thật ! "-- lời Nguyễn đức Quỳnh.
Tôi đáp:
" Bổn phận Quỳnh là phải tới thăm chị, chứ sao lại bắt chị tới thăm , dầucó là lãnh tụ Hàn Thuyên và nay chủ soái Đàm trường Viễn kiến - nơi rất nhiều nhà văn,nhà thơ già, trẻ tới tham dự " salon littéraire ".
" Mà này, chị Lệ Liễu , từ ngày tôi bỏ đất Cao Miên ( Campuchia ) , thì chằng làm báo bổ gì, viết tiểu thuyết cũng không . Cả nước này đều không quên Lê văn Hiền này, hồi xưa là người giàu có vào hang nhất ở Battambang. Có vị nào ở đấy vào thời kỳ này đều biết tiếng tôi , người đầu tiện dám chở hàng tram con bò từ Xiêm Rệp trên xe lửa chở về ga Saigon đấy . Chị biết bỏ đất Miên, tôi đi đâu không ?j'étais en France , gặp chủ nhà xuất bản Gallimard ở Paris, tôi đưa bản thảo cho xem qua tiểu thuyết La vie d'un entrepeneur, khen, gật đầu khâm phục nhà văn Việt Nam danh tiếng từ tiền chiến, sao đến nay tôi mới được biết ông ta ? Pourquoi ? sau đó, ông ta trao tôi một phong bì làm quen , mở ra có 2000 quan tiến Pháp. Sách tôi có giá từ 5000 quan trở lên ấy chứ ?
VĂN .- dạo này anh dự tính chướng trình gì lớn chăng ? Anh cứ im lìm mãi như vậy sao được ?
HIỀN.- ... lúc nãy tôi nói vời chị Lệ, ca sĩ cổ nhạc danh tiếng số 1 của Đài phát thanh Saigon - tôi mới được chính phủ cho vay trước 1 triệu đồng dể mở ÉDITEUR LÊ VĂN HIỀN . Mỗi tháng cho ra 1 cuốn sách inédit của tôi, hoặc 1 cuốn dịch ngoại ngữ , en langue étrangère, soit francaise ou anglais , một cuốn tái bản, réédition ấy mà ! Mỗi năm trọn bộ 12 cuốn phải trả 7500 đồng, payé
d' avance et prix de collection , chứ prix courant mỗi cuốn 75 đồng. Độc giả mua dài hạn sẽ được biếu 1 năm báo CỜ ĐỘC LẬP nguyệt san. Nội dung, hình thức sẽ bằng hoặc hơn ARTS hoặc LES NOUVELLES LITTÉRAIRES, 15 đống một số. Chứ tờ VĂN HÓA NGÀY NAY tôi mới mua, đọc qua, thấy hỏng ! Thuở trẻ, tôi cùng học chung với chúng nó. Hồi 20 tuổi, tôi đã viết văn bằng tiếng Phú lãng sa, chứ đâu có tự giác viết tiếng mẹ đẻ . Khi ấy chúng gọi tôi LÊ VĂN HIỀN COLON . Quay trở lại với bao ngày xa xôi , mình như người của lịch sử. Nhưng đáng mépris thật, mà thằng văn sĩ nào bị lột mặt nạ mà chăng như vậy chứ !
LỆ.- ( bóc bao thuốc lá mới ) - Mời anh , xin lỗi, từ lúc nãy em quên .
HIỀN .- ( lắc đầu ) - Thưa chị cứ mặc "đệ ". Hiền này bây giờ chỉ hút thuốc lào thôi .
( vê thuốc lào cho vào nõ, lấy miếng giấy cuộn lại, châm lửa , rít một hơi ).
Ba người : Lệ +Văn ngồi giường, bởi đang tập dượt màn tuồng sửa soạn trình diễn .Cậu học sinh theo dõi thái độ ăn nói bạo miệng, bốc trời của Hiền . Nhà văn tiền chiến buồn bã, mắt lim dim như đang suy nghĩ lung việc gì đó, mà vẫn gật gù nghe Văn đờn , người hát. Giọng Lệ cất lên từ câu vọng cổ :
"... Bạn ơi, có một lần tôi sung sướng chễm chệ trên chiếc xe hơi nhà bóng loáng, tôi say sưa ngủ trên vai người tình trai trẻ hào hoa. Cửa lòng tôi rộng mở để đón chờ một ngày mai tươi sáng, tôi xây đắp một cảnh gia đình hạnh phúc trong tâm tư. Nhưng tôi có ngờ đâu người yêu của tôi quí nhất đời lại chỉ là một kẻ manh tâm lơi dụng để tôi làm vật mua vui, trong những giờ khao khát thú vật dục đê hèn .."
HIỀN .- Ngày xưa tôi chỉ thích nghe chị Nam Phỉ, bây giờ còn chị Phùng Há, và giờ này là chị Lệ Liễu. Thế mà tôi đọc tin trên tờ báo " con heo nào đó " tung tin chị Lệ Liễu mở phòng trà trá hình, có cả em út chiều khách tới bến, thật bậy bạ ! Formidable , cochon ! Thật đáng khinh bọn báo giới thời này, chỉ biết tiền , dám làm mọi chuyện đặt điều, có phải vậy không anh Văn , vừa là nhà báo lại biết đờn ca cổ nhạc, chẳng lạ bọn làm báo ' xăng ta " này . ( chantage ).
Nữ nghệ sĩ Lệ vẫn tiếp tục ca theo tiếng đàn, chân Văn gõ nhịp , cậu học sinh dự thính lắng nghe . Bỗng Lê Văn Hiền tớ i chỗ cậu học sinh, xin mảnh giấy trắng -- đợi khi hai vị nghỉ giải lao, Hiền nói vời nữ nghệ sĩ Lệ :
" Tôi rất thích vọng cổ Nam Bộ. Tôi có đứa con trai Lê Tất Vinh làm thơ giỏi ngâm thơ hay, bắn súng tài tình , nổi tiếng ở sư đoàn 312. Nó với tôi như hai thái cực, nên ở lại theo Kháng chiến, chê tôi lạc hậu, không bắt kịp thời đại mới. Nhưng mà thôi, để bữa khác, tôi kể cho quí vị nghe nhiều chuyện vui trong Kháng chiến , vì hai vị sắp phải lên Đài phát thanh thu âm , phải vậy không ? " (*).
Hiền đưa cho chị Lệ mảnh giấy viết đôi hàng kể lể sao đó, nữ nghệ sĩ đọc xong, gấp tiền cho vào phong bì nhờ cậu học sinh chạy theo, trao cho Lê văn Hiền; rồi vội vã cùng Lê Văn Hiền lên Đài Phát thanh Sài Gòn thu âm.
HẾT .
thế phong
( nguyệt san Văn học, Saigon , chủ nhiệm: Phan Kim Thịnh , báo ra ngày 10 - 3- 1975.
-----------
lời bàn Thằng Phải Gió
- bữa nay sẽ được gặp lại tay cựu chủ nhiệm Phan Kim Thịnh ( Việt Kiều Mỹ hiện đóng đô ở tp. HCM ) -- ấy là nhờ công khó nhà văn 712 "cõng " trên xe gắn máy tới quán Sông Phố, để bộ ba lại cà phê cà -pháo, rồi tiếp tục đấu láo chuyện báo chí, văn chương xưa và nay
- tay cựu chủ nhiệm này " một bộ bách khoa toàn thư ghi chép khá đầy đủ về gia đình họ Ngô (Ngô Đình Diệm) +" tay trùm mật thám đáng yêu Trần Kim Tuyến ". ( thời chính phủ Diệm).
- tôi bèn nhớ lại: " tôi viết 1 bài báo nhỏ về nhà văn Lê Văn Trương, đăng trên tạp chí Văn Học / chủ nhiệm Phan Kim Thịnh -- và được trả 2000 VN đ. (VNCH) vào năm 1973 là
'khá sộp".
'khá sộp".
-tiền nhuận bút kia đã góp vào sinh hoạt gia đình tôi ( một hạ sĩ quan Không Quân VNCH, chỉ trông cậy vào đồng lương, rất ít viết báo ngoài) -- theo nghị định Tổng cục Chiến tranh Chính trị " quân nhân viết báo ngoài (dân sự) phải có giấy phép).
- đôi khi tôi cũng có một, 2 bài đăng trên nhật báo Tiền Tuyến ( chủ nhiệm+ chủ bút đều mang lon trung tá ) -- chẳng hạn bài phóng sự " Một ngày ở Nha Trang" được trả 2000 VNđ, từ tay trung tá chủ bút Phan Lạc Phúc trao -- tôi thật " mừng khôn siết" , cầm về
đưa vợ mua sữa cho con .
- và chuyện xưa , nay được tái hiện trong trí óc:
- nữ nghệ sĩ Lệ Liễu đã qua đời ở Sài Gòn.
- chủ soái Hàn Thuyên ( xưa) cũng ra đi từ năm 1974 ở Sài Gòn.
- 'đại lão văn nhân tiền chiến Lê Văn Hiền [Lê Văn Trương] qua đời ở Sài Gòn năm 1964.
- nguyên chủ bút Phan Lạc Phúc nhật báo Tiền Tuyến qua đời ở Úc .
( sau khi học tập cải tạo dài hạn, về Sài Gòn, rồi được xuất cảnh ).
- và tôi, Thằng Phải Gió,. nay ở tuổi 88 ( ở tp. HCM ) hãy còn vi vút trên xe Honda tới quán nhâm nhi cà- phê với số bạn văn chương thân thiết. (cảm ơn Thượng Đế !) .
- rồi thì bữa nay, còn được nhìn khuôn mặt nhiều nếp nhăn của " nguyên chủ nhiệm Văn học ;chống gậy 3 chân' ngồi nhâm nhi 'cà phê sữa nóng hổi với bạn bè. (*)
(*) - sáng nay, Phan Kim Thịnh không còn dùng ' gậy 3 chân ' như lần trước. Anh mang theo một số ảnh "độc"-- chánh sở Mật vụ thời chính phủ Diệm, Trần Kim Tuyến lúc đương thời, trẻ trung, mắt sáng quắc -- bất cứ chuyện xuất ngoại của ai đó, đều phải qua cái gật đầu hay lắc của ông. Phan Kim Thịnh cho biết: không ngờ ông ta giàu đến cỡ : ' mua cả một château ở Anh quốc khi tị nạn .'
- thế là cơ hội ' bằng vàng' đưa tới , nhà văn 712 "chộp' ngay, rút túi lấy máy chụp lại chân dung ảnh ' chánh sở Mật vụ thời chính phủ Diệm' & một tấm ảnh có chân dung Phạm Ngọc Thảo + một vài chính khách VNCH khác. Chụp ảnh xong, anh lên tiếng: " anh nên viết về cuộc đời + sự nghiệp Trần Kim Tuyến (hậu trường chính trị mả anh từng là nhân viên rất cận kề ) -- theo tôi ngoài anh ra, khó có ai khác làm được! " ...
- cái gật đầu phản hồi , Phan Kim Thịnh tiết lộ : " trước đây đã có một 'tay trùm xuất bản' hứa đưa ngay 100 triệu (VN $), nếu đưa bản thảo". ./.
(chú thích: 14 h 30 21 Feb., 2020 / TPG ).
t.p.g.
21 Feb. 2020
=====
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ