Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016
simone de beauvoir: "không phải người ta sinh ra đã là đàn bà; mà ... " / h.n (tổng hợp) -- http://phunu.vietnam.vn/
tựa chính,
' simone de beauvoir, bà đỡ của phong trào nữ quyền thế giới'
http://phunuvietnam.vn/
simone de beauvoir
[i.e. simone lucie ernestine marie bertrand de beauvoir jan.1908- 14 april 1986]
was a French writer, intellectual, existentialist philosopher,
political activist, feminist and social theorist. Though she did not consider herself
a philosopher, she had a significant influence on both feminist existentialist and
feminist theory ... She is also knew for her open relationship with French philo-
sopher Jean-Paul Sartre ... (from WIKIPEDIA, the free encyclopdia)
(ảnh: internet)
'không phải người ta sinh ra đã là đàn bà;
mà, con người biến [họ] thành đàn bà'
h.n tổng hợp tư liệu
Simone de Beauvoir sinh ngày 9/1/1908 trong một gia đình Công giáo khá giả ở Paris. Cha của bà là ông Georges Bertrand de Beauvoir, một thư ký pháp lý [tòa án]; mẹ là Francoise Brasseur, con gái một chủ ngân hàng giàu có
từ nhỏ, Simone de Beauvoir đã có ý thức tự do + [ý thức] tự lập ; không chịu sống chung với gia đình. Từ năm 14 tuổi, Simone [đã] không tin tưởng vào bất cứ tôn giáo nào. Cá tính độc lập cao, tới mức thấy hiếm thấy. Năm 19 tuổi, từng tuyên bố: 'không bao giờ chịu khuất phục bởi ý chí người khác'.
thời gian học đại học, Simone de Beauvoir rất giỏi các môn văn + toán; tốt nghiệp Văn khoa trường Đại học Sorbonne/Praris, vào năm 1927; tiếp tục đi sâu vào triết học, quyết tâm lấy bằng thạc sĩ triết học. Năm 1929, trong khi chuẩn bị kỳ thi cao học ở École Normale Supérieure, Beauvoir hợp tác với một nhóm sinh viên ưu tú; trong đó có Jean-Paul Sartre.
Kết quả, Jean-Paul Sartre 24 tuổi, đỗ đầu bảng nam; còn Simone de Beauvoir 21 tuổi, đổ thẳng, đứng hàng 2 của bảng nữ. (trước đây, phân biệt nam nữ được xếp hạng riêng). Như vậy, Beauvoir là người trẻ nhất được phong hàm thạc sĩ triết học trong lịch sử Pháp quốc.
giáo sư Andre Lalande, chánh giám khảo nhận xét,
" ... Jean-Paul Sartre có đầu óc xuất chúng; nhưng, Simone de Beauvoir mới là nhà triết học thực sự ...".
do làm việc [gần gũi] bên nhau; Sartre + Beauvoir đã nảy sinh tình cảm.
"nàng bên tay phải, tôi [sartre] bên trái "/ (xuân diệu)
'do làm việc gần gũi bên nhau,
Sartre+ Beauvoir đã nảy sinh tình càm '
(ảnh in kèm bài)
" There is something in the New York air
that makes sleep useless " / Simone de Beauvoir
(chụp lại trên internet)
"Tháng 8 năm ấy, lần đầu chia tay nhau; tôi linh cảm thấy rằng: anh [J.P. Sartre] sẽ không bao giờ ra khỏi cuộc đời tôi' " -- Beauvoir từng chia sẻ vậy.
Năm 1943, J.P. Sartre cho xuất bản tác phẩm triết học quan trọng 'Tồn tại và Hư vô' [L' Être et le Néant]; từ đó, ông được coi là người sáng lập chủ nghĩa hiện sinh ở thế kỷ 20; một trào lưu triết học từng có ảnh hưởng lớn toàn cầu.
Simone de Beauvoir không chỉ là bạn; còn là người tình trọn đời của J.P. Sartre, chịu ảnh hưởng quan điểm hiện sinh J.P. Sartre + nhiều tư duy mới. Chính bà đã góp phần đẩy chủ nghĩa hiện sinh sang hướng tích cực hơn. Thay vì mệt mỏi, chán chường; vì sự 'vô nghĩa' của cuộc sống; hoặc, ví von 'con người chỉ hiện hữu, như 'con gián, con rệp' -- như nhiều nhà hiện sinh khác- - [thì], Beauvoir đề cao sự 'hiện hữu tích cực'. Vừa chống lại sự hiện diện của chủ nghĩa cường quyền + bạo lực; vừa đấu tranh cho bình quyền, đặc biệt [về] 'bình quyền nam nữ'; để hướng tới sự sống tốt đẹp hơn cho con người.
Mặc dù 2 người có mối quan hệ tình cảm gắn bó lâu bền, suốt từ năm 1929 gặp nhau lần đầu cho tới năm 1980; khi J.P. Sartre qua đời -- 10 năm cuối đời J.P. Sartre sống với Simone de Beauvor như vợ chồng 'non vợ chồng già nhân ngãi] -- Sartre thừa nhận 2 người chỉ là 'một' -- không chỉ thống nhất về quan điểm, hoạt động chính trị+ xã hội -- sau khi qua đời, cả 2 được nằm sát cạnh nhau trong mộ, ở nghĩa trang Montparnasse/ Paris.
[Và, ở ngoài đời; thì] họ chưa bao giờ làm lễ cưới; vẫn sống chung trong một mái nhà như chồng vợ, tuy không có con cái .
[Có dư luận xì xào,] 'khi Jean-Paul Sartre đã là triết gia thực thụ; thì cô nàng Simone de Beauvoir đã 'núp bóng' -- điều này, khiến Simone khá bực bội ; đã có lần ,bà tuyên bố,
"Tại sao chẳng ai chịu tin rằng Sartre là bạn đời thực sự của Beauvoir nhỉ?"
Năm 1949, Simone de Beauvoir cho xuất bản 'Giới tính thứ 2' (Le Deuxième Sex/ The Second Sex); nhằm vạch ra con đường giành quyền lợi cho nữ giới. (nữ giới chiến 1/2 nhân loại).
the second sex/ simone de beauvoir
(bìa sách: internet)
'The Second Sex' dịch từ Le Deuxième Sex/ Simone de Beauvoir
nhằm vạch ra con đường giành quyền lợi cho nữ giới"
(bìa sách in kèm bài)
chuyên luận đầu tiên này được công bố trên tạp chí Les Temps Modernes; sau đó được xuất bản thành sách, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Mặc dù đã viết nhiều tác phẩm văn học + triết học, [còn] được trao nhiều giải thưởng lớn; nhưng 'Giới tính thứ 2' -- [ lẽ đương nhiên] Simone de Beauvoir đã trở thành một nhà nữ quyền kinh điển, một phụ nữ đi tiên phong trong phong trào phụ nữ quốc tế.
[Qua] nhận xét của các dịch giả anh ngữ,
'Giới tính thứ 2', là chuyên luận triết học; một trong những tác phẩm quan trọng thế kỷ XX làm cớ sở lý luận cho phong trào nữ quyền'.
có thể nói, đây là một tác phẩm được Simone de Beauvoir chuẩn bị công phu + nguồn tài liệu phong phú -- cuốn sách viết về các vấn đề [của] phụ nữ đương thời đang cần được giải quyết : sống tự do, tự lập, tự do phá thai, bán dâm, bình đẳng nam giới -- sách trình bày quan điểm lý luận , đưa ra các hình thức đấu tranh giành nữ quyền.
"Không phải người ta sinh ra đã là đàn bà; mà, con người biến [họ] thành đàn bà", Simone de Beauvoir viết như vậy -- bởi tác giả có nhận xét:
'xưa nay, phụ nữ bị coi là người 'thuộc một giống khác' với đàn ông; là, loại 'thứ yếu' bên cạnh loại người 'chủ yếu'-- quan điểm nay do kết quả từ hoàn cảnh lịch sử + xã hội tạo ra -- không hề có liên quan gì tới 'thiên tính nữ giới', chỉ bằng cách làm việc, và có nghề nghiệp; thì, người phụ nữ mới có thể giành được sự tôn trọng của xã hội. []
h.n.
tổng hợp tư liệu
http://phunuvietnam.vn/kho-bau/simone-de-beauvoir-ba-do-cua-phong-trao-nu-quyen-the-gioi-post8182.html
========
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét