Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

related article:'kịch tượng trưng, văn phi lý không lý do / thế phong' -- blog nguyễn trọng tạo (hà nội.)

 KỊCH TƯỢNG TRƯNG, THƠ PHI LÝ KHÔNG LÝ DO/ Thế Phong

KỊCH TƯỢNG TRƯNG, THƠ PHI LÝ KHÔNG LÝ DO

THẾ PHONG

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Bài viết này của nhà văn Thế Phong đăng trên báo “Giáo dục phổ thông” tại Sài Gòn 1.3.1960, nay anh cho đăng lại trên mạng sau khi có đọc kiểm lại bài cũ. Đây là bài viết nóng hổi về đời sống văn học lúc bấy giờ tại Sài Gòn với nhiều xu hướng nghệ thuật khác nhau. Hơi tiếc là bản đánh máy của ông có nhiều lỗi chính tả, có lẽ do tác giả tuổi cao. Chủ trang cũng quá kẹt thời gian nên đành đăng “nguyên bản” đánh máy của ông, mong bạn đọc thông cảm. 


… nguyễn  đức quỳnhnghiêm xuân hồngvũ khắc khoanchấn phongnguyễn hữu thống (nhuệ hồng), dương tử giang, bồ tùng linh, anatole france , nguyễn vỹ, nguyễn xuân sanh,   hòang như maimặc đỗ, hà việt phương, hòai đồng vọngcung phúc chungtrostky, oppeihemer,  aristote, khổng tử, lão tử, hegel, corneille, nguyễn du, guillen de castro thanh tâm tuyền,  luật sư  trần thanh hiệp ,   jean-paul sartre ,  simone de beauvoir, albert camus ,  v.v. …



                                                      nguyễn đức quỳnh [ 1909- 06/ 06/ 1974 saigon.]  có các bút danh khác: 
                                                                            hà việt phương,  hoài đồng vọng, cung phúc chung ...  
                                                                                                                  (ảnh: trần cao lĩnh)
                                                                                                                              

                                                                  tịnh liên [ i.e. nghiêm xuân hồng 1920- 2000 usa.] -- (ảnh: Internet)
                     
mặc đỗ [i.e.đỗ quang bình 1920- 2015 usa.] -- (ảnh: Internet)

vũ khắc khoan [1917- 1986 usa.] --( ảnh: dutule.com)


dương tử giang [ 1918- 1956 biên hòa/ nam bộ.] --(ảnh: sachxua. )

thanh tâm tuyền [i.e. dzư văn tâm 1936- 2006 usa.] --(ảnh: saimonthidan.]


luật sư, tác giả trần thanh hiệp [1927-     ] ( cái- gọi- là" lý thuyết gia báo Sáng tạo"
-- (ảnh: nguoi-viet.com/ )
như mai [i.e. hoàng như mai 1919- 2013 saigon.] --(ảnh: Internet.)

etc ...

MĐỗ cộng tác với thầy cũ là chủ soái Hàn Thuyên: Nguyễn Đức Quỳnh , thành lập nhà xuất bản Quan Điểm  loại mới , với thành phần : Vũ Khắc Khoan , Nghiêm Xuân Hồng, Tạ Văn Nho,  Vương Văn Quảng,  Trần Văn – và không con 2 người trong Quan điểm ( cũ) là nhà văn Chấn Phong và luật sư Nguyễn Hữu Thống , ký bút danh Nhuệ Hồng .
Tạ Văn Nho, Vương Văn Quảng lá sỹ sư canh nông ,  Nghiêm Xuân Hồng, luật sư, , chỉ riêng Vũ Khăc Khoan,  kịch tác gia , nhà văn. Vũ Khắc Khoan, tác giả những  vở kích  Thằng Cuội, Giao Thừa, cũng từng  là đạo diễn trong  ban Sông Hồng Kịch Xã ở Hà nội, trước 1954.   Khả năng kịch, nói chung , bố cục  vở  kịch lỏng lẻo, chưa có cơ hội phát triển –  nên chỉ nên coi kịch tác gia có máu me kịch , chưa thể tạo cho kịch một phong trào xôm tụ.   Rốt cuộc, bình diện kịch, nói chung, vẫn chỉ là con số không to tướng, trong những  ngày Pháp chiếm đóng Hà Nội, từ những năm 1954 về trước- sau này  phong trào kịch cọt kéo dài ở miền Nam cũng không khác hơn !.
Đa số những vở kịch đăng báo, in thành sách, đã công diễn, hầu hết gọi là kịch tượng trưng ( tôi bỏ qua một số vở kịch đặt hàng , tuyên truyền hạ cấp ) . Những vở kịch tượng trưng ấy chỉ có tên gọi cho oai, mà không có thực chất. Đã gọi là  kịch, tức là thái độ, hành động, tình cảm con người xử sự, hoặc tư tưởng được lồng trong vở, được diễn viên cho sống lại linh hoạt, sống thực như đời thường ( ít nhất phải vậy ).   Người đi xem kịch  muốn mình được cảm thông với sân khấu đời, qua màn kịch đang diễn trên sân khấu. – ấy thế mà kịch- gọi cho nó oai ,  kịch tượng trưng, chẳng có  mẫu người diễn tả hành động; khiến người xem kịch, như phải đọc sách có tư tưởng, luận thuyết ( mà lại là  luận thuyết rẻ tiền, ba vạ, chắp vá tưtưởng vụn vặt  – hẳn chỉ tạo cho người xem kịch chán nản, mệt  óc lên gấp đôi.   Sự xuất hiện kịch tượng trưng là biểu hiện sự đi xuống của  hạn chế tư tưởng phát huy, ngăn chặn tự do sáng tạo. Cho nên, tâm hồn người  làm văn nghệ, nói chung, bị lâm vào tình trạng bế tắc; họ phải kiếm đủ mọi cách để lồng tư tưởng vào kịch  tượng trưng” xem thầy này” mà hiểu được cách khác “. Trong văn chương, còn có một loại tiểu thuyết vị lai , như Anatole France, viết cuốn  Thế giới vị lai  , người ta sống ra sao,  vào năm 2270? Tôi được vở kịch  này, qua bản dịch của nhà văn Dương Tử Giang  ( xuất bản ở Saigon, không tìm thấy tờ  ghi  ngày, tháng, năm  xuất bản ).   Thế giới vị lai mà nhà văn Pháp đưa ra, là một tiểu thuyết dã sử,  mang hình thức nói về thế giới cũ, nhưng,   nội dung mới, và  người đọc cảm được  là đang diễn ra ở hiện tại.    Hoặc chuyện Liêu Trai của Bồ Tùng Linh , tác giả viết đâu đó vào khoảng 400 chuyện liêu trai khác nhau,  nội dung tả  chuyện xảy ra  ở  thế giới cũ, lại phản ảnh rất rõ nét  đời sống hiện  tại, có nhiều điểm tương dồng.   Mục đích  của  Bồ Tùng Linh không phải không có lý do ., nguyên nhân chính việc trước tác, không hẳn chỉ nói chuyện phiêu lưu trong thế giới ma quái, phiêu lưu mờ mịt.  Nguyên nhân sâu xa mà Bồ Tùng Linh muốn đưa ra, để buộc người  đọc   chuyện  xưa, liên tưởng đến chuyện  xã hội hiện tại thối nát, đọa lạc, ê trề,  bất công, quan chẳng ra quan,  vua chẳng đáng mặt vua ; nói mai mỉa theo kiểu Tú Xương: “ sao được cho ra cái giống người?!” Cảnh hiếp đáp, ăn trên ngồi chốc, hối lộ, cửa quyền , mua  quan,  bán tước,  dân đen  tối mặt không  được cho ra cái giống người  .. nên Bồ Tùng Linh lui về ở ẩn,  tập trung sáng tạo, đưa mẫu nhân vật thối  nát thành chuyện ma quái, nửa thật, nửa ngờ  của  quan lại Trung hoa được gợi lên ,để bài xích chế độ – gọi là  phúng thích chính trị ( phamplet politique )  cũng  rất xác đáng.   Mục đích   mỗi chuyện liêu trai    của Bồ Tùng Linh đưa ra, để răn đời  kể  từ thư sinh đến quan  lại, con gái, đàn bà, chồng, vợ, vua, chúa, tôi, con, bậc vương giả, trọc phú ti tiện, .. sống ra sao cho được giống người ?
Trở về kich tượng trưng, thực chất  đưa ra , thực chất kịch phải được đưa ra thành đề tài hẳn hoi, như làm thức tỉnh ý nhiệm của quần chúng- thì  Thằng Cuội,Giao Thừa  ,hoặc Thành Cát Tư Hãn .. của Vũ Khắc Khoan chưa làm được ?   Vở kịch sau cùng này đăng tải trên tuần báo Kịch Ảnh (  chủ nhiệm: Quốc Phong ) , vào năm 1957, chưa kể gọi là thành công; nếu không muốn nói là thất bại toàn diện.   Theo nhận định riêng tôi,  mắc vào 2 khuyết điểm chính :
Một :  tác giả thiếu nhận xét về nội tâm của nhân vật kịch, hiện đang sống trong hoàn cảnh xã hội có tính cách khuyên răn, đả phá, hướng dẫn … Vở kịch chưa thích ứng với rung cảm  thật, suy tưởng  của nhân vật được   gọi là kịch đưa lên sân khấu diễn chưa thành công,. chỉ nói mà thôi, chưa có hình tượng sống thật như một con người thật  ngoài đời , chưa hấp dẫn được người đọc đồng cảm.    Nói vậy,  kịch- tác- gia chỉ mới đưa ra được một phần  nào ẩn ức lặt vặt, riêng tư  rất riêng tư  đã tự cho là độc đáo ,  là  điển hình, là  sâu sắc , là nhân sĩ của xã hội chống lại  sự độc tài kiểu Thành Cát Tư Hãn ? 
Hai :  kịch tác gia thất bại còn mang theo sự thua sút  về khả năng biên kịch.   Hình như, Vũ Khắc Khoan chưa thể là nhà biên kịch  viết kịch tượng trưng để diễn   số`ng động  trên sân khấu – dầu ông vẫn tự nhận  là kịch tác gia sáng giá, đứng hàng đầu  kịch của Quốc gia ?
Nói vậy , tôi chỉ muốn nhắc tới một kịch tác gia khác – đó là Hoàng Như Mai – tác giả Tiếng Trống Hà Hồi  (TTHH) – đã có lần được Vũ Khắc Khoan đạo diễn trình làng ở Hà Nội trước 1954.   Vậy tại sao Tiếng Trống Hà Hồi, vở kịch tượng trưng , đã thành công ?
Trọng tâm bối cảnh vở kịch Tiếng Trống Hà Hồi, là, khi Pháp đang thống trị một số tỉnh thành, trong đó có thủ đô Hà Nội.   Ở đây, nghệ thuật vở kịch là ôn cố tri tân., gợi cho người xem  nhớ đến hoàn cảnh  đất nước khi ấy, bị  Trung Hoa sai Tôn Sĩ Nghị đem quân chiếm Thăng Long.   Hai động tác chính: a và nay  đã được Hoàng Như Mai  lồng vào kịch, cho người xem kịch có đủ tình tiết kịch, để từ đó, dễ  so sánh đạo quân Tôn Sĩ Nghi như quân Pháp bây giờ.   Người xem kịch nhận được ngay tầu như Tây, đều là phường xâm lăng, đem quân áp chế dân chúng, đặt ách cai trị.   Thời vua Lê Chiêu Thống, cũng chẳng khác chính phủ bù nhìn là bao! .  Động tác thứ 3: phản ứng dân chúng phẫn uất, hướng về cách mạng. cùng sự chán chường của nho sĩ an phận cũng thức tỉnh, khi nghe tin quân vua Quang Trung sửa soạn tiến vào chiếm lại Thăng Long.   Những Đồ Trần, Khóa Vũ, khác gì lực lượng kháng chiến chủ lực, từ bên ngoài sửa soạn trở về chiếm Hà Nội, và dân chúng trong thành đang chờ được giải phóng.  Đời sống vật chất dân chúng trong Thành, tùy thuộc vào sự phối hợp của lực lượng Pháp vá  Chính phủ  Quốc gia- còn tinh thần , đa số, hướng về kháng chiến .
Đợt cuối màn kịch , những người có lý tưởng: phần tử làm cách mệnh thì sống, còn phần tử xâm lược phải chết.   Và vở kịch của Hoàng Như Mai  có một átc động tinh thần vô cùng lớn lao,  cho loại kịch, được gọi là  tượng trưng có luận đề.( phản đề + tổng hợp).   Một khi Hoàng Như Mai  đã nắm được kinh nghiệm chủ yếu , (expérience cruciale, danh từ  này củ Bacon ) ,  cung cấp cho người xem kịch biết hòa đồng với vở kịch đang công diễn, là một .   Đó  là sự đồng thuận giữa  biên kịch  hướng dẫn  người xem  kịch  đã tin tới 2 /3 vở kịch.   Hơn nữa, nghệ thuật biên kịch rất tinh tế của Hoàng Như Mai, đã cho người xem kịch, nhìn thấy thắng lợi hiển nhiên trước mắt.    Tất nhiên , phần kết vở kịch TTHH  thắng  100%,  quân Quang Trung đã thắng 20 vạn quân Thanh ở Đống Đa, đúng 5 tết âm lịch.  Đó là điều tất yếu thành công của một vở kich hay;  kể cả biên kịch và diễn xuất.
Vậy sự thất bãi, hay chính xác hơn,  kịch ở  miền Nam ( Việt Nam Cộng Hòa ) chưa thể thành công là  lẽ đương nhiên.  Không thể chối cãi,  làm dở, không thể buộc nhắm mắt khen bừa là hay !   Chẳng riêng gì một Vũ Khắc Khoan , chung số phận hẩm hiu thất bại ở bộ môn kịch – tôi đưa ông ra để làm mốc cho một  số người biên kịch thất bại về loại  kịch tượng trưng.
Trở lại  với vai trò nhà văn Vũ Khắc Khoan , với  nhiều kịch tượng trưng đã xuất bản , hoặc đăng trọn trên báo chí.- tất cả đều chưa có gì  gọi  là  đặc sắc.  Tuy nhiên, nếu kể  đến các vở Thần Tháp Rùa , hoặc Nhập Thiên  Thai, thì đó là 2 vở kịch tượng trưng , ở mức độ  trung bình . Ông mượn điển tích Lưu Nguyễn,  ẩn ý mô tả lại sự hiện diện của hai phe: Quốc và Cộng – cả hai  đều chống xâm lăng, dần dà  mâu thuẫn, đi đến phân hóa ; phe làm mất thiên chức làm người , là những người  không còn đứng chung vối lập trường chính trị của nhà biên kịch Vũ Khắc Khoan. Và Vũ Khắc Khoan đã kể lại rằng,  sau khi chán sống chung với tiên nữ trong thế giới thiên đường ( nơi không có tình người , không có sự xâu xé tốt, xấu, mâu thuẫn và hòa thuận,  yêu, ghét,    gian ác, độ lương, hèn mạt, cao thượng v.v… , thì đó không phải  xã hội loài người  thực sự ) – Lưu Nguyễn trở về trần gian.  Cái  tôi trong chuyện được kể  , đó là người điển hình có tính cách  con người được gọi là Quốc gia , chán thiên đường  mác -xít  không còn tình  người. ( tác giả gọi   chung chung:  là thiên đường) .   Kỹ thuật  biền ngẫu , chọn lựa  câu cú cẩn trọng, đối xứng  – ẩn giấu vẻ kiêu hãnh  của ngòi bút tài hoa, lập ý cao, bản sắc  độc đáo, ít người thấu hiểu !  – văn phong và tính  cách một  trí thức- tiểu tư sản ,  kịch tác gia , nhà văn hãnh tiếnmang tên Vũ Khắc Khoan !
Vì chú trọng với văn biền ngẫu,  nhân vật thiếu  hành động,  ý tưởng mơ hồ ( diễn viên khó   lột tả ) , vở kịch diễn mất tính cách  sống động   của vở kịch.
Bây giờ,  bàn tới một nhà văn khác trong nhóm Quan Điểm loại mới,  Mặc Đỗ.  Tên thật Đỗ Quang Bình, sinh năm 1920 ở  miền Bắc , từng học qua Trung học tư thục Pasteur ở Hà Nội- thời kỳ Nguyễn Đức Quỳnh dạy môn  histoire- géo  ( sử +  địa lý) . Ông khởi sự viết văn  tư bao giờ, thì không rõ; nhưng từ 1950, bài của ông thường đăng trên tạp chí Phổ thông (  cơquan Hội Ái hữu Sinh viên  Trường Luật Hà Nội) .  Sau 1954, vào Nam, ông cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Bốn mươi , tiếp đến Siu cô nương .   Ở  đây, chỉ bàn tới  cuốn tiểuthuyết Bốn mươi.
Trước khi phân tích, điểm qua sinh hoạt, lập trường nhóm này. Một nhà văn lão thành cầm cờ súy  trong nhóm Quan điểm loại mới tuyên bố: “…tiểu tư sản trí thức là ưu tiên số 1″. . Đó là Nguyễn Đức Quỳnh ( hiện nay thường dùng bút danh Hà Việt Phương, Hoài  Đồng Vọng , Cung Phúc Chung  .., trong giới văn nghệ  thường gọi ‘ anh Quỳnh” ), tuyên bố rành rọt: từbỏ hẳn con người tả đối lập (  thời Hàn Thuyêntiền chiến  vượt mác-xít ( Nhân bản mới / Hà Việt Phương ) –  đề cao giai cấp tiểu tư sản, và chẳng còn môt giai cấp nào  khác lãnh đạo tinh thần, nếu không là tiểu tư sản trí thức . Cả hai  mặt đấu tranh trực diện ( cách mệnh), tích cực kiến thiết  tư tưởng vĩnh cửu ( triết học)  của thế giới này đều do lớp người tiểu tư sản trí thức hướng dẫn,tạo thành. Ngay cả chúa Jésus, hay Cakamouni , Karl Marx, Oppeihemer, Einstein, Trostky … v.v… đều  ở  thành phần tiểu tư sản trí thức cả. Bời, giai cấp tiểu tư sản là giai cấp trung gian đứng giữa 2 lớp người: tư bản và vô sản – họ hiểu rõ từ sinh hoạt vật chất, đến đường lối tinh thần; từ cách xử thế đến thủ đoạn lọc lừa, họ đều thông suốt trải nghiệm.   Có thể nói , ông Nguyễn Đức Quỳnh, người cầm cờ súy tiên phong cho nhóm  trí thức của Quan điểm loại mới  – mà Mác- xít lên án  giai cấp  tiểu  tư  sản, trong vai trò trung gian  (couche intermédiaire hoặc petite bourgeoise ) , khuynh tả khuynh hữu, luôn đứng về phe nào làm lợi cho họ .   Người thứ 2 trong nhóm , đặt cơ sở lý luận , là luật sư Nghiêm Xuân  Hồng ( 1920 –   200 ?      )  – với Đi tìm một căn bản tư tưởng ( sách này lấy tiêu đề một bài tiều luận của ông, trước kia đã đăng trên tạp chí Phổ thông ở Hà Nội, trước 1954.) .  Bài tiểu luận  trước kia chỉ có cái tiêu đề là giá trị, nội dung nông cạn, vá víu, đầu Ngô, mình Sở , bây giờ tiêu đề ấy được làm tựa một cuốn sách lý luận  ( Đi tim một căn bản tư tưởng)  như  bình cũ, rượu mới -mà chất men  mới này có tay Nguyễn Đức Quỳnh cất ; tác giả gọi là nhận thức quan.   Điều này không sai, bởi lẽ, cuốn sách đầu tiên Quan điểm loại mới ra đời – buộc phải điểm qua các lý thuyết có trước: tả , hữu, cực tả, cực hữu .. , trải qua  từ Aristote, Khổng Tử, Lão Tử, Hegel, Marx, Sartre  v.v…  Tóm lại, những cơ sở triết học   nào tạo cho con người hôm nay, còn phải chịu ảnh hưởng để tồn sinh,  phải đề cập, không bỏ sót.    Vậy thì, chưa thể căn cứ vào cuốnsách đầu tiên  để định giá trị đường lối xuyên suốt của nhóm, nhưng đại cương, có thể  hiểu được lập luận người viết. (phản đề)có hệ thống,  tránh được ôm đồm hiểu biết (étalage de connaisances ) , có chủ quan đãi lọc  điều hiểu biết hòa hợp với chủ quan,  lập trường biện giải,  minh chứng, bênh vực luận đề của nhân sinh quan tiểu tư sản trí thức của nhóm Quan điểm loại mới.
Về văn chương  , Mặc Đỗ  với Bốn mươi, liệu nhà văn này có lồng quan điểm  tiểu tư sản trí thức vào  tiểu thuyết :  thành công hay không thành công  ?  Đọc xong,  tôi nảy  nhiều ý nghĩ tương phản.   Nhóm đề cao tiểu tư sản trí thức ( lý luận  như rất vũng vàng) , cón tiểu thuyết luận đề , phản lại.   Từ đó, luận ra,  hiểu được ,  thuyết  Hiện sinh của Jean- Paul Sartre đã thành công ghê gớm, từ lý luận đến hình tượng sống cuộc đời, qua tiểu thuyết ăn ý như một ,  kể cả lý luận  sáng tác  của Jean-Paul  Sartre và Simone de Beauvoir …   Mặc Đỗ  đưa vào truyện  tính cách phi lý   ( 1)  của Albert Camus  vào tiểu thuyết Bốn mươi.    Vậy thì  tính chất   phi lý tây phương   kia ,  cũng như sắc đẹp Tây Thi khác hẳn sự vá víu của  Mặc Đỗ trong tiểu thuyết Bốn mươi.   Sư vá víu  tựa hồ một  mụ nhà quê đất Hồ Nam ( Trung hoa)  làm dáng, khi bắt chước  Tây  Thi đau bụng. Nàng  Tây Thi đau bụng được  vua khen, ban  thưởng; còn  mụ nhà quê kêu đau bụng, thì bị  chồng  cầm roi đuổi đánh , mắng nhiếc  . Hoặc ,  cũng là  một  thứ   quýt – quýt Giang Nam (  Trung hoa )  trồng  ở đất Giang Nam thì có điều kiện thổ nhương, khí hậu, hợp sự tăng trưởng làm cho trái quýt ngọt đậm đà, vẫn giống quýt ấy đem trồng ở Giang Bắc thì trái quýt lại  chua. Vậy thì, triết thuyết phi lý  của Albert Camus thể hiện trong L’ Étranger, Le Malentendu, La Peste, La Chute, L’ Exil et le Royaume, Le Mythe se Sisisphe …  đưa văn sĩ Pháp  đoạt giảiNobel văn chương. ( 1957). Phi lý của Camus không phài là phi lý của người dân nhược tiểu  Việtnam ( đang muốn vươn lên độc lập toàn diện ) , tất, nhân sinh quan có khác với nhân vật truyện Camus . Pháp quốc lá nước thịnh trị lâu đời, nhìn qua khía cạnh phí lý,  đây, chẳng qua là   con người Albert Camus   lai giòng máu Ả Rập , sống   ớ Bắc Phi – mỗi khi   ông nhin thấy nơi sinh trưởng ra mình, bị đối xử thiếu công bằng giữa  con người và con người ( da trắng, da đen) , nên ông đưa ra nhân vật phi lý  là cần thiết, đa dạng  qua tính cách văn chương.    Tính cách  phi lý trong văn chương Camus lên án  sự  đàng điếm, ê trệ tinh thần, sung mãn vật chất của dân da trắng , và phi lý trong văn chương Camus là để  bênh vực lập trường kháng chiến Algérie. Ở một  truyện ngắn  rất hay  L’ Hôte,  (  trong L’ Exil et le Rouyame), thì tác giả Camus cho rằng :  nhiệm vụ  con người mất tự do phải biết sự tù đày,  khi anh ta dám đứng lên tranh đấu,  điều này luôn ám ánh , phải  biết  chống đối.   Albert Camus và  Jean-Paul Sartre giống về quan điểm nhân sinh. Tại sao Sartre phải dùng văn chương để chống đối, lên án’ vì thế giới này nhớp nhơ quá !  ( Cette laideur du monde, Sartre reste à  l’ affronter )  (2) .  Đó còn là 2 mục đích  của luân lý chủ nghĩa sinh tồn  ( le but moral sartrien)  được thể hện trong nhân vật tiểu thuyết tư-sự-kể  Roquentin .   Nhân vật Roquentin đã   sống   cùng  nhân sinh quan  luân lý kia .
Trở lại với Albert Camus – thì Camus đã biết khai thác triết thuyết phí lý  vào hình tượng sống trong văn chương, dùng khả  năng của mình phối  hợp cơ hội căn bản, như tài liệu sống mục kích ở châu Phi , ghi lại lối sống, cảm nghĩ , suy tưởng , ý chí , tạo thành một   xã hội  trong tiểu thuyết , trình  bày cho thế giới biết.   Khác gì Jean-Paul Sartre đặt con người buồn nản ,  chán chường, phi lý  vào đời sống văn chương trong truyện, khởi đầu từ thành phố  Bouville– từ khởi điểm này,  đưa Sartre sau này trở thành văn sĩ tài danh! ( từ chối Nobel văn chương với số tin kết sù, ‘ tôi viết văn đâu phải để  nhận  giải ?  ‘ v.v... )  . Nên nhớ rằng,  Jean- Paul Sartre  xuất bản sách đầu tay rất muộn , vào năm ông 31 tuổi, 5 năm sau đã nổi như cồn.   Cuốn truyện tự-sự-kể ấy la La Nausée, diễn đạt cuộc đới rút tử  bản thân tác giả : thực, thành khẩn, con người  là ni ange  ni bête như A, Huxley quan niệm. Trường hợp  này,   liên tưởng tới một nhà văn Nga khác, Pouckhine cũng nổi tiếng ngay khi viết Eugene Oneguine (3). Tiểu thuyết sinh tồn của Sartre   là một thể nghiệm sống rất thực,rất cần thiết cho những ai, muốn hiểu đời sống thực con người   thế kỷ XX.   Một nhà phê bình văn chương Pháp, R.M. Albérès, cho rằng :  tiểu thuyết còn là nghệ thuật tạo tác nhiều bộ mặt  khác nhau : khiêu vũ, âm nhạc,  kể cả một bản nhạc hòa âm đơn khúc ; nó sẽ bị coi  là ngụy tạo, một khi  tạo tác  những hình ảnh lu mờ, hoặc tán dương quá mức, xa hơn  cảnh thực .    Tôi  xin phép, nhấn mạnh :  thành khẩn diễn tả  là sự thực trong tiểu thuyết, đã được đãi lọc theo chủ quan định hướng rồi.
Lại trở với Le Mythe de Sisyphe của  Camus,  có thể gọi đá lá một thứ Prométhée?  Vậy Prométhée là  gì?, nôm na, đó chỉ là truyện thần  thoại, dựa trên định nghĩa, và định đề rung cảm, được diễn tả qua văn chương, về thế giới chúng ta đang sống trong một thời đại. Đắc điểm chính, động cơ rung cảm bén nhạy của tưởng tượng phong phú của con người.   Cũng chẳng khác gì, người ta  đặt khung cảnh chuyện vào một thế giới khác.   Có thể, là thế giới thần tiên, không giống thế giới của chúng ta; mà ở đó, phát sinh rung cảm phi lý, nhưng  người ta tin được kết quả thu lượm được cảm quan bất biến.   Vậy, ý nghĩ suy luận của Albert Camus, thì phí lý ông ta deo đuổi  nhằm đối tượng nào ?   Tại sao ông ta lên án phí lý ?  Thì đây,  phi lý bắt nguồn từ liên tưởng đã mượn  từ  triết gia Chestov ( 4) . Một khi , nhà văn Việtnam lao đầu vào con đường bắt chước  sự phi lý  qua văn chương phương tây,  hẳn,  đã bị sang tay  đền, 3 lần, vừa thiếu chính thống; cả căn bản sống là điều cần có, lại thiếu cả đồng cảnh, để tạo ra sự phí lý cần thiết  – và sự phi lý (  làm dáng)  kia chỉ là sự chắp nhặt, sao chép vụng về.   Phi lý trong văn chương Albert Camus, như tôi vừa phân tích  là có lý do, và  giả thiết sự phí lý này không lý do  đi nữa,  ( tạm  dịch :l’asburde non de cause )- thì sự phi lý kia,  Camus cũng chẳng hề hấn gì ?  Bởi, con người đã trải qua ý thức làm người đúng nghĩa, sinh ra trong trái đất, có quyền tự do sống cách hợp pháp cùng  chung tiếng nói, phong tục tập quán.  Thí dụ, họ có ý nghĩ viển vông đi chăng nữa,  thì sự phát sinh ý tưởng chán chường chẳng hại gì, mà làm giầu cho khía cạnh mới khác của triết lý sống thêm đa diện, phong phú hơn . Bởi, con người sống ở thế giới này có muôn mặt, dáng vẻ.
Nhưng ở nước ta,  vừa trải qua  trăm năm bị phương tây  áp đặt thống trị, trước 1 nghìn năm  tương tự từ phương Bắc, , xiềng xích, gông cùm. Con người được sinh ta, trong một nước bị mất độc lập, tự do; nghĩa l2, chjưa al2m tròn bổn phận con người, chứ chưa nói tới trí  thức, vẫn phải có bổn phận cùng đồng chủng , đấu tranh tiến tới lấy lại chủ quyền đất nước,  đời sống cá nhân có công bình, no ấm. Một khi, chưa thực hiện được vậy,  trí thức làm văn chương kia, đã viển vông sao chép, mô phỏng sự chán chường, phí lý – hẳn  đã  không ý thức được phận  làm người rồi !
Điều dẫn giải về văn chương phí lý nhập từ phương tây  – nói cho rõ hơn – làm sáng tỏ vấn đề ‘ văn phi lý’ của 2 ông Mặc Đỗ và Thanh Tâm Tuyền; khi    Mặc Đỗ viết Bốn mươi  – và Thanh Tâm Tuyền viết
 Bếp lửa sao chép, mô phỏng tệ hại hơn nữa , cái gọi là  văn chương  phi lý kia , làm nền nhân vật tiểu thuyết  mũi tẹt, da vàng đang sống ở thị thành Âu, Mỹ  vậy.  Càng không thể biện minh, đây  chỉ mượn liên tưởng để tạo ra một  tác phẩm Việtnam của Thanh Tâm Tuyền- như Le Cid của Corneille , lấy đà từ Las Mocedades / Guillen de Castro – gần hơn , Thanh Tâm Tài Nhân  đến Truyện Kiều / Nguyễn Du, chẳng hạn thế !.
Còn Mặc Đỗ, tả nhân vật trong tiểut huyết Bốn mươi, thì sao ? Nhân vật :  con nhà giàu, gia thế, có bạn gái đầm Jacqueline . Ở tuổi tứ thập nhi bất hoặc, 40 đã bày vẽ hưởng thọ ? , đùa giỡn sa hoa,  trác táng ăn chơi – như vậy, có phải là  cách sống của một trí thức biết sống  ?  Trong khi đất nước  bị phân chia, Mỹ đưa quân hỗ trợ miền Nam, dân chúng đầu tắt mặt tối, nghèo đói, bệnh tật,   chiến tranh   đe dọa sự sống còn, sự tử vong lơ lửng trên đầu khi ngẩng mặt  – vậy thì – văn chương phi lý, sa đọa kia  của mấy ông văn sĩ  trí thức nửa mùa, vô trách nhiệm, trác táng ăn chơi  trong văn chương, thương vay , khóc mướn, cơm no  rửng mỡ, gái trai đàng điếm- hô to ‘  tất cả đều là hư không, phi lý !”. Vậy thì, thử hỏi , thứ văn chương phi lý dởm này  có phải là sản phẩm đầu độc tinh thần thanh niên, như hãy quên đi hoàn cảnh xã hội; chẳng khác gì thời Pháp thuộc, thanh niên được  khuyến khích ăn chơi trác táng, tham gia phong trào thể thao  Ducroy, tha hồ uống rượu phông -ten,  hút thuốc phiện – để quên đi  làm loạn, chống đối thực dân cai trị. Người viết có quyền lên án bọn trí thức trụy lạc, song, hải  hướng dẫn, phải nói  sự đi lên của  đối tượng khác cần thiết.   Nếu không làm vậy, thì ông Mặc Đỗ, chỉ khai thác cảnh nhơ nhớp, sa đoạ, trụy lạc  của  trí thức; có nghĩa là không dùng văn chương dĩ độc trị độc; mà ông đang lao vào  con đường phóng tay đốt nhà táng giấy, xúi giục thanh niên, trí thức  đi vào con đương đàng điếm, quên trách nhiệm đối đất nước, xã hội- chẳng khác gì  xưa kia thực dân Pháp khai thác sự tiêu cực ấy, đẩy họ vào con đường tự hủy hoại. ( như chúng tôi vừa phân tích ở trên, và tất nhiên không đúng với tuyên ngôn Quan điểm loại mới ).
   
Và ông Thanh Tâm Tuyền ,  thanh niên lớn lên chưa kịp tham gia kháng chiến; khi toàn dân  đứng lên chống Tây thuộc lần 2 – khi ấy, ông chỉ là chú bé vùng Atêka ( an toàn khu) , không như các chú
 Vệ quốc em  tham gia  giữ nước.   Rồi lớn lên, học hành ở  vùng đô thị, gặp cảnh sống ê chề của dân vùng Tề  do Pháp cai trị  , bị dồn nén mậc  cảm tự ty, tìm lối thóat là dùng văn chương  để làm dáng tranh đấu , như người yêu nước thực sự. Nhân vật làm cách mạng của ông trong truyện  làm cách mệnh kiểu ‘trên không răng, dưới không khố .  Còn “thơ tựdo” (trong ngoặc kép) của ông  tự gọi là  ‘sáng tạo với tư duy mới ‘– đúng ra,  đó là sự chắp vá    vụng về, non nớt,  dịch lại thi ca tranh đấu của Éluard, Aragon… hơn nữa, còn pha thêm tính chất kỳ bí, hóc hiểm Surrélisme.  Dadaisme, Lettrisme , tổng hợp thành Tôi không còn cô độc, thơ  tự do Thanh Tâm Tuyền.   ( Saigon 1956) .   Ông làm ra vẻ bi quan,   chán chường, tranh đấu kiểu làm dáng, – nào , tưởng niệm anh hùng, bắt chước nổi loạn, cầm súng xông ra đường , hô to, hét lớn ,  phô trương kiểu F.  Lorca cầm súng ra ngã 4 đường, đòi bắn xới sả vào đám đông( như một thằng điên, bị trầm cảm , rối loạn ) – thơ pha chút rượu nồng tình ái  Aragon,  hà hơi, thở khói  bí hiểm  từ  thơ ca  Picabia, thêm chút ‘ anh hùng trẻthơ Thằng  Cu So  của Nguyễn Đức Quỳnh. Cái gọi là ‘ sản phẩm thi ca tự do’ kia, cũng như văn xuôi ( Bếp Lửa) , chỉ là mượn  hơi, nổi trõ văn chương hiện sinh, phi lý tây phương, bởi lẽ kinh nghiệm từng trải không có – vậy thì, tác giả ra vẻ làm dáng tới  đâu chăng nữa , không thể lừa dối  tất cả đọc giả cùng thời,  cũng như thời đại tiếp nối.   Ông tự  phong bằng chữ ‘ ta hoàng đế của thơ tự do’ –  chỉ ít dòng trang sau, tự phủ nhận’ không muốn được gọi là  thi sĩ’ – hoặc ,‘hãy vứt sách của ta ra cửa sổ .  Lối tuyên ngôn cuội ( không phải  của mình)-  đúng ra ‘ ăn cắp’ lối nói của  Nathaniel ,truyện của André Gide,   Les Nourritures Terrestres  :   ” … bạn đọc sách của ta xong, hãy vứtr ra cửa sổ  … “
…Thêm một luật sư, mới  ra ràng, mỏ trắng (blanc bec) , tự gọi, lý luận gia nhóm Sáng tạo (Mỹ  chi viện) , miệng giẻo quẹo hô hào “phủ nhận văn chương tiền chiến nhóm Tự Lực văn đoàn“. (văn đoàn này chỉ vào hạng’ tầm tầm’ mà thôi) – hãy  nhìn đây, hãy cậy trông văn chương hậu chiến khởi nguồn từ nhóm Sáng tạo’ (   phong trào  phủ nhận văn chương tiền chiến bị ” xẹp” như bong bóng xì hơi  , khi  JUSPAO   cắt viện trợ ).   Hãy thử đọc vài câu thơ được gọi  tên tác giả : Trần Thanh Hiệp , thơ tự do cất cánh ‘ bay cao cao‘ phía sau thơ tự do Thanh Tâm Tuyền:
“…. cửa sổ 
               cửa sổ 
                           cửa sổ …” 
cửa số này là persienne (tây : 4 cánh) không phải  fenêtre (ta : 2 cánh) – mấy chựục năm trước, Louis Aragon,  phu quân thi sĩ tài danh Elsa Triolet , từng viết :
   “ persienne
                                     persienne
                                                persienne .. “
***
Câu  châm ngôn trên  đầu  tập thơ Tôi không còn cô độc  của Thanh Tâm Tuyền (TTT) , như trên tôi nói, là của André Gide. Còn thơ bay cao cao” Trần Thanh Hiệp ‘ đạo’ thơ Aragon (3 câu này  rất tầm thường ) – đều không phải là rung cảm thật của các vị rồi ! Vây làm sao , bắt phải tin rằng, ý thơ kia trong sáng, tư tưởng siêu quần, thơ tự do khám phá  đầu tiên  sẽ có một tương lai  sán lạn ??? . Vậy thì, đọc thơ quí vị, tôi chỉ gọi đây là thơ của thợ thơ  có hạng, mũi thính, tai thông, mắt sáng, tài năng thượng thừa sao chép  – sao quí vị không  ghi thẳng ‘phỏng thơ tây’ có  thực lòng hơn không ?
Lại phải dùng cụm từ ‘cái gọi là  ( the so-called)   trong ‘cách mệnh  thi ca, văn xuôi của “hoàng đế  “ đạo “thơ tự do” Thanh Tâm Tuyền – cuộc phiêu lưu  văn chương  đáng khinh  kia, chưa bị đưa ra ‘toà công luận văn chương’ định tội – đã xách mé, lên mặt, phủ nhận tài năng, kinh nghiệm văn chương tiền nhân , con số không,  đó là  một cách hạ bệ bẩn thỉu để tự đưa  mình lên . Nhân vật truyện của TTT chán chường, lại chẳng hiểu tại sao chán chường, ông cho rằng làm cách mệnh chẳng khác gì con ngựa và anh dô-kề . Nếu  con ngựa phản kháng,  hất anh dô-kề xuống đất; khi tỉnh dậy, dô-kề tìm con ngựa kia, sẽ thưởng cho nó một bài học đích đáng.  Đấy là ý, được gọi là ‘lập ý cao-cao’ của TTT trong Bếp lửa. Chúng tôi, hiểu nghĩa tượng trưng của tác giả, muốn nói lên: làm cách mệnh  nhược tiểu dân tộc ( con ngựa )  có vươn lên, thì chỉ trong chớp mắt , bị đế quốc (dô-kề) quật lại nhanh chóng. Vẫn theo ‘lập ý cao-cao’ của TTT, lý luân về cách mệnh và anh dô-kề, hẳn cuộc kháng chiến của dân tộc ra năm 1945 sẽ không có được !
Nhìn lại,  cuộc thử nghiệm người làm văn chương miền Nam, đã từng mượn thuyết phi lý không lý do tây phương- chúng tôi nhớ ,ở thời tiền chiến, đã có mộtXuân Thu Nhã Tập. Điển hình bí hiểm kiểu Francis Picabia  là Nguyễn Xuân Sanh với bài thơ Người Xuân, chẳng hạn vậy. Thơ bí hiểm cực kỳ, hơn cà Dadaisme, Lettrisme ..  Surréalisme…  Một bài thơ ra đời, kèm theo một bài bình giải, hay đúng hơn giải thích  ý nghĩa  của thơ. Như có lần, tôi đã viết về trường hợp này :
“… thơ  Nguyễn Xuân Sanh, phải có Đinh Gia Trinh đi bên cạnh, giải thích cái hay, cái đẹp; mà nghệ thuật lại phải giải thích cái hay, cái đẹp tới bao nhiêu lần ? (từng chử, ý, dòng, câu ) – mà người đọc vẫn chưa thông cảm nổi; tôi nói ngay  đây, ‘nghệ thuật chưa đạt’. Thơ Nguyễn Xuân Sanh không phải ‘chất lịch lãm’ như Đoàn Phú Tứ; cao hơn, thì đó, là lối thơ của Nguyễn Vỹ  với thơ Bạch nga. Thời kháng chiến, Nguyễn Xuân Sanh không còn làm lối thơ bí hiểm, như Người Xuân nữa – ông quay sang viết lục bát, cộng rung cảm thật, nhịp điệu t hài hòa rung cảm tác giả; nên chúng tôi, nhận chân giá trị, thơ ông ở thời kháng chiến có chất thơ thật để là một thi sĩ  của bài thơ Làng nghẹt trong rừng đêm ‘.  
Sau ông Đinh Gia Trinh giải thích thơ, bao hàm cái hay, cái đẹp của Xuân Thu Nhã Tập, bây giờ tới lượt Diệu Anh, lại tiếp nối điệu cảm trong thơ Xuân Thu Nhã Tập…” (5) 
Trở lại, văn chương hậu chiến ở miền Nam , kể từ sau 1954- Quan điểm loại mới, Sáng tạo .. sự lập dị của những nhaà ăn, nhà thơ này, chỉ là một cách khoe mẽ, ít thực chất hơn sự lập dị đáng yêu, ngây thơ của Xuân Thu Nhã Tập tiền chiến.
Mốt thời thượng, thường  chết yểu, , thời gian đào thải, bị quên lãng, sau cùng là chẳng còn ai biết tới nữa.   Cũng chẳng phải là điều lạ lẫm .
 Saigon, 1960
THẾ PHONG

—-
(1) bài  này có đc li. ( 2012) .  Đã đăng trên bán nguyt san Giáo Dc Ph Thông ( Saigon )
   – s 56, ra ngày 1-3-1960 .     Ch nhim: Phm Quang Lc,
(2)  Conscience de l’absurde   hoc  Philosphie de l’ absurde đu được c 
.
       Mun hiu rõ hơn, ti sao Pouckhine li to được cho riêng mình mt trường phái lãng mn, do s cu to, ch yếu từ vn sng bn thân, xin đc thêm: Textes philosophiques ca Bíelinski  .( Nxb  Ngoi văn McTư-Khoa  / Ed en langues étrangères, Moscou, 1950 – pages: 267- 351) .
 (4 )  LEON CHESTOV ( 1886-1938)   triết gia Nga,  chủ trương  thuyết Irrationalisme , coi lý lun ch là th yếu trong phm vi hot đng tinh thn ( opposée de la pensée rationelle) .
-tác phm chính L’ Apothèose du Mone – fondé Có th xem thêm v triết gia này, trong Histoire de la philosphie russe / N. P. Losski    ( Nxb Payot,  Paris 1954).
 (5)  Lược  s  văn ngh Vitnam / Thế Phong  ( tp 1:  Nhà văn tin chiến 1930-1945 , Nxb Vàng Son tái bn , Saigon 1974).


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ