Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

UNE MORT TRÈS DOUCE/ Tất cả mọi người đều phải chết / SIMONE DE BEAUVOIR -- Newvietart.com (fr.)


“TẤT CẢ MỌI NGƯỜI  RỒI PHẢI CHẾT”


                                          UNE MORT TRÈS DOUCE  est un court récit autobiographique de Simone de Beauvoir
                                    publié en 1964, qui décrit les dernieres instants qu'elle vécut de sa mère mourante. Ce livre d' après
                                                   [Jean-Paul] Sartre, le meilleur qu' elle ait écrit                       Wikipédia

                  SIMONE Lucie Ernestine Marie Bertrand de BEAUVOIR [ 190 8- 1986   Paris/ France
                                   was a French writer, intellectual, existentialist philosopher, political activist feminist 
                                                                    and social theorist               Wikipedia



                                                                 MỘT CÁI CHẾT THẬT DỊU DÀNG/ SIMONE DE BEAUVOIR
                                                                                          - người dịch :            VŨ ĐÌNH LƯU
                                                                                          - nxb            :            Văn Hóa Saigon
                                                                                          - nhà phát hành:        Đông  Tây ( Hà Nội) 

(Simone de BeauvoirUne Mort Très Douce -

Một cái chết rất dịu dàng , bản dịch Vũ Đình Lưu,
nxb Văn hóa Saigon + Sách Hanoi  tái bản 2009.

Một  cuốn sách mỏng, corps chữ 11, dày 140 trang, khổ 13x20- tạp chí Văn  Saigon in năm 1967, đến 2009 tái  bản 1000 cuốn ,  bán lấy lất, mua tại nơi phát  hành chỉ còn 15000  VNđ -- vừa bằng giá một bát phở gà bình dân ăn được, ở Phở Sơn,  hẻm Võ Thị Sáu, tp. HCM.

Công ty văn  hóa Cửu Đức có lời rào:” mời dịch giả đến nhận nhuận bút, vì không biết  địa chỉ dịch giả”.

Vũ Đình Lưu..còn một bút hiệu nữa; Cô Liêu; và, sau 1975chẳng ai biết dịch giả Cô Liêu-Vũ Đình Lưu đi đâu, về đâu; còn tại thế  đã qua đời, mất tích  ,ẩn số’ quân nhân mất tích thời chiến tranh Mỹ+ Việt” mà Hoa Kỳ đang ra công tìm kiếm .

Chẳng biết còn ai là người nhà, hoặc đại diện hợp pháp dịch giả tới nhận tiền "còm” nhuận bút, đâu chừng trên 2 triệu/10%,  trên  tổng số tiền 1000 cuốn, giá 22,500 VNđ/ cuốn.

Ôi !Vũ Đình Lưu , một dịch giả tài hoa của nền văn chương dịch thuật miền Nam trước 1975, không chỉ tài hoa qua bản dịch của Simone de Beauvoir, mà ông còn dịch khá nhiều tác phẩm của nhà văn tài danh khác nữa!  

Trở lại với Simone de Beauvoir,  người nữ văn chương "già nhân ngãi, non vợ chồng”  đầu gối, tay ấp gần gũi nhất với Jean-Paul Sartre (1905-1980--  và, nhà văn bất trị này là người duy nhất của những  nhà văn được Nobel văn chương- thì chỉ một Sartre là khước từ. Nobel  văn chương năm   1964. (sau, đã xin nhận lại, không biết kết quả ra sao?.)


 Ông  Sartre chẳng là tỷ phú, chẳng là nhà văn rủng rỉnh  gửi  tiền trong ngân hàng- khi  dự định xuất bản tạp chí Les Temps  Modernes , thì đi vay tiền lung tung; kể cả chủ nợ là nữ văn sĩ Francoise Sagan.  Còn  người mẹ , chủ nợ của Sartre; bà   vui vẻ trao ngân , khi con trai  ngửa  tay vay “ngân ảnh”, có tiền cùng đi   du lịch   với Simone. (tên  gọi thân mật Simone de Beauvoir) .
 Cuốn sách tự sự kể rất mỏng kia có giá trị văn chương, tư tưởng dày, gấp rất nhiều lần sự nghiệp văn chương Simone de Beauvoir (1908-1986) . Phải nói đây là tiểu- thuyết-tự sự-kể ,bà chỉ để tả cái chết dịu dàng bà mẹ bị ung thư, từ khi vào bệnh viện cho tới  lúc” tất cả mọi người rồi phải chết: nhưng đối với mỗi người là một tai ách, mà cho dù người ta biết và chấp nhận, cái chết cũng là một sự cưỡng bách, trái với lẽ thường” 
( tr.  140 bản dịch ).

 Ở đầu sách, tác giả trích dẫn   tư tưởng Dylan Thomas:

“ Xin đừng bước vào cõi đêm dảy đặc này một cách dịu ngoan / Tuổi già cần bốc cháy, và điên dại vào lúc ngày sắp tàn / Điên cuồng, điên cuồng chống lại cơn hấp hối của ánh sáng.”
tiếp theo , bà  dành” tặng em gái tôi”-    người chị Simone (de Beauvoir) còn một cô em gái duy nhất là Poupette – cha mất sớm, mẹ góa, thật chẳng khác đời sống gia đình côi cút người bạn tình Jean-Paul.

“ Tất cả mọi người đều phải chết"-- đúng vậy, trước khi chết, người mẹ tác giả đã phải trải qua nhiều bệnh viện , từ nhà thương Boucicaut cấp cứu ban đầu, mà Simone đã đưa hình tượng mẹ vào truyện:

“….Tội nghiệp cho má tôi quá? Tôi mới dùng cơm với má tôi khi ở Mạc-Tư-Khoa ( Moscow) về, cách đây 5 tuần lễ, trông má tôi không được tươi tỉnh, cũng vẫn như mọi ngày. Trước đây không bao lâu, đã có hỏi , má tôi tự kiêu rằng còn trẻ hơn tuổi mình; bây giờ thì không ai lầm được nữa: đúng là một bà cụ 77 tuổi, yếu đuối lắm rồi…” ( trang 8, s.đ.d. ). 

Thường ra, các cụ  già  ở phương tây , rất ít khi các cụ sống với con cái, hoặc sống ở nhà dưỡng lão, hoặc tự sống . một mình, như mẹ tác giả : 

“…. Dì Poupette  bảo tôi:” Dẫu sao, em cũng vẫn áy náy!”. Em đã khẩn khoản báo má mướn một người gác đêm. Má không chịu: má không chịu được có người nẳm bên cạnh má”, Poupette và tôi( tác giả)  đã bàn với nhau để 2 tuần nữa dì nó đến ở Ba- lê, lúc tôi dự định đi Prague..” (trang 13, s.đ.d) . 
Tuổi già sồng sộc  đến, theo sau ám ảnh cái chết gần kề,  bốc cháy điên dại:
:”…Má  tôi tin có Trời; nhưng mặc dù đã già nua, tàn tật đau ốm, má tôi vẫn bám chặt lấy cõi trần, đối với cái chết. má tôi có cái sợ của phàm nhân. Má tôi có kể với dì nó( Poupette)  một giấc mơ thường xảy đến nhiều lần :” Họ đuổi má, má chạy., má đụng vào tường; má phải nhảy qua tường rồi không biết đằng sau có gì, ám sợ quá”. Má tội cũng nói:” Má không sợ chính cái chết; má sợ phải nhảy qua cái gì mới chết được ..(….) Má tôi  đã phát sốt phát rét vì căn nhà ở phồ Rennes, cha tôi về gìa trở nên u uất đã làm vang tiếng gắt gỏng. Ba tôi mất, được ít lâu bà tôi cũng mất theo, má tôi muốn dứt đoạn với những kỷ niệm cũ…” ( tr. 15, 16) . 

Người già luôn sợ  ai biết mình già, ảo tưởng  là còn trẻ, người mẹ  già ấy đã giận cậu rể  nói câu vụng về về ‘ cái già’ của mẹ vợ, khiến bà nổi đóa:

”…. Một hôm người con rể nói một câu vụng về má tôi tức giận  mà cãi lại:” Tôi biết, tôi biết rằng tôi đã già, như thế cũng đủ khó chịu rồi: từ rày xin đừng ai nhắc đến nữa.. Vật vờ trong đám sương mù đã từ ba ngày nay, bất thần má tôi có sức để dấn mình vào tuổi 78, sáng suốt và cả quyết
:”  Ta sắp giở một trang sách…” ( tr. 18, 19) .

Gia cảnh cha mẹ tác giả không mấy sung túc, người cha qua đời  không để lại cho  vợ góa một đồng xu, cắc bạc, ở tuổi 54:

”…. Ba tôi không để lại cho má tôi xu nào mà má tôi đã 54 tuổi. Má tôi đi thi, tập việc, lấy được mảnh bằng để đảm nhận việc phụ tá thủ thư trong một tổ chức Hồng Thập Tự.Má tôi học đi xe đạp để đi đến bàn giấy…” (tr. 19.) 

Tác giả nhắc đến Jean-Paul Sartre đâu đó 6,7 lần, bạn- tình -văn -chương thân thiết số 1


hãy cùng nghe, dù bên cạnh mẹ đau vẫn  không thể vắng bóng Jean-_Paul :

…”.Khi ba tôi mất, tôi không có giọt nước mắt nào. Tôi bảo em tôi:” Đối với má chắc cũng vậy”.Cho đến đêm nay, tôi mới hiểu sự đau khổ của tôi, dù rằng mình bị đau khổ đè nặng lên người, mình vẫn hiểu mình qua sự đau khổ ấy. Lần này thì tôi không tự kiểm soát được sự đau khổ, trong người tôi có một người khác đang than khóc. Tôi nói với Sartre qua miệng của má tôi, đúng như tôi đã trông thấy sáng hôm nay, tôi nói ra tất cả cái gì tôi có thể nhận thấy: sự thèm thuồng của ngon vật lạ không được thỏa mãn , sự nhún nhường đến gần như đớn hèn , niềm hy vọng, sự khốn cực, nỗi cô đơn mà mình không muốn tự thú nhận- cô đơn vì lẽ tử sinh- Sartre đã bảo tôi rằng cái miệng của tôi không nghe theo ý muốn của tôi nữa; tôi đã đặt miệng của má tôi ngoài ý muốn của tôi.  Cả cá nhân của má tôi, cả cuộc đời của ám tôi đã thể nhập vào tôi, tôi như bị tước xé vùi sự thông cảm đó”. (n tr. 36, 37).
.
Một cô gái tên Monique ngòai đới bằng xương thịt, đã tự vẫn, theo lối sống một nữ nhân vật Jean-Paul Sartre, thì ở đây Simone tả lại ảnh hưởng đọcvăn chương Marcel Prévost , mà ba cô đã áp dụng vào đời sống nhân sinh nhật dụng:

“….Ba tôi cưng đàn bà, ổng cũng qua nhiều cuộc phiêu lưu tình ái, ổng đọc Marcel Prévost một cách thích thú và cũng nghĩ như nhà văn này rằng đối với người vợ trẻ, tình yêu phải nồng nàn  như đối với cô nhân tình. Mặt má tôi với đám lông tơ trên môi để lộ sự nồng nàn tình dục….” ( tr. 40).

Biết ” mối tình uẩn của mẹ”  thời trẻ, bà không cần dấu giếm, bộc lộ  cách thẳng, nhờ vậy đọc giả hiểu thêm tâm lý thầm kín phụ nữ:

“…Khi còn là người vợ trẻ, má tôi thích trang điểm. Người ta tươi tỉnh ra khi có người bảo rằng  coi bà như chị cả tôi. Một người  anh em họ bên nội chơi vĩ cầm, thường hòa đàn với má tôi, đã tỏ tình với bà một cách kính cẩn : khi ông lấy vợ, bà ghét cay ghét đắng người vợ ấy..” ( tr. 45). 

Nhờ tự sự  kể, đọc giả hiểu thêm   đời sống tin kính  tác giả. Vốn có đạo từ khi cha mẹ sinh, lớn lên, tác giả không còn  tin Thượng Đế:

“…Khi biết rằng tôi không tin Thượng Đế, mẹ tôi giận dữ mà la lớn:” Má sẽ cứu thoát con khỏi ảnh hưởng ấy, mà sẽ che chở cho con!...” ( tr. 50.) 

Dưới mắt tác giả, bác sĩ trong bệnh viện cũng  có nhiều loại.  Có bác sĩ coi  việc chữa cho bệnh nhân như tư cách một người có lòng nhân từ đối với bệnh-nhân-người. Có bác sĩ coi bênh-nhận-người như một vật-thí- nghiệm, chứ không phải chữa bệnh con người:

”….Bác sĩ P. Ông ta không làm ra vẻ quan trọng, ông ta nói năng với má tôi , đối xử với người đối thoại với mình có tư cách một người, ông sẵn lòng trả lời những câu hỏi của tôi. Trái lại, tôi với bác sĩ N.  không ưa nhau.. Vẻ người lịch sự, thể thao, hoạt động, say sưa kỹ thuật, ông ta tận tình hồi sinh cho mẹ tôi; nhưng mẹ tôi đối với ông chỉ là một vật để thí nghiệm  chứ không phải một người…” ( tr. 65). 

Jean-Paul Sartre luôn luôn có  mặt cạnh bên Simone trong bệnh viện.  Có lần, không biết vào khoảng thời gian nào, Simone chán chường bạn-tình-văn-chương này, bèn bỏ sang Hoa Kỳ tìm bạn-trai-văn-chương-mới -- khiến Sartre phát điên, sự ghen tuông của”con đực bị con cái cho ra rìa mới nhục nhã làm sao!”.


Lần này, Sartre tới rủ Simone cùng đi du lịch tới Prague, khi me Simone còn nằm trên giường bệnh, thập tử nhất sinh. Và Simone vẫn mạnh dạn bày tỏ ý kiến:

“….. Người ta đã tìm  được cách đặt má tôi lên” bô “mà không đau đớn. Mẹ tôi đã bắt đầu ăn được, sẽ không phải tiếp huyết tương. Mẹ tôi van nài:” Xin thôi từ tối nay!”. Bác sĩ trả lời:” Tối nay hay ngày mai”. Trong những điều kiện ấy, người gác tiếp tục ở bên  má tôi , còn dì nó( Poupette) ở nhà bạn. Tôi hỏi ý kiến bác sĩ P.:”   Sartre sẽ đáp  máy bay đi Prague vào ngày hôm sau, tôi có đi với "ảnh "được không?””- Bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng tình trạng này cũng có kể kéo dài mấy tháng. Prague chỉ cách Ba-lê  một giờ rưỡi máy bay mà lại có thể gọi điện thoại dễ dàng”. Tôi nói cho má tôi biết dự định của tôi:” Con cứ đi, má không cần con lắm”….” ( tr. 74). 

Simone de Beauvoir và  Sartre được coi như đại diện của “:  văn chương hiện sinh Pháp”, và có cuộc sống rất cởi mở, không che giấu,sống thất thường, hôn nhân tự do vv…nhưng,  người mẹ vẫn tin con gái  mình là tác giả của ” loại người trong phạm vi đúng đắn”:

‘”….Sự yên lặng giữa tôi và mẹ tôi đã trở nên dày đặc. Cho đến khi tôi xuất bản  cuốn

L’ Invitée, mẹ tôi gần như không biết gì về đời sống của tôi. Má tôi cũng muốn tự xác định cho mình rằng ít  . ra đối với thuần phong mỹ tục, tôi vẫn là người đứng đắn.  Dư luận đã làm tiêu tan ảo tưởng của má tôi, nhưng đến lúc  ấy mối liên  lạc của chúng tôi đã thay đổi. Má tôi phải nhờ tôi về vật chất, má tôi quyết định việc nhà vẫn hỏi ý kiến tôi: tôi là trụ cột của gia đình , là con trưởng. Vả lại tôi là một nhà văn có tiếng tăm. Hoàn cảnh ấy miễn thứ được phần nào cuộc sống thất thường của tôi, vả chăng mẹ tôi cũng  chỉ cho là thất thường trong một phạm vi tối thiểu: một trường hợp hôn nhân tự do cũng không trái đạo bằng một cuộc hôn nhân dân sự…..” ( tr. 87, 88). 

Người bệnh”  không muốn chết” , các con bà đều biết  vậy cả. Bác sĩ cho chích a phiến làm giảm đau, nằm yên nghỉ an bình, người bệnh không hay biết:

“…Đến tối, tôi tưởng tượng má tôi chết, tim tôi muốn đảo lộn”. Má khá hơn, nếu nói một phần nào trong cơ thể” , sáng ra Poupette bảo tôi thế, và người tôi rã rời vì tin tức ấy. Má tôi khỏe khoắn đến nỗi có thể đọc được vài trang Simenon.(  tiểu thuyết gia viết sách  trinh thám) Đêm đến má tôi đau lắm:” “Chỗ nào cũng đau”.  Người ta chích a phiến …” (tr. 98.) 

Poupette, em  gái tác giả,  có chồng con, gia thất yên ấm,  từng  được chị đưa vào nhân vật truyện,  “ típ”  con gái nhà lành, chân chỉ hạt bột, đứng đắn, chỉn chu- cuốn truyện hình như mang tựa ”Mémoir d’une fille rangée ?“thì phải? . Nàng luôn luon có mặt  , cạnh bên giường bệnh mẹ:

“…Suốt trong khoảng thời gian ấy, Poupette trở lại bên mẹ, mẹ đã vắng mặt rồi, tim còn đập, mẹ ngồi thở, hai mắt trong như thủy tinh không trông thấy gì nữa.Thế là hết:” Các y sĩ nói rằng má tôi sẽ tắt đi như ngọn nến:” Không phải thế, nhất định không phải thế, em tôi vừa nói vừa khóc Nhưng, thưa bà, người canh gác trả lời, tôi cam đoan rằng, cụ chết một cách dịu dàng”. (tr.116). 

Tự-sự-kể  của Simone de Beauvoir không cần phải thêm bất cứ  một chữ nào hư cấu, bà chỉ ghi  lại  cách hệ thống,  từng cảm xúc,  suy tưởng, hành động theo đúng thời gian diễn tiến.Trong đời tác giả chỉ có ba hình ảnh quan trọng quyến luyến  nhau: người mẹ, tác giả và Sartre, chỉ vậy đã tạo thành sự sung sướng tuyệt vời:

“….Tuy nhiên trong giấc mơ- cha tôi ít khi hiện ra và hiện ra một cách mờ nhạt- còn má tôi chiếm một chỗ trọng yếu: hình ảnh má tôi lẫn với hình ảnh Sartre, tôi với mẹ tôi quyến luyến nhau và lấy làm  sung sướng….”
                                      (N.v cho in chữ đậm.)


Saigon 2/9/2010


                       ---------------------------------------
© Tác giả giữ bản quyền.
- đăng tải ngày 04.09.2010 theo nguyên bản của tác giả .
- xin vui lòng ghi rõ nguồn Newvietart.com khi trích đăng  lại
                                ---------------------------------------------------------- -----------------------------------
 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ