Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

' thế phong: " du tử lê là người viết về 'tác giả+ tác phẩm thế phong chính xác nhất". / bài viết: du tử lê -- nguồn: năm sắc diện năm định mệnh:/ du tử lê " (saigon 1965)

hứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

du tử lê nhận xét về thơ thế phong: " thơ thế phong là thơ của người lớn ..." -- nguồn: năm sắc diện năm định mệnh/ du tử lê (saigon 1965.)

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

' thơ thế phong là thơ của người lớn ... không phải là lời nói vội' / bài viết :du tử lê (EE - Emprunt Empreinte -- Mượn Dấu Thời Gian:Thế Phong)


tựa chính, 'thơ thế phong' /du tử lê
http://phannguyenartist.blogspot.com/


                                         thế phong [ i.e đỗ mạnh tường 1932-  ]  ( in kèm bài)
                                                                  (ảnh: nguyễn thi bích nga.blogtieng viet.net/  2009 )

                                                                       

                                                
                                                  [ p. 216  Introduction à la littérature viêtnamienne
                                                                       par M. Durand & Nguyen Tran- Huan
                                                             ( c.  G.P MAISONNEUVE ET LAROSE ET UNESCO 1969 ) 



                     
                                 'thơ thế phong là thơ ca ngưi                                 l...khônphi là li nói vi'
                                                                    du tử lê *

---
* đính chính:  lời cáo lỗi Thế Phong: 'Du Tử Lê là tác giả,  không phải  là Tạ Tỵ.' 
   Phan Nguyên trích lại ,từ '  Năm sắc diện, 5 định mệnh/  Du Tử Lê . ( Nhân văn xb/ Saigon, 1965)      (Bt) 



"Trong giới văn học; và, quần chúng độc giả hôm nay, thường xem Thế Phong như một nhà phê bình văn học, một tiểu thuyết gia có khuynh hướng xã hội cấp tiến.  Sự thực, Thế Phong là một nhà thơ.  Thơ của ông mới đủ tư cách; và, bảo đảm cho ông một ngôi vị xứng đáng trong văn đàn dân tộc..."  *
 ---
* trang 26 'XI nhà thơ tự do/ Cao Đan Hồ' ( Đại Nam văn hiến, Saigon 1965)

Tôi đồng ý với tác giả họ Cao, khi ông chủ trương thẩm xét thơ Thế Phong để định vị, xếp chiếu; hay, chụp vẽ chân dung linh hồn nhà thơ này.  Nhưng với lập luận viện d ẫn trên, tôi thấy thiếu phần xác đáng.  Sự thực; khi đại chúng coi Thế Phong như một phê bình gia, vì suốt sản nghiệp tinh thần tác giả này, người ta thấy hầu hết đều nghiêng về loại phê bình, nhận định ... Hơn nữa, tác phẩm được nhiều người biết tới; và, cũng là tác phẩm đầu tay của nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiế[ĐNVH] là cuốn Lược sử văn nghệ Việtnam [LSVNVN]một bộ sách gồm 4 [tập] mang giá trị của một công trình biên khảo công phu.

 Còn nói rằng, 'coi Thế Phong như một tiểu thuyết gia'; thì, hầu như không ai lầm tưởng như vậy cả; có chăng, cũng chỉ là một thiểu số quá ít oi, không đáng kể.  Nếu chỉ cần có một số truyện ngắn; [để] trở thành tiểu thuyết gia, thì quá là quá dễ dãi, giản dị.  Như vậy, chắc Việtnam là một nước có nhiều tiểu thuyết gia nhất thế giới !

Ở đây, tôi đi vào thế giới tâm hồn Thế Phong cũng bằng tiếng thơ của ông.  Nhưng không phải vì muốn để độc giả nhìn thấy khía cạnh thi sĩ của Thế Phong; hay, vì chỉ có 'thơ của ông mới đủ tư cách; và, bảo đảm cho ông một ngôi vị xứng đáng trong văn đàn dân tộc.' Nhưng tôi nghĩ: 'thơ là tiếng nói trung thực, tha thiết nhất của một tâm hồn, được kết tinh bởi những cảm xúc, những dằn vặt, những suy nghiệm của con người trước cuộc đời.  Thơ là một cái gì vượt cao trên mọi bày đặt giả tạo của một bối cảnh, một kỹ thuật bao gồm tình tiết, màn. cảnh ... Vì là tiếng nói của linh hồn, nên âm hưởng vang vọng đi thẳng vào lòng người, vào tình người; khi tiếng thơ đạt tới mức độ truyền cảm, rung động của nó'.

Cho nên, nếu không nhìn về khía cạnh lớn nhất thời; ảnh hưởng trực tiếp, hiện ngay; chỉ muốn nhận diện vóc dáng đích thực khuôn-mặt-linh-hồn ẩn chìm của một tác giả, tôi nghĩ: 'không gì đến với họ, đi vào vũ trụ tâm hồn họ bằng tiếng nói linh hồn; tức, bằng cửa ngõ thi ca'.

Hơn nữa, nếu phân loại tác phẩm Thế Phong, người ta thấy số lượng thi phẩm cũng chiếm một phần đáng kể.


Khởi đầu 'Nếu anh có em là vợ', tới 'Đàn bà & Tổ quốc',  rồi 'Vương miên Mai A', 'Sai biệt', 'Cho thuê bản thân', 'Trước mắt nhìn thi sĩ'.  Và gần đây, 'Thơ làm lớn dậy con người'.  Điều đó chứng tỏ nồng độ đam mê nơi Thế Phong vẫn nghiêng lệch về thi ca -- vẫn là thơ-- hay, thơ vẫn là nguồn suối cuộn chảy, mãnh liệt, sôi réo trong tiềm thức Thế Phong.

Những người đọc báo ít biết thơ Thế Phong; phần, vì ông ít đăng báo, phần vì tiếng thơ thiếu quyến rũ, lôi cuốn của âm điệu, ngôn từ trong thơ ông lại không vụ ở sự chau chuốt, hào nhoáng, êm tai; chỉ chuyên chú tới ý tưởng, tới những suy tư, phơi bày những khao khát muốn thể hiện; những dằn vặt, ưu tư muốn giải tỏ thôi.  Chính sự khó khăn, khúc mắc này; đã khiến đám đông xa lánh; và, quay lưng lại trước những tiếng gào thét, những vấn đề thiết yếu của giá trị làm người.  Tôi cam chắc, với một độc giả ở mức trung bình; hoặc, quen coi thơ, để mong tìm thấy một phần nào kỷ niệm ái tình; một phần nào những cảm xúc yêu đương [của] họ trải qua; hoặc, đang khao khát thèm nếm, sẽ vô cùng thất vọng, khi đọc thơ Thế Phong.  Họ không thể hiểu nổi, cũng như không thể nào cảm nổi tác giả; với những câu thơ đại loại như:

chiếc xe đạp dưỡng bệnh về nằm yên một chỗ
để cùng chủ nó nghe cô gái 18 tuổi phê bình về thơ

hay:

bệnh lý hàng ngày nhiều hơn phép lạ
hiện tượng nào đưa đến cho tiếng thở dài chau mày suy tưởng

Dù cho muốn nói đến cái thân phận bi đát, cái sự ô uế, phân rác của xã hội đang khỏa lấp mặt nước trong suốt của cái tâm thánh thiện.  Với lối diễn tả [này], nhiều người cho là cầu kỳ, lập dị đó, cũng [làm] ngăn trở, cản chắn không ít những tâm hồn nhiệt thành muốn bước lại gần, soi dáng trong nguồn hứng thi ca nhà thơ này, cũng ngại ngần, định xét lại thái độ.

Chính Thế Phong cũng nhìn nhận điều đó; nhưng ông quan niệm: 'không còn cách diễn tả nào khác hơn trước một hiện tại bế tắc, đầy rẫy bất bình, nhàm chán tới độ muốn tự tử, muốn mửa, khạc nhổ vào cuộc đời điên loạn này'. 

 Giữa những bộ mặt son phấn, trơ trẽn, thi nhau sắm tuồng, đóng kịch không những với đám đông; còn đóng kịch phản bội chính lương tri của mình nữa.  Những khuôn mặt lợm lì chạy bám theo thị hiếu, thấp kém -- thay vì hướng dẫn, nâng cao trình độ thưởng ngoạn của đại chúng -- của những tên con buôn văn nghệ, những tên hoạt đầu văn hóa. Nên ông cố gắng giữ nguyên bản chất; cũng như cố thể hiện ý thức của người làm nghệ thuật, vạch một hướng đi, khai thông một lộ trình vào tương lai; bằng tất cả lòng thành khẩn, cuồng tín nơi việc làm:

nên tôi hiểu thơ văn triết lý của những thi sĩ làm lớn dậy con người
chủ nghĩa đi lên con người đàn bà đều ghét bỏ

Khi phẩm bình về tiếng thơ Thế Phong; có đôi người cho rằng: 'ông là thi sĩ phái hiện thực; hoặc, xã hội' ... Với tôi, đó là một việc làm hết sức gượng ép; một sự bắt chước thiếu cân nhắc, thận trọng.  Bởi xã hội Việt nam nói riêng; và, Đông phương nói chung; người ta phải nhìn nhận một đặc tính cố hữu, một truyền thống bất di bất dịch: tinh thần tổng hợp, không phân rẽ, không hệ thống, điều lệ gượng ép.  Thứ nữa, cụ thể hơn, lịch sử văn nghệ Việtnam chưa ghi nhận một khuôn phép, một hệ thống phân định rõ rệt nào của những người làm văn nghệ; để ta có thể ăn cứ vào đó, [để] khẳng định nhà thơ này thuộc phái này, nhà văn kia thuộc phái khác.  Tôi cho rằng đó cũng là một trong những yếu tố tạo cho nộ mặt văn chương đông phương thêm phong phú, thanh sắc.  Ngày xưa, chỉ có một Nguyễn xuân Sanh tính áp dụng một cách máy móc, rập khuôn theo thi phái Tượng trưng của Pháp; nhưng, đã thất bại đáng thương hại  -- cuối cùng, cũng chẳng đem lại gì cho vườn hoa văn nghệ chúng ta.  Sau nữa, ta cũng nên nhắc tới một Nguyễn Vỹ, vớiTao đàn Bạch nga; nhưng, nó chẳng ra phai gì cả, nó chỉ là một trò hề nhố nhăng, quy tụ một số đàn em ngâm vịnh, tâng bốc, công kênh lẫn nhau; cũng như để vị thủ lãnh dễ bề thỏa mãn tính háo danh, hảo ngọt thôi.  Thí dụ: muốn diễn tả nước mắt trên mi một người con gái, phái này dùng 2 tiếng 'mi sương'.

 Ở đây, tôi không muốn ép uổng tiếng thơ dũng mãnh, bạo cuồng của Thế Phong vào một khuôn khổ hữu hạn.  Vì không một khoảng trời nhỏ hẹp nào có thể dung chấp nổi tiếng thơ giàn trải đủ mọi chiều hướng của nhà thơ này.  Chính tâm hồn ông cũng đã là cả một vũ trụ náo hoạt; gồm chứa đủ mọi suy tư, mọi khía cạnh nghịch phản, nhận đón đủ mọi triều sóng tư tưởng cấp tiến âu tây, cộng chung với một vốn liếng to tát, gồm những kinh nghiệm bản thân mua bằng nước mắt, bằng trên 3 chục năm chinh chiến, bằng tủi nhục, ê chề, khốn khó; của một thân xác nhược tiểu điêu tàn :

Tôi lớn dậy mang đầy sương mù Việt bắc
quê hương tôi cây đứng thẳng nhiều hơn chông rừng
người tình đầu tiên bỏ tôi vào điểm giờ cách mạng 1945
núi rừng ơi nhớ mãi cũng bằng không
những cái mấp mô gô ghề, hình ảnh cuộc đời không mềm như thạch trắng ...

Ở cao độ đam mê,tiếng nói linh hồn thi nhân như bước chân cô độc dã thú đi giữa vùng biển cát.  Thi nhân kiên nhẫn, âm thầm trong niềm hiu quạnh băng giá ngạo mạn, tìm cho mình một ý nghĩa giữa cuộc sống phồn tạp, chênh vênh của tình người, củ cuộc đời, của hiện tại; với một ý thức khai thoát, phát huy một nhân bản mới không phải thứ nhân bản ngụy tạo, mặc khoác làm duyên. Cho nên trước bao nhiêu bội phản, thi nhân vẫn tìm về tình người; và, tin nơi tình người như một tín đồ tìm về ton giáo ngưỡng vọng:

Còn gì nữa đâu em?
Thành phố cũ đôi mắt mới nhìn tôi vẫn khác lạ với mọi người trong thành phố quen
...

Tình cảm vô cùng cần thiết như nhu cầu cơm áo
Không có em rồi anh mới thấy đời buồn nôn ...

Mỗi thi nhân, ngoài cái thế giới phức tạp của tâm hồn hiếu chân, hiếu thiện hay hiếu mỹ; họ thường phải gánh vác ít nhiều mặc cảm -- cái mặc cảm nhiều khi vô cùng phi lý, không giải thích nổi !  Thế Phong cũng không thoát khỏi định lệ khắc nghiệt đó, ngoài cái dĩ vãng ấu thơ vướng vít sương mù Việt bắc, cùng thảm trạng gia đình rách nát; nhà thơ này còn bị cái mặc cảm bị phản bội, bị ruồng rẫy, lãng quên, không những của người thân; còn của cả bạn hữu -- tôi không muốn nói tới những người từng chia sẻ với ông một điếu thuốc [lá], một nắm xôi, một vài đồng bạc; khiến ông nhiều khi trở nên hoài nghi, mất niềm tin trước tất cả mọi giá trị tinh thần, ông cũng trở nên ngờ vực chính sự có mặt + giá trị của con người mình:

Mỗi lần tôi muốn làm ngơ đôi mắt sáng
phản ứng tự động rằng mình thằng hèn nhát
không dám đứng trước gương nhìn khuôn mặt đáng yêu
ở đâu và chỗ nào sự tự khinh mình cũng trỗi dậy
nên tôi lại dán ngươi tròn nhìn đời thẳng tắp
cả đống rác cả ruồi muỗi từng đàn theo nhau ra ngoại ô ...

Từ mặc cảm [bị] dập vùi, phụ rẫy đó; thi nhân lao vào cuộc đời, với nồng độ  đam mê cùng độ, ông tỉm đến tình người; mặc dù biết rằng sự tự dâng hiến của mình sẽ chỉ được đền bù bằng những tẻ lạnh, những dập vùi xua đuổi.  Nhưng không còn cách nào khác hơn nữa; thà đón nhận những mũi dao đâm chém xuống triền tâm hồn tuyệt vọng , để còn nhìn thấy mình, còn thấy có một ràng buộc, có một sự nhìn vào, ngó tới để tự tạo một cõi trú tạm thời khoảnh khắc, giữa cái quen thuộc mòn nhẵn, không còn một ghi nhận sinh khí nào :

vẫn là khách quen chào hỏi nhau bằng mắt nhìn
vẫn bồi bàn nhẵn mặt thuộc lòng thức gì khách uống
nhạc thính phòng bao vây tâm hồn cô quạnh
nhìn quanh tôi bạn bè cũ bỏ thành phố xa rồi
trời mưa thu sương mù nào lũng bản xa xăm
tôi đứng dậy góp hình hài mình làm tĩnh vật

'góp hình hài mình làm tĩnh vật': nỗi cô đơn khủng khiếp tưởng chừng như đã kết thành khối; làm ta liên tưởng tới hình ảnh một hòn vọng phu, một thiếu phụ nằm sương; [người] chinh phụ ở đây là tình người, là một khung cảnh đới sống hạnh phúc no tròn giữa những người mang thân xác người+ tâm hồn người.  Nhưng ao ước bao giờ cũng chỉ là ao ước; và, khao khát chỉ là khao khát vô vọng thôi.  Người ta vẫn không ngớt nghe thấy những tiếng than dài, những réo gọi khan giọng trong tuyệt vọng, trong tiêu sơ thảm đạm của thi nhân.  Đau đớn; và, chua xót hơn nữa; khi nhà thơ phải đối diện với ý thức sáng suốt về sự bất lực trước một định mệnh khe khắt, một thân kiếp nhược tiểu tối tăm, bên những thương tích quê hương nghèo khổ, rỉ máu tương tranh.  Thi nhân không dừng được xót xa, ngậm ngùi; ông lên tiếng gióng lên những khúc bi cảnh nhược tiểu trường thiên trên sân khấu hài kịch xã hội đổ nát.  Ngày xưa, chúng ta đã hơn một lần xúc cảm trước tiếng than nức nở âm thầm, vang vọng của cả một thế hệ khốn đốn;  thi sĩ Vũ hoàng Chương đã ghi nhận; ' lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ'.  Thế hệ lạc lõng đó đã lùi dần vào quá khứ, cùng những đau thương của nó.  Sân khấu nhược tiểu Việtnam nhường lại cho thế hệ tiếp liên kế tục.  Họ sống, họ múa may, đi đứng trong một cảnh trạng mới, giai đoạn mới; với những vấn đề mới được đặt ra cho họ, nhưng vẫn cùng chung một không gian bi thương, tủi nhục, nhục hờn.  Là một trong những nạn nhân bất đắc dĩ của thế hệ hiện đại, của máu lửa hôm nay; thi nhân cũng phải thắc mắc, băn khoăn, tự hỏi:

tôi đã nhìn thấy gì ngoài những dây thép gai xoáy móc máu phun
tôi đã nhìn thấy gì người thị thành ra phố buồn giới nghiêm
tôi đã nhìn thấy gì người nhược tiểu dân tộc đều là công an
tôi đã nhìn thấy gì áo màu ka-ki trận nhiều hơn thác lũ
ở ngã tư thành phố hôm nay áo đen nhiều hơn áo màu sặc sỡ

Giữa cảnh huống bi đát, bi đát từ thân phận tới quê hương, tới tổ quốc; nhà thơ đã rơi vào mặc thức lưu đày, lìa xa sinh hoạt bình thường như muốn trốn chạy sự thật; trốn chạy những dằn vặt, những lo âu, tủi thẹn; như đa số những nhà thơ khác.  Nhưng ở Thế Phong, con đường giải thoát lại ngược hẳn.  Đó là thái độ phản kháng, phá phách.  Tính chất hiện sinh sôi động rạo rực trong tâm hồn thi nhân.  Ở Thế Phong, người ta không tìm thấy cái tính chất hiện sinh làm dáng, vay mượn, ngụy tạo.  Nếu dĩ vãng đủ để ta định giá cho hiện tại; thì, cuộc sống của ông thừa đủ, để bảo chứng cho tiếng thơ ông .   Một tiếng thơ chất chứa đấy khắc khoải ưu tư.  

Cũng bởi trung thành với sự thự,; dù sự thực phũ phàng, nhơ bẩn; cũng vì không muốn lừa đảo lương tri, phấn son thêu dệt, cho tấn kịch xã hội nát rữa; tiếng thơ Thế Phong nhiều khi trở nên sỗ sàng sống sượng, trần truồng:

Mày có biết mày tự do vào buồng ngủ mẹ tao bắt nạt
tình mẫu thân được san sẻ qua cái vòng tay của mày
sự khôn khéo lam gì có để cho mày lên mặt mô phạm

những câu thơ đại loại, người ta đã bắt gặp không ít; nhất là trong tập thơ 'Thơ làm lớn dậy con người'.  Tôi nghĩ bọn giả đạo đức; nếu đọc đoạn thơ trên, chắc không phải nhăn mặt chau mày, sẽ không ngớt lời lên án tác giả: 'kẻ phá hoại đạo đức luân thường, bằng những lời lẽ thô tục'..  Nhưng sự thực bao giờ cũng là sự thực.  Xã hội ta càng ngày càng đầy rẫy những thảm trạng xiêu đổ.  Trước những tấn hài kịch đầy nước mắt tiếp diễn không ngừng quanh ông; lòng tin nơi một đấng thiêng liêng, cứu rỗi cuộc sống đọa đày này, không hề thấy, dù phảng phất trong vũ trụ tâm hồn nhà thơ:

vì xã hội này nhiều ê chế nhục nhã
cho dẫu có lửa + nước
nhiều nhiều hơn hết thảy gột rửa biến tan
khởi thủy hình thành thiên nhiên
cái gì gọi là tạo hóa

hoặc:

ở đâu có ruồi là có thượng đế
ở đâu có thượng đế là thanh niên có lứa đôi

bị ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng của NIETZSCHE; không những ông chỉ chấp nhận sự khai tử thượng đế của NIETZSCHE, ông còn đem thượng đế ra mỉa mai, giễu cợt; ông ví thượng đế với đàn bà (câu trích dẫn trên )-- [ mà] là đàn bà thời đại, dưới mắt ông chỉ là:

Một chiếc mô-tô Huê kỳ đáng giá 7 chục ngàn
xe Hạc-lây lao vút trên đường không biết nói
xe đàn bà 2 xy-lanh biết nói chỉ để lao vút trên giường
2 thứ này được trao đổi như chuyện thần tiên

ý nghĩ này ở thi nhân không có nghĩa tuyệt đối.  Vì trong thơ ông, người ta vẫn tìm gặp được một vài khuôn dáng, một vài chân dung đông phương thuần hậu, khả ái; thỉnh thoảng lóe sáng trong tầm sâu vùng yên tĩnh tâm hồn.  Tôi muốn nói ở nhà thơ đập phá sỗ sàng này; vẫn còn một niềm tin ẩn, thu vén trong một vài khuôn trang Việtnam khả kính:

tôi đem theo hình ảnh mẹ tôi xưa
tóc đuôi gà khuôn trang đầy đặn, da trắng bong mầu trong suốt sương thu
miệng Nam-mô đi về phía Quan thánh Yên bái, từ 30 năm ngoài, để có tôi con cầu tự
tôi hành hương với niềm nhớ người ...

hoặc:

một bàn tay ngà ngọc cho anh buồn vui theo nét chữ
một lần nhìn âu yếm đủ cho anh tin cẩn cuộc đời
dù phải ghé vai lãnh đủ đời nằm gai nếm mật
thì ý nghĩ còn em có mặt làm anh vui lòng

Theo tôi, ở nhà thơ này; điểm nổi nhất : 'sắc diện khật khưỡng, đi từ cô đơn đến nổi 
loạn' :từ đời sống đến thi ca -- từ thi ca đến khát vọng cách mạng xã hội -- từ cách mạng xã hội tới luận lý nhân sinh -- ngay với những giọng thơ tình cảm yêu đương; người ta cùng soi thấy; hay, trực cảm một hệ thống luận lý ẩn lồng:

nội tâm anh náo động từ khi có em ở bên
sự quấy nghịch làm đời sống hàng ngày anh thôi buồn
để thấy mình trẻ lại con trai 18
soi gương trong đôi mắt em dòng nước biếc

hoặc:

em ơi tình duyên xưa bạc bẽo cũng hơn nhiều
chúng ta bỏ quá khứ vì chúng ta làm người tiến bộ

Hơn nữa, ta có thể khẳng định:

 với Thế Phong: 'thơ là sản phẩm của ý thức bị dằn vặt dồn nén cao độ, sức đối kháng quyết liệt trước xã hội ung nhọt, trước viễn tượng suy sụp, bật gốc những gốc rễ tinh thần của nếp truyền thống dân tộc, trước cường lực sung mãn văn minh vật chất ... -- ông ôm hoài bão làm mới xã hội, làm lớn dậy tâm hồn, phục vụ cho những giá trị tinh thần, tình cảm thiêng liêng đang bị dày xéo, xô đạp dưới những bước chân dập dồn, cuốn trôi của một hỗn trạng vong bản, nô lệ'.

Khát vọng cao xa đó, đã đưa tiếng thơ Thế Phong chạm kề triết lý  -- thế giới thi của ông không còn là thế giới của vần điệu âm vang ngọt ngào, quyến rũ hình ảnh đẹp, của tình yêu huy hoàng; như một Xuân Diệu; hay, bị gãy đổ bi thiết như một Nguyễn Bính xưa --  mỗi bài thơ của ông 'một bản cáo trạng, một tiểu luận luận lý, nên phần lớn thường khó hiểu; mặc dù, ông đã vận dụng tới ngôn ngữ dung dị, hầu làm sáng tư tưởng muốn diễn đạt; nhưng đôi khi  cũng không tránh khỏi sự tăm tối, bí hiểm; gây cho lớp độc giả rung bình, muốn tìm vào vũ trụ tâm hồn nhà thơ, gặp nhiều trở ngại, nhiều khó khăn, chán nản' :

ong bầu về đây  từ sáng sớm đầy vòi
đêm qua chú thắp đèn sáng chú học bài trong màn
chú nhăn mặt trước phút giây ong bầu gãy cánh
để nhăn nhó khi ngón tay bị thương, con ong đồng bạn trả thù
chú bảo nó sẽ chết vì nọc độc truyền sang máu
nên chú phải băn khăn tại sao nó đốt chú

từ đây, tôi nghĩ nếu ai kia nói rằng: 'thơ Thế Phong là thơ của người lớn, của những ai băn khăn muốn tìm một ý nghĩa cho cuộc đời bần cùng, hữu hạn này, không phải là lời nói vội':

xã hội nhược tiểu bi thảm chúng tôi
chức vụ gì cao hơn đỉnh chóp
tu sĩ còn là mật thám
thi nhân còn sản xuất phiếu đặt hàng, để
có xe hơi chạy nhanh hơn người đi bộ


                                                           ***

Như cánh chim lần đầu tiên tung chiếc thân vào vùng trời cao rộng, ôm nhiều khát vọng tràn đầy, trong tâm hồn trinh nguyên; bằng đôi cánh tự tin+ lòng thành khẩn, thiết tha tin vào thiên đường nhân bản.  Thế Phong đã lầm, đã thất vọng chua cay; ngay từ khởi điểm -- cánh chim đã nhiều lần rướm máu trước trăm muôn làn tên cung vút tới.  Nhưng thành khẩn với mình, thiết tha với đời, đắm đuối mê say trong cái bập bềnh chơi với của những ước vọng thầm kín, giữa một không gian tàn rữa; một tổ quốc chênh vênh khắc khoải, thi nhân dám nói lên thực trạng; và, kêu gọi ý thức chỗi dậy, vươn lên; của những kẻ còn quay lưng, ngoảnh mặt, của những kẻ đã tách rời+ bội phản quê hương, bội phản nòi giống:

ai từ bỏ đời sống căm hờn thiêu thân ngoài kia đó
dòng chữ nổi loạn dòng chữ giải độc
dòng chữ nào mang chính nghĩa
diễn biến sự thật 
thì không biết nói như thằng câm
mà lòng tràn đầy hy vọng âm thầm
ngày mai tương lai tổ quốc
tương lai đời sống cá nhân

dù muốn hay không, khuôn mặt linh hồn Thế Phong, soi qua thi ca của ông; cũng là khuôn dáng độc đáo, không ẩn lẫn, nhạt mờ; với tất cả những gì tạo nên khoảng trời Thế Phong-- và, chỉ của riêng Thế Phong mà thôi .  ./.

du tử lê
[ i.e. lê cự phách 1942- 2019  ]

                                          Thế Phong và phu nhân   ( in kèm bài)
                                                 (ảnh:  MD Nhị Khê / Singapore 12/ 2010)


nhà văn thế phong   
 (epaint by  phannguyenartist )     (in kèm bài)




                 trích từ   http:// phanguyenartist.blogspot.com/2016/08/the-phong.html

du tử lê [ i.e. lê cự phách 1942- 2019   ]
(ảnh: Internet)



------------------------ 

             related article:

               -  chân dung ảnh tác giả+ môt vài tác phẩm TP in ở Saigon trước 1975 
                                       + sau 1975+ hải ngoại



                                              thế phong  [i.e. đỗ mạnh tường 1932-   ]
                                                   (ảnh chụp ở Hà nội, thập niên 50 s )


thủ bút+ chữ ký của  đỗ mạnh tường
tiền thân nhà văn Thế Phong)
ở tuổi 18.

                                 --   viết tặng bạn học  Đoàn Hựu,  ở ký túc xá  trường trung học                         chuyên khoa  Phan đình Phùng, 40- 42 Duvillier  Hà nội. (nay phố Nguyễn thái Học)
          (ông Bùi quang Tời, hiệu trưởng, giáo sư dạy anh văn Bùi sĩ Đắc , quản lý ký túc xá)

                       -   khoảng thập niên 70 s, Đoàn Hựu, thiếu tá Không quân VNCH 
           ở Không đoàn 62/  Nha trang, tặng lại trung sĩ 1 Đỗ mạnh Tường,
                                biên tập viên nguyệt san Lý tưởng   ở Tân sơn nhất.
                                                                                                


                                                    chân dung ảnh tác giả Thế Phong qua nhiều phiên bản
                                           (ảnh: nguyễn  thi  bích nga. (  blogtiengviet.net)


                                                                          hồi ký ngoài văn chương/ thế phong
                            bìa: khánh trường/   nxb đồng văn+ văn nghệ phát hành/ california 1994)


thư viết ở saigon/ thế phong
trình bày bìa: TTBG/  văn uyển publishing company,  san jose/ usa 2000


tôi đi dân vệ mỹ / đinh bạch dân
(một bút danh khác của Thế Phong.)

                   -một số tác phẩm việt ngữ+ anh ngữ của Thế Phong trong thư viện 
                           Cornell University  Libraries/ Southeast Asia Catalog 

                 - kể cả  TÔI  ĐI DÂN VỆ MỸ ký ĐINH BẠCH DÂN cũng  được xếp chung 
                                                     vào tác giả THẾ PHONG


the ordeal of an american nurse/ the phong
    (translated by dam xuan can)

bản việt ngữ: tôi đi dân vệ mỹ/  ký bút danh đinh bạch dân
( đại nam văn hiến xuất bản cục, saigon 1967)


 'Thephong:; the writer, the work the life- autobiography
(dai nam van hien books, saigon 1968)


Thephong by thephong: the writer;the work, the life --  autobiography
được rao bán (USED) trên nhiều mạng tòan cầu: 
 amazon.com,  abebooks, rulon-miller books (ABBA)...worldcat;   v.v...


the summing up of ten years of writingthe phong

gọi là  USED BOOKS  in lại, được  
 Rulon-Miller Books (ABBA),  etc ... rao bán trên mạng toàn cầu.


" Book description : Dai Nam Van Hien Publishing House [1965], Saigon 1968. First edition /  English, 4to [4], 22 leaves; printed from typescript; very good in original wrappers.-- The Phong (b.1932) started writing in Hanoi in 1952 " in the first day of the Vietminh.  In 1953 he embarked on a career of journalism.  He moved to Saigon before the fall of Dien Bien Phu in 1954 where he wrote film review and othermaterial on a contractual basis.  He is the author of three novels (2 written in Hanoi and another in Saigon), and in September of 1954 he became a press officer of Minister of Information which brought him in contact with many important people in both the literary as well as the political scene.  "  --   US AIr Force, Southern Illinois, and Univ. of Washingtoin only in OCLC.    Bookseller Inventory # 34483.



the rubbish tip outside the city khu rác ngoại thành (bilingual)
(nxb thanh niên,tái bản -- hà nội  2006)

                                                 hà nội 40 năm xa/  thế phong
                                                ( tranh, nền bìa: họa sĩ nguyễn trung)
                                                                  ( nxb thanh niên hà nội,cấp phép tái bản, 2006)

người lính casablanc/ thế phong (tập truyện ngắn)
  (ảnh bìa: nguyễn mạnh đan)
(đại nam văn hiến xuất bản cục  xb trước 1975, ở saigon


nhận diện vóc dáng nguyễn đức quỳnh/  thế phong
(đại nam văn hiến tái bản, saigon  1942/ đường sáng phát hành 2000 cuốn  ở Saigon
- bản in đầu tiên in rô-nê-ô (không giấy phép xb) phổ biến hẹp 100 cuốn, phát hành
 tháng 5/ 1962. 


 --. nhật báo 'MỚI (ngày 18 / 3 / 1963), nhà báo Phan Nghị,' viết :

 " Cuốn 'Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh'
 [NDVDNĐQ] chỉ là một bản tháo in rô-nê-ô; như tất cả những cuốn tử trước tới nay, do Thế Phong tự xuất bản
   'dạy học đường đồng nào bỏ ra in sách hết'. Đọc NDVDNĐQ', người ta có cái khoái
là, ' biết được rất nhiều cái sự bí mật về nhòm Hàn Thuyên [tiền chiến] và tên trùm mật thám Cút-Xô [Cousseau], về ông Nguyễn đức Quỳnh; người khác mệnh danh là 'tay phù tnghệ'; và, nhiều thứ khác nữa -- nó là mối tương quan giữa ông Quỳnh và các tay tổ văn nghệ khác ở Saigon'.  Cuốn NDVDNĐQ chỉ in 100 số; nhiều bạn thi nhau đọc loạn cả lên."  


thế phong nhà văn tác phẩm cuộc đời
   (bìahọa sĩ nghiêu đề -- nxb đại ngã  tái bản, saigon 1970)


lược sử văn nghệ vn -- nhà văn tiền chiến/ thế phong
(bản in của nxb vàng son, saigon 1974)


lược sử văn nghệ vn/ nhà văn tiền chiến 1930- 1945/ thế phong
 (bản in ở hoa kỳ 1990/  publisher not identified)

các phiên bản
 lược sử văn nghệ việt nam 1900- 1956/nhà văn tiền chiến 1930- 1945/ thế phong
được rao bán used trên mạng WorldCat ở Hoa Kỳ

 www.worldcat.org/title/lc-s-van-nghe .../editions ?... 


nếu anh có em là vợ / thế phong
(bìa:trần nhật thu-- nxb văn học cấp phép tái bản, hà nội 1994
- ấn bản đầu tiên trong loại sách đại nam văn hiến,  phát hành năm 1959, ở saigon

nhật báo tiếng pháp duy nhất.ở thủ đô saigon -- Le Journal d' Extrême Orient, viết:

" Si vous m' avez four femme' tel est le titre évocateur d' un florilège
poétique en toute une soixante de poèmes dans lesquels le jeune
auteur se plait à traiter de thèmes fort varies: l' amour, la sottise et l' injustice
humaines etc ...  avec beaucoup de sensibilité, d' imagination et aussi avec finesse
spirituelle d' observation qui dénotent chez The Phong de louables efforts et une vaste
culture.  L'imagination est plus variée que dans des précédents ouvrages ptenant tour à tour
le ton d' une causerie et d' une confidence ... Les noms de Nietzsche, Stendhal, Maxime Gorki, 
ceux d'écrivains orientaux inspirent l' auteur qui témoigne de son humanisme et de sensibilite ..."

        (3 Décembre 1959
         Saigon, Sud Vietnam )


 TTKH NÀNG LÀ AI? / THẾ NHẬT
( nxb văn hóa-thông tin, hànội 1994 cấp phép, trần nhật thu ' thầu in ấn',
+ một công ty sách quận 11  phát hành 10 ngàn ấn bản 
-- sách ghi nơi trang lưu chiếu: 2000 cuốn)


trang 3 'TTKH. NÀNG LÀ AI?/  THẾ NHẬT 
(ấn bản đầu,  năm 1994)
(chữ ký 2 tác giả: Thế Phong+ Trần Nhật Thu)


ttkh nàng là ai? / thế nhật
( nxb văn hóa- thông tin, hànội cấp phép, 
 thế phong tu chỉnh + tái bản lần thứ 1 , năm 2000;--
in xong, bị cấm phát hành)

[]


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ