Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

về họa sĩ tài danh ĐINH CƯỜNG [1939- 2016 USA.] -- blog Phan Nguyên






Wednesday, 13 April 2011


Đinh Cường

(1939 - 2016)























Đinh Cường thời trẻ






Đinh Cường
tên thật: Đinh Văn Cường
(1939 Thủ Dầu Một - 2016 Virginia Hoa Kỳ)
hưởng thọ 77 tuổi

họa sĩ, thi sĩ



































                                                                                                                    
gặp lại Phan Nguyên. Saigon 28.7.10













- cựu học sinh trường Pétrus Ký Sài Gòn. 
-1963, tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế.
-1964, tốt nghiệp Giáo khoa Hội họa Cao đẳng Mỹ Thuật Gia Định Sài Gòn. 
-sau đó ra Huế giảng dạy tại trường nữ sinh Đồng Khánh và Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế cho đến mùa hè 1975.
-từ 1963 đến nay đã có trên 30 cuộc triển lãm trong và ngoài nước, khắp nơi trên thế giới.
-năm 1989 Họa sĩ Đinh Cường cùng vợ con đã sang định cư tại Hoa Kỳ, tiểu bang Virginia và ông -- qua đời tại đây ngày 7/1/2016.
-hưởng thọ 77 tuổi









*









"Nghệ thuật là đời sống riêng biệt, hiếm hoi. Tôi đã vẽ trong mọi hoàn cảnh, nơi chốn. Không biết để làm gì? Có lúc gần như tuyệt vọng, đôi khi thấy mình được cứu rỗi. Và tôi lại tiếp tục vẽ, tiếp tục suy nghiệm ...
Xin đừng bắt tôi giải nghĩa tranh. Nó hiện ra đó và tôi đã hụt hơi, mệt mỏi. Thế giới xa lạ được dựng lên từ một hồi ức hay một bắt gặp vụt đến, rồi loang dần trên mỗi khoảng không đen. 
Khoảng không mà tôi đã đối diện trong những ngày tháng sống chìm lỉm câm nín, mỏi mòn, xô dạt tôi về gần với hư vô, tiếng vọng bi thảm của một hồi chuông lạ. 
Xin ghi nhớ một góc hành lang, nơi tôi đã đặt giá vẽ, đêm nào mưa bão thổi qua hay cơn nóng của mùa hạ sắp tàn. Nơi đó tôi đã mài nhẵn ý thức, ném từng vô vọng, đổ từng hơi thở xuống những khung vải vốn hiền từ.
 Mỗi bức tranh là một hơi thở. Và nó thành hình tức là tôi đã chết. 
Tôi trở lại cùng người làm kẻ thưởng ngoạn. Nhìn sự mới lạ như lần đầu tiên mới đến. Xin hãy cảm, nhớ đừng bao giờ tìm hiểu."

DC
(Bày tỏ về hội họa của Đinh Cường)

























Tác phẩm cuối cùng trong đời của họa sĩ Đinh Cường

“Lần cuối cùng Bố tôi được dìu ra garage. Kịp để nhúng cọ ký tên ở góc phải, 1/2016. Bước qua năm mới vài ngày.
Chưa kịp hỏi Bố tôi sẽ đặt tựa gì, nên xem như không có.”
(Đinh Trường Chinh)






















 Tác phẩm mới nhất

























Thư ấn quán xuất bản 2014






















Tranh Đinh Cường







Biến khúc tháng 11


























Tiếng kèn chiều




























Đi đâu về đâu

























Rừng câm




































































Tình Bạn, Hồi Sinh Cơn Hôn Mê






Hội Họa Trịnh Công Sơn: Một Cuộc Chơi-Tự-Dâng-Hiến







Khúc Requiem Tôi Nghe Chiều Nay


Đinh Cường
Virginia , Feb.9.2011




Dưới gốc tùng, Đinh Cường, 01.02 


Như tiếng chuông ban chiều

Chuông gọi hồn ai Ernest Hemingway

Khúc requiem cho Nguyễn tôn Nhan

chiều mù mù ngoài trời

mù mù giọng hát Nguyễn trọng Khôi

như ném nhẹ từng viên sỏi

trên mặt hồ đóng băng

là nước mắt khô của mùa đông

chờ tiếng chim báo mùa
tan ra khi nụ hoa vàng vừa nở

mùa xuân sẽ đến …

Chiều mù mù khúc requiem buồn
những nét bút chì nhớ Nguyễn tôn Nhan
những nét bút chì như có nuớc mắt
những nét bút chì tài hoa của Khôi
như nét bút chì vẽ Trịnh công Sơn
tôi mong được đổi bạn
những chai rượu vang ngon nhất
hay chai rượu lễ lâu năm
Amen …

Khúc requiem buồn quá đỗi
ai nào biết ai nào hay
ai nào biết ai nào hay …
và chấm đỏ trên bản đồ đường thành phố
nơi người thi sĩ yêu mến của chúng ta ngã xuống
rồi thôi rồi thôi đi xa
ai nào biết ai nào hay
ai nào biết ai nào hay …

Tôi còn nhớ viên sỏi trắng trong sân nhà thờ
nói lời an ủi tôi thời trẻ dại :
đừng khóc nữa.


Virginia , Feb.9.2011
Đinh Cường



























Từ vườn khuya bước về























Bỏ tôi đứng bên đời kia
















Những Kỷ Niệm Rời Cùng Khánh Ly.

















Và nhiều bài khác:






Gauguin: Người Tạo Nên Huyền Thoại






Để Đi Đến Xám Trắng Đen Nguyễn Trung Đã Là...



















Bửu Chỉ, Ngưòi Đứng Trên Miệng Núi Lửa

Để Nhớ 8 Năm Ngày Mất 14.12.2002 – 14.12.2010. 
Đinh Cường


Tháng cuối năm, nỗi buồn mênh mang khó tả. Chênh vênh giữa ngày tháng cũ đã qua và ngày khởi đầu của một năm mới sẽ đến. Chính giữa cái tháng Chạp, với màu trời xám chì và gió, gió từ đâu tới, thổi ngược từ sông Hương lên đến cái góc quán cà phê mang tên Thiên Đường... Bắt đầu từ đó, sau đó, Bửu Chỉ đã ra đi vĩnh viễn, tám năm, rồi sẽ qua chín năm, mười năm... Không còn gặp nhau, ở Huế, ở Saigon hay Hà nội nữa, nhưng những kỷ niệm cùng bạn thì còn in dấu chưa phai.


Ngưòi Đứng Trên Miệng Núi Lửa, 
Bửu Chỉ, 2000

Huế, căn nhà xưa của thân sinh. Chỉ vẫn vậy. Bàn thờ gia đình ở căn phòng rộng phía trước, bàn thờ Chỉ ở bên trái, còn để cặp kính tròn gọng bạc, cặp kính mà Hoàng ngọc Biên đã mua ở tiệm bán đồ xưa cũ tặng tôi năm mới qua ở Utah, Chỉ rất thích, và tôi đã tặng lại. Mỗi lần về Huế đều ghé về thắp nhang, khi nào cũng có Vy và các cháu tiếp ở bộ salon bên góc mặt, trên tường còn treo nhiều tranh của Cụ Ưng Thuyên, thân phụ Bửu Chỉ, những bức tranh rất hiếm quý ấy theo màu thời gian đã hư hao nhiều. Tranh Chỉ thì còn để rất nhiều bức khổ lớn bên phòng phía trái. Vy chăm sóc kỹ vì sợ bị ẩm mốc. Vy đi về giữa hai nhà trong Thành Nội và Vỹ Dạ. Guitare , tên ở nhà của cháu nội nay đã lớn (Chỉ rất mê đàn guitare và hát rất hay, say sưa, những bản nhạc tiền chiến, nhạc Phạm Duy và nhạc của người bạn mà Chỉ luôn thương quý, vẽ nhiều tranh và dessins đẹp: Trịnh công Sơn.

Nhớ lại, những năm cuối thập niên 60, đầu 70, Bửu Chỉ còn rất trẻ, đang là sinh viên trường Luật - Huế, nhưng lại rất say mê hội hoạ, và trong các phong trào sinh viên tranh đấu ở Huế và Sài Gòn lúc đó, Bửu Chỉ được xem như là một nghệ sĩ chiến sĩ (artiste militant) bởi sự dấn thân trong cuộc sống lẫn nghệ thuật, dù chính giai đoạn sau này Bửu Chỉ mới đi vào con đường sáng tác thật sự. Theo dõi những chặng đường tìm tòi và sáng tác của Bửu Chỉ, có thể thấy từng giai đoạn khá rõ nét trong tranh của anh.

Giai đoạn đầu (70-74) là giai đoạn “đen”, hay dùng chữ như Huỳnh hữu Uỷ - hội hoạ trước nghịch cảnh – giai đoạn anh sáng tác những bản vẽ bằng bút sắt mực nho, mạnh mẽ, đau nhói. Chất liệu này thích hợp cho phong trào đấu tranh mà anh là chứng nhân, là người chiến đấu. Tranh ở giai đoạn này, theo Bửu Chỉ : "...Nếu cần dùng một danh từ để tạm định nghĩa khuynh hướng sáng tác của tôi, tôi xin dùng chữ Biểu tượng xã hội (Expressionisme socialiste)".

Hải Đường, Sơn Dầu Trên Bố 80X100CM,
Bửu Chỉ, 1981

Giai đoạn tiếp theo từ năm 1975 là giai đoạn “trầm tĩnh”. Huế sau 75 cũng như nhiều thành phố khác đang trong những ngày đầu nhiễu nhương …Bửu Chỉ với tâm hồn nhạy cảm của một nghệ sĩ và một trái tim nhiều ưu tư của người trí thức, vẫn đương đầu, vẫn dấn thân trước một khung cảnh đổi mới không mấy tốt đẹp. Và ta bắt gặp ở anh sự trầm tĩnh - thái độ cần thiết để nhìn lại và nhìn suốt vấn đề con người bằng tất cả lương tâm của một con người, một công dân …Vì vậy dễ dàng bắt gặp ở anh cái thế giới bàng bạc những nỗi niềm, những tình cảm và suy nghĩ khát khao đươc bày tỏ. Chính từ đó, Bửu Chỉ đã hình thành một quan niệm riêng về nghệ thuật. Nhà thơ Trần hoàng Phố (Bửu Nam, người gần gũi bên giòng họ Bửu Chỉ) đã nhận xét rất chí lý : “Không gian vô cùng tận của vũ trụ, nơi nhật nguyệt mang mang soi tỏ, ở trong đó con người vừa nhỏ bé, vừa kỳ vĩ, nhỏ bé trong thân phận và kỳ vĩ trong khát vọng và suy tưởng muốn ôm choàng tất cả sự sống và nỗi đau - nỗi sầu muộn và niềm hy vọng kiếp nhân sinh, hoá thân thành sự đam mê sáng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật như là sự chống trả với bước đi tàn bạo của thời gian.” (Thế giới tranh và phong cách Bửu Chỉ - Diễn Đàn, Paris số 125 / 1.2003).

Ám ảnh về thời gian thấy rõ trên những con số La Mã và hai chiếc kim đồng hồ, con người hay hóa thân của người nghệ sĩ treo lơ lửng trên sợi giây đen trong rất nhiều tranh sơn dầu của anh. Bửu Chỉ không chọn trước cho mình một trường phái nào. Chính khát vọng muốn bộc bạch mọi điều với cuộc đời quyết định cho anh một ngôn ngữ tạo hình mang đầy cá tính và bản sắc Huế - đó cũng là phong cách của anh - và tất nhiên, anh cũng đã tìm cách vươn tới một ngôn ngữ hội họa có tính quốc tế . Tên tuổi anh đã được ghi nhận trong rất nhiều sách ,báo của những nhà phê bình nghệ thuật uy tín.

Đinh Cường + Bửu Chỉ,
Café Liễu Quán Huế, 1981

Giai đoạn sau cùng có thể nói là giai đoạn “tâm linh", suy nghiệm nhiều về triết lý của đạo Phật, anh phát biểu : “Sáng tạo nghệ thuật là nổ lực tạo lập thế cân bằng tâm linh cho con người khi cuộc sống vốn ngắn ngủi và chông chênh" (Catalogue triển lãm tranh Trịnh công Sơn - Bửu Chỉ - Đinh Cường tại Tự Do Gallery, Saigon từ 20.8 đến 7.9.2010).

Tiềm năng và tiềm tính trong tranh sơn dầu Bửu Chỉ càng thăng hoa, anh đã đi bước đi ngàn dặm. Tranh anh mang tính triết lý và thơ mộng, thường dùng bố cục có suy tính (composition raisonnée), chú trọng cách xếp đặt, về những đường lực thế nào cho nhịp nhàng, mạnh mẽ và tạo dáng bằng những đường viền chắc chắn, không gian tranh được đắp dày rất kỹ. Anh cũng sử dụng ánh sáng như một phương tiện diễn đạt tư tưởng, cảm xúc, có thể quan niệm như lối chói sáng trên sân khấu, và thường chú tâm đến khối thể (volumes), cũng vì thế tranh của Bửu Chỉ rất gần với điêu khắc.

Bửu Chỉ, bằng nghệ thuật suy ngẫm, khám phá cho ta thấy rằng, từ những nụ hoa hải đường hồng tiá đến những cây đèn dầu thô sơ, những bình vôi, ly cà phê đổ, que diêm tắt, từ chim bồ câu cho đến chân dung Chuá, Phật …đều hiện xuống tác phẩm cuả anh đầy quyến rũ. Riêng tôi , còn thấy Bửu Chỉ như một hoá thân của “Người đứng trên miệng núi lửa” (1),một sức sáng tạo mãnh liệt đã bị tro than cuốn đi. Bửu Chỉ mất lúc 2 giờ 34 phút chiều 14.12.2002 tại Huế, 54 tuổi ./.

Đinh Cường
Virginia 14.12.2010




































Chim chốn rét














Phòng trưng bày họa phẩm Đinh Cường
98260 Natick Road, Burke,VA 22015






(...)


         trái qua: Phạm Công Thiện+ Thế Phong+ Đinh Cường
(ảnh chụp ở Dalat, 1963.)

trái qua: 
nhạc sĩ Trịnh Công SơnĐinh Cường+ họa sĩ Trịnh Cung+ nhạc sĩ Văn Cao

Đinh Cường+ họa sĩPhan Nguyên

---------------------------------------------
trích một phần tử blog phan nguyên
==========================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét