Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

related article :"một thời đã qua của simone de beauvoir" / võ công liêm -- vanchuongviet.org/


Một thời đã qua của Simone de Beauvoir

Võ Công Liêm



                                                           Simone de Beauvoir [janv. 1908--14 april 1986.]
                            " was a French writer, intellectual, existentialist philosopher, political activist, feminist
                        and social theorist.Though she did not consider herself a philosopher, she had a significant
                     influence on both existentialist and feminist theory ... She is also knew for her open relationship
                     with French philosopher Jean-Paul Sartre'  -- Wikipedia
                                                                             (Bt)
         


Chuyện tình giữa Simone de Beauvoir và Jean-Paul Sartre cho đến nay vẫn còn trong vòng luẩn quẩn khó hiểu.Một thứ tình yêu không phải phép,rắc rối về đường tình;mang nặng tính chất quái dị của lưỡng tính (bisexuality).

Thời mà chủ nghĩa hiện sinh,siêu thực,dã thú, đa đa …đã bùng lên một cách sôi nổi lôi kéo hằng lớp thanh niên trẻ chưa kể tới cái đám “bohemian” ngông cuồng,sẳn sàng chống báng giới thượng lưu trí thức.Tất cả đã tạo ra một khí thế rối loạn tâm thần cho một xã hội quá khắc khe vào thời đó.Họ kéo nhau vào những quán càphê vỉa hè hay những nơi có chút phóng túng của các nghệ sĩ thường lui tới,biến Paris thành một nơi hò hẹn của giai nhân mặc khách,cái hào nhoáng đó vẫn chứa đựng một lớp vỏ rỗng tuếch.Sartre cặp tay người tình ,o bế đôi môi hồng của De Beauvoir,ngồi ở quán càphê La Flore, ông muốn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng ông cũng có người tình lừng lẫy như ai,không những Sartre mà là nơi thường lui tới của các nghệ nhân khác Picasso,Jean Coteau,Jean Dubuffet …Sở dĩ có điều đó đối với Sartre vì người ta nhìn thấy sự lãnh cảm của Sartre qua tình yêu với De Beauvoir (?)

Giống như Woolf,Barthes,Plath,Camus và Faucault là những nhà tư tưởng trẻ của thế kỷ 20,họ tượng trưng cho một thế hệ mới, đầy năng động, sáng tạo những gì đáng kể hơn. Sartre và De Beauvoir cũng nằm trong trường phái ấy,giữa hoàn cảnh đó đã phân chia hai đẳng cấp rõ rệt;một loại được xem là “đạo đức”và một loại được xem là bung phá(rebel) đó là”style”thời thượng bấy giờ.

Tuy nhiên;  thời hiện sinh đã qua (passe’)cho hiện tượng của nữ quyền,sau thời hậu chiến đưa tới những bi thảm cho nữ giới.Có lẽ; giờ đây người ta thấy được những điều mà Simone de Beauvoir đã nói và làm qua tác phẩm của bà.Cuốn  Giới Tính Hai( The second Sex)là một giảo nghiệm quan trọng đối với cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ; đó cũng là một sự phản kháng,chống trả những ước lệ,mệnh lệnh mà đã một thời đè nặng trong cuộc đời bà . Và từ đó cuộc tình của De Beauvoìr bắt đầu dấy lên với Jean-Paul Sartre.

Simone de Beauvoir(1908-1986) bà là người con gái duy nhất của một gia đình có quyền thế.Trong khi đó Sartre nhỏ hơn De Beauvoir tới hai tuổi và bà đã mất cha khi mới 15 tháng;kể từ đó De Beauvoir trở nên thiếu thốn nghèo nàn, đời sống thay đổi,lắm khi còn phức tạp hơn thế nữa.Tuổi mới lớn,cuộc hôn nhân gán ép,buộc bà phải chấp nhận với người đàn ông lớn tuổi như cha mình.Thế rồi cuộc tình chênh lệch tuổi tác tan vỡ.Điều ấy đã tiềm tàn trong ý thức của De Beauvoir,bà cho đó là một sự bất công trong việc hôn nhân…

Trong lúc đó Jean-Paul Sartre cũng gặp cảnh khó, ông đấu tranh tư tưởng với người cha kế khắc nghiệt và đầy thù địch với ông, đưa tới sự bất mãn và đau khổ phải nhìn thấy mẹ mình bất hạnh bên cạnh người chồng ích kỷ cũng vì thế mà ảnh hưởng đến sức khỏe của Sartre, ông ngày mỗi cằn cổi, đôi mắt mờ đục “chính cái nhân dáng xấu xí của tôi đã phát giác ra bởi những người đàn bà”Sartre đã kể cho De Beauvoir nghe những nỗi thống khổ của đời ông.

Ở đại học Sorbonne,vào năm 1929 là lúc Sartre và De Beauvoir gặp nhau.Người bạn đồng môn với bà có đôi mắt tinh tế,một (a coup de foudre) cú chớp đầy kinh nghiệm xuyên vào ánh mắt De Beauvoir người đó là Jean-Paul Sartre;một lý thuyết gia của thuyết hiện sinh sau nầy.Chuyện tình lãng mạn đầy đam mê bắt đầu từ đó;
họ rơi vào ăn chơi,nhậu nhẹt,hút xách và tình dục trong cuộc đời của đôi lứa,huyền thoại hóa cuộc sống cho chính mình .

De Beauvoir chối bỏ sự cầu hôn của Sartre,chính bà đã một thời coi chuyện hôn nhân là chuyện ngoài tai,không hề đặt nặng;dù đang yêu Sartre.De Beauvoir muốn giữ cho mình một tình yêu cao đẹp và cho đó là một thứ tình yêu lý tưởng và cần thiết “essential love” lý do Simone muốn liên kết với phong trào giải phóng phụ nữ, đồng thời bà muốn cho quần chúng hiểu sâu sắc về tác phẩm gia trị của bà”The Second Sex”(Giới Tính Hai).Chính đôi khi quan điểm đó cũng mất tính đả thông và bà đã xác nhận như sau:”Jean-Paul Sartre quá nghi ngờ , ông ta không hiểu về tôi;bởi tất cả mọi khát vọng của tôi đã nung nấu từ lâu như ngọn lửa bùng cháy” De Beauvoir muốn giải phóng cho chính bản thân mình.

Năm 17 tuổi De Beauvoir được giáo huấn qua một ông thầy người Nga tên là Olga Kosakievicz;cũng chính ông gây nguồn cảm hứng sau nầy cho De Beauvoir và Sartre;nhờ đó bà viết cuốn tiểu thuyết đầu tay Khách Mời(L’Invitee) và Sartre viết cuốn Nguyên Cớ Tuổi tác (Age of Reason) Và kể từ đó hình ảnh De Beauvoir luôn luôn ám ảnh tâm trí Sartre.Kosackievicz đã nhìn đúng  cái tâm linh tình cảm của J P Sartre.Sartre rơi tình với người em gái của Olga và ngay sau đó Sartre cho rằng tình yêu đó là tình yêu thật(True love) tình yêu của tự do không hệ lụy,yêu như điên cuồng mà không hề ảnh hưởng đến sự nghiệp của Sartre mà ông đã dẫn chứng phần nào trong Buồn Nôn( La nausée )Tuy nhiên;cái lòng dục vọng của Sartre quả là mong manh, rượt đuổi ông và nỗi đau ấy vẫn vất vưởng trong người của Sartre,mặc cảm đó đưa tới sự lãnh cảm; mặc dù sống bên cạnh De Beauvoir nhưng ít khi xếp mình chung gối với người yêu. Đời nhìn cuộc tình nầy quá lý tưởng,thì tại sao có  sự lãnh đạm đó đối với Simone ? Khó hiểu trạng thái tình cảm của Sartre lúc ấy.Phải chăng “chứng bịnh”lưỡng tính ngăn chận con tim háo hức của Sartre (?)

Sau này Simone de Beauvoir đã quan hệ tình cảm với người học trò cũ của Sartre; Jacques-Laurent Bost.Jean biết điều đó nhưng đành bó tay trước sự bất lực của cái goị là “giới tính hai” mà như đã có trong người của Sartre;từ khi còn là sinh viên cho tới già khi nào cũng ăn nói nhu mì, đằm thắm làm cho người ta có cảm tưởng như một”homosexual”.Vậy thì De Beauvoir cặp bồ với cậu học trò nhỏ tuổi đâu làm cho Sartre ngạc nhiên hơn.Bost khi nào cũng nhìn De Beauvoir là người tình của minh không ngoài một nghĩa khác.Thế rồi một buổi chiều;cuộc tình so le ấy tan theo mây gió,thay thế vào những chọn lựa khác;mặc dầu họ sống với nhau khá dài lâu.

Tình yêu là một sự săn đuổi,quá lý tưởng,quá thần tượng rồi cũng đổ vỡ theo sau…Simone de Beauvoir có thể tuyên bố chấm dứt với Sartre,hoặc ngược lại;sự thực quá rõ ràng chẳng qua cái hào nhoáng bên ngoài không nói hết cái thực chất bên trong,họ nhận ra được bề mặt của phiến đá.Simone than rằng:” đời tôi là cả một sự sa ngã nặng nề” Paris bị chiếm đóng và Sartre là kẻ cầm tù.

Sau cuộc chiến tình yêu xích lại gần nhau, đậm đà hơn.Cả hai cảm thấy hạnh phúc và hào khí hơn bao giờ;chuyến đi Nga để tung hô chủ nghĩa Mác-Lê mà họ có cảm giác như những kẻ tiên phong và góp phần cho đảng Cộng Sản Pháp;trước tình thế đó Sartre đã đưa lên quan điểm,lập trường về vai trò của người cầm bút”the writer” như một lý tưởng của đảng Cộng Sản thế giới.

Simone de Beauvoir là một vì sao sáng cho dù bà có bị tai tiếng đi chăng nữa còn Sartre xuất hiện như bóng tối,có sáng chăng vẫn không mấy hài lòng.Jacques-Laurent Bost gọi De Beauvoir “một người đàn bà lừa đảo nhât thế giới”.

Gần kề với cái chết; Jean-Paul Sartre đã trút lời với người bạn đời; Simone de Beauvoir như sau:”Người vợ yêu dấu của tôi” có lẽ; đây là tiếng gọi đầu đời của Sartre và cho cả De Beauvoir.Hai tiếng “vợ yêu” không ngăn nỗi dòng nước mắt của De Beauvoir.Bà rất ngạc nhiên về những lời lẻ ấy của một triết gia hiện sinh,bà diễn tả như đây là nguồn cảm xúc sâu lắng trong lòng Sartre trước khi nhắm mắt bên đời quạnh hiu mà Sartre luôn luôn sống trong nỗi trầm thống đó.

Simone de Beauvoir tác giả Giới Tính Hai (The Second Sex) cũng từ cuốn sách nầy mà bà đã gặp nhiều rắc rối trong đời,những tai họa xẩy ra vào năm 1949 bà cho rằng những cuộc hôn nhân gần như nô lệ hóa, đẩy người phụ nữ vào con đường cùng của tình yêu.

Nhưng không;thời gian không lâu bà lại được tuyên dương như một nữ nhân của tình thương,của cứu trợ,một người bạn tâm giao của giới chị em,ngoài ra bà cũng được coi là một triết gia lừng danh của thế kỷ 20 Pháp quốc.
De Beauvoir và J P Sartre không chính thức là đôi vợ chồng.Họ chỉ được gán cho hai chữ “quan hệ tình cảm” một thứ common-law một thứ “tình chung” và gần gủi ( a close relationship) thế thôi!

Qua hơn nữa thế từ ngày chớm nở ở Sorbonne vào năm 1929 cho tới 1980 cả hai thường gọi nhau cái từ”nè người” “vous” hoặc ngôi thứ hai số nhiều, cái kiểu gọi “object indirect” không bao giờ gọi bằng một từ thân thương “tu”nghe cho dịu dàng.Cái đối xử này chỉ có hai người hiểu và dần dà trở nên cảm thông trong cái không tượng thanh tượng hình.Có điều rất lạ;như đã nói ở trên.Tuy gần bên nhau hay những khi trong cùng một khách sạn xa ngoại thành Paris cũng mình ôm gối chiếc không đụng đến De Beauvoir.Trong một câu hỏi phỏng vấn:” Đã gọi là chung một mái nhà thì tất cả là của chung ? De Beauvoir cũng thừa nhận rằng có đôi điều sáng tỏ như là lý tưởng chủ nghĩa hoặc là điều tự mãn chưa đầy đủ.Tuy nhiên;Sartre là người  đã đem lại thành quả lớn lao cho đời bà.Sartre đã có lần viết trong một tạp ghi:”tôi sống đầy đủ kinh nghiệm trong cái thế giới của riêng em”

Simone de Beauvoir là ngọn hải đăng soi sáng cho con tàu giải phóng phụ nữ bị áp bức,bị tước đoạt tình yêu,bà như một tiên tri thời đại.Mặc khác bà là sợi giây liên kết cuối cùng của các thời kỳ văn chương học thuyết Pháp;cũng chính vì thế mà bà đọat giải Goncourt Prize qua cuốn Mandarins vào năm 1954  được xem như cuốn tiểu thuyết hay nhất của bà đã được nhiều sự chú ý.

Trong khi đó chủ nghĩa chuyên chế độc đoán (totalitarianism) lên án gắt gao những hành vi của bà.De Beauvoir chủ trương khuynh tả (leftwing) vận động tích cực đảng xã hội Pháp cho Francois Mitterant 1981 Tổng Thống dân cử.Thành công khác của De Beauvoir thu nhận một số lượng lớn cuốn The Second Sex,riêng ở Mỹ tác phẩm này được bán ra hơn cả triệu cuốn.Từ đó Simone de Beauvoir được coi như một lý thuyết gia căn bản về quyền nữ giới và được triển khai trong luận án tiến hoá “Nữ giới”. Đó là vai trò cần thiết cho xã hội hiện nay. De Beauvoir viết:”Nền văn minh hiện nay, được coi như một tổng hợp sản sinh,trung gian giữa giới tính nam và bán nam(eunuch) và điều đó được xem như nữ tính.

Trên lý thuyết De Beauvoir giao tình với Sartre là dựa trên căn bản  của cái quyền tự do hôn nhân,bà đã phá những ước lệ,không cần phải che đậy sự thật hay phải lén lút ghen tương.Sartre đã có lần ghi nhận rằng: “Simone de Beauvoir là một người đàn bà tuyệt vời; thông minh của một người đàn ông và nhạy cảm của một người đàn bà” Ngoài ra bà là một người đàn bà đầy hấp lực hơn những người đàn bà khác.J P Sartre gọi bà là con”hải ly”(beaver) mà ông ta gọi gọn là phi thường;vì bà quá say sưa với công việc của mình.

Cả hai De Beauvoir và Sartre đã thành lập một hiện tượng gọi là Thời Hiện Đại ( Les Temps Modernes ) có khuynh hướng mới chống lại chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương và Algeria.Ngoài những đấu tranh xã hội,chính vì những vai trò liên quan xã hội bà đã làm điên đầu những nhà lãnh đạo khác.Bà còn viết về cách thức làm tình mà không có con,ngay bản thân bà là người không con.Năm 1972 De Beauvoir  cho chuyện phá thai là một điều thuận lợi và hợp lý đối với phụ nữ.Bà đã ký vào bản tuyên ngôn của 243 gái điếm được hành nghề như những hành nghề khác;nhưng đời không thừa nhận và cho đó là một việc làm vô luân…

Nhưng mãi về sau De Beauvoir cảm thấy hành động đó là sai lầm và cho rằng việc phá thai là tội phạm và thay vào đó một chút lòng văn học mà thôi.” Ở   tuổi 15 tôi luôn luôn mong muốn trở thành nhà văn,chỉ có con đường đó mới tạo nên tên tuổi của tôi “ và có lần bà tâm sự như sau:”Một ngày không viết lách thì tợ như đống tro tàn” tuy vậy bà cũng ám ảnh với cái chết.

Trong cuốn sách ;gần như cuốn sách cuối đời Giả Từ (Adieux) vĩnh biệt Sartre;bà miêu tả như một sự rạn vỡ kéo dài suốt đời bà,bà cảm thấy đau đớn cho người bạn đồng hành của mình,bà không muốn ai biết chứng bệnh hiểm nghèo ung thư của Sartre cũng như tránh tiếng với quần chúng qua cái chết của Sartre.

Sau cái chết của Sartre ,De Beauvoir trở nên thụ động,bà giữ thái độ im lặng. Bà nói:”Sự im lặng của tôi không có nghĩa là xa rời người yêu tôi và ngay cái chết của tôi cũng không mang lại gần nhau một lần nữa; đó là điều tuyệt hảo mà chúng tôi đã sống bên nhau trong sự giao cảm hài hòa của một thời gian dài lâu với tình yêu Jean-Paul Sartre ./.

(chestermere cuốithu khôngtám)
Thamkhảo: *Michael Dobbs(Era passé de S.d.Beauvoir) *www.Questera.com/Simone de Beauvoir




------------------------------------
trích từ www.vanchuongviet.org/  
(trang chủ: nguyễn hòa vcv)
------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét