Cuốn “Di sản Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh” của Tạp chí Xưa và Nay tập hợp 300 bức ảnh quý hiếm trong 10 năm sưu tập. Sách được đề cử Sách đẹp của giải Sách Quốc gia 2018.
Cuốn Di sản Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (NXB Tổng hợp TP.HCM) dày hơn 200 trang, được khen ngợi vì không những có quá trình sưu tầm tư liệu ảnh công phu mà phần chú thích cũng dày dặn hơn những cuốn sách ảnh về Sài Gòn xưa và nay. Trong đó, có phần “Áo dài phụ nữ Sài Gòn” ghi nhận văn hóa áo dài của phụ nữ Sài Gòn – Gia Định xưa.
Cô Nguyễn Thị Liễu (sinh năm 1912 tại Hóc Môn, trong ảnh) là người đoạt giải “Concours Elegent – Sài Gòn”, được coi là cuộc thi hoa hậu áo dài đầu tiên ở Sài Gòn, tổ chức ở Vườn Ông Thượng (Tao Đàn ngày nay). Cuộc thi do các công chức và nhà kinh doanh tổ chức.Trước 1945, phụ nữ Sài Gòn có truyền thống mặc áo dài trong các hoạt động thường nhật chứ không chỉ là lễ phục. Họ mặc áo dài đi chơi, đi chợ, thậm chí đi cấy. Phổ biến là loại áo “chít” tà dài, ống tay dài, may rộng, cài nút bên.Cũng khá phổ biến là loại áo “lót” (áo cặp) có hai lớp tà. Một loại áo khác là áo “chớn” có tà trong dài hơn tà ngoài. Tạp chí Xưa và Nay, nơi biên soạn cuốn Di sản Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng áo dài là một di sản quan trọng của đô thị Sài Gòn xưa, gần đây được các nhà làm phim làm mới và đưa đến với khán giả trẻ qua bộ phim điện ảnh Cô Ba Sài Gòn.Bến Nhà Rồng, di tích lịch sử quen thuộc của Sài Gòn, là một cảng lớn nằm trong thương cảng Sài Gòn, được xây dựng từ năm 1863 và hoàn thành vào năm 1864. Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa là phù hiệu mang hình đầu ngựa và chiến mỏ neo. Đây là nơi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911.Chợ Bến Thành, khởi công xây dựng năm 1912 và hoàn thành năm 1914. Sau khi ra đời, chợ vẫn được người dân Sài Gòn gọi là chợ Sài Gòn hay chợ Mới để phân biệt với chợ Bến Thành cũ đặt ở đường Charner (Nguyễn Huệ ngày nay). Chợ có 16 cửa, trên mỗi cửa là hình phù điêu tượng trưng cho ngành hàng bán ở cửa đó. Phù điêu này rất quý vì là độc bản.Hơn 100 năm tồn tại, chợ Bến Thành đã gắn bó với nhiều thế hệ người dân Sài Gòn và được xem như một biểu tượng của thành phố.Một bức ảnh quý hiếm chụp Sài Gòn từ trên cao. Ở thời chưa có công nghệ flycam, những tư liệu như thế này càng trở nên quý giá. Theo nhà biên soạn cuốn sách, ý thức lưu giữ tư liệu của người dân Sài Gòn thời trước rất cao vì đây là đô thị chịu nhiều ảnh hưởng từ nền giáo dục phương Tây, có lối sống hiện đại hơn các vùng miền khác của Việt Nam.Bưu điện thành phố là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn xưa, nói lên sự thịnh vượng trong công cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp. Bưu điện được xây từ khoảng năm 1886 đến năm 1891, mang phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với trang trí châu Á. Mặt tiền trang trí hình thần Mercury cả thần thoại La Mã.Quán cà phê hiện đại xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ 19, ngay từ khi Pháp chiếm Sài Gòn chứ không đợi đến khi cây cà phê được đưa vào Việt Nam. Có hai quán cà phê mà tên và địa chỉ được nói đến trong các báo Courier de Sài Gòn, Illustration và trong Annuaire de le Cochinchine [ xuất bản] vào năm 1864.Hai quán cà phê đầu tiên ở Sài Gòn đều xuất hiện trước năm 1864, đó là quán Café Lyonnais và quán Café Paris. Đầu thế kỷ 20, văn hóa cà phê càng phổ biến ở Sài Gòn với nhiều quán dọc đường Catinat (Đồng Khởi ngày nay) để phục vụ người Pháp và người bản địa có lối sống Tây hóa.Trường Lycée Marie Curie, nay là trường THPT Marie Curie , một ngôi trường nổi tiếng của Sài Gòn. Trường có diện tích 20.700 mét vuông và là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Sài Gòn (từ năm 1918). Đây cũng là trường duy nhất không thay đổi tên ban đầu do ngườiPháp đặt.
.
Nhà hát Nhà Hát thành phố được xây dựng từ năm 1894 và mở cửa lần đầu vào năm 1900 với 800 khán giả. Về sau nhà hát chỉ còn sinh hoạt cầm chừng với các buổi ca hát, hòa nhạc, cải lương. Chính quyền thành phố từng có ý định chuyển nhà hát thành nơi hòa nhạc nhưng không thực hiện được. Nhà hát từng bị phi cơ oanh tạc gây hư hại nặng vào năm 1944, rồi được cải tạo làm trụ sở Quốc hội của chính quyền Sài Gòn vào năm 1955. Sau 1975, nhà hát được trả lại chức năng ban đầu là tổ chức biểu diễn nghệ thuật.Nhà thờ Đức Bà, số 1 quảng trường Công xã Paris, còn có tên gọi là Nhà thờ Chính tòa. Đây cũng là không gian quen thuộc trong đời sống thường nhật của người dân thành phố và điểm đến của khách du lịch tứ xứ. Nhà thờ được xây vào năm 1877 và khánh thành năm 1880.Bìa cuốn sách ảnh Di sản Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, được coi là một bộ sưu tập dày dặn và quý giá về Sài Gòn. Sách dự thi mục Sách đẹp của giải Sách Quốc gia 2018. ./.
ảnh: Tạp chí Xưa và Nay
trích từ Tạp chí Xưa & Nay
======================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét