"Nói chuyện với [nữ hoạ sĩ BÙI] SUỐI HOA & Khoảnh khắc trong Thiên nhiên / Đinh Cường -- Blog TRẦN THỊ NGUYỆT MAI
Nói chuyện với Suối Hoa và khoảnh khắc trong thiên nhiên
Bạn thân mến,
Họa sĩ Suối Hoa là con gái của nhà thơ Huyền Kiêu, tác giả của những câu thơ thật đẹp mà thuở mới lớn Nguyệt Mai đã rất thích:
Họa sĩ Suối Hoa là con gái của nhà thơ Huyền Kiêu, tác giả của những câu thơ thật đẹp mà thuở mới lớn Nguyệt Mai đã rất thích:
Xuân hồng có chàng tới hỏi
Em thơ, chị đẹp em đâu ?
Chị tôi tóc xõa ngang đầu
Đi bắt bướm vàng ngoài nội
Hạ đỏ vẫn chàng tới hỏi
Em thơ, chị đẹp em đâu ?
Chị tôi hoa trắng cài đầu
Đi giặt tơ vàng bên suối
(Tình sầu – Huyền Kiêu)
Em thơ, chị đẹp em đâu ?
Chị tôi tóc xõa ngang đầu
Đi bắt bướm vàng ngoài nội
Hạ đỏ vẫn chàng tới hỏi
Em thơ, chị đẹp em đâu ?
Chị tôi hoa trắng cài đầu
Đi giặt tơ vàng bên suối
(Tình sầu – Huyền Kiêu)
Họa sĩ Đinh Cường cho biết Suối Hoa mong ước bài phỏng vấn này được dịch sang Anh Ngữ – một trong những ngôn ngữ quốc tế – để cô có thể giới thiệu với bạn bè ở khắp năm châu, nên Nguyệt Mai đã không ngại tài hèn, sức mọn, mạo muội dịch giúp chỉ mong đem lại niềm vui cho Suối Hoa.
Nguyệt Mai chân thành cám ơn các bạn: Kim Pham và nhất là Thuy Tran, đã giúp hiệu đính để bài dịch được hoàn hảo. Cám ơn Đèn Biển đã đánh máy lại bài viết của họa sĩ Đinh Cường. Không có sự giúp sức của các bạn thì bài viết này không thể hoàn thành như ước muốn.
Chân thành cám ơn họa sĩ Đinh Cường đã giúp nguồn tài liệu, hình ảnh cũng như những ý kiến hữu ích.
Cầu chúc họa sĩ Suối Hoa sẽ mãi sung sức trong sáng tác và thực hiện được ước muốn trong nghệ thuật của mình.
Nguyệt Mai
**************
ĐINH CƯỜNG thực hiện
NÓI CHUYỆN VỚI SUỐI HOA
VÀ KHOẢNH KHẮC
TRONG THIÊN NHIÊN (*)
VÀ KHOẢNH KHẮC
TRONG THIÊN NHIÊN (*)
Bùi Suối Hoa và Đinh Ý Nhi, hai nữ họa sĩ ở Việt Nam hiện nay mà tôi rất thích. “Nghệ thuật là một cái gì thuần khiết và mãnh liệt, bình dị và chân thật… và tôi yêu những hình thức nghệ thuật thô mộc. Nó đẹp kinh khủng.” Như Ý Nhi phát biểu. Còn Suối Hoa thì “Tôi may mắn được cha mẹ cho đi học vẽ từ nhỏ và cầm bút vẽ tôi đã yêu vẽ. Trong cuộc sống thực tế, có nhiều điều tôi không có, không đạt được. Trong tranh tôi có được nhiều hơn, vẽ là cuộc sống của tôi, là người bạn đời tuyệt diệu nhất của tôi… Tôi muốn tranh của tôi là ngọn lửa nhỏ chất chứa bao khát khao sự sống…”
Tháng Hai năm ngoái Bùi Suối Hoa qua bầy tranh tại Paris và năm nay tại Mỹ. Chị đã bầy tranh tại Alliance Française, New York, tại Dallas, Texas và tại McLean, Virginia, tháng 8, 1997.
Suối Hoa sinh năm 1957 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật Hà Nội 1985. Năm 1991, tranh chị được chọn in trong tuyển tập tranh đương đại Việt Nam đầu tiên do Plum Blossoms, một Gallery tại Hồng Kông, có trước Gallery Lã Vọng, nơi sau này chuyên giới thiệu tranh của các họa sĩ nổi tiếng tại Việt Nam, và làm giá tranh của các họa sĩ lên cao. Tranh chị còn được Christie’s, nơi chuyên bán đấu giá tranh vừa bán đấu giá trong năm nay tại Singapore cùng với tranh của Lê Phổ, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm…
Tranh Suối Hoa có những mảng màu bạo, chồng chất lên nhau, xô đẩy nhau trong một đắm say sáng tạo. Không quằn quại như Soutine mà gần với Vlaminck. Quê hương miền Bắc, nơi chị sống suốt đời thơ ấu, vẫn là dấu ấn in đậm vào tâm hồn chị. Cũng có thể là cái không gian thơ mộng mà thân phụ chị đã để lại cho: Suối Hoa (là con gái út của nhà thơ Huyền Kiêu, nổi tiếng với những bài thơ như “Tương biệt dạ”, “Bốn mùa”… đã đăng trên tạp chí Đời Nay của Tự Lực Văn Đoàn, những năm 1940…).
Virginia, nơi vẫn có những họa sĩ ghé qua rồi đi… Trịnh Cung, Đỗ Quang Em, Suối Hoa là một họa sĩ chân thật. Chị đã để lại một ngọn lửa nhỏ đủ ấm cho bạn bè, cho nghệ thuật.
ĐINH CƯỜNG
_____________________
_____________________
(*) Suối Hoa, triển lãm tranh sơn dầu mới vẽ tại Virginia mang chủ đề “Khoảnh khắc trong thiên nhiên,” tháng 8, 1997.
- *
– Suối Hoa. Một chút về “thân thế sự nghiệp” chăng?
– Tôi tốt nghiệp ĐHMTVN 1985. Hiện sống và làm việc tại Sài Gòn, là họa sĩ tự do.
– Do đâu chị đến Paris năm ngoái, và năm nay ở Mỹ. Chị có thể nói qua về hai chuyến đi và nhận xét qua về hai nơi mà chị đã đến, đã sinh hoạt.
– Năm ngoái tôi đến Paris triển lãm tranh theo lời mời của Trung Tâm Văn Hóa Pháp – Việt tháng 2, 1996.
Và năm nay tôi đến Mỹ triển lãm theo lời mời của French Institute Alliance Française tại New York vào tháng 3, 1997.
Lần đầu tiên đến Paris, tôi đã thực sự xúc động. Được đứng trong dòng người xếp hàng vào bảo tàng Louvre, được tận mắt nhìn thấy những bức tranh của các danh họa bậc thầy thế giới, với tôi đó là một hạnh phúc lớn lao.
Đến New York, choáng ngợp trong những ngôi nhà cao tầng, và trong dòng người qua lại tấp nập, một sức sống thật mãnh liệt, trẻ trung, thu hút… Cuộc sống nơi đây quá khác biệt mảnh đất nơi tôi đang sống.
– Ở Việt Nam, tôi chú ý đến Đinh Ý Nhi, nữ họa sĩ, còn trẻ, tranh Đinh ý Nhi đã chọn cái hình thức “mãnh liệt, bình dị và chân thật”, tôi rất thích người họa sĩ này. Chị có nhận xét gì, và có quen biết Đinh Ý Nhi không? Chị nói qua cho biết thêm về những nữ họa sĩ ở Việt Nam hiện nay.
– Cũng như anh, tôi rất thích tranh[ Đinh] Ý Nhi. Tôi thích sự sống động, cái hồn người trong tranh của chị.
Tôi nghĩ, người nghệ sĩ có thể vẽ bất cứ cái gì, bất cứ bút pháp nào. Nhưng bạn chỉ thực sự thành công khi tìm ra cái riêng của mình.
– Chị thường nói “Vẽ là sự sống của tôi, và giờ đây như một nông dân tôi có thể nói rằng: Khi anh gieo cái gì, anh sẽ gặt đúng cái ấy.”
Chị đã gieo và gặt đúng cái mình hài lòng chưa?
– Cái tôi quan tâm nhất trong sự nghiệp của tôi, trong những bức tranh của tôi là phần linh hồn, phần người trong mỗi bức tranh. Trong tranh phải có sự sống, phải có tình người, phải có nhân bản, tôi sợ sự lạnh lẽo, vô hồn, vô cảm.
Nghệ thuật thức tỉnh con người, đem đến cho con người tình yêu cuộc sống.
Có lẽ, tôi đã có được phần nào, những gì tôi muốn.
– Chị kể qua về nhà thơ Huyền Kiêu, thân phụ của chị, mà tôi tin rằng cái tên Suối Hoa do ông cụ đặt, có một định mệnh: Chị vẽ như Suối Hoa…
– Hội họa là niềm say mê lớn của bố tôi khi ông còn trẻ, do thời cuộc loạn ly, ông không thực hiện được giấc mơ của mình, tôi là đứa con tinh thần của ông. Ông đã dành cho tôi tất cả.
Đi học vẽ từ năm 11 tuổi, cầm bút vẽ, tôi đã yêu và vẽ ngay, và cây cọ đã không bao giờ rời tôi nữa. Vẽ là sự sống là niềm đam mê lớn nhất trong tôi. Cuộc sống thực sự có ý nghĩa.
– Chị có thích họa sĩ nào và chị có ảnh hưởng ai? Bùi Xuân Phái vẽ chèo, chị cũng vẽ chèo, chị có thực sự sống với quan họ, với chèo không?
– Tôi thích Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, tôi được sống với không khí chèo, nghệ thuật chèo từ nhỏ. Đó là một nghệ thuật cổ truyền mà tôi yêu thích.
Tôi mong có được một nghệ thuật của riêng tôi và có dấu ấn của dân tộc tôi trong nghệ thuật thế giới bao la.
– Chị thích vẽ người thật, đời sống thật. Chị nghĩ gì về Chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật?
– Hiện thực bao giờ cũng phong phú và sâu sắc, tôi muốn qua cái hiện thực, biểu hiện cái tâm, cái khát vọng sống của con người… Nhiều khi rất nhỏ nhoi, bình dị nhưng thực là lớn lao.
Con người trong cuộc sống đời thường, và con người trong thế giới rộng lớn, mênh mông. Đó là điều tôi quan tâm.
– Nghệ thuật, văn chương là trừu tượng rồi, nói về hội họa trừu tượng e thừa, nhưng chị cũng kể qua kinh nghiệm về trừu tượng của chị, tôi rất thích tranh vẽ khổ nhỏ trừu tượng của chị.
– Trừu tượng chính là thế giới rộng lớn mênh mông mà người nghệ sĩ đắm mình trong đó, mặc sức tưởng tượng, mặc sức phá phách, tha hồ sáng tạo như người nghệ sĩ xiếc đi trên dây, mỗi người tìm ra một sự thăng bằng riêng. Nghệ thuật riêng, con đường riêng.
– Chị làm việc như thế nào?
Thấy chị say sưa sáng tác, tranh nhiều, bán nhiều, theo chị là thành công?
– Tôi dành cho công việc, tất cả khoảng thời gian mà tôi có thể.
Trong cùng một không gian, thời gian, mỗi người nghệ sĩ nhìn thấy, cảm nhận một cuộc sống khác nhau.
Điều mà tôi quan tâm nhất : sống chân thật và hãy là chính mình.
– Chị diễn tả không gian như thế nào?
– Nhiều khi chỉ là vô thức… Hội họa dẫn dắt ta đi, họa khác với văn thơ không nói bằng ngôn ngữ mà nói bằng màu sắc, hình thể.
Qua hình, màu người họa sĩ nói cái mà người ta chỉ cảm thấy.
Không gian của tôi là sự sống động, là linh hồn người, thông qua một vật cụ thể trừu tượng.
– Chất liệu sơn?
Hình như chị thường dùng màu nguyên chất.
Chị có thích trường phái dã thú (Fauvisure).
– Tôi yêu tranh Van Gogh, Chagall, Henri Rousseau … Tôi yêu sự riêng biệt của mỗi họa sĩ, họ đã cho tôi thấy một thế giới thực khác lạ, thực hấp dẫn…
Cuộc sống muôn hình, muôn vẻ, được đắm chìm trong đó vui chơi và đau khổ, đó là ý nghĩa cuộc sống.
– Chị tốt nghiệp ĐHMT Hà Nội. Chị có thích nền hội họa Nga. Đặc biệt những họa sĩ trẻ Nga sau thời Cộng sản sụp đổ?
– Hội họa Nga đã từng có những tên tuổi rất lớn. tôi đặc biệt yêu văn học Nga, những tên tuổi như L. Tolstoy, Dostoevsky, Pautopski, Pushkin … đã gắn liền với tuổi thơ đầy đam mê của tôi.
Về họa sĩ trẻ Nga, chúng tôi được biết rất ít tư liệu.
– Chị có lưu tâm về chính trị, âm nhạc, văn chương? Có đọc Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài? Thích nhạc ai? Ca sĩ nào?
– Chính trị, âm nhạc, văn chương tác động rất lớn đến cuộc đời nghệ sĩ. Thăng trầm là lẽ thường của cuộc đời.
Tôi thích văn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài…
Con người chỉ sống có một lần, và mỗi người có một cách lựa chọn, sử dụng thời gian của mình sao cho có ý nghĩa nhất. Tôi chọn hội họa và sống với nó.
– Qua Mỹ, có dịp đọc một số sách, báo, chị có nhận xét gì thoáng qua không?
– Tôi mong ước một cuộc sống tự do dân chủ thực sự, trong đời sống cũng như trong nghệ thuật.
Chỉ có trong tự do con người mới có thể phát triển hết khả năng tiềm tàng của mình, khả năng vô cùng vô tận…
Nước Mỹ cho tôi thấy một năng lực lớn lao, phi thường, con người đã làm việc hết mình và hưởng thụ cũng vậy. Họ thực vĩ đại trong thế kỷ này.
– Ở Pháp và ở Mỹ chị được tiếp đón như thế nào? Chị có thể kể qua mỗi lần bày tranh tại Pháp, tại Mỹ…
– Hai cuộc triển lãm tại Pháp và Mỹ của tôi, đã có rất đông bạn bè Việt, Pháp, Mỹ tới dự. Có thể nói Hội họa VN còn quá mới mẻ đối với họ. Họ đã thực sự ngạc nhiên, thích thú…
Tôi mong có nhiều hơn nữa những cuộc bày tranh như vậy, để cuộc sống và con người Việt Nam được mở mang, được phát triển theo kịp thế giới đại đồng. Dù muộn màng, ít ỏi vẫn hơn là không.
– Chị từ Hà Nội vào ở hẳn Sài Gòn từ năm 1988, chị có nhận xét gì về các họa sĩ trong Nam?
– Trong quan niệm của tôi, vấn đề địa lý không mấy quan trọng. Cái quan trọng là con người cụ thể nào, nhân cách sống nào để mình quan tâm và quý trọng.
Giới hạn trong một miền, một vùng hay một đất nước là thiển cận, tự trói buộc mình, tự làm nghèo đi thế giới tinh thần của mình.
Mảnh đất miền Nam, nơi tôi đang sống với cái khoáng đạt, nồng nhiệt của mình, đã cho tôi rất nhiều trong cuộc sống.
– Hình như chị còn trẻ, chị nói gì thêm…
– Tháng 11, 1997, sẽ có một cuộc triển lãm Hội họa của các họa sĩ tại Việt Nam tại bảo tàng Meridian, Washington DC, trong ba tháng và tại một số bảo tàng khác khắp nước Mỹ trong suốt hai năm, tôi được mời tham gia ba bức. Đó sẽ là một sự kiện lớn, sự mở mang lớn cho nền hội họa Việt Nam đi vào thế giới.
Ngoài ra vào tháng 6, 1998 tôi cùng hai người bạn được mời làm việc ở Trung tâm Sáng tác Quốc tế Griffis Art Center trong 6 tháng tại Connecticut.
Tôi mong muốn một ngày nào đó không xa, con người VN, đất nước VN được hòa đồng với thế giới bên ngoài, thế giới văn minh không còn quá nhiều sự cách biệt như hiện nay.
ĐINH CƯỜNG thực hiện
Nguồn: Tạp chí Hợp Lưu số 38
(Chân thành cám ơn Đèn Biển đã giúp đánh máy)
***************
Interview by DINH CUONG
Conversation with SUOI HOA and A MOMENT IN NATURE (*)
Bui Suoi Hoa and Dinh Y Nhi, two female artists currently in Vietnam, have created paintings that I appreciate very much. “Art is something pure and intense, humble and honest … and I love the rustic art form. It’s very pretty”, said Y Nhi. Suoi Hoa shared: “I was blessed that my parents let me attend painting school since I was a youngster, and I loved drawing. In life, I may not have achieved many things, but in my paintings, I have achieved much. Drawing is my life; it’s the most wonderful partner… I wish my paintings to be like small flames of desire for life…”
Bui Suoi Hoa had an exhibition in Paris in February of last year and then in the U.S. this year. Her paintings were also shown at Alliance Française, New York, Dallas, Texas and McLean, Virginia in August, 1997.
Suoi Hoa was born in 1957 in Hanoi. She graduated from Hanoi Fine Arts University in 1985. In 1991, her works were selected in the first catalog of contemporary Vietnamese paintings published by the Hong Kong gallery, Plum Blossoms. This gallery came before La Vong Gallery, and was responsible for introducing paintings of famous artists from Vietnam, as well as establishing market prices for these paintings. Her paintings were also sold by Christie’s, the auction house, this year in Singapore, along with paintings by Le Pho, Bui Xuan Phai, Nguyen Sang, Nguyen Tu Nghiem and others.
Suoi Hoa’s painting has markings of violence, piled up and pushing each other in a passionate creation. They are not wriggling like Soutine’s but closer to Vlaminck’s. Her hometown in the North, where she lived during her childhood, left a bold imprint on her soul. It may be a poetic space that her father had left: Suoi Hoa (the youngest daughter of the poet Huyen Kieu, known for his poems such as “Remember A Farewell Night” (“Tương biệt dạ”), “The Four Seasons” (“Bốn mùa”)… had published in Doi Nay magazine of Tu Luc Van Doan, c. 1940s).
In Virginia, where many artists have come and gone … Trinh Cung, Do Quang Em, Suoi Hoa is a true artist. She has left a small fire that is warm enough for friends, for art.
ĐINH CƯỜNG
_____________________
ĐINH CƯỜNG
_____________________
(*) Suoi Hoa’s exhibition of oil paintings created in Virginia was themed “A Moment in Nature” in August, 1997.
Suối Hoa, would you please tell me a little bit about yourself?
– I graduated from Hanoi Fine Arts University in 1985. I am currently a freelance artist, living and working in Saigon.
Why did you travel to Paris last year, and to the U.S. this year? Can you talk about these two trips and discuss where you went as well as some activities?
– Last year, I went to a Paris exhibition at the invitation of the French-Vietnamese Cultural Center in February, 1996.
And this year, I came to the U.S. at the invitation of the French institute Alliance Française in New York in March, 1997.
It was my first time in Paris and I was really touched. To stand in queues at the Louvre, and to see the paintings of master artists in the world, I felt it was a great blessing.
Coming to New York, I was overwhelmed with tall buildings, the crowded flow of people, and its strong, youthful and attractive vitality… Life here is so different compared to where I have been living.
In Vietnam, I took notice of Dinh Y Nhi, a young female artist whose paintings have chosen the form of “intense, simple and sincere,” and I like this artist very much. Do you know Dinh Y Nhi and do you have any comments? Please tell me more about female artists in Vietnam today.
– Like you, I love Y Nhi’s paintings. I love the vibrancy as well as the soul of her paintings.
I think that an artist can draw anything and pursue any painting style, but she can only really succeed when she discovers her own distinction.
I think that an artist can draw anything and pursue any painting style, but she can only really succeed when she discovers her own distinction.
You used to say: “Drawing is my life, and now, like a farmer, I can say that: what you sow is what you reap.”
Are you satisfied with what you have reaped yet?
– What I am most concerned in my career, in my paintings, is the soul part—the human part in each picture. In paintings, there should be life, love, humanity; I fear the cold and what is soulless or emotionless.
The arts wake people up and bring love to human life.
Perhaps, I have achieved a little bit of what I want.
The arts wake people up and bring love to human life.
Perhaps, I have achieved a little bit of what I want.
You narrated about the poet Huyen Kieu, your father, that I believe the name Suối Hoa was his choosing—it has a destiny: you painted a lot and as beautifully as spring flowers
– Painting was a big passion of my father when he was young, but due to wartime, he did not accomplish his dream. I was his brainchild. He gave me everything.
Going to drawing school from the age of eleven, I fell in love immediately with the paintbrush. Thus, I have never left painting. To paint is the greatest passion of my life. Life has real meaning.
Going to drawing school from the age of eleven, I fell in love immediately with the paintbrush. Thus, I have never left painting. To paint is the greatest passion of my life. Life has real meaning.
Do you like any artists, and do they influence you? Artist Bui Xuan Phai painted chèo, you also painted chèo, and can you actually live with quan họ, with chèo?
– I like Bui Xuan Phai, Nguyen Sang, Nguyen Tu Nghiem; I was living in an atmosphere of chèo and chèo art since my childhood. It is a traditional art that I love.
I hope that I can have an art of my own that can leave an impression of my people upon the vast art of the world.
I hope that I can have an art of my own that can leave an impression of my people upon the vast art of the world.
You like to draw real people, real lives. What do you think about Realism in art?
– Reality is always rich and deep, and I want to express the mind, the human desire to live through Realism. Sometimes it’s very small and simple but really great. People of everyday life and people in the wider, immense world. That’s what I care about.
Art and literature are already abstract, therefore I hesitate to talk about abstract painting because it may be rhetorical, but please tell me about your experience with abstraction. I like your small scale abstract paintings.
– Abstraction is a vast world which can completely immerse the artist, with the freedom to imagine, create and to experiment, like a high-wire walker who has found his own balance, his own art in his own way.
How do you work?
Seeing you passionately painted a lot, sold a lot, do you consider you are a successful artist?
Seeing you passionately painted a lot, sold a lot, do you consider you are a successful artist?
– I spend all my time for work if I can.
In a same space and time, each artist will see and feel a different way of life.
What I care about most are honesty and being yourself.
In a same space and time, each artist will see and feel a different way of life.
What I care about most are honesty and being yourself.
How would you describe the use of space?
– Sometimes it’s just unconscious… Painting is different from literature and poetry. It does not use language but uses colors and shapes instead.
Through colors and shapes, an artist can describe what other people feel.
My space is about vibrancy — the soul through a specific abstract object.
Through colors and shapes, an artist can describe what other people feel.
My space is about vibrancy — the soul through a specific abstract object.
Paint material?
It looks like you used pure colors?
Do you like Fauvism?
It looks like you used pure colors?
Do you like Fauvism?
– I love paintings by Van Gogh, Chagall, Henri Rousseau… I love the individual choice of each artist because they showed me a really different, really attractive world…
Life has many different aspects, immersed in both the fun as well as the suffering. It’s the real meaning of life.
Life has many different aspects, immersed in both the fun as well as the suffering. It’s the real meaning of life.
You graduated from Hanoi Fine Arts University. Do you like Russian paintings? Especially young Russian artists after Communism collapsed?
– Russian painting had great famous artists. I especially love Russian literature, the likes of L. Tolstoy, Dostoevsky, Pautopski, and Pushkin… that has been associated with my childhood passion.
In terms of young Russian painting artists, I know very little of their material.
In terms of young Russian painting artists, I know very little of their material.
Do you have any concerns about politics, music, and literature? Have you ever read Duong Thu Huong, Nguyen Huy Thiep, Bao Ninh, Pham Thi Hoai? Do you like any music from any musicians? Any singers?
– Politics, music and literature have a huge impact on an artist’s life. Ups and downs of life are common sense.
I like the writers Nguyen Huy Thiep, Pham Thi Hoai …
Humans only live once, and each has his own choice of using his time to make the most sense. I have chosen painting and have lived with it.
I like the writers Nguyen Huy Thiep, Pham Thi Hoai …
Humans only live once, and each has his own choice of using his time to make the most sense. I have chosen painting and have lived with it.
After arriving in America and having a chance to read some books, newspapers, and magazines, do you have any passing thoughts?
– I wish for a life of true freedom and democracy, in both life as well as art.
Only in freedom can a man develop all of his potential, infinite possibilities …
America has showed me a great extraordinary capacity, and people must work hard and have chances to enjoy their life. They do great in this century.
Only in freedom can a man develop all of his potential, infinite possibilities …
America has showed me a great extraordinary capacity, and people must work hard and have chances to enjoy their life. They do great in this century.
How was the reception in France and the U.S. of your work? Can you share what each exhibition in France and America was like?
– Many Vietnamese, French and American friends of mine attended my two exhibitions in France and the US. Vietnam painting is too new for them. They were really surprised, excited…
I hope to have more exhibitions like these so that the lives of Vietnamese people can broaden and develop to keep up with the world. Though it’s late and there are not as many exhibitions, it’s better than nothing.
I hope to have more exhibitions like these so that the lives of Vietnamese people can broaden and develop to keep up with the world. Though it’s late and there are not as many exhibitions, it’s better than nothing.
You moved from Hanoi to Saigon since 1988, do you have any comments about the artists in the South?
– In my opinion, geography is not an important issue. What is important is the way that a particular person lives to make one pay attention and respect.
To limit oneself to one region, one province or one country is too short-sighted. Restricting oneself will only deprive one’s spiritual world.
The South has enriched my life with generosity and passion.
To limit oneself to one region, one province or one country is too short-sighted. Restricting oneself will only deprive one’s spiritual world.
The South has enriched my life with generosity and passion.
Looks like you are still young, would you please say more…
– In November 1997, there will be an exhibition of paintings by artists from Vietnam at the Meridian Museum in Washington D.C. for three months before it travels to other museums throughout the United States for another two years. I was invited to submit three paintings. That will be a major event for exposing Vietnamese painting to the world.
Also in June 1998, two friends and I were invited to participate in a six-month working in Connecticut at Griffis Art Center.
I am looking forward to a near future when Vietnam and its people can be more conversant with the outside world; there are no longer too many differences in our civilized world.
Interview by ĐINH CƯỜNG
Source: Hop Luu Magazine, No. 38
(Translation by NguyetMai Tran. Reviewed by Kim Pham and Thuy Tran)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ