Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

về văn nhân, thi sĩ Bùi Minh Quốc [1940- ] -- blog Phan Nguyên

Friday, 22 August 2014

Bùi Minh Quốc [1940-  ]





















(3/10/1940 - ..........) Hà Đông
- bút danh khác: Dương Hương Ly

- nhà thơ, nhà báo





















tiểu sử


Bùi Minh Quốc, sinh năm 1940, ở một làng tên là Trinh Tiết tên Nôm là làng Sêu, thuộc huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Đông cũ. Lúc bé ở quê, năm 11 tuổi bố mẹ đưa ra Hà Nội. Lúc ấy Hà Nội thuộc vùng tạm chiếm của Pháp. Học ở Hà Nội cho đến khi tốt nghiệp đại học.


Năm 1963 về làm công tác cho đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam. Công tác ở đây 4 năm sau đó đi B, tức đi chiến trường miền nam với tư cách phóng viên của tờ tạp chí Văn Nghệ Giải Phóng Trung Bộ, tức là khu V, vùng từ đèo Hải Vân đến Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên làm công việc phóng viên từ năm 1967 đến năm 1975.

Đến năm 1980 ra làm biên tập viên tờ Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Năm 1983 về làm phó chủ tịch hội văn nghệ Quảng Nam Đà Nẵng, tổng biên tập tạp chí Đất Quảng.

Đầu năm 1987 chuyển công tác lên tỉnh Lâm Đồng, gây dựng Hội Văn Nghệ Lâm Đồng và được bầu làm chủ tịch hội. Nay là nhà thơ, hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Sống và làm việc tại Đà Lạt.

































tác giả Bùi Minh Quốc trên đường "cõng" gạo trong rừng căn cứ
Trà My (tây Quảng Nam) thời chiến tran
h. 

























tác phẩm 

















Cay Đắng Thay 


Cái guồng máy nhục mạ con người 
Mang bộ mặt hiền lành của người cuốc đất 
Ù lì quay 
Quay 
Thao thao bài đạo đức 
Liệu mấy ai còn ngây? 
Cay đắng thay 
Mỉa mai thay 
Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt 
Lại đúc nên chính cỗ máy này.

BÙI MINH QUỐC





























thơ Bùi Minh Quốc













1
Ðao phủ ngồi thiền
Ðao phủ giọng thật mềm:

Chuyện đã qua rồi, thôi cho qua mãi mãi 
Xới lại làm chi những điều oan trái 
Người chết cũng chết rồi, hãy để họ nằm yên 
Mắt lim dim, đao phủ ngồi thiền...


(1995)















2
Đà Lạt xuân















3
Ðêm nay tôi không ngủ
tặng các nhà sử học 

Ðêm nay tớ không ngủ 
Gã công an hỏi dồn 
Tớ chỉ nhìn ảnh Cụ 
Gã lừ mắt liệu hồn 
Gã sục vào văn chương 
Hạnh hoẹ chuyện bài vở 
Tớ chỉ nhìn ảnh Cụ 
Cụ nhìn tớ lặng im 
Cụ ơi sao lặng im? 
Nhớ xưa hầm bí mật 
Mạng con không sợ mất 
Nhờ thơ Cụ trong tim 
"Trên đời ngàn vạn điều cay đắng 
Cay đắng chi bằng mất tự do 
Mỗi việc mỗi lời không tự chủ 
Ðể cho người dắt tựa trâu bò" 
Không chịu kiếp trâu bò 
Không chịu để ai dắt 
Con chẳng nề sống chết 
Theo Cụ giành tự do 
Sao nên nỗi bây giờ 
Thằng công an khinh Cụ 
Tra tấn cả văn thơ 
Ðến từng câu từng chữ? 

- Tại chúng nó phản Cụ 
Hay chính Cụ lừa con? 
Nghe như Cụ cười giòn: 

- Mày hỏi thằng lịch sử!


(Ðà Lạt, một đêm tháng 7-1997)











4
Đất quê ta mênh mông











5
Ðừng quên em

(học theo Paul Éluard) 

Dù đi đâu về đâu 
Dù chân trời góc bể 
Dù đứng đâu ngồi đâu 
Dù vui vẻ âu sầu 
Ðừng quên em anh nhé ! 
Ðừng quên em, đừng quên 
Dù ai ngăn ai dỗ 
Dù bữa ăn giấc ngủ 
Dù ngổn ngang nổi niềm 
Ðừng quên một niềm Em: 
Tự Do 

Anh có thấy từng giờ 
Lại nhận tối hậu thư 
Máu ròng tươi từng chữ 
Biết chăng ai gửi đó ? 
Chính thư em - 

Tự Do


(1997)











6
Ðường thơ này...











7
Óc tim này chẳng ai cho

"Ðảng cho ta trái tim giàu 
Thẳng lưng mà bước ngẩng đầu mà bay" 
-Tố Hữu- 


Óc tim này chẳng ai cho 
Tự mình chiêm nghiệm mà lo phận mình 
Một đời, một cõi nhân sinh 
Thẳng lưng dẫu chạm thiên đình chẳng sao 
Bùn nhơ tự chín tầng cao 
Ngẩng đầu là thấy thiên tào mặt mo 
Óc tim này chẳng ai cho 
Thong dong mà sống tự do tự mình.


(1997)










8
Ôi đoá tường vi











9
Ôi bãi bờ tìm kiếm suốt đời ta...











10
Bài thơ của người qua tuổi 30











11
Bài thơ tháng tám

Các anh - những người Tháng Tám 
Các anh đâu rồi ? thấm mệt rồi chăng ? 
Các anh nghĩ gì sau nếp nhăn vầng trán 
"Thế sự du du..." thật giả nhập nhằng!... 
Có lẽ nào ? Có lẽ nào ? lịch sử 
Lại như con thò lò trong ván bài quỉ dữ 
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng 
Bạo chúa ngồi lem lẻm tụng nhân dân ? 
Ơi em gái Trường Sơn mười tám tuổi 
Cùng đồng đội đêm nao truy điệu sống cho mình 
Và cứ thế dấn thân vào lửa dội 

Em nghĩ gì sau cặp mắt kiên trinh ? 
Em nghĩ tới tương lai tươi thắm ngọt lành ? 
Tương lai ấy bây giờ tôi sống dở 
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa 
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi 
Tôi bước đi trên đất nước nghẹn lời 
Các anh đâu rồi ? 
Những người Tháng Tám 
Chẳng nhẽ khoanh tay nhìn tấn trò bội phản 
Dân tộc này bị vỡ nợ Tự Do ? 
Dân tộc từng sống chết chẳng so đo 
Quyết không làm nô lệ 
Sao hôm nay Người đành cam chịu thế 
Mặc thân phận mình dưới ách tà gian 
"Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than..." 
Câu hát cũ lòng tôi rỉ máu 
Kìa em gái Trường Sơn hiện hồn về nhìn tôi đau đáu 
Tháng tám ơi! Tháng Tám nước non mình 
Tôi lại đi, lầm lũi cuộc hành trình 
Chỉ có thế thôi! Thơ 
Với cường quyền 
Ðối mặt 
Sống trong tôi là triệu người đã khuấ

Ðang thét đòi món nợ: Tự Do!


(19-8-1994) 









12
Bài thơ về hạnh phúc
(tưởng nhớ XQ thân yêu) 


Thôi em nằm lại 
Với đất lành Duy Xuyên 
Trên mồ em có mùa xuân ở mãi 
Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên. 

Trời chiến trường không một phút bình yên 
Súng nổ gấp. Anh lên đường đuổi giặc 
Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên 
Bước truy kích đạp trăm rào gai sắc 
Ôi mũi lê này hôm nay sao sáng quắc 
Anh mất em như mất nửa cuộc đời 
Nỗi đau anh không thể nói bằng lời 
Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy 
Những viên đạn quân thù bắn em, trong lòng anh sâu xoáy 
Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi 
Như bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc. 
Nhưng em ạ, giây phút này chính lúc 
Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường 
Nhằm thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vương 
Anh nổ súng. 


II 
Hạnh phúc là gì? Bao lần ta lúng túng 
Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi vẫn chưa ra 
Cho đến ngày cất bước đi xa 
Miền Nam gọi, hai chúng mình có mặt. 


Nhớ chăng em, cái mùa mưa đói quay đói quắt 
Mỗi bữa chia nhau nửa bát măng rừng 
Em xanh gầy, gùi sắn nặng trên lưng 
Môi tái ngắt, mái tóc mềm đẫm ướt 
Bao giốc cao em cần cù đã vượt 
Và mỗi lần ngồi nghỉ, em nhìn anh 
Em nói tới những điều em định viết 
Giữa hai cơn đau em ngồi ghi chép 
Con sông Giàng gầm réo miên man 
Nước lũ về... Trang giấy nhỏ mưa chan 
Em vẫn viết: lòng dạt dào cảm xúc. 

Và em gọi đó là hạnh phúc... 

Nhớ chăng em, ngày mở màn chiến dịch Đông Xuân 
Em lên đường phơi phới bước chân 
B.52 bom nghìn tấn dội 
Kìa dáng em băng rường bước vội 
Vẫn nụ cười tươi tắn ấy trên môi. 
Thôn 6 Bình Dương bãi cát sóng dồi 
Nắng long lanh trong mắt người bám biển 
Giặc mới lui càn khi em vừa đến 
Bà mẹ già kể chuyện chặn xe tăng 
Quanh những bờ dương bị giặc san bằng 
Đã lại mở những chiến hào gai góc 
Những em bé, dưới mưa bom, vẫn đi làm đi học 
Những vồng khoai ruộng lúa vẫn xanh tràn 
Trong một góc vườn cháy khét lửa Na-pan 
Em sửng sốt gặp một nhành hoa cúc. 

Và em gọi đó là hạnh phúc... 

Như chồi biếc gặp mưa xuân, như chim én say trời 
Em mải mê, đi giữa bao người 
Xuyên Thọ, Xuyên Châu, Xuyên Hà, Xuyên Phú... 
Những mảnh đất anh hùng quyến rũ 
Phút giây đầu đã ràng buộc đời em 
Như tự lọt lòng từng biết mấy thân quen 
Em nhỏ giao liên, mẹ hiền trụ bám 
Cô du kích dịu dàng dũng cảm 
Sông Thu Bồn hằng xao động tâm tư 
Có tiếng hò như thực như hư 
Em đã đến, tắm mình trong sóng nước 
Sông kể em nghe chuyện đôi bờ thủa trước 
Em mở mắt nhìn kinh ngạc những làng thôn 
Và kêu lên khi được thấy cội nguồn 
Mỗi sự tích trên đất này thắng Mỹ. 
Em đã gặp bao anh hùng dũng sĩ 
Đã cùng họ sẻ chia 
Cọng rau lang bên miệng hố bom đìa 
Phút căng thẳng khi vòng vây giặc siết 
Nỗi thống khổ ngút ngàn không kể hết 
Của một thời nô lệ đau thương 
Em lớn lên bên họ can trường 
Giữa bom gào đạn réo 
Em đã thấy những tâm hồn tuyệt vời trong trẻo 
Những con người như ánh sáng lung linh 
Mỗi đêm ra đi giản dị hiến mình 
Để làm nên buổi mai đầy nắng 
Em bối rối, em sững sờ đứng lặng 
Vẻ đẹp này em chưa biết đặt tên 
Thức dậy bao điều mới mẻ trong em 
Nơi ngọn bút nghe cuộc đời thôi thúc. 

Và em gọi đó là hạnh phúc... 


III 
Em ra đi chẳng để lại gì 
Ngoài ánh mắt cười lấp lánh sau hàng mi 
Và anh biết khi bất thần trúng đạn 
Em đã ra đi với mắt cười thanh thản 
Bởi được góp mình làm ánh sáng ban mai 
Bởi biết mình có mặt ở tương lai. 
Anh sẽ sống đẹp những ngày em chưa kịp sống 
Sẽ yêu trọn những gì em chưa kịp yêu 
Em trong anh là mùa xuân náo động 
Từ phút này càng rực rỡ bao nhiêu.


8 tháng 3 - 1969 
6 tháng 9 - 1969















13
Báo động











14
Bên cột mốc











15
Bi kịch hót











16
Cay đắng thay...











17
Câu vè chợt lượm











18
Có khi nào 

Có khi nào trên đường đời tấp nập 
Ta vô tình đi lướt qua nhau 
Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất 
Một tâm hồn ta đã đợi từ lâu...
















19
Có một phép màu tên gọi là thơ
 
Có những phút ngã lòng
Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy
(Phùng Quán) 

Thơ đi trần trụi thơ 
Bao người sau vững bước 

Thơ gọi thơ dậy các phương trời 
Thơ cưu mang tâm huyết muôn đời 
Thơ chấp nhận đương đầu quỉ dữ 
Thơ song hành lịch sử 
Chắp cánh vào tương lai 

Tôi chưa hề tin phép màu thần thánh 
Nhưng tôi tin có một phép màu cực mạnh 
Cái phép màu tên gọi là THƠ.

Bị dồn sát chân tường 
Thi sĩ 
Tưởng chừng ngã quị 

Tứ bề hùm sói khuyển ưng 
Điêu luyện mọi ngón rừng 
Thay nhau bủa nện 
Dai dẳng đòn hèn hiểm 

Thi sĩ ơi 
Một đời 
Chỉ có thơ thôi 
Trái tim thơ nho nhỏ 
Cây đàn thơ nho nhỏ 
Làm sao chống đỡ ? 

Nhưng lạ chưa 
Thi sĩ 
Tựa vào thơ 
Chỉ mỗi tựa vào thơ 
Ngoan cường chống trả 

Thơ ngân lời yêu những gì đáng trân trọng nâng niu 
Thơ ói mửa trước những gì tởm lợm 

Đường tới tự do 
Thơ dấn mình lên trước 

Đà Lạt tháng 1.1999 











20
Cảm tác nhân đọc bài "Với người thả diều trên quảng trường Thiên An Môn"
 của Dương Kỳ Anh

Diều bay lên bay lên 
Thiên An Cửa an nhiên 

Ngắm diều lên diều lên 
Lòng thơ đâu có yên 

Thơ không quên không quên 
Đời không quên không quên 
Đêm quảng trường ngập máu 

Diều cứ lên cứ lên 
Ngai kia vẫn bạo quyền 
Dong diều là xích máu 
Xe tăng nghiến đêm đêm 
Trên niềm bay đau đáu.

Đà Lạt 19.12.2003 











21
Cảm tác trong đêm Đà Lạt nhân đọc di cảo thơ "Bánh vẽ" của Chế Lan Viên

Mấy thi sĩ thế kỷ này nhồm nhoàm nhai bánh vẽ 
Mà thương vay những thế kỷ vắng anh hùng* 
Họ thầm biết trên đầu mình có kẻ 
Tay vẽ bánh cho người, mồm nhai thứ thiệt ung dung 

Anh ngồi nhấm lai rai, dẫu biết thừa bánh vẽ 
Bởi sợ bị đưa ra khỏi bữa tiệc linh đình 
Cái bữa tiệc tù mù mà nức lòng đáo để 
Chúc tụng tía lia và ăn uống thật tình 

Cốt một chỗ ngồi thôi để có ngày được nhai thứ thiệt 
Mà kiên trì nhai bánh vẽ rã quai hàm 
Thứ thiệt mãi xa vời, chỉ rất gần là cái chết 
Cái chết này là chết thật hay oan ? 

Tôi rùng mình đọc bài thơ “Bánh vẽ” 
Mỗi chữ tạc lên cột số dặm đời 
Thể phách đã an hòa cùng đất mẹ 
Tinh anh còn lạnh buốt suốt thời tôi.


Đà Lạt 13.9.1991

















22
Chào sông Trà
 
tặng Thanh Thảo 

Chào sông Trà 
Cao Bá Quát tái sinh 
tuốt gươm thơ 
vua chúa giật mình 

Sông Trà sông Trà 
sôi sục tự nguồn thấu tận Hoàng Sa 
xanh cuộn ngang trời sóng dậy hồn ta…


Đà Lạt 5.3.05














23
Chôn











24
Chồng chất...











25
Chiến tranh và hoà bình











26
Chiều mưa thịt chó











27
Em đến...em đến











28
Em ru anh...











29
Em trở dậy











30
Giấc xuân











31
Hí trường











32
Hoạ bài "Vịnh bức đồ địa rách" của cụ Tản Đà











33
Hương tường vi

Tôi bước ra khỏi nhà 
Hương tường vi ngào ngạt 
Hai cớm rà theo sát 
Hương tường vi lan xa 
Hai cớm gằm mặt lạnh 
Kèm hai bên lối mòn 
Hương tường vi ương ngạnh 
Vẫn thơm cùng núi non 
Cám ơn tường vi nhé 
Em nuôi nấng hồn ta 
Giữa thời quân đồ tể 
Ðang dằn cổ thơ ca.

 
Bao nhiêu năm ta ngỡ mình tự do 
Những giáo điều đã thành tín điều từ khi nào vậy? 
Chất độc ngấm ngọt ngào không ai nhận thấy 
Đất sét nhào nên thần tượng để tôn thờ 

Không có gì quý hơn độc lập tự do 
Chân lý ngỡ thấm rồi ngờ đâu chưa hiểu hết 
Sau bao phen đối đầu cùng cái chết 
Vẫn chưa tan nỗi sợ trước uy quyền 

Bao từ ngữ nhờn trơn che đậy cường quyền 
Bọn đểu cáng mặt mày đạo mạo 
Chúng nó ác hơn sói hùm và tinh ranh hơn cáo 
Lò sát sinh toả hương vị thiên đường 

Các nhà tiên tri dự báo tai ương 
Bị bóp cổ giữa ban ngày bí mật 
Những con hoạ mi bị đốt mù mắt 
Líu lo khắp nơi 
Giọng hoan ca lấp tiếng quỷ ma cười 

Không có gì quý hơn độc lập 
Không có gì quý hơn tự do 
Ai đoạ đầy ai vì một lời nói thật? 
Ai yên lành nhờ uốn lưỡi vòng vo? 

Không có gì quý hơn 
độc lập 
tự do 
Ta hôm nay lại ôm đầu đánh vần từng chữ 
Việc chi mà xấu hổ 
Khi mỗi giọt máu mình khát độc lập tự do.
Mátxcơva, tháng 4-1988 

Đà Lạt, tháng 9-1988 













38
Không, mẹ ơi...











39
Lại ngẫm về hạnh phúc











40
Lịch sử











41
Lưỡi
 
Cái lưỡi độc 
giết người 
giờ uốn lời ưu ái 
nạn nhân xưa 
ngọt đến nghi ngờ 
Uốn 
uốn... 
Liếm 
liếm... 
Cố liếm sạch bàn tay nhầy máu 
nhầy "thơ": 
chơi vớt cú lừa con cháu.

(Đà Lạt 17-9-2004)













42
Mặt nạ











43
Mẹ đâu ngờ











44
Mẹ đi chọn mặt gửi vàng











45
Mẹ ngẩn ngơ đi...











46
Mừng











47
Một thoáng phố phường











48
Núi











49
Những dòng ghi tản mạn cho bé Ly trong sổ tay ngày 6/10/1969











50
Những ngày thường đã cháy lên
 
"Cái ác, nếu được ý thức không phải với
một thái độ ghê tởm, sẽ chỉ đẻ ra cái ác lớn hơn"
- Dostoievski 
Không có ai 
Không có ai 
Có thể ngẩng nhìn trời 
Bình tâm mỗi sáng 
Khi những thằng đểu còn trong Đảng 

Không có ai 
Không có ai 
Yên nghỉ đời đời 
Hồ Chí Minh 
Trần Phú 
Minh Khai 
Mắt các Người làm sao nhắm được? 

Những người mẹ vô danh 
Những người lính vô danh 
Đã nằm xuống những nẻo đường dằng dặc chiến tranh 
Mắt các Người làm sao nhắm được? 

Xương máu các Người đã nhào nên đất nước 
Từ dưới mồ trừng mắt nhìn lên 
Ai đổ máu xương cho Đảng cầm quyền? 

Khi bọn đểu còn trong Đảng 
Ai có thể bình tâm mỗi buổi sáng? 

Chừng nào còn một kẻ quyền uy 
Nghênh ngang lâu đài phía nam vi-la phía bắc 
Bước lên bục cao rao giảng trơn lì 
Về sự quên mình cho dân cho nước 
Đất nước thêm một lần ô nhục. 

Chừng nào còn một kẻ quyền uy 
Nhấc điện thoại đổi đen thành trắng 
Bước lên bục cao rao giảng trơn lì 
Về dân chủ 
Đất nước thêm một lần khốn khổ. 

Đồng chí - tiếng ấm nồng máu đỏ 
Sao có lúc vang lên lạnh rợn thế này? 
"Đồng chí"- dao đã nằm ém nhẹm dưới lòng tay 
Mưu mô đã xong và mọi ngả đường đã 
giăng cạm bẫy. 

Khí trời, khí trời mỗi ngày ta thở 
Bị ô nhiễm bởi bao lời dối trá 
Phổi ta nám rồi - ta dẫu có làm sao... 
Nhưng lũ trẻ, trời ơi, lũ trẻ 
Chúng lớn lên sẽ hít thở thế nào 
Nếu dối trá vẫn chồng lên dối trá 

Khi bịp bợm còn vung muôn trò xiếc vô hình 
Khi ngu dốt còn kết thành thế lực 
Tấm thẻ đỏ tim tôi còn thét lên trong ngực 
Tiếng hét hãy vang xa rung chuyển thế gian này. 

Ta đau sự nghiệp này 
hơn hết mọi niềm đau 
Thưa mẹ 
Đau cùng cực 
như đất trời vò xé 

Như thuở nào quằn quại mẹ inh con 
Suốt một đời bạc tóc dưới mưa bom 
Mẹ lầm lũi đào hầm nuôi cách mạng 
Con xin nói 
với tất cả tấm lòng và lương tri cộng sản 
Mẹ chẳng phải đảng viên 
Nhưng mẹ có tấm-thẻ-đỏ-trái-tim ròng máu ứa 
Chính mẹ chứ không ai - mẹ phải nắm quyền 
Hỏi tội những thằng thẻ đỏ tim đen.
 
(gửi các binh sỹ Irak và liên quân Mỹ–Anh) 

Tổ quốc trong anh máu thắm tận nguồn 
Tổ quốc chúng gào đầu lưỡi 
Hãy cảnh giác! 
Khi anh đầm mình máu mê trận mạc 
Chúng đưa con du học nước ngoài 
rúc kín lâu đài du hý trên ngai 
Hãy cảnh giác! 
Bọn mặt bự dẻo mồm 
thời nào chẳng nhân danh Tổ quốc 
cao giọng hùng hồn không tiếc máu xương 
máu xương lầy đỏ nghiệp đế vương 
Hãy cảnh giác! 
Sau chiến tranh chúng lại chiến tranh 
cuộc chiến tranh một phía 
Người sống sót trở về oằn lưng sưu thuế 
Chúng lấy máu đúc vàng 
độc quyền ngự trị nghênh ngang 
độc quyền nghĩ 
độc quyền nói 
độc quyền ráo trọi 
Dân đen chỉ một quyền được ...đói 
và thêm nữa là quyền sợ hãi 
triền miên... 
Hãy cảnh giác! 
Dân đen 
Cảnh giác! 
Lòng ta yêu vô cùng Tổ quốc 
Chúng luôn moi làm bẫy đánh lừa 
sập lại chính đời ta 
đến con cháu ta 
vào kiếp chó 
canh túi vàng chúng nó.

(Đà Lạt, 4-4-2003)












55
Quỉ dữ bảo nhau











56
SOS! Những bãi mìn gài vào tương lai!

Em đem tuổi ngọc học trò mua chữ mua điểm 
thầy cô vô tư bán chữ bán điểm 
bao khoá bao niên mua bán dài dài 
bao bãi mìn gài vào tương lai! 

Những đứa trẻ lớn lên đi mua luận án 
mua thầy hướng dẫn mua thầy phản biện 
các hội đồng vô tư bán mua 
tiến sĩ mua 
giáo sư mua 
đất Việt ngàn năm văn hiến như đùa! 

Vô tận cuộc đùa lây nhây ma quái 
mìn xé ngầu hiện tại 
gài tiếp vào tương lai.


Đà Lạt, 3-12-2002 











57
Ta có nhau











58
Ta và chúng











59
Tình khúc ngàn dâu











60
Tôi gởi thơ tôi vào ngọn gió cao nguyên











61
Từ phút ấy











62
Tổ quốc rùng mình trong cơn nhậu nhẹt


Còn ai kêu cho những cây thông không biết nói 
Khi nhà thơ bị bóp cổ nghẹn lời 
Rừng nguyên sinh vung lưỡi rìu quỉ đói 
Rắc rắc cây xô cốc chạm quỉ vang cười 

Chúng nó nhậu từng cánh rừng dải núi 
Từng khoảng trời miệt đất lòng khơi 
Nhậu tất cả từ Vua Hùng để lại 
Nhậu đến nàng Tô Thị rã thành vôi 

Chúng nó nhậu trên thân em trinh bạch 
Trên lưng mẹ già còm cõi một đời bom 
Con mất xác dưới chân thành Quảng Trị 
Mẹ khoét hầm nuôi tiếp biết bao con 

Kìa mẹ về run rẩy dưới mưa tuôn 
Qua cửa vi-la thấy đàn con ngồi nhậu 
Những đứa con thoát chết vụ khui hầm 
Đang tưng bừng nâng cốc tụng nhân dân 

Tổ Quốc rùng mình trong cơn nhậu nhẹt 
Có nghe chăng con cháu ngợi ca Người 
Và hạ bút ký hợp đồng cái rẹt 
Hợp đồng này giầu đẹp lắm Người ơi!


Đà Lạt 1993













63
Thơ dâng

Kính dâng anh linh các liệt sĩ 
vì Tổ Quốc đã bỏ mình trong lòng đất lòng biển 
Hoàng Sa Trường Sa 

Tôi ngước mắt vọng trời 
Trời rựng máu 
Hoàng Sa 
Trường Sa 

Tôi cúi đầu tìm đất 
Đất ứa lệ 
Hoàng Sa 
Trường Sa 

Tôi vây giữa ngàn thông ngàn hoa 
Gốc thông nào cũng khắc 
Hoàng Sa 
Trường Sa 
Cánh hoa nào cũng nhắc 
Hoàng Sa 
Trường Sa 

Kìa vụt hiện ngọc ngà 
Người mẫu 
Em lớn từ lệ máu 
Hoàng Sa 
Trường Sa 

Ê a bên thềm miệng sữa ê a 
Vỗ lòng tôi tựa sóng 
Hoàng Sa 
Trường Sa 

Sực nghe xuân gõ cửa mọi nhà 
Âm âm 
rền 
Hoàng Sa 
Trường Sa.
(2002)








74 
Bài thơ tình ở Thái Nguyên

Bỗng sợ thấy lòng vương vấn nhau 
Vấn vương chi để ngẩn ngơ sầu 
Nỗi riêng canh cánh thầm riêng nửa 
Trời hỡi làm sao quên được nhau 

Ta cúi xin trời bắt phải quên 
Ừ quên có lẽ đỡ ưu phiền 
Thôi anh thu lại bao niềm nhớ 
Vào những đêm dài mưa nhức đêm 

Thôi em cứ mãi xa vời thế 
Để anh mơ trọn giấc mơ hờ 
Để em cứ mãi hồn nhiên thế 
Ríu rít vui đùa trong nắng thơ


Thái Nguyên đêm 13-11-2001












75
Cõi hiền











76
Em khơi nguồn...











77
Hồng dại của muôn đời











78
Phép lạ











79
Ru xa











80
Thơ tặng cố nhân
Đôi mắt thơ ngước lên khoảng trời hạnh thắm 
Bập bẹ đầu đời lời ngỏ tuổi mười lăm 
Em đâu biết những năm dài lửa đạn 
Một khoảng trời hạnh thắm vẫn đăm đăm 

Bao hụt hẫng nguôi rồi, anh cảm ơn số phận 
Đã không cuốn em vào sóng gió đời anh 
Anh vui gánh mọi gieo neo quốc vận 
Cho em xa một cõi an bình 

Xin cảm ơn, xin cảm ơn số phận 
Đã cho anh lành lặn trở về 
Được soi mắt vào khoảng trời hạnh thắm 
Được mở lòng muôn dặm tới em xưa


Hà Nội 16-12-2001















81
Xuân mơ
















Tham khảo thêm về nhà thơ Bùi Minh Quốc











Đảng chỉ tay
Quốc hội giơ tay
Mặt trận vỗ tay
Chính phủ ra tay
Doanh nghiệp nhà nước ngửa tay
Công ty hữu hạn ngoặc tay
Công an còng tay
Tội phạm bắt tay
Báo chí chùn tay
Trí thức phẩy tay
Đồng đội cụt tay
Quan chức đầy tay
Dân trắng tay


BÙI MINH QUỐC 











http://nguyentrongtao.info/tag/bui-minh-qu%E1%BB%91c/






















Bùi Minh Quốc: tình yêu mãi trinh thiêng

Nguyễn Trọng Tạo

Người đọc đã quá quen với giọng thơ công dân của Bùi Minh Quốc, từ bài thơ đầu tay “Lên miền Tây” nổi tiếng, đến những bài thơ viết tại chiến trường “Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ”, và sau này là giọng thơ chính luận đầy nghiệt ngã “Tổ quốc rùng mình trong cơn nhậu nhẹt”… 

Nhưng anh cũng nổi tiếng với những bài thơ tình từng được chép trong “sổ tay chiến sĩ”, “sổ tay sinh viên” như “Bài thơ về hạnh phúc”:

Hạnh phúc là gì? Bao lần ta lúng túng
Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi vẫn chưa ra


Nhiều người thuộc bài thơ 4 câu “Có khi nào”, nhưng không biết đó là thơ Bùi Minh Quốc: 

Có khi nào trên đường đời tấp nập 
Ta vô tình đi lướt qua nhau 
Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất 
Một tâm hồn ta đã đợi từ lâu...


Năm 2002, Bùi Minh Quốc cho xuất bản một tập thơ tình mỏng chỉ vài chục trang với tên sách “Ru xa”. Ru xa cũng là tên một bài thơ anh mới viết thời đó:

Bé xa, Bé xa
Giờ Bé ngủ nha 
Choàng Bé đêm hoa
Anh ru, ru vọng 
Anh ru, ru xa

Tay anh lóng ngóng
Lòng anh dịu mềm 
Anh ru thật êm 
Ngoan ngoan Bé ngủ 

Anh ru, anh ru
Qua trời bão tố 
Anh ru, anh ru
Qua đồi mượt cỏ 

À ơi bão tố 
Lùi xa lùi xa
À ơi đồi cỏ 
Ru thơm mượt mà 

Bé xa, Bé xa
Ngủ ngon vào mộng 
À ơi tiên nga
Này anh ru vọng 
À ơi ngọc ngà 
Này anh ru xa

Ru xa, ru xa…


Đọc những câu thơ đầy nhạc, đầy dịu dàng yêu mến như thế, ít ai ngờ tác giả của nó lại chính là một nhà thơ chiến sĩ với tâm hồn bão lửa luôn hừng hực với lẽ sống cách mạng chưa bao giờ chịu tắt.

Tôi gặp anh ngoài đời cũng thấy rõ điều đó. Anh như một người có hai tâm hồn: Yêu thương và Căm giận. Hình như có kẻ thù nào đó luôn làm anh căm giận sục sôi. Nhưng cũng hình như có một mê cung nào đó luôn níu anh về dịu dàng say đắm. Đó chính là tình yêu mà anh luôn nâng niu chăm chút.

Phải chăng tình yêu chính là giống nòi căn cốt của Bùi Minh Quốc? Điều đó không sai. Tình yêu với anh không chỉ là mơ màng tưởng tượng, mà là giao hòa cuộn xiết. Những câu thơ nhục cảm của anh được viết rất thanh tao, lại đầy cảm giác:

Em đấy ư, lưng trời hương sắc quyện
Ươm trọn đời anh nào vực nào đồi 
Muôn ngón tay mơ trên vùng cỏ mịn 
Mimoza thảng thốt nở hoa rồi.
(Đà Lạt xuân)

Năm nay, Bùi Minh Quốc lại cho ra mắt thêm một tập thơ tình mới: “Trinh thiêng”. Chỉ mỏng mảnh 9 bài thơ ngắn. Nhưng số trang lại dày gấp 3 số bài thơ đó, vì nó được dịch ra 2 thứ tiếng Anh và Pháp.

Có cảm giác tình yêu với thơ Bùi Minh Quốc là ngọn đèn hiệu cho người lính trận trở về căn nhà yêu dấu trong đêm tối mịt mùng. Đấy là nơi không còn nghe tiếng súng, không còn căm giận sục sôi, không còn đằng đằng sát khí, không còn máu me rác bẩn… mà chỉ còn một không gian sạch trong riêng biệt chờ đón, che chở và an ủi người về mà anh gọi đấy là chốn “Trinh thiêng”. Vâng, tình yêu với anh là Trinh thiêng sau “nghìn đêm lửa đạn” bỗng thấy “Giữa vườn thơ trắng tinh/ Vụt nở một đóa hồng/ Rực thắm/ Máu Trinh”; hoặc một đóa tường vi nhỏ nhoi lẫn giữa vô thường:

Ôi đoá tường vi ngan ngát hương 
Lẫn trong bờ bụi giữa vô thường 
Anh đi không mỏi đường muôn dặm 
Em nở lặng thầm tan gió sương.


Chỉ thế thôi mà thi sĩ coi đó là ân phúc cho thơ. Cũng không có gì là quá, khi tình yêu đã mang tới cho thi sĩ một sự hồi sinh quẫy cuộn:

Phút ấy hương hoa ngọc ngà toả quyện 
Ôi hồng hoang hiền hậu hiến dâng nhau 
Ôi réo thác ôi dậy ngàn động biển 
Ôi loé ngời quẫy cuộn đến đâu đâu… 

Anh dùng khá nhiều thán từ “ôi” mà có người vẫn cho là quá cũ với thơ hôm nay. Tôi cũng giật mình, sao thi sĩ “ôi” nhiều đến thế? “Ôi thế thế thế là ta thế thế”. Hóa ra anh không kìm được tiếng kêu xáo động trước ân phúc mà tình yêu hiến tặng. Đó cũng là niềm hạnh phúc quá lớn đến ngọng nghịu không nói nên lời. Để rồi, có ngày anh được thú nhận điều bí mật:

Có phép mầu giao cảm với bao la
Anh thú nhận quả thật mình hạnh phúc.

Đọc thơ tình Bùi Minh Quốc luôn thấy hiện lên một không gian linh thiêng với hương hoa hương người thơm ngát từ những câu thơ nương nhẹ vì sợ làm tan vỡ cõi thiên cung:

Người bỗng hiện ngời trong áo đêm
Đêm êm êm tỏa trọn nguồn êm
Xin nương nương cánh êm người mở
Người mở êm hòa tận cõi thiêng.


Đôi lúc cảm giác không gian trong thơ tình của anh như lạc sang một cõi khác, giống như cõi mộng trong thơ Hàn Mặc Tử hay cõi Thiên Thai của âm nhạc Văn Cao:

Bao vẩn bụi phàm trần thanh tẩy hết
Trong cảm hòa ươm ngát cả tinh cung.


Thì ra Bùi Minh Quốc đang coi Thiên Nhiên như một Giáo Tòa, và tình yêu chính là Tôn giáo của riêng anh:

Anh lập tôn giáo EM
Mình em ngồi CHÚA HIỀN
Mình anh quì ngưỡng niệm
Trong GIÁO TÒA THIÊN NHIÊN.


Nhưng như trên đã nói, Bùi Minh Quốc có hai tâm hồn. Khi anh thu mình vào tình yêu thì chính là lúc anh mở ra một cõi thanh bình tuyệt diệu. Khi anh cởi lòng ra với xã hội thì ngùn ngụt nộ khí xung thiên. Phải chăng, đôi lúc anh cũng tự thấy mình mệt mỏi khi gợn lên những ám ảnh hận thù qua:

Anh xin riêng thức che ngày cũ
Vẫn ám vọng hoài những đợt bom.

Bùi Minh Quốc đau đáu đổi mới “tư duy thơ” nhưng anh không đổi giọng (hay không đổi được giọng?). Thì anh là thế đó – Bùi Minh Quốc – là tình yêu mãi Trinh thiêng.   ./.



NUYỄN TRỌNG TẠO
Hà Nội, 4.2012

















Tổ Quốc Trên Hết, Quyền Dân Trên Hết !
http://www.ngay-dem.com/modules.php?name=News&file=print&sid=425






































nhà thơ Bùi Minh Quốc & dịch giả Đoàn Tử Huyến
 















Trở về




Danh sách Tác giả

Chân dung Văn nghệ sĩ

Emprunt Empreinte




 


MDTG là một webblog "mở" để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua. 

[]


----------------------------------
trích từ blog phan nguyên
====================


















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét