Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

bài liên quan tới hoàng vũ đông sơn: " tháng 2 buồn đọc lại lỗ tấn/ hoàng vũ đông sơn -- nguồn: t.van-net/

tháng 2 buồn đọc lại lỗ tấn : đỏng đảnh luận / hoàng vũ 
đông sơn
tháng 2 buồn đọc lại lỗ tấn
hoàng vũ đông sơn,
văn uyển xb,  usa 2002 

                                                    Tháng 2 buồn đọc lại Lỗ Tấn/ Hoàng Vũ Đông Sơn
                                                                        Văn Uyển xuất bản, San Jose 2002


                                                         " Lê Duyê n (phải) ngoài đời là nhân vật  trong truyện ĐỎNG ĐẢNH LUẬN'
                                                                                                    (ĐINH BẠCH DÂN  chú thích

(Nguồnhttp://thang-phai.blogspot.com)


đỏng đảnh luận
hoàng vũ đông sơn


Giả thiết thôi nhé,   gặp  người đẹp, duyên  mặn mà,  không  một chút đỏng đảnh , thì  quả phí phạm !!! –    Lính Không quân lực Việt Nam Cộng  Hòa xưa , có câu gạ  gẫm, ‘ Khó vừa phải nhưng đứng khó qúa /   Anh nhờ em một tí em ơi !’

         – còn chàng  văn sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn  lại  không  ‘ nhờ em một tí’,  mà  dụ  ‘ em xứng đáng là  nàng Đỏng đảnh; đệ Nhất, Nhị, Tam  đỏng đảnh toàn tập’ của đời anh, đó  em !!!-   anh sẽ cất cao giọng’  Đỏng đảnh tuyệt vời / Tuyệt vời Đỏng đảnh’ .
       –  sở di  HVĐS  viết  được  , từ gợi ý , nơi  cô cựu biên tập nxb văn nghệ tp hcm  :  cái Duyên  là mẹ đẻ văn chương /  tay  văn sĩ Phú lãng sa nói đấy !  .
không riêng HVĐS  mà thôi ,
cho tới một chàng văn sĩ khác, 
--mỗi lần , nàng  Bao Tự tân thời cười ,  khiến  chàng văn sĩ X…  tá hỏa  tam tinh : 
        ‘… ông ơi, tôi với ông tới quán cà-phê Văn nghệ cô Minh đi,  riêng tôi còn  được nhìn  nụ cười hoa nở cô biên tập tác phẩm ‘ Kòn trô ‘ tái bản ‘  !’ 
  –  năm 2000, chàng văn sĩ ra đi  mãi , vẫn chưa nhìn thấy nàng biên tập  ‘ cười một lần  với chàng  tác giả Kòn Trô ?’
– tôi kể lại 
   nàng ta im lặng, quay sang nói với bạn Nhi : ‘ hay là chúng ta sang ăn phở đà điểu mới mở ở đưởng Hai  bà Trưng đi…’
riêng tôi  suy nghĩ , ‘  chảng lẽ con đà điểu mỗi khi cuống sợ, hay chúc đầu vào  đống  cát !!! 

ĐINH BẠCH DÂN
SAIGON, JAN. 4, 2014. 


Thật lạ lùng, khi đàn anh tôi  cứ thích những sự đỏng đảnh,.   Ông là nhà soạn tự điển tầm cỡ và đã có nhiều bột bằng nhiều thứ tiếng có giá trị.  Chắc chắn ông phải hiểu hơn ai, cái ngữ nghĩa của sự đỏng đảnh mang một ý tưởng không hay ho gì.  Thế mà ông vẫn ‘ mết’ những dì, những mợ đỏng đảnh.  Sờ trán, thấy ông trán ông vẫn mát mẻ, khi đối luận vẫn ‘ anh hoa  phát tiết ra ngoài’ ào ào.  Tức là chẳng ‘ hâm‘ tí nào .  Vậy đâu là cớ sự ?
Nghĩ mãi chẳng ra, đành muối mặt đi hỏi các bậc sĩ nhân, quân tử rành về tâm lý của mấy  lão Ngoan Đồng.   Các đấng ấy đều’ chứng khẩu đồng từ‘  như các nhà đạo đức giả, đều khẳng định ban lời dạy dỗ.  rằng :
                                            No cơm ấm  cật đấy mà
                                           Già chơi trống bỏi đấy thôi
Tôi  không tiếp thu, không thu hoạch lời dạy dỗ ấy và phản bác lại :
‘ Kết luận về người ta thế là sai hoàn toàn, trong trường hợp này …’
‘ Sai ở chỗ nào ?
‘ Sai là không đúng’
‘ Tại sao không ?’
‘ Vì, một  là, đàn anh tôi cùng họ Nguyễn, nhưng không dây mơ rễ má gì với Uy Viễn tướng công, nên không có dư ‘ nhân dục‘ để chứa  một bầu ăm ắp.  Tuổi tác cũng chưa được 73 để vui vẻ trả lời đối tượng rằng ‘ Ngũ thập niên tiền nhị thập tam’ . Hai là, đàn anh tôi không phải loại thương luân bại lý , đi tán tỉnh loại choai choai chanh cốm con nhà lành, hay‘ Hồng Hồng Tuyết Tuyết‘ ở hang, ở động.   Ông ấy lại rất tôn kính những bậc mẹ thảo vợ hiền.  Chỉ muốn giao du văn nghệ với các  dì, các mợ sồn sồn, chồng bỏ, chồng chê, hoặc, nhún nhảy nhiều quá, nên gặp cảnh trái ngang, thành ra duyên phận long đong, không còn ra cái điển tích lý cố gì ‘.
‘ Giao du chay hay ngả mặn’
‘ Chay tịnh 100 %’
‘ Đã không ấm đầu, không chạm mạch, không ngu dốt, thế là tam không, thế là Tôn Ngộ Không chính  hiệu và là tổ sư Bổ đề của Cửu Đô Ni rồi.
‘ Chẳng phải là nhân y sĩ hay thú y sĩ, chưa khám , chưa xét, chưa hội chẩn, ông cũng chưa hề quen biết đàn anh tôi, sao  vội phán như Thánh vậy ?. Không sợ mù mồm hay tởn thọ à ?’
‘ Mù mồm ‘ thì có sợ.  Trong mồm có răng và có lưỡi.  Bị ghè gẫy răng, bị hớt mất lưỡi,  thì vêu vao liền một khi .  Nói chẳng đặng , nhá chẳng xong, thà chết sướng hơn.
‘ Còn tổn thọ ! Không sợ à ?’
‘ Không !  Bởi thọ yểu do số mệnh.  Bộ chết dễ lắm sao ? Đọc truyện kiếm hiệp của ông  Tàu Kim Dung, ông ấy diễn tả cái cảnh quấn hùng 36 bang 72 động ấm ớ hội tề bị vướng Sinh Tử Phù, nên sống dở chết dở.  Bang chúa, Động chủ gì gì đi nữa thì cũng hèn, phải chịu sự sai khiến.  Đố anh nào dám ho he lên án ác ôn côn đồ của Thiên Sơn Đồng Mỗ,  cung chủ Linh Cứu Thung.  Đến  hạn  đến ký là cung cúc tận tụy, phần đưa cỗ biếu, tỏ dạ trung thành, để mong được gỡ’ Phù’.  Cứ’ gỡ’ được ra cái nhẹ, lại’ cấy’ vào cái nặng hơn.  Chả có anh nào thoát khỏi móng vuốt.  Thế mới gọi là Sinh Tử Phù của người Đẹp Đồng Mụ mụ chứ .’
‘ Ơ kìa, tôi thô lậu quả văn mới phải đến ăm mày ông tí hiểu biết chuyện đời.  Ông lại phán toàn chuyện ruồi bu, chuyện các anh bị cấy Sinh Tử Phù là phịa, là hư cấu của nhà văn Kim Dung.  Ông ấy lộng bút hí hước cái cảnh tham thì thâm của người  Tàu xa xưa.  Ờ’ Đại Việt ta vốn xưng Văn hiến đã lâu’, luận về sự sống chết, đức  Sào Nam Phan bội Châu có 2 bài thất ngôn bát cú.  Ông quên thật hay giả vờ quên ?  Những lời dài dòng văn tự, ông phát ra, chẳng ăn nhập gì đến chuyện tôi hỏi  về đỏng đảnh. Tôi nhắc lại, ông cho tôi biết từ thực chất đến tinh thần của cái sự đỏng đảnh’.
‘ Kể cũng khó, tán phó mát xong rồi, là lời nói gió bay đi, thì ai cũng nói thả dàn được.  Còn dây dưa đến văn tự, thì rằng hổ lốn, hố nặng đấy .’
‘ Tôi cứ nghĩ ông đã dày phong độ từ khi sử dụng Viagra, đã là Tôn Ngộ Có.  Ai ngờ vẫn’ chưa lên đã xuống’.  Tội nghiệp cái khoản phản ứng ngược.  Nghe anh em đàm tiếu mãi, tôi cứ không tin’.
‘ Đồ đểu giả !’
‘ Cám ơn ông quá khen. Đểu là đểu. Có đểu là  đểu thật. Đểu mà được tôn  lên hàng giả, như đạo-đức-giả, tác-giả, ký-giả, học-giả, nhân-giả, trí-giả… nghe  nó nghịch lý sao ấy. Cứ như là Nghè Phú Thị vịnh Sở Khanh ;‘ Làng nho người cũng coi ra vẻ / Bợm xỏ ai ngờ mắc phải tay’.  Tam  nguyện Yên Đổ đã khen ‘ Rằng hay thì thật là hay / Nho đối vớ xỏ, lão này không ưng ‘.
‘ Hợm hĩnh’
‘ Ai hợm hĩnh? Ông dám mắng 2 vị đại gia Chu Nguyễn hay mắng tôi ?’
‘ mắng ông đấy’.
Mắng tôi ? To gan ! So sánh bao giờ chả khập khiễng. Cả ông và tôi đều không đáng mặt xách dép cho 2 bậc danh nhân ấy.  tại ông đưa vấn đề đi quá xa, có thể nói là trật đường rầy, nên tôi bỡn ông  tí chút cho vui .’
‘  Cái sự đỏng đảnh của đàn bà , con gái, nhìn ở góc cạnh nào cũng thấy chương chướng làm sao ấy .  Biết nói thế nào đây ?  Vả lại, tôi cũng không quen biết ai là chuyên gia cỡ đốc- tưa  Freud, để hỏi han cho ra nhẽ khi họ nhìn hiện trạng đỏng đảnh qua cái
‘ miệng trời ơi‘ để phân qua, tích lại .’
‘ Tôi nghĩ, mình là con Rồng, cháu Tiên, cao quí tuyệt mức, ngay từ khi mới lọt lòng mẹ đã  hơn cả nhân loại rồi.  Dù có bỡn cợt cái lô-gô thương- hiệu- bảng của nhà bảo ‘ Con Rồng’, cũng vẫn tỏ ra có gốc gác, có phong thái của thư, của hùng hẳn hoi :’ Con Tiên cháu Rồng lộn xuống cõi trần sung sướng nhỉ  / Mộng Hùng thư rắn sai đâu ông tạo đỡ đầu cho’.
‘ Hỗn xược ! Báng bổ tiên tổ như thế à ?’
‘ Đại gia lấy Quốc-văn-giáo-khoa- ra hù rồi . Cấu đối trên lấy ở’ Chơi chữ’ trang 94, nhà -học-thật Lãng Nhân ghi rõ là của ông Trần  Bình[ tri phủ  Trần tán Bình]. Tôi thuật nhi bất tác ma !  Với lại, tôi tự biết mình dốt nát đệ nhất  hạng.  Phạm trù triết học hay’ chiết lý’ là để bắt bẻ nhau.  Tôi là  người ngoại đạo, nên mù mịt tăm cái khoản phân-tâm-học soi rọi đến chân tơ kẽ tóc từng người, nhất là  tâm-sinh-lý các bậc nữ lưu của từng thời kỳ, thời điểm.  Tôi sợ nhiễm’ Dịch hạch’ vướng’ Buồn nôn’quá chừng chừng rồi ! .
‘ Đã sợ nhiễm, sợ vướng, hãi lây mà còn ham. Này ! Cái khoản’ ấy‘ thì cổ kim Đông Tây như nhau.  Có thể thôi  mà cũng không  biết.  Trạng thái tinh thần của ông bây giờ’ giang hồ bạn lữ câu tam hợp’ gọi  là  cà-chớn chống xâm lăng, nghe chưa ?’
‘ Nghe thế đếch  nào được, ông vòng vo tam quốc. càng nói, ông càng lộ ra là người thiếu tự-ái quốc gia, thiếu tự-tôn dân tộc ?’
‘ Làm gì mà nâng cao quan điểm để đội cho nhau cái mũ lớn quá vậy ? Cái gì quốc gia dân tộc cứ nhắng cả lên như thế ?  Tôi có Thần thánh hai vai, là vì hoàn cảnh, cho yên cái thân để vi vu chút đỉnh.  Đừng lên án nhau chứ ‘,
‘ Ủa! Tôi đâu có khảo mà ông xưng. Tôi nghĩ rằng mỗi dân tộc đều có linh hồn riêng. Ta phải khác với Tây, Tàu, Nhật Mỹ …’
‘ Không khác đâu, vì cũng là con người cả  Đã là con người thì hỉ nộ ái lạc lục dục đểu như nhau.  Rồi sự giao  lưu văn hóa ảnh hưởng hỗ tương, học được cái hay thì ít, tiêm nhiễm những cái dởm , cái dở thì nhiều.’
‘ Cho thí dụ  cụ thể đi !’
‘ Đơn cử.  Đàn bà Việt nam lấy Tàu thì gọi là thím Khách, lấy tây gọi là me Tây, tấn phát lên có cả ‘ Kỹ nghệ lấy Tây‘ như nhà văn Vũ trọng Phụng đã viết.  Thiếu gì những bà Phó Đoan và hẳn nhiên có nhiều cô Tư Hồng ‘ trăm năm đánh giá của bà to’.  Bây giờ thì lấy… đủ thứ.  Cứ làm như đàn ông con trai nước Nam ta là Tôn Ngộ Không cả đám ấy thôi.  Rồi cái ăn mặc nhí nhố, nghĩ mà đau !’
‘ Như vậy là tân nhật tân.  Cái thời vì cơ hàn thiết thân  phải làm thím, làm me độ nhật đã cáo chung.  Nay thì đã khác rồi.  Những bà Phó Đoan, những cô Tư Hồng nguyên tử đầy phong độ thím thím, me me, toe toét hét vào mặt  chúng ta mà vẫn có kẻ vỗ tay bồm bộp lấy làm khoái chí.  Tôn-Ngộ-Không-Tiền tức khí ả ?’
‘ Đấy là thiểu số rác rưởi.  Quốc dân đồng bào đều tởm lợm.  Đó là sự thực .’
‘ Có liên quan gì đến đỏng đảnh đâu ?’
‘ Tất nhiên là không’
‘ Thế sao đưa chuyện bá láp ra bàn ?’
– Để đối chứng’
‘ Nghe nói có mùi bia hơi.  Vậy chứng đâu ?’
‘ Quốc sử ghi: liệt nữ Triệu thị Trinh tuyên bố
    Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sống dữ, chém cá Kình ở bể Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu còng lưng để làm tì thiếp người ta ‘.
Đó là sự đỏng đảnh cao cấp, đỏng đảnh siêu hạng.  Dưới mắt anh thư họ Triệu, đàn ông con trai Việt nam ta ngày đó, bất quá đến như Thi Sách là cùng.  Ở dạng như  ‘ bà cô Triệu thị Trinh’ đúng lá đỏng đảnh đệ nhất tuyệt.
‘ Hồi Tây xâm lăng co người đẹp hay chữ là cô Miên đỏng đảnh, cô không thèm lấy chồng, vì toàn gặp đồ gàn, đồ tồi, đồ tể.  Cô ta ra một vế xuất, thách đối để kén trượng phu :
Cô Miên ngủ một mình
mãi sau mới có ông cai tổng Thịnh,, cỏn  gọi là Cai Vàng đi qua, đối :
Tổng Thịnh tóm nhiều đứa
đến lúc ông Cai Vàng tuẫn nạn, vỉ trúng đạn khi giao tranh với giặc Pháp, cô Miên đỏng đảnh ấy, tức đệ tam phu nhân của nhà ái quốc, khóc chồng bằng đôi câu đối ;
. Chị thưa chị, một tiếng đùng, kiếp phù sinh ông lớn đã xong rồi, trị mà chi, loạn mà chi, ngơ ngẩn sống thừa em với chị.
      ‘ Con ơi con, ba đời dõi, gương thế phiệt chúng bay coi lấy đó, vinh là thế, nhục là thế, ngậm ngùi chết điếng mẹ cùng con ‘
Học giả Lãng  Nhân phê : ‘ hạ đến chữ chúng bay thì rõ  là giọng bà Tướng’. Khỏi bàn cãi thêm, theo tôi, thì đó là đỏng đảnh đệ nhị tuyệt.
    ‘ Thế còn đệ tam tuyệt ?’
‘ Đệ tam tuyệt  là Hồ xuân Hương.  Cũng chẳng ai nắm rõ được căn cước của ông hay bà Hồ xuân Hương. Chỉ toàn là sơ yếu lý lịch, người nọ trích ngang của người kia,  viết sách, viết bài, vàng đọc càng thấy khó thuyết phục.  Người thì cho là Hồ xuân Hương xấu như ma, người lại cho Hồ xuân Hương đẹp như hoa.  Trong tác phẩm Hồ xuân Hương- Nàng là ai ?, ông nghè Phạm, húy Trọng Chánh, việt kiều Mỹ – ở  mục Thời sự văn nghệ báo ‘Khởi hành ‘ in  ở Huê Kỳ, số 45, tháng 7/ 2000  có lời ghi nhận :
‘ Tiến sĩ ? Phạm trọng Chánh bác bỏ toàn bộ các sai lầm về Hồ xuân Hương trong suốt thế kỷ qua …’
báo còn ghi rõ :
‘ … anh tuyên bố’ Hồ xuân Hương là một giai nhân tuyệt , một hoa khôi thủ đô Thăng long…’ – chứ không xấu như trái mít + uẩn ức tình dục như  người ta bôi nhọ’
‘ Nàng là  Ai ? cái tựa sách nghe quen quen ?’
  ‘ TTKH- nàng là  Ai ? * chứ gì ?’
‘ Đúng rồi!  Nhưng có gì ăn nhậu gì đến điều chúng ta bàn ở đây ?’
‘ Có chứ ! Đó là sự đẹp, xấu  +  uẩn ức tình dục’
‘ Nói đi’.
—-
TTKH- nàng là Ai ? / Thế Nhật [Thế Phong]
(Bt) 
‘ Tôi nghĩ Hồ xuân Hương là đàn ông.  Một anh đàn ông rắn mắt nào đó, nhưng lại rét không dám minh danh, kể cả lúc hứng khởi tự-trào phúng-thế, nên, lấy bút hiệu như rứa- để mập mập, mờ mờ xỏ xiên cho đã- vì, các cụ xưa đâu có chấp nhất với đàn bà con trẻ- mặc dầu  ả Hồ xuân Hương thiếu hẳn chữ  thị , là đặc trưng của nữ giới.  Thấy kiểu cách đó , nhiều anh mần theo.  Rồi Hồ xuân Hương có gia phả hệ đàng hoàng mới khiếp chứ !’
‘ Thì ít ra cũng có lối thơ Hồ xuân Hương của cái ngày xa xưa ấy.  bây giờ là lối thơ  But Tre:  Anh đi công tác Pơ-lây …, Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra .  Sự ăn theo  cũng có dụng công, tư duy tốn kém cà-phê, thuốc lá đấy, bù lại , đươc ít thắng lợi tinh thần, cỡ Chí Phèo : không phạm pháp nghiêm trọng để bị truy tố  dâm đãng ..’
‘ Có vi phạm luân lý đạo đức chứ .’
‘ Ngay cả ông Bút Tre đang sống sờ sờ cũng chẳng kiện được củ khoai nào mà !’
‘ Đỏng đảnh luận đệ tam tuyệt như ông nói  là ở điển tích lý cố nào ?’
‘ lại còn phải hỏi ? Những yếu tố tự tại của Hồ xuân Hương đã là một đề tài nhất trí , và, người ta đã phân loại, qua các bài thơ có thư danh Hồ xuân Hương, như sau :
loại tình tự: than thân,tự tình, cảnh chồng chung, khóc ông phủ Vĩnh tường, khóc ông Tổng Cóc
loại xã hội :  mắng bọn đồ tồi,  giễu bọn đồ dốt, lỡm ông Cử Võ, diễu Sư nữ  không chồng mà chửa…
+ loại hoạt cảnh :  đánh đu, tát nước,  đánh cờ người, thiếu nữ ngủ ngày …
loại tĩnh vật :  bánh trôi,  quả mít …
loại phong cảnh : đèo ba Dội, hang Cắc cớ …
‘ Làm gì mà kê ra cả đống như lên lớp giảng dạy thế ?’
‘ Ấy là tại ông, bảo :’ ...lại ăn mày tí  hiểu biết’, nên, tôi ‘ bố thí vài tí’ để ông hiểu thế  nào là’ ý tại ngôn ngoại‘, là’ thi trung hữu họa‘, là’ vô trung sinh hữu‘ trong thơ Hồ xuân Hương.  tất cả đều  là hoạt cảnh rất sinh động, đều dẫn đến nhân-hóa, trí-hóa; khiến xưa thì công kích, chê bai, kết tội; nay, thì bênh vực, thêm thắt , ngợi khen …’
‘ Cái nay mà ông nói đây có hàm ý ngậm nghĩa là  hơn xưa, có phải không ?
‘ Phải!’
‘ Hơn ở khoản nào ?’
‘ Ở khoản Hồ xuân Hương hơn, chứ còn gì nữa ?’
‘ Có mà loạn!  Hồ xuân Hương   thời nguyên tử à ?’
-‘ Đúng vậy, trai thời loạn, gái thời bình.  Mà nước ta thì loạn nhiều hơn bình, nên, đàn bà , con gái trên’ cơ’ đàn ông, con trai nhiều đẳng cấp’. Những thằng cu sau khi cởi áo lính ra, ít ‘ ngoi’ lên được  Còn nhưng cái tí  cư tuần tự nhi tiến !’
‘ Vì thế, nên mới có nhiều đồ dốt, đồ tồi, lắm  quan phủ Vĩnh tường,  ông Tổng Cóc.   Nếu không’ non’ vật chất thì cũng’ yểu’ tinh thầm đã tạo sinh môi cho những Hồ xuân Hương thời nguyên tử xuất hiện khắp chợ, cùng quê .’
‘ Tiếp thu được rồi đấy !.  Khá khen là  thông minh, nhưng chậm hiểu!’
‘ Chấp nhận thôi! Thưa thầy, ‘một vạn không bằng kém bạn một ly’. Tôi đã phải gọi ông bằng thầy mà. Vậy thì, còn thắc mắc gì nữa ?’
‘ Thầy gì ? Lại đểu nữa  rồi !’.
‘ Thì thầy vừa tôn vinh tôi lên hàng đểu giả, tôi tâm phục, khẩu phục.  Bộ nói rồi thì lời đi, sao ?  Bộ đang là cậu ấm lại biến thành cô chiêu, đã đổi ‘ tính’ để đỏng đảnh rồi à ?’
‘ Bậy nào ! Đỏng đảnh là  trạng thái tâm-sinh-lý bất ổn của đàn bà con gái thành công trong học vấn, có kiến thức, có phong độ để chiếm lĩnh  ngôi vị trong mọi sinh hoạt xã hội.  Họ nhìn quanh mình toàn thấy một lũ dốt nát , ngô ngọng, tồi tệ, nếu không sù sì như tổng Cóc, cũng lẩm cẩm cỡ phủ Vĩnh tường- nên, các ‘ đàn chị ‘ từ coi thường đến coi khinh các bạn trai, người tình, hoặc giả, kể cả đấng lang quân cơ hữu cũng đều không xứng đáng là trượng phu hay phu tướng trong mong muốn.  Ông thấy đó,  từ ngày đất nước thanh bình, thì ‘ ít thấy’ các vụ bỏ vợ, chê  vợ, mà’ nhiều thấy’ các cụ chê chồng, bỏ chồng .’
‘ Vu khoát ! Còn có vài cái răng để nhá được miếng nào hay miếng nấy, trước khi …’
‘ Thì có mù có điếc đâu, cứ tối tối coi tivi cả 4 kênh Sài gòn và Hà nội, mục’ Bạn cần biết’, nếu thấy ‘Vê thành hình’ tìm người lạc, thì toàn  là đàn ông , con trai lìa nhà bỏ cửa, đi giang hồ vặt, toàn là  lũ bệnh tâm thần hết xài !  Còn như việc đến hỏi hồi cơm không lành canh chẳng ngọt mà có:
                                           Lẳng lơ chết cũng ra ma,  
                                          Chính chuyên thì cũng đưa ra ngoài đồng
                                          Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn
                                          Chính chuyên ai có sơn son mà thờ
thì lời nhắn gửi tốn kém ấy , được xướng ngôn viên đọc rõ ràng, rành mạch đến vô cùng thê thiết :
‘ Em  đâu thì v, con đau m nh.  Mi li lm anh coi như pha.
đôi khi có cả lời :
‘ Em v đi. Môi li lm anh do anh gây ra .. Hãy tha th cho anh.  Ai biết ..  đâu xin báo tin v đa ch…  Đơn vô cùng và hu t tht xng !!!
‘ Ông lại vơ đũa cả nắm , dẫn đến quá khích rồi đấy.  Nhiều’ đàn chị’  duyên phận long đong, ái tình trắc trở khiến cho bực bõ, nên thiếu hạnh phúc… Ông lại nhìn vấn đề như người xưa tửng lên án Hồ xuân Hương, ở mỗi chữ, mỗi câu thơ rồi kết tội là đầy ắp dục tính.  Đúng ông là cũng mắc bệnh nhân-hóa hơi nhiều, trí-hóa quá mức !!!’
‘ Dốt đến thế là cùng ! Tứ đại khổ đau của kiếp người là sinh, bệnh, lão tử.  Nhưng đã là người trường thành đang khỏe mạnh thì căn bản cuộc sống là tứ khoái.  Để thiếu hụt hay ứ đọng là mất quân bình.  Đời sẽ kém vui . mà không vui là buồn. Còn dạng nữa là thiì cứ cợt nhả, coi cuộc đời như’ pha’ ,nên đi, đứng, nói năng ra vẻ Hồ xuân Hương lắm lắm !!!’
‘ Ông là người của phong trào à ?’
‘ Phong trào gì ?’
‘  Đánh bóng Hồ xuân Hương.’
‘ Ông cho tôi khen ‘ phò mã tốt áo’ à ?  mà có y đồ đó cũng tự thấy kém cỏi về thế giá với đại gia Hoàng xuân Hãn và, hiện bây giờ là tiến sĩ ?  Phạm trọng Chánh hải ngoại ?’
‘ Thế’ Chuyn thường ngày  huyn‘, ông có bổ dọc, trích ngang ra để dẫn chứng, được không ?’
‘ Được!  Cho ông chứng cứ cụ thể, để mở rộng tầm mắt nhé:
‘  Mt ngày  cui tháng 7  năm 2000, anh em tôi ‘ có bn phn đưa mcô bn Dalat đến cái  bán dng c hi ha đ mua sơn, du, c… v.. Cô ha sĩ (?) bán hàng t ra rt chu chơi, trong nhng li đi đáp và màu sc và cht lượng cùng chng loi các mt hàng.  nhân th  cô cho biết cũng là  dân gc Cao nguyên  Lâm viên và tên cô  là Đào, nên, anh tôi nga mm hi’ Thế, cô là Bích  đào hay Hng đào ?’ Ch Đào trc lóc thôi à ? Người lâm viên tr li tnh bơ‘ Đào lông’ .
‘ Có thật không ?’
‘ Nht kiến vi sư , làm sao tôi biết được là thật hay giả ? Vả lại, giữa chợ người với biết bao vật cụ che chắn, có là Thánh như ông mới biết rõ được .’
‘ Thế thì đến có là‘ Ba giai tú xut’ cũng ngọng thôi !
‘ Còn chứng cứ thứ nhì ?’
‘ Xin thưa: Cũng liên quan đến chuyện Dalat:
‘ Ch là có người b bên kia Cù lao Ph nh mua giùm my s báo cũ, có bài viết v tác gi Kòn Trô * .  Mt bui  tri nng nóng đu ca tháng 8/ 2000, mi đn cng tòa son, thì anh em tôi gp mt cô nhà văn ** thi danh cưỡi xe Angel ra. Đng li nói chuyn nng mưa, tri, trăng. mây, nước, ri đến xe c tt, xu.  Tôi có than vi cô rng: mình nhà quê , là my tun l trướ chơi trên Dalat, đã được bit phái cái xe [gn máy ] Angel  í sì, có  đ-ma-rưa, mà dt quá, c hì hc đp máy. N sĩ dy :’ Ca bn  ti  người. Nên đp máy đ đ hao bình. Nếu sáng sáng  mà xe được đp n máy vài tí, xe s ngon lành c ngày.  ‘ Người cùng đi vi tôi không  hiu là cc-c, hay v vt, kiu c cHng, nghe đp máy c tưởng b là đp mái, qua ging phát âm ca cô văn sĩ rt ni tiếng , coi chuyn   y như không, nên hi cho ra nh‘ Có nói là đp máy hay đp mái,  i dài hay i ng?’  Cô đáp:’ nếu cng gân, cng cánh, thì đp mái đp  mái càng tt ch sao ?’ 
—-
* văn sĩ  Lý văn Sâm [ 1921- 2000]
** n văn sĩ  X… [ sinh 1963 –     ] rt ni danh, coi chuyn’ sếch’ như  ăn  sáng, trưa, ti v.v..  Mt  ln, ra công tác  Hà ni , cô gp mt thanh niên Hà thành bô trai, khe, gân ct cng cáp, cô cho th sc  tp-l.  Xong, cô phán’ hèn gì mà thng ch ,chng em   ch gii cm máy bm hình, mà , khon kia‘ chưa lên đã xung, xe tăng chm  vào thành, bng im bt, vì tut xích trước cng …’   
(Bt chú thích). 

 Tuyệt vời trên cả tuyệt vời !’
‘ Ông khen người hay lời nói ?’
‘  Cả hai đỏng đảnh tuyệt vời, tuyệt vời đỏng đảnh.   Thảo nào, đàn anh ở xa thích đỏng đảnh  của ông thích đỏng đảnh là phải.  Bao giờ ông ta từ Houston về, giới thiệu cho tôi làm quen kết giao nhé.’
‘ Dễ ợt ! khỏe  re như vác đạn í mà !~’
‘  Nếu viết thành bài, thi ông đặt tự gì?’
‘ Đng-đnh-lun chẳng hạn , cho  có vẻ có trí tuệ.’
‘ Còn có thể đặt tự khác, được không ?’
Có, để đền ơn đáp nghĩa, thì đặt là Đng-đnh-đ-tam tuyt.  Thức ra, có Đỏng-đảnh- tam-tuyệt có vẻ văn học, lại thiếu cả văn, thơ minh họa cho từng bối cảnh đỏng đảnh, khiến cho con người đỏng  đảnh.  Chuyện ruồi bu thôi.  Nói  và viết để giải tỏa cho đỡ buồn là mục đích’.
‘ Cả hai cái tên đều được đấy ! Chuyện ruồi bu  về đỏng đảnh mà chúng ta bàn ở đây, chính tôi và ông cũng đỏng đảnh rồi !’
‘ Khiêm cung là đức của người được giáo dục tốt.  Cũng nên tùy  người tùy việc.   Đừng có khiêm  cung quá để bị lấn lướt ‘.
‘ Xin bái lĩnh tôn ý’.
***
Xét cho cùng, thì đàn bà, con gái Việt nam  càng về sau này càng học giỏi và có nhiều tài năng hơn các cụ bà xưa.  Họ được đi đây đi đó, năm châu, bốn biển, không phải như bà Ngô chi Lan xưa, quanh quẩn ờ xó vườn, chỉ nhìn trời xanh qua mái lá để vịnh  bốn mùa, bà huyện Thanh Quan chỉ thấy cảnh Thăng long thành thay ngôi, đổi chủ và dọc đường qua đèo Ngang, vao kinh đô Phú xuân.   Nghênh ngang cỡ bà(?) Hồ xuân Hương, cừ ấm a ấm ức tuôn ra trùng trùng những lời hàm ý , ngậm nghĩa, bỉ thử đời sống xã hội quanh  vùng châu thổ sông Hồng, xa nhất mới  là đèo Ba Đi  xứ Thanh.  Tục ngữ dậy’ đi một ngày đàng học một sàng khôn.  Phụ nữ nước ta ngày nay đi nhiều khôn lắm, nên chẳng dại nữa, bắt chước bà Ba của ông Cai Vàng cho tốn nước mắt hay khổ tâm, như các cụ bà Nguyễn thượng Hiền, Phan bội Châu … Vì :
                                         Ba đng mt m đàn ông
                                         Bà b vào lng cho kiến nó tha 
                                         Ba trăm mt v đàn bà 
                                         Rước v phi tri chiếu hoa cho ngi.
Như vậy, từ xưa , đàn bà Việt nam đã có giá trị gấp trăm lần đàn ông, vậy mà, vẫn có  vụ đòi binh đẳng, bình quyền.  Muốn’ bình’ bằng bá Trời à ?’
‘ Đừng nóng chứ .  Có bậc nho giả, nho gia đã lý thú tả cảnh đám cưới, trị giá cô dâu gấp ngàn lần  bằng vàng cơ ;
                                        Thiên kim mãi đc tam phân nhc
                                         Lưỡng tính nghinh hi bt b mao 
‘ Đàn bà  cao giá như thế, tại sao vẫn có người phải làm lẽ, làm thiếp, làm nàng hầu.  Đàn ông cả đống’ ba đng mt m‘, chã nhẽ, chẳng ai nào nhoi lên được để lọt vào mắt xanh những cô Miên ?  Bộ cả nước ta có mỗi ông tổng Thịnh có cái cho cô Miên cần ? Phi lý ?’
‘ Phải nói là ‘phi-lý-toàn-tp‘ mới đúng’.
‘ Thê thảm đần vậy sao ?’
‘ Thê thảm quá đi  ấy chứ.  To như ông trời, cao như ông trời, mà’ mưa không ướt đất’ coi ?  Loạn là cái chắc ! Điền thổ càng phì nhiêu càng cần cái khoản’ cp thi vũ’ để mơn mởn xanh cây tốt lá !’
‘ Theo tác giả ‘ Hồ xuân Hương  – nàng là  Ai ?’ , thì, bà[ Hồ xuân Hương] đẹp như hoa, ngàn vàng khôn chuốc ! Mãi đc là phải thiên kim’ chưa chắc đã được.  Thêm tài năng thi phú trùm trời, cớ gì phài làm vợ lẽ , hết quan phũ Vĩnh tường, lại xuống  cuốn giá, làm vợ nhỏ viên tổng Cóc ?’
‘ Thế mới có vấn đề tồn nghi ‘ Hồ xuân Hương là nhân vật hư ảo, mãi mãi’ văn kỳ thanh bt kiến kỳ hình’, xấp xỉ với không có thật người Hồ xuân Hương bằng xương, bằng thịt.  Vấn đề chúng ta lạm bàn  ở đây là những bà, những cô Hồ xuân Hương nguyên tử tài  giỏi, chịu chơi cùng mình !’
‘ Luận tới bến à? Ngon !’
‘ Sẽ có nhiều Hồ xuân Hương  thời nguyên tử.  Chỉ nguyên tử Hồ xuân Hương là tuyệt vời thôi !’
‘ Tại sao vậy ?’
‘ Vì Hồ xuân  Hương của  thời nguyên tử có xấu như ma sẽ  đẹp như hoa, với khoa chỉnh hình, đổi trắng, thay đen ngày nay.  Nếu gồ ghề quá hay lồi lõm nhiều, thì bào, thì đắp, lủng lỗ hay thiếu hụt thí vá cấy, trồng thêm.  Ngay cả vóc dáng ‘ thon thon hình vại, thoai thoải hình lu ‘ , đầy mỡ màng, phi nhiêu, thì cũng đã có phương pháp làm cho thon thả, eo óc, co quắp đàng hoang, với thuốc xoa, thuốc  bóp , cùng máy dụng cụ ở các
‘ center, shop’ đầy ra đấy ! Tha hồ mà đỏng đảnh !’
‘ Ngôn như ông về Đng-Đnh-Tam-Tuyt thì Đng-Đnh-Nht-Tuyt ở dạng bà Triệu là tuyệt chủng, tuyệt bản, rồi sao ?’
‘ Hiển nhiên là như thế rồi .  xã hội văn minh, mọi nhu cầu đều được cung đốn.  Có  điên rồ mới không thụ hưởng để  hưởng’ thng-khóai-tòan-tp’!’
‘ Còn Đng-Đnh-Đ-Nh-Tuyt?’
‘ Cũng còn đấy, nhưng hiểm họa.  Ở những ấp vắng thôn xa, bùn lầy nước đọng vẫn còn, nhưng, ít các bà ơ dạng thủ khoa Bùi hữu Nghĩa phu nhân.  Ở phố thị loáng thoáng người  có dạng Tú Xương phu nhân.  Ngoài chồng con và công việc kiếm sống, họ chẳng còn biết son phấn, đú đởn là gì ?’
‘ Như thế, chỉ có Đng-Đnh-Tam- Tuyt là sáng mãi bằng Hồ xuân Hương với lối thơ Hồ xuân Hương.  Ai dám bảo là không cao giá, cứ việc thi nhau nhặt ra từng câu, từng chữ, phù phép cho nó có hồn hay tự nó đã có sẵn, chỉ việc nước chảy theo dòng, thì danh đã nổi như phao.  Huống chỉ có ‘ Kinh văn là thơ Xuân Hương đnh hướng ch đo’, khi những’, Cái Giếng’ :
                                               C gà lún phún leo quanh  mép
                                              Cá diếc le te li gia dòng
khi những ‘ Cái Quạt’ phát huy sức gió :
                                              Phành ra ba góc da còn méo
                                              Khép li hai bên tht vn  tha
                                              …
                                              Mát mt anh hùng khi vng gió
                                              Che đu quân t lúc sa mưa

    khi, những anh học trò dốt lại  ‘ca tt thích xài’ : 
                                               Khéo khéo đi đâu lũ ngn ngơ
                                              Li đây cho ch dy làm thơ
                                              Ong non nga nc châm hoa ra
                                              Dê cn bun sng húc giu thưa ‘

   học theo, làm theo Hồ xuân Hương, nhưng, tài cán không là Hồ xuân Hương.  Cô tây Thi khóc tuyệt vời, cô Đông Thi cười thì tuyệt mạng, vì, đời cho là  quỉ’.
‘ Tốt, xấu, phải, trái’ đúng, sai’ không còn biên giới nữa à ? Đã không có phân định như thế, thì đỏng đảnh cũng có đỏng đảnh thật đỏng đảnh dởm, đỏng đảnh nhái, sao ?’
‘ Có chứ, ‘ Nhân sinh quí thích chí‘ mà ! Nguyễn công Trứ cũng cho là như thế :
                                               Nhân sinh quí thích chí
                                              Có bao lăm ba vn sáu ngàn ngày
                                              Như bóng đèn, như mây ni
                                              Như gió thi, như chiêm bao
                                              Chn phn hoa kia đã bước chân vào ‘

‘ Đấy là  lúc cụ  đã ‘ phơ‘ hết đạn, gân đã teo, da đã tóp, cụ bèn ngoái lại, tiếc của trời, nên cảm thán ra như thế .’
‘ Khoản đỏng đảnh, ca dao có những cấu hay đáo để. Tiếc rằng không nhớ được toàn văn những câu trong bài ‘ Thách cưới’.
‘ Tùy gia phong kiệm mà. Có bao nhiêu xài bấy nhiêu. Có sai đâu, sợ Tây cười. Đọc đi! Xem sính lễ đòi những gì ? Thì đọc :
Em là con gái nhà giàu
                                          M cha thách cưới ra mài trêu ngươi
                                          Gan rui mt mui cho tươi
                                          Xin chàng chín chc con dơi góa chng ‘

Hình như bài đó còn có câu ‘ Răng nanh thng Cui râu cm Thiên Lôi ‘ na ?
‘ Đúng vậy ! Thật là  đỏng đảnh cả ổ, đỏng đảnh có truyền thống .’

***
Đất nước càng tiến lên, sự đỏng đảnh càng tuyệt vời, bởi cả đống đồ dốt, đồ tồi và,  những’ trự’ xấu nết, xấu người như tổng Cóc (?), những phủ Vĩnh tường yếu gân (?) cứ lẩm-ca lẩm cẩm, lại lắm tiền, nhiều bạc, có uy, co thế, xưa-nay và mai-sau cũng vẫn thua các kiểu cách đỏng đảnh ăn theo Hồ xuân Hương  của các đàn chị .
Nếu được phép hét vang giữ chợ , giữa làng, để tôn vinh đỏng đảnh, tôi sẽ cất cao giọng:
                                            Đỏng đảnh Tuyệt Vời
                                            Tuyệt Vời Đỏng Đánh
Xin kết thúc câu chuyện ruồi bu này bằng 2 cặp Thực và Luận trong bài’ Đèo Ba Dội’ của Hồ xuân Hương để 3 bề, 4 bên cùng hội ý :
                                            Đất rồ Mái Giải xanh um cỏ
                                           Đá chớm Gan gà mốc thếch râu
                                            ……………………………………
                                           Lắt lẻo cành thông cơn gió giật
                                           Đầm đìa lá liễu hạt sương rơi

                                                                  []


 HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
Bình Qưới Tây  9-8-2000

( sđd  tr. 293 – 308).


------------------------------------------------------
trích từ www.t.van- net /
--------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét