Jun 29, 2018
Níu trời xanh tay vói kiễng chân cao
Trước tiên, xem ởkia.
Gì chứ điều này thì hoàn toàn có thể chắc chắn: chúng ta có thể tìm được vô vàn người hâm mộ Bùi Giáng. Dám chắc là nếu lấy lưới mà đánh một mẻ dưới cái ao fan của Bùi Giáng, kết quả sẽ vô cùng khả quan. Nhưng, cũng như mọi khi
Nói cho đúng, người ta có thực sự biết về Bùi Giáng hay không? Cũng như mọi trường hợp, nhân vật nào được nhắc đến nhiều thì cái nhiều đó chỉ là lặp đi lặp lại của vài điều, phần nhiều là ít ỏi, rất ít ỏi. Chẳng hạn: các vấn đề thuộc về văn bản, trong trường hợp Bùi Giáng, dường như chẳng bao giờ được ai đoái hoài.
Nhưng đó là một vấn đề lớn, kể cả ở Bùi Giáng, đó vẫn cứ là vấn đề lớn (ở Trần Dần thì cũng vậy: xem ởkia).
Đâu là những bài thơ lớn của Bùi Giáng? Chắc chắn trong số những bài thơ lớn nhất của Bùi Giáng, có "Phụng hiến".
Đây là tập Mưa nguồn huyền thoại:
Khoe chữ ký Bùi Giáng thêm lần nữa:
Niên đại của tập thơ: 1962
"Phụng hiến" trong Mưa nguồn là bản "chính thức". Nói cho đúng thuật ngữ, đây là version "originale":
Nhưng đã có version "originale" thì lại còn có version "pré-originale". Đó là khi bài thơ được đăng báo, trước lúc được in vào sách.
Bản đăng báo đây:
Cụ thể, đây là tờ Giáo dục phổ thông số 44, ra ngày 15 tháng Tám 1959, tức là vài năm trước khi có tập Mưa nguồn.
Ấy thế nhưng, ngoài nhan đề biến đổi một cách phi thường, từ "Phụng dâng" thành "Phụng hiến", ngoài mấy câu "đề từ" thêm vào, nếu so sánh hai version thì sẽ thấy Bùi Giáng đã có trên mười chỗ sửa, trong đó có những sửa chữa thuộc loại nghiêm trọng. Ai tỉ mỉ thử thống kê xem.
Đặc biệt, tất nhiên, cái câu "Níu trời xanh tay vói kiễng chân cao" ngày nay về cơ bản toàn bị đọc thành "Níu trời xanh tay với kiễng chân cao".
NB. đã tiếp tục Tử tước de Bragelonne: sau ba chương đầu tiên như sấm động trời quang tại thành Blois cổ kính và thủ cựu, các cựu nhân vật trong mấy loạt trước của "ngự lâm pháo thủ" dần dà xuất hiện trở lại
Buổi thuyết trình thứ ba (và cuối cùng)
Nguyễn Huy Thiệp: một lần nữa
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Bùi Giáng điên, tỉnh
Bùi Giáng cháy sách
Bùi Giáng dịch Baudelaire
Nguyễn Huy Thiệp: một lần nữa
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Bùi Giáng điên, tỉnh
Bùi Giáng cháy sách
Bùi Giáng dịch Baudelaire
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét