Blog KIMDUNG/KỲ DUYÊN
Nghĩ về lá thư của nhà thơ Hữu Thỉnh và thư trả lời của nhà văn Phan Nhật Nam
Tác giả: theo Fb NGUYỄN TRỌNG TẠO
KD: Trên mạng đang ồn ào bộ phim 10 tập- Chiến tranh Việt Nam- còn giới văn nghệ sĩ thì ồn ào vụ lá thư của nhà thơ Hữu Thỉnh và thư trả lời của nhà văn Phan Nhật Nam- hai văn nghệ sĩ từng ở hai chiến tuyến. Một lá thư muốn hướng tới “Hòa giải dân tộc”- bắt đầu từ giới văn chương chăng? Nhưng cánh cửa của bên kia vẫn khép. Chủ Blog không có lời bình nào cho vụ việc này. Chỉ xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ và theo dõi “Nỗi buồn phân ly” của người Việt kể cả khi chiến tranh đã rời xa.
.Hai lá thư của nhà thơ Hữu Thỉnh- nhà văn Phan Nhật Nam đăng bên dưới.
Blog KIM DUNG/ KỲ DUYÊN
——————-
Câu chuyện này đang gây sự chú ý của giới văn chương cả trong nước và hải ngoại. Lá thư của nhà thơ Hữu Thỉnh với tư cách là Chủ tịch hội Nhà Văn VN mời nhà văn Phan Nhật Nam về nước giao lưu với các nhà văn nhân dịp tổ chức “Cuộc gặp mặt Mùa Thu Hà Nội cùng những giá trị bền vững của tâm hồn Việt… trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài”; và lá thư từ chối lời mời này của nhà văn Phan Nhật Nam.
Theo tôi nghĩ, Hữu Thỉnh (1942) và Phan Nhật Nam (1943) là hai nhà văn lính cùng thời, cùng thế hệ ở 2 trận tuyến đối lập trong chiến tranh. Trong cuộc chiến, tất
nhiên là hai bên mang 2 ý thức hệ khác nhau, 2 lý tưởng khác nhau. Và cuộc chiến đẫm máu đã xảy ra. Văn chương cũng vậy, cả 2 văn tài đều viết theo lý tưởng của mình. Và cả 2 người đều nổi tiếng. Chiến tranh kết thúc, cả 2 văn tài này cũng có những số phận khác nhau. Hữu Thỉnh được đi học tiếp và trở thành người lãnh đạo hội Nhà văn VN. Phan Nhật Nam bị cầm tù 9 năm rồi sang Mỹ theo diện HO, thành công dân Mỹ và vẫn tiếp tục viết văn. Mỗi người đều đeo đuổi sự nghiệp văn chương của mình.
nhiên là hai bên mang 2 ý thức hệ khác nhau, 2 lý tưởng khác nhau. Và cuộc chiến đẫm máu đã xảy ra. Văn chương cũng vậy, cả 2 văn tài đều viết theo lý tưởng của mình. Và cả 2 người đều nổi tiếng. Chiến tranh kết thúc, cả 2 văn tài này cũng có những số phận khác nhau. Hữu Thỉnh được đi học tiếp và trở thành người lãnh đạo hội Nhà văn VN. Phan Nhật Nam bị cầm tù 9 năm rồi sang Mỹ theo diện HO, thành công dân Mỹ và vẫn tiếp tục viết văn. Mỗi người đều đeo đuổi sự nghiệp văn chương của mình.
Cái đau nhất là sau thống nhất đất nước, dân tộc chưa hòa giải được để lòng người Việt trên khắp thế giới này “qui về một mối”. Lỗi ở đâu, lỗi ở ai, sau hơn 4 thập niên, các nhà văn đều biết. Và dù hận thù có kinh hoàng đến đâu từ cả 2 phía, thì điều lớn hơn là đều mong cho
“nước nhà thống nhất lòng người”.
“nước nhà thống nhất lòng người”.
Tôi cho rằng, hệ thống chính trị/thể chế đã quá lạc hậu với thời cuộc và lương tâm dân tộc sau thống nhất, nhưng việc đó không chỉ do hệ thống, mà chính lòng tự ái hay tự trọng quá lớn của bên thắng bên thua sau cuộc chiến đã làm lóa mắt tất cả. Và hận thù lúc này hay lúc khác vẫn chưa lu mờ trong khi các ý thức hệ vẫn còn tồn tại.
Tôi nghĩ, các tài năng văn chương lớn bao giờ cũng vượt qua tất cả những điều đó, để mang tới cho dân tộc Việt Nam những tác phẩm được người Việt và cả thế giới yêu thích – đó là tinh thần nhân văn cao cả.
Chỉ có những nhà văn không cố chấp mới nắm tay nhau đi tới bến bờ mới của tương lai.
Một lời mời là thiện chí. Một lời từ chối cũng không thiếu thiện chí. Nhưng nếu tất cả các nhà văn 2 phía (quá khứ) đều không mời nhau, không bắt tay nhau, thì đó là sự kéo lùi tương lai về hiện tại, thậm chí về quá khứ.
Đã có 11 phi công Mỹ ném bom Việt Nam đã tới Việt Nam gặp gỡ giao lưu đầy thiện chí; và ngược lại, 11 phi công VN đã tới Mỹ trong sự chào mừng hoan hỉ. Họ nói, ngày xưa tìm cách tấn công nhau trên bầu trời, còn giờ đây là những cái bắt tay thân thiện và khâm phục.
Chả lẽ các nhà văn lại từ chối nhìn mặt nhau. Thật xấu hổ với những “giặc lái” đã trở thành bè bạn.
Ngày xưa, chúng ta đã xẻ chiến hào trên chiến trường, trong văn học, giờ đây lại đào thêm hố sâu ngăn cách giữa các nhà văn, thì còn là nhà văn nữa hay không?
Vì thế, tôi không thích lá thư của nhà văn Phan Nhật Nam, dù anh đòi hỏi nhiều điều mà theo tôi, tất cả các nhà văn chúng ta cần phải làm chứ không chỉ hệ thống chính trị/thể chế hiện thời. Vì điều đó không chỉ anh Nam biết và muốn. Chúng tôi cũng vậy thôi, thậm chí đã nghĩ từ rất lâu và đã viết. Nhưng anh là nhà văn thì anh cũng nên coi những nhà văn khác đều có sứ mệnh như mình. Sứ mệnh này đâu phải chỉ riêng anh.
Và tôi biết nhiều nhà văn nổi tiếng hải Ngoại cũng có thể nghĩ như anh, nhưng họ đã vượt qua cái lằn ranh suy nghĩ ấy. Họ sẽ về gặp mặt với các nhà văn trong nước để tận hưởng những ý nguyện của nhau: Văn chương vì con người, vì dân tộc và vì thế giới.
Tôi tôn trọng ý kiến anh Nam, nhưng tôi không nhất trí với anh. Tôi chỉ nhất trí một điều, anh về hay không về, đó là quyền của riêng anh.
Và lời mới của Hữu Thỉnh, theo tôi vẫn là một lời mời có ý nghĩa sâu xa và đáng tôn trọng trong thời điểm lịch sử này.
Nhớ cách đây 2 năm, trong lễ đón Xuân của Hội Nhà Văn VN, tôi có phát biểu, nên có một/nhiều cuộc gặp gỡ giữa các nhà văn trong nước và hải ngoại, đặc biệt là các nhà văn trước đây từng là “đối phương” của nhau, và tôi đã đọc hai câu thơ cười ra nước mắt của nhà thơ Anh Ngọc (một người lính Bắc Việt tham chiến Quảng Trị):
“Ta già, địch cũng già rồi
Dắt nhau đến trước ông Trời phân bua
Trời cười đã biết hay chưa
Thắng thua thì cũng đều thua ông Trời”.
Dắt nhau đến trước ông Trời phân bua
Trời cười đã biết hay chưa
Thắng thua thì cũng đều thua ông Trời”.
– Đọc Thư Hữu Thỉnh và Thư Phan Nhật Nam ở đây:
(ảnh: nhà thơ Hữu Thỉnh và nhà văn Phan Nhật Nam)
tác giả: Fb NGUYỄN TRỌNG TẠO
tác giả: Fb NGUYỄN TRỌNG TẠO
Bài liên quan:
THƯ CỦA NHÀ THƠ HỮU THỈNH GỬI NHÀ VĂN PHAN NHẬT NAM
Thưa anh
1- Để đỡ đường đột, xin giới thiệu. Tôi là Hữu Thỉnh, người từng đọc anh đã lâu, hiện nay đang làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi mới gặp Thụy Kha vừa ở bên ấy về, cho biết có gặp anh và hai người đã từng cùng nhau uống bia vui vẻ. Đây quả là một sự kiện bất ngờ thú vị. Với dư âm của các cuộc gặp ấy, tôi viết thư này thăm anh và bày tỏ nguyện vọng “tái bản” cuộc gặp ấy, và di chuyển nó về quê nhà với quy mô rộng hơn, thời gian dài hơn trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài. Đây là một cuộc hội ngộ mà chúng tôi mong mỏi từ lâu, nay mới có thể thực hiện được. Với ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc, xứng đáng để chúng ta vượt qua mọi xa cách và trở ngại, cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp. Tôi chờ đợi được anh chia sẻ điều đó và chân thành mời anh tham gia sự kiện nói trên.
Anh Nam ơi, tôi muốn nói thêm rằng, chúng ta đều không còn trẻ nữa. Tôi hình dung cuộc gặp này là rất có ý nghĩa cho những năm tháng còn lại của mỗi chúng ta. Tôi cũng dự đoán rằng, có thể có những khó khăn. Nhưng từ trong sâu thẳm thiên chức nhà văn, chúng ta cùng chọn Dân Tộc làm mẫu số chung để vượt qua tất cả.
2- Cuộc gặp mặt dự kiến sẽ diễn ra từ 20 đến 25 tháng 10 năm 2017 tại Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc. Trường hợp anh Nam, Ban tổ chức sẽ lo chi phí toàn bộ đi về và thời gian tham gia Cuộc gặp mặt. Vì là lần đầu, còn nhiều bỡ ngỡ, xin anh vui lòng lấy vé giúp và cho biết thời gian chuyến bay để chúng tôi ra đón anh tại sân bay Nội Bài. Quá trình chuẩn bị có gì cần trao đổi, xin anh cho chúng tôi biết sớm.
3- Ngay sau khi được hồi âm của anh, tôi sẽ gửi giấy mời chính thức cùng chương trình của Cuộc gặp mặt. Mùa Thu Hà Nội cùng những giá trị bền vững của tâm hồn Việt đang chờ đón Cuộc gặp mặt của chúng ta.
Chúc anh sức khỏe, may mắn, gia đình hạnh phúc và mong sớm nhận tin tốt lành.
Hà Nội 1/9/2017
Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh
_____
THƯ PHAN NHẬT NAM HỒI ĐÁP HỮU THỈNH
Qua địa chỉ điện thư cô Đào Kim Hoa
Phụ Tá Ngoại Vụ Hội Nhà Văn
Phụ Tá Ngoại Vụ Hội Nhà Văn
Tôi, Phan Nhật Nam, nguyên là một sĩ quan cấp Đại uy Hiện dịch thực thụ thuộc Sư Đoàn Nhảy Dù/ Quân Lực VNCH gởi đến Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội để trả lời thư đề ngày 1 tháng 9, 2017 qua điện thư của cô Đào Kim Hoa.
1- Từ vị thế một quân nhân thuộc đơn vị tác chiến của Quân lực Miền Nam như trên vừa kể ra, với tính khách quan, độc lập của người không liên hệ đối với sinh hoạt của giới văn hóa, học thuật trong nước, ở Hà Nội trước, sau 1975. Tôi có thư này để trả lời mời gọi mà ông Hữu Thỉnh đã trực tiếp gởi đến cá nhân tôi nhằm thực hiện tiến trình gọi là “Hòa Hợp Hòa Giải”. Câu trả lời trước tiên, dứt khoát là: Tôi xin được hoàn toàn từ chối sự mời gọi vì những lẽ…
2- Là một người sinh trưởng từ thập niên 1940, tiếp sống qua hai cuộc chiến 1945-1954; 1960-1975, thực tế lịch sử, chiến tranh, xã hội Việt Nam trước, sau 1975 đã cho người lính chúng tôi xác chứng: KHÔNG HỀ CÓ CHỦ TRƯƠNG HÒA HỢP HÒA GIẢI từ người/ chủ nghĩa/ chế độ cộng sản trong lý thuyết cũng như qua sách lược hành động.
3-Từ thực tiễn của #2 thêm kinh nghiệm mà bản thân cá nhân là một đối tượng thụ nạn của thành phần gọi là “Ngụy Quân-Ngụy Quyền” thuộc chế độ Quốc Gia Việt Nam (1948-1954); Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) đến hôm nay vẫn tiếp tục bị miệt thị, xuyên tạc, và triệt hạ dẫu chiến tranh đã chấm dứt từ 1975.
4- Trong tình thế chung nhất của #2; #3, chắc chắn rằng không thể nào thực hiện được “Hòa Hợp Hòa Giải” như thư ông Hữu Thỉnh đề nghị! Cũng bởi, giới Nhà văn chính là đối tượng hàng đầu bị bách hại đối với tất cả chế độ cộng sản Đông-Tây. Lịch sử đẫm máu 100 năm của chế độ cộng sản từ 1917 đến nay như một vũng tối ghê rợn phủ chụp lên lương tri nhân loại. Hỏi thử buổi gặp mặt tháng 10 tại Hà Nội (cho dầu thực lòng đi nữa) sẽ gây được tác dụng gì? Nhà văn? Nhà văn Việt Nam đích thực là những ai? Nhưng đây không phải là vấn đề của cá nhân tôi – Trước sau chỉ là một Người Lính-Viết Văn. Cũng bởi, tôi chưa hề nhận Chứng chỉ Giải ngũ của Bộ Quốc Phòng/ VNCH cho dù đã không mặc quân phục từ 1975.
5- Cuối cùng, với bản chất đơn giản, chân thật của một Người Lính, tôi có một đề nghị như sau: Để thực hiện tinh thần và nội dung “Hòa Hợp, Hòa Giải Dân Tộc” như lá thư mời của ông Hữu Thỉnh đã đề cao. Hệ thống cầm quyền, cụ thể thành phần cán bộ làm công tác văn hóa, học thuật, truyền thông, báo chí… dưới chỉ đạo của Bộ Chính trị Trung Ương Đảng nơi Hà Nội chấm dứt, điều chỉnh MỘT CÁCH THÀNH THỰC danh xưng miệt thị “Ngụy Quân/ Ngụy Quyền” trong tất cả sử liệu, văn khố, tài liệu giáo khoa, văn thư hành chánh, sinh hoạt xã hội… Cụ thể hơn hãy chấm dứt cách biểu tình với lời hô “Đả đảo Thương Phế binh VNCH!!” như đã xảy ra nơi Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn!
Hãy nhìn lại… Thương phế binh VNCH là những lão nhân phế binh, thương trận đã không được sống với dạng Con Người từ 30 Tháng 4, 1975. Hãy để cho Người Lính QLVNCH còn sống sót và gia đình được trở lại Miền Nam sửa sang phần mộ Chiến Hữu nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi giới cầm quyền Hà Nội chủ trương phá bỏ một cách có hệ thống, dẫu người chết gần nửa thế kỷ qua không thể nào đe dọa đối với Chế độ XHCN!
Xin hãy “Hòa Hợp Hòa Giải” với những người đã chết. Với người đang cố sống sau thảm họa Formosa, Nghệ An. Hãy hoà hợp, hòa giải với “Khúc ruột ở trong nước” trước. Khi ấy không cần mời, chúng tôi “Khúc ruột ngàn dặm” sẽ về. Về rất đông. Người Viết Văn – Lương Tri và Chứng Nhân của Thời Đại sẽ VỀ. TẤT CẢ CÙNG VỀ VIỆT NAM.
Kính thư,
Người Lính-Viết Văn,
Công Dân Mỹ gốc Việt,
Phan Nhật Nam
Washington DC, 9 Tháng 9, 2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét