Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

vài hình ảnh SAIGON cũ trước 1975, "Où est la neige d' antan?" -- trích từ : 640 x 469 groups google. com

 Hình xưa đường Công Lý, Sài Gòn truớc 75
1 bài đăng của 1 tác giả


thi bui 

29/05/2015


----- Forwarded Message -----
....de nho lai Saigon cua tui minh....

Inline image 1
  (...)

Ngày xưa người ta đặt tên rất ý nghĩa, con đường Công Lý dẫn từ Lăng Cha Cả đến thẳng Toà Án Sài Gòn........cho nên đặt tên Công Lý (?)
Tên đường theo thời Pháp ===> Mac Mahon 
Tên đường theo thời VNCH ===> Công Lý (những địa điểm đăc biệt trên con đường này là Dinh Độc Lập, Dinh Hoa Lan, Phủ Phó Tổng Thống, Chùa Vĩnh Nghiêm, trường tư thục Quốc Anh,Thương xá Crystal Palace-Tam Đa, rạp Hồng Bàng)
Theo bản đồ xưa thì đường Công Lý bắt đầu từ Toà nhà Hội Trường Diên Hồng ... ngang qua những con đường ... tới Cầu Công Lý .
Đã thuộc về Xưa trước 75 thì s dùng cách gọi tên đường của hồi trước 75 theo bảng đồ xưa ...và chỉ trường hợp đặc biệt mới dùng tới cách gọi sau [30/4/1975.]

 Theo hình này từ Bến Bạch Đằng qua hai cây Cầu Khánh Hội và Cầu Mống trên rạch Bến Nghé thì mới tới Hội Trường Diên Hồng quẹo phải vô đường Công Lý ... rồi ngã tư kế tiếp mới là Công Lý - Nguyễn Công Trứ.
 ... đường Công Lý bắt đầu từ Toà nhà Hội Trường Diên Hồng...

 ...ngã tư NCT/CL ...kế tiếp là ngã ba Nguyễn Văn Sâm -Công Lý .....rồi mới ra đại lộ Hàm Nghi
Ở Hình 2, ngã 3 đó là Nguyễn văn Sâm-Công Lý. Gần đầu đường có Rạp Kim Châu (rạp máy lạnh đầu tiên ở SG chiếu phim Màn Ảnh Đại Vĩ Tuyến, sau đó là rạp Thái Bình chiếu phim 70 ly Tod-Ao)
Đại lộ Hàm Nghi - BOULEVARD DE LA SOMME. nhìn thấy từ Bến Bạch Đằng thẳng vô tới công trường Diên Hồng ngang qua đường Công Lý
Hình3, sau ngã t
ư Huỳnh thúc Kháng-Công Lý, là tới Đại lộ Lê Lợi, ngã này cũng có thể gọi là ngã 5 vì có thêm đường nhỏ Nguyễn Trung Trực tại ngã 4 này.

từ đại lộ Hàm Nghi lội tiếp ngang qua ngã tư Huỳnh Thúc Kháng ... tới nửa là ngã ba Nguyễn Trung Trực rồi mới tới đại lộ Lê Lợi 

 ....qua khỏi đại lộ Lê Lợi là tới ngã tư Công Lý - Lê Thánh Tôn Saigon 1967 - Street Scene - ngã tư Công Lý-Lê Thánh Tôn 
 góc  đường Lê Thánh Tôn-Công Lý
Hình số 5 Lê Thánh Tôn-Công Lý : góc bên trái đầu thập niên 70 có tiệm giày Bata , là chỗ hay mua giày thời còn đi học. Góc bên phải chỗ xe jeep là sau lưng Thư viện Quốc Gia Saigon ( khánh thành năm 1972 ) thời Pháp thuộc từng là vị trí của Khám Lớn, nay vị trí giầy Bata và các tiệm kề bên đã bị đập bỏ, chờ xây dựng công trình mới. Vị trí này liền kề với Crystal Palace , sau này là tòa nhà ITC từng bị cháy năm 2002.
 ngã tư  đường Công Lý- Lê Thánh Tôn 

Hình số 6 , vị trí này dễ thấy Crystal Palace ( tòa nhà trắng ) Ngã tư bên góc phải, là một phần sân sau của Thư viện Quốc Gia, ngày nay góc này là nhà hàng nướng Barbecue Garden.
 Saigon 1969 - Ngã tư Lê Thánh Tôn-Công Lý, phía xa là đường Lê Lợi.
 .... ngã tư Gia Long-Công Lý kế tiếp 

quẹo phải qua đường Gia Long để tới Công viên Liên Hiệp góc Gia Long-Pasteur... đưng Pasteur cặp song song bên phải với đường Công Lý.
 góc đường Công Lý-Lê Lợi năm1966 

 ...qua khỏi ngã tư Nguyễn Du - Công Lý thì thấy Dinh Độc Lập trên đường Công Lý, đường ngang dọc theo Dinh Độc Lập là Công Lý
Hình 9 là đường Thống Nhất. Chạy thẳng tới Thảo Cầm Viên...

 Dinh Độc Lập nằm chính giửa 4 con đường: Công Lý - Hồng Thập Tự - Huyền Trân Công Chúa - Nguyễn Du .
Mặt trước của Dinh Độc Lập từ ngã tư Công Lý-Nguyễn Du tới Hồng Thập Tự... có 3 cái ngã ba, Hàn Thuyên - đại lộ Thống Nhất - Alexandre de Rhodes.
 Không ảnh[chụp] đường Công Lý tới trước Dinh Độc Lập 
 Hình tòa đại sứ Mỹ nhìn từ trên cao 
 đường Hàn Thuyên trước dinh Độc Lập
vách tường vàng quẹo góc trái hình giống góc Hàn Thuyên quẹo ra Nhà thời Đức Bà.
 nhà nghỉ trong dinh Độc Lập ngó ngang trường Lê Quý Đôn
và đây, ngã tư Công Lý–Hồng Thập Tự, qua ngả tư bên trái là trường Lê Quý Đôn bên phải có một trường tư ,rồi đến đầu ngả tư Công Lý–Trần Quý Cáp có ngôi nhà của bà già người Pháp. Đoạn này ở bên hông trường Lê Quý Đôn, ở đây có khu nhà ở của những người lao công của trường.
Hình 17, là trên đường Hồng Thập Tự trước mặt trường Lê Quí Đôn và bên hông Dinh Độc Lập.



đường Công Lý, phía trước là ngã tư Công Lý-Trần Quý Cáp 

Hình18, đang ở trên đường Công Lý, trước mặt vẫn là ngã 4 Hồng Thập Tự, bên phải hình vẫn là trường Lê quý Đôn.
tới ngã tư Công Lý-Trần Quý Cáp thì thấy sao hơi lộn xộn giữa các hình xưa ...
Hình 19 , ngã tư Công Lý-Trần Quý Cáp. Bên tay phải chính là hông trường Lê Quý Đôn. ( thời Pháp là trường Chasseloup Laubat. Sau này trường mang tên Jean Jacques Rousseau trước khi trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn năm 1967).
 qua ngã tư Công Lý–Trần Quý Cáp là thấy Sân vận động Phan Đình Phùng, bên phải là Hôtel Đức và một biệt thự lớn. Rồi tiếp đến là ngã tư Công Lý–Phan Đình Phùng. Đi tới một chút chúng ta thấy một building Mỹ phía phải.
Hình 20, nếu đi đúng chiều đường Công Lý , thì ta gặp ngã tư Công Lý-Phan Đình Phùng trước rồi mới đến ngã tư Công Lý-Trần Quý Cáp. Sân Phan Đình Phùng nằm cùng vị trí của công viên Vạn Xuân. Sau 1975 ,  đã bị phá bỏ công viên Vạn Xuân, xây Trung Tâm thi đấu Phan Đình Phùng.Thật sự rất tiếc. Đối diện với công viên Vạn Xuân phần bên đường Pasteur, vị trí của trường Đại Học Kiến Trúc, nhớ có một dãy nhà nhỏ ngoài mặt tiền (dãy nhà này ngày nay vẫn còn nhưng cho thuê để buôn bán hàng ăn).  Thỉnh thoảng tại đây có chiếu phim, đó là gần cuối thập niên 60, chỉ nhớ căn phòng rất nhỏ hẹp. Những người tổ chức chiếu phim đa số đều là các anh chị sinh viên.
 ngã tư Công Lý-Phan Đình Phùng 

Hình 21, ngã tư Công Lý-Phan Đình Phùng, góc phải về phía bên kia ngã tư, tòa biệt thự vẫn còn, hiện giờ là nơi làm việc của Công ty Vidotour.

ngã ba Công Lý–Ngô Thời Nhiệm với xưởng bào chế Roussel và trường Marie Curie bên phải, bên trái là một building mà trước đó là biệt thự của luật sư Trịnh Đình Thảo. Ông này bị chính quyền VNCH trục xuất ra Bắc năm 1964 và tịch thu căn nhà này. Đi tới nữa là phần sau của Trung tâm Viễn thông Mỹ và ở đây hồi đó có một tiệm may.
 ngã tư Công Lý – Phan Thanh Giản
Lời bàn của tôi: hình như tác giả quên là tại góc đường Công Lý-Phan Thanh Giản khi xưa
còn có trường Couvent des Oiseaux, kế trường Marie Curie... 
 ngã ba Công Lý - Tú Xương
Nhìn những banderole treo trên thành phố trước kia, ta thấy cách treo rất nghiêm ngh. Đúng "mùa", đúng dịp bây giờ là loạn biểu ngữ, chỗ nào cũng có biểu ngữ, rợp trời biểu ngữ, khẩu hiệu. Nhất là màu đỏ muốn rối con mắt.
 ngã tư Công Lý–Hiền Vương. Phía trước bên trái là công ty Terre Rouge của Pháp

Hình 25... và bên phải là Dinh Quốc Khách VNCH. Sau 1975  trở thành Trung Tâm Văn Hóa Thiếu Nhi. (còn gọi là Nhà Thiếu Nhi Thành phố).

Hình 25a, băng-rôn trên cổng chào " Chào mừng thành phố Quảng Trị đã trở về với Quân Dân Miền Nam."


coi như chỉ còn hai cái ngã tư Công Lý-Nguyễn Đình Chiểu và Yên Đổ ... nữa rồi sẽ thấy chùa Vĩnh Nghiêm cũng như cây cầu Công Lý.
 đoạn qua ngã tư Công Lý - Hiền Vương. Bên tay mặt là hàng rào phía sau viện Pasteur
...
qua ngã ba Công Lý–Tú Xương là ngã tư Công Lý–Hiền Vương. Chúng ta gặp phần sau của viện Pasteur trải dài tới ngã tư Công Lý–Nguyễn Đình Chiểu (tại ngã tư này có ông già chuyên sửa xe Velo Solex bên lề đường. Tiệm của ông chỉ căng tấm bạt để làm nóc che nắng mưa. Ngay cả trong lúc xe Honda, Suzuki tràn ngập thị trường. cũng không thấy ông sửa xe nào khác ngoài Velo Solex. Ông cụ này, có lẽ chỉ đưa con ốc ông cũng biết là nó nằm ở đâu trong chiếc Velo Solex. Tới 1974, vẫn thấy ông ở đó nhưng không rõ tới lúc nào thì ông không còn sửa xe ở đó nữa. 
Bên phía trái là Bệnh viện Dân Tộc. Qua khỏi ngả tư Công Lý–Nguyễn Đình Chiểu có trụ sở đạo Bahai, tiếp đến là Hội thánh Báp Tít Ân điển.
....
Hình26, ông già sửa Vélo, vì có nhà nhỏ trong đường hẻm đạo Baha'i (bên trái hình), sau 75 thì ông rời vô đầu hẻm đó, ông vẫn ngồi đó cho đến tận năm 2000 thì qua đời.
 
ngã tư Công Lý-Nguyễn Đình Chiểu, ta thấy trường tư thục Duy Nhất, bên kia đường là trụ sở đạo Ba hai
Hình 26 a, Trường nhỏ này chỉ là dạy luyện thi,đầu năm 70, dân Kỹ thuật ồ ạt học tiếng Đức để du học tự túc, các thầy ở Trung tâm Văn hóa Đức (viện Goethe) mướn thêm ở đây để dạy thực hành.
 
 đường Công Lý đoạn gần tới ngã tư Công Lý–Yên Đỗ
những hình ảnh xưa kế tiếp là đoạn đường Công Lý lòng vòng gần ngã tư Công Lý - Yên Đổ ... 
Hình 27b, từ đường Công Lý từ SG đi Tân Sơn Nhất đến "cua",  quẹo Yên Đổ ra Hai Bà Trưng, bây giờ là cao ốc của Sacombank.

 


 H27d, đoạn này là từ ngã tư Công Lý-Hiền Vương đi về trung tâm SG (vì chỉ từ đoạn 1 chiều này là có 2 đường nhỏ song song 2 bờ đường Công Lý lúc còn 2 đường nhỏ cho xe thô sơ. Đoạn qua ngã tư Yên Đổ, đường cho xe 2 bánh lưu thông.
 Trường Tư thục Công Lý (Charles De Gaulle)
 ngã tư  đường Công Lý–Yên Đổ
qua ngã tư Công Lý–Yên Đổ. Ta thấy bên tay trái là xóm Lách (hay xóm Chuồng Bò), bên phải là xóm Nhà Đèn tới một khoảng là Trung tâm Văn bút, nơi nhà văn, [chủ báo nhật báo 'Sống' ] Chu Tử bị ám sát năm 1965. Đi thêm nữa là cư xá Kiến Thiết trải dài tới cầu Công Lý. Tay trái ta có chùa Vĩnh Nghiêm và trường Sao Mai ngay cạnh cầu.
 bãi rau muống dưới chân cầu Công Lý 
Cầu Công Lý:
cầu này dính tới chuyện Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn giết  bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc Namara khi đến Sài Gòn. Nguyễn Văn Trỗi là dân Quảng Nam vào Sài Gòn làm nhân viên điện lực .(...) Hôm Trỗi ôm mìn đặt dưới cầu không may [bị] bà cắt rau muống trông thấy và báo với cảnh sát gác cầu. Sau đó xe cảnh sát của Tổng nha lên, yêu cầu Trỗi đầu hàng và cảnh sát đã bắn vào chân Trỗi (...).  [ Nay], tên cầu Công Lý vẫn còn đó trong khi con đường đã mất tên.
... cuối cùng coi như cũng lội hết con đường Công Lý của Sài Gòn xưa trước 1975 rồi đó...
   []


                                                       ============








0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ