Nếu như những ánh sao băng có tạt ngang bầu trời và để lại chút dấu thời gian....
Friday, 20 November 2015
Nguyễn Tất Nhiên (1952 - 1992)
Nguyễn Tất Nhiên
tên thật: Nguyễn Hoàng Hải
(1952 - 1992)
-hưởng dương 40 tuổi
-nhà thơ
đây là bài thơ được xem là cuối cùng của Nguyễn Tất Nhiên.
TÌNH ƠI HỠI TÌNH
Lâu rồi… không nhớ bao lâu
Tìm nhau trong cõi bạc đầu nhân gian
Em về dưới gót trăng tan
Có nghe thiên cổ tiếng ngàn thông đau.
Lâu rồi… lâu lắm xa nhau
Còn chăng hư ảnh trong màu thời gian
Em đi tóc lộng mây ngàn
Ngàn mây lộng khổ mây bàng bạc theo
Lâu rồi… không biết bao nhiêu
Nắng mưa trên những tan xiêu đỗ đời
Hôm em êm ả điệu ngồi
Sau lưng là những tình ơi hỡi tình.
N.T.N.
Tìm nhau trong cõi bạc đầu nhân gian
Em về dưới gót trăng tan
Có nghe thiên cổ tiếng ngàn thông đau.
Lâu rồi… lâu lắm xa nhau
Còn chăng hư ảnh trong màu thời gian
Em đi tóc lộng mây ngàn
Ngàn mây lộng khổ mây bàng bạc theo
Lâu rồi… không biết bao nhiêu
Nắng mưa trên những tan xiêu đỗ đời
Hôm em êm ả điệu ngồi
Sau lưng là những tình ơi hỡi tình.
N.T.N.
Tiểu sử
Nguyễn Tất Nhiên sinh ngày 30 tháng 5 năm 1952 tại xã Bình Trước, quận Châu Thành Biên Hòa.
Theo học trường trung học Ngô Quyền từ năm 1963 cho tới năm 1970. Lúc vừa lên trung học Nguyễn Tất Nhiên đã làm thơ. Theo lời những người bạn cùng trường, thơ của Nguyễn Tất Nhiên đã rất hay từ nhỏ. Lúc đó Nguyễn Tất Nhiên thành lập thi văn đoàn với bạn học là Đinh Thiên Phương, tên thật là Đinh Thiên Thọ. Cả hai thi sĩ học trò này cùng chung nhau xuất bản tập thơ Nàng thơ trong mắt năm 1966, khi đó Nguyễn Tất Nhiên được 14 tuổi và lấy bút hiệu là Hoài Thi Yên Thi.
Thời gian này, Nguyễn Tất Nhiên đã gặp một cô gái người miền Bắc tên Duyên và có tình cảm nhẹ nhàng nhưng không thành công. Dù vậy, cô gái tên Duyên này cũng đã là cảm hứng cho Tất Nhiên sáng tác khá nhiều bài thơ như "Khúc tình buồn", hay các bài "Cô Bắc Kỳ nho nhỏ", "Linh mục", "Em hiền như ma sơ".
Tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Tất Nhiên đã bộc lộ từ lúc anh còn rất trẻ, lúc nào cũng như mơ mộng suy nghĩ đâu đâu, không tập trung ngay cả khi đang học. Bạn bè gọi đùa anh là Hải Ngáo, Hải Khùng.
Thơ Nguyễn Tất Nhiên thời gian đầu không mấy ai biết, cho đến khi nhạc sĩ Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang phổ nhạc thì mới bắt đầu nổi tiếng.
Vào khoảng năm 1972, Nguyễn Tất Nhiên nhận được giấy gọi nhập ngũ vào trường Võ Bị Thủ Đức. Tuy nhiên mới vào Trung Tâm 3 Quang Trung, anh đã được cho về vì lý do tâm thần bất ổn.
Sau năm 1975, Nguyễn Tất Nhiên học đàn và sáng tác ca khúc với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa. Đến 1980, anh sang định cư tại Pháp, rồi cuối cùng sang Mỹ sống ở Quận Cam. Năm 1987, anh gia nhập Hội Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong. Sau lấy vợ tên là Minh Thủy và có được hai con trai.
Ngày 3 tháng 8 năm 1992, người ta thấy anh nằm chết trong một xe hơi cũ, đậu dưới bóng cây trong một sân chùa tại California.
Mộ Nguyễn Tất Nhiên nay nằm trong Vườn vĩnh cửu thuộc nghĩa trang Westminster phía tây Little Saigon (California), và thường được những du khách Việt đến thăm viếng.
Tác phẩm đã in
1
1
Nàng thơ trong mắt
(thơ, Biên Hòa, 1966, cùng với Đinh Thiên Phương)
2
Dấu mưa qua đất
Dấu mưa qua đất
(thơ, Biên Hòa, 1968, cùng với bút đoàn Tiếng Tâm Tình)
3
Thiên Tai
Thiên Tai
(thơ, 1970)
Bài thấm mệt đầu tiên
Hồng trần
Khúc tình buồn
Linh mục
Nên sầu khổ dịu dàng
Nên thời gian ấy ngồi trông
Tình một hai năm
Thiên thu
Hồng trần
Khúc tình buồn
Linh mục
Nên sầu khổ dịu dàng
Nên thời gian ấy ngồi trông
Tình một hai năm
Thiên thu
4
Thơ Nguyễn Tất Nhiên
(thơ góp nhặt từ 1969-1980, nhà xuất bản Nam Á - Paris in lần đầu năm 1980)
5
Những năm tình lận đận
(tập nhạc 1977-1984, nhà xuất bản Tiếng Hoài Nam, Hoa Kỳ 1984)
6
Chuông mơ
Chuông mơ
(Thơ từ năm 1972-1987, nhà xuất bản Văn Nghệ - California, 1987)
Tập thơ Chuông mơ gồm 18 bài thơ và một phụ bản nhạc của Khúc Lan phổ từ bài thơ Nguyên do của Nguyễn Tất Nhiên.
Chuyến đò Cửu Long
Paris, khúc tháng chín
Nhớ nội
Nguyên do
Thơ say
Cứ ngỡ như là mới nhớ thôi
Chở em đi học trường đêm
Chuông mơ
Xướng ca thi
Động đất
Mùa xuân chim núi
Cảm người chín năm
Mưa trong nắng
Kẻ tự đóng đinh tim
Dung khúc
Cho đáng đời ai
Dịp chào đời Vi Diệu
Mưa lăn trên kiếng cửa
7
Tâm Dung
(thơ, Người Việt 1989)
Lời mở đầu:
Dung, theo nghĩa dung chứa.
Năm lần Phật chỉ cho ngài A Nan, tâm là cái thấy.
Lấy cái thấy phân biệt để chỉ cái thấy vô phân biệt, lấy cái tâm vọng để chỉ cái tâm chơn, lấy ngón tay phàm phu để dụ như ngón tay Phật chỉ trăng. Kẻ trèo đèo này chỉ mong góp một cỏn con Phật sự, vọng động chăng?
Chỉ mong quí thiện hữu niệm tình: vọng mà biết mình vọng, còn hơn không.
Nguyễn Tất Nhiên
Dung, theo nghĩa dung chứa.
Năm lần Phật chỉ cho ngài A Nan, tâm là cái thấy.
Lấy cái thấy phân biệt để chỉ cái thấy vô phân biệt, lấy cái tâm vọng để chỉ cái tâm chơn, lấy ngón tay phàm phu để dụ như ngón tay Phật chỉ trăng. Kẻ trèo đèo này chỉ mong góp một cỏn con Phật sự, vọng động chăng?
Chỉ mong quí thiện hữu niệm tình: vọng mà biết mình vọng, còn hơn không.
Nguyễn Tất Nhiên
(1989)
Tâm xuân
Tâm hồng
Tâm hương
Tâm mưa
Tâm sương
Tâm ca
Tâm cảm
Tâm tưởng
Tâm nguyệt
Tâm cảnh
Tâm chung
Như là hôm qua
Tịnh khúc
Tâm duyên
Tâm dung
Tâm hồng
Tâm hương
Tâm mưa
Tâm sương
Tâm ca
Tâm cảm
Tâm tưởng
Tâm nguyệt
Tâm cảnh
Tâm chung
Như là hôm qua
Tịnh khúc
Tâm duyên
Tâm dung
Ngoài sáng tác thơ, anh còn viết một số bài nhạc, nổi tiếng trong số đó là bài "Chiều trên đường Hồng Thập Tự" và lời ca cho bài "Trúc đào" (nhạc của Anh Bằng)
Chiều trên đường Hồng Thập Tự
Như màu nắng sân trường
Nhạc và lời Nguyễn Tất Nhiên
Sài Gòn trên đường Nguyễn Du
Nhạc và lời Nguyễn Tất Nhiên
Khúc Tình Buồn
1
người từ trăm năm
về qua sông rộng
ta ngoắc mòn tay
trùng trùng gió lộng
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
người từ trăm năm
về khơi tình động
ta chạy vòng vòng
ta chạy mòn chân
nào hay đời cạn
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
người từ trăm năm
về như dao nhọn
ngọt ngào vết đâm
ta chết âm thầm
máu chưa kịp đổ
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
2
thà như giọt mưa
gieo xuống mặt người
vỡ tan vỡ tan
nào ta ân hận
bởi còn kịp nghe
nhịp run vồi vội
trên ngọn lông măng
(người từ trăm năm
vì ta phải khổ)
người từ trăm năm
về qua sông rộng
ta ngoắc mòn tay
trùng trùng gió lộng
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
người từ trăm năm
về khơi tình động
ta chạy vòng vòng
ta chạy mòn chân
nào hay đời cạn
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
người từ trăm năm
về như dao nhọn
ngọt ngào vết đâm
ta chết âm thầm
máu chưa kịp đổ
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
2
thà như giọt mưa
gieo xuống mặt người
vỡ tan vỡ tan
nào ta ân hận
bởi còn kịp nghe
nhịp run vồi vội
trên ngọn lông măng
(người từ trăm năm
vì ta phải khổ)
1970
(Phạm Duy)
Đám Dông
1.
cô Bắc Kỳ nho nhỏ
tóc “demi-garçon”
chiều vui thương đón gió
có thương thầm anh không?
cô Bắc Kỳ nho nhỏ
tóc “demi-garçon”
cười ngày thơ hết nụ
tình cờ thấy anh trông
khi không đường nín gió
bụi hết thời bay rong
khi không đường nín gió
anh lấy gì lang thang?
cô Bắc Kỳ nho nhỏ
tóc “demi-garçon”
chiều đạp xe vô chợ
mắt như trời bao dung
anh vì mê mải ngó
nên quên thù đám đông!
2.
đời chia muôn nhánh khổ
anh tận gốc gian nan
cửa chùa tuy rộng mở
tà đạo khó nương thân
anh đành xưng quỷ sứ
lãnh đủ ngọn dao trần!
qua giáo đường kiếm Chúa
xin được làm chiên ngoan
Chúa cười rung thánh giá
bảo: đầu ngươi có sừng!
đời chia muôn nhánh khổ
anh tận gốc gian nan
cô Bắc Kỳ nho nhỏ
mắt như trời bao dung
hãy nhìn anh thật rõ
trước khi nhìn đám đông
hãy nhìn sâu chút nữa
trước khi vào đám đông!
Đám Dông
1.
cô Bắc Kỳ nho nhỏ
tóc “demi-garçon”
chiều vui thương đón gió
có thương thầm anh không?
cô Bắc Kỳ nho nhỏ
tóc “demi-garçon”
cười ngày thơ hết nụ
tình cờ thấy anh trông
khi không đường nín gió
bụi hết thời bay rong
khi không đường nín gió
anh lấy gì lang thang?
cô Bắc Kỳ nho nhỏ
tóc “demi-garçon”
chiều đạp xe vô chợ
mắt như trời bao dung
anh vì mê mải ngó
nên quên thù đám đông!
2.
đời chia muôn nhánh khổ
anh tận gốc gian nan
cửa chùa tuy rộng mở
tà đạo khó nương thân
anh đành xưng quỷ sứ
lãnh đủ ngọn dao trần!
qua giáo đường kiếm Chúa
xin được làm chiên ngoan
Chúa cười rung thánh giá
bảo: đầu ngươi có sừng!
đời chia muôn nhánh khổ
anh tận gốc gian nan
cô Bắc Kỳ nho nhỏ
mắt như trời bao dung
hãy nhìn anh thật rõ
trước khi nhìn đám đông
hãy nhìn sâu chút nữa
trước khi vào đám đông!
1973
(Phạm Duy)
1.
hai năm tình lận đận
hai đứa cùng xanh xao
mùa đông, hai đứa lạnh
cùng thở dài như nhau
hai năm tình lận đận
hai đứa cùng hư hao
(em không còn thắt bím
nuôi dưỡng thời ngây thơ
anh không còn lính quýnh
giữa sân trường trao thư)
hai năm tình lận đận
hai đứa đành xa nhau
em vẫn còn mắt liếc
anh vẫn còn nôn nao
ngoài đường em bước chậm
trong quán chiều anh ngóng cổ cao
2.
em bây giờ có lẽ
toan tính chuyện lọc lừa
anh bây giờ có lẽ
xin làm người tình thua
chuông nhà thờ đổ mệt
tượng Chúa gầy hơn xưa
Chúa bây giờ có lẽ
rơi xuống trần gian mưa
(dù sao thì Chúa cũng
một thời làm trai tơ
dù sao thì Chúa cũng
là đàn ông... dại khờ)
anh bây giờ có lẽ
thiết tha hơn tín đồ
nguyện làm cây thánh giá
trên chót đỉnh nhà thờ
cô đơn nhìn bụi bậm
làm phân bón rêu xanh
(dù sao cây thánh giá
cũng được người nhân danh)
3.
hai năm tình lận đận
em đã già hơn xưa!
1.
hai năm tình lận đận
hai đứa cùng xanh xao
mùa đông, hai đứa lạnh
cùng thở dài như nhau
hai năm tình lận đận
hai đứa cùng hư hao
(em không còn thắt bím
nuôi dưỡng thời ngây thơ
anh không còn lính quýnh
giữa sân trường trao thư)
hai năm tình lận đận
hai đứa đành xa nhau
em vẫn còn mắt liếc
anh vẫn còn nôn nao
ngoài đường em bước chậm
trong quán chiều anh ngóng cổ cao
2.
em bây giờ có lẽ
toan tính chuyện lọc lừa
anh bây giờ có lẽ
xin làm người tình thua
chuông nhà thờ đổ mệt
tượng Chúa gầy hơn xưa
Chúa bây giờ có lẽ
rơi xuống trần gian mưa
(dù sao thì Chúa cũng
một thời làm trai tơ
dù sao thì Chúa cũng
là đàn ông... dại khờ)
anh bây giờ có lẽ
thiết tha hơn tín đồ
nguyện làm cây thánh giá
trên chót đỉnh nhà thờ
cô đơn nhìn bụi bậm
làm phân bón rêu xanh
(dù sao cây thánh giá
cũng được người nhân danh)
3.
hai năm tình lận đận
em đã già hơn xưa!
(Phạm Duy)
(Phạm Duy)
(Nguyễn Đức Quang)
1.
dĩ vãng là địa ngục
giam hãm đời muôn năm
tôi - người yêu dĩ vãng
nên sống gần Satan
ngày kia nghe lời quỉ
giáng thế thêm một lần
trong kiếp người linh mục
xao gầy cơn điên trăng!
2.
vì tôi là linh mục
không mặc áo nhà giòng
nên suốt đời hiu quạnh
nên suốt đời lang thang!
vì tôi là linh mục
giảng lời tình nhân gian
nên không có thánh kinh
nên không có bổn đạo
nên không có giáo đường
(một tín đồ duy nhất
vừa thiêu huỷ lầu chuông!)
vì tôi là linh mục
phổ lời tình nhân gian
thành câu thơ buồn bã
nên hạnh phúc đâu còn
nên người tình duy nhất
vừa thiêu huỷ lầu chuông
vì tôi là linh mục
không biết mặt thánh thần
nên tín đồ duy nhất
cũng là đấng quyền năng!
3.
tín đồ là người tình
người tình là ác quỉ
ác quỉ là quyền năng
quyền năng là tín đồ
tín đồ là người tình
(vì tôi là linh mục
giảng lời tình nhân gian!)
4.
vì tôi là linh mục
không biết rửa tội người
nên âm thầm lúc chết
tội mình còn thâm vai...
1970
1.
dĩ vãng là địa ngục
giam hãm đời muôn năm
tôi - người yêu dĩ vãng
nên sống gần Satan
ngày kia nghe lời quỉ
giáng thế thêm một lần
trong kiếp người linh mục
xao gầy cơn điên trăng!
2.
vì tôi là linh mục
không mặc áo nhà giòng
nên suốt đời hiu quạnh
nên suốt đời lang thang!
vì tôi là linh mục
giảng lời tình nhân gian
nên không có thánh kinh
nên không có bổn đạo
nên không có giáo đường
(một tín đồ duy nhất
vừa thiêu huỷ lầu chuông!)
vì tôi là linh mục
phổ lời tình nhân gian
thành câu thơ buồn bã
nên hạnh phúc đâu còn
nên người tình duy nhất
vừa thiêu huỷ lầu chuông
vì tôi là linh mục
không biết mặt thánh thần
nên tín đồ duy nhất
cũng là đấng quyền năng!
3.
tín đồ là người tình
người tình là ác quỉ
ác quỉ là quyền năng
quyền năng là tín đồ
tín đồ là người tình
(vì tôi là linh mục
giảng lời tình nhân gian!)
4.
vì tôi là linh mục
không biết rửa tội người
nên âm thầm lúc chết
tội mình còn thâm vai...
1970
Anh Bằng
Trời nào đã tạnh cơn mưa
Mà giông tố cũ còn chưa muốn tàn
Nhà người tôi quyết không sang
Thù người tôi những đêm nằm nghiến răng
Quên người - nhất quyết tôi quên
Mà sao gặp lại còn kiên nhẫn chào
Chiều xưa có ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em
Mùa thu lá rụng êm đềm
Như cô với cậu cười duyên dại khờ
Bởi vì hai đứa ngây thơ
Tình tôi dạo ấy là... ngơ ngẩn nhìn
Thế rồi trăng sáng lung linh
Em mười sáu tuổi giận hờn vu vơ
Sang năm mười bảy không ngờ
Tình tôi nít nhỏ ngồi mơ cũng thừa
Tôi mười bảy tuổi buồn chưa
Đầu niên học mới dầm mưa cả ngày
Chiều nay ngang cổng nhà ai
Nhủ lòng tôi chỉ nhìn cây trúc đào
Nhưng mà không hiểu vì sao
Gặp người xưa lại nhìn nhau mỉm cười?
1973
Trời nào đã tạnh cơn mưa
Mà giông tố cũ còn chưa muốn tàn
Nhà người tôi quyết không sang
Thù người tôi những đêm nằm nghiến răng
Quên người - nhất quyết tôi quên
Mà sao gặp lại còn kiên nhẫn chào
Chiều xưa có ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em
Mùa thu lá rụng êm đềm
Như cô với cậu cười duyên dại khờ
Bởi vì hai đứa ngây thơ
Tình tôi dạo ấy là... ngơ ngẩn nhìn
Thế rồi trăng sáng lung linh
Em mười sáu tuổi giận hờn vu vơ
Sang năm mười bảy không ngờ
Tình tôi nít nhỏ ngồi mơ cũng thừa
Tôi mười bảy tuổi buồn chưa
Đầu niên học mới dầm mưa cả ngày
Chiều nay ngang cổng nhà ai
Nhủ lòng tôi chỉ nhìn cây trúc đào
Nhưng mà không hiểu vì sao
Gặp người xưa lại nhìn nhau mỉm cười?
1973
Trang thơ Nguyễn Tất Nhiên
1978 ở Việt Nam
Đám đông
Đôi mắt nào linh hiển
Đông khúc
Bài đầu năm tình yêu
Bài hạnh ngộ
Bài tạ lỗi cùng người
Cô Bắc Kỳ nho nhỏ
Chiều mệnh danh tổ quốc
Cho nhỏ ngày thi
Cuối tháng tám
Duyên của tình ta con gái Bắc
Gia phả
Giữa trần gian tuyệt vọng
Hai hàng me ở đường Gia Long
Hai năm tình lận đận
Hôm nay
Hối chút
Khúc du dung
Lần cuối
Lưu vong
Ma Soeur
Mới thức
Ngồi quán, tình cờ gặp lại K
Như những hoàng hôn đỏ mặt trời
Oanh
Tàn thu
Tháng 11, thơ mưa
Tháng giêng, chim
Thấm mệt đầu đời
Thục nữ
Thơ khởi tự mê cuồng
Thơ Nhiên
Trúc đào
Vài đoạn viết ở Đinh Tiên Hoàng
Về trên nạng gỗ
Cũng cần cho hạnh phúc
Minh khúc
Tập Minh khúc gồm những bài Nguyễn Tất Nhiên có gom lại thành tập và photo thành vài bản cho một số bạn bè. Các bài thơ này được viết trong thời gian tác giả đã sang Mỹ định cư. Một số bài trong tập đã được in trên báo dạo đó nhưng vào thời điểm Internet chưa thông dụng nên không được lưu trữ trên mạng.
Minh khúc, 89
Minh khúc 2
Minh khúc 3
Minh khúc 4
Minh khúc 5
Minh khúc, 90
Minh khúc 7
Minh khúc 8
Minh khúc 9
Minh khúc 10
Minh khúc 12
Tham khảo thêm về Nguyễn Tất Nhiên
NGUYỄN TẤT NHIÊN gã cuồng thơ yểu mệnh
Đoàn Thạch Hãn
11/06/2015
Nguyễn Tất Nhiên bộc bạch ngay: "Bút hiệu này do Du Tử Lê đặt. Ngay lần đầu mới gặp, Lê đã chê cái bút hiệu Hoài Thi Yên Thi". Nguyễn Tất Nhiên hỏi Du Tử Lê: "Bạn bè em cũng chê. Cái bút hiệu này hơi sến phải không?". Lê đáp: "Tất nhiên". Khi biết là họ Nguyễn, Du Tử Lê mới nói: "Nguyễn, tất nhiên, sao không lấy là Nguyễn Tất Nhiên". Vậy là cái tên định mệnh đó ra đời, gắn chặt với thi nghiệp một con người tài hoa bạc mệnh.
Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh năm 1952 tại Đức Tu, Biên Hòa. Sinh thời anh chẳng đi đâu xa, chỉ quanh quẩn trong hai thành phố Biên Hòa và Sài Gòn. Lần đầu tiên tôi gặp Nhiên là dạo cuối năm 1972, tại nhà thi sĩ Du Tử Lê, một căn phòng nhỏ ở số 8, đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai). Nguyễn Tất Nhiên là "khách thơ" thường xuyên tạm trú ở đó. Lần nào tôi tới cũng thấy anh đang cặm cụi làm thơ. Tôi không hiểu tại sao trong căn phòng chật hẹp như thế, mà thằng bé Lê Tử Du, con trai của Du Tử Lê, còn đỏ hỏn, lại có thể chịu đựng nổi khói thuốc mịt mù của Nhiên phả ra như khói tàu hỏa. Nguyễn Tất Nhiên hút liên tục. Điếu này vừa dứt lại mồi tiếp điếu khác, quăng tàn thuốc la liệt xuống sàn. Lê coi Nhiên như một đứa em ruột thịt, nên Lê dọn nhà đi đâu, Nhiên cũng đi theo.
Gã cuồng thơ yểu mệnh
ĐOÀN THẠCH HÃN
Có những người chết trẻ, nhưng tên tuổi và tác phẩm của họ còn ở lại rất lâu với cuộc đời. Đó là Đặng Thế Phong (24 tuổi), Hoàng Quý (26 tuổi), Hàn Mặc Tử (28 tuổi), Bích Khê (30 tuổi)... Tất cả đều là những bậc tài hoa, mệnh yểu! Trong số họ, tôi hay nghĩ về bạn tôi, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên. Anh chỉ nấn ná với dương gian đến năm 40 tuổi.
Năm 1937, ở tuổi 17, Chế Lan Viên trình làng tập thơ "Điêu tàn", được coi như một kỳ tích. Năm 14 tuổi (1966), Nguyễn Tất Nhiên đã có "Nàng thơ trong mắt", rồi hai năm sau, mới tròn 16 tuổi, cùng với thi văn đoàn Tiếng Tâm Tình, Nhiên lại có tập "Dấu mưa qua đất" và 18 tuổi có tập "Thiên tai", đều ký bút danh Hoài Thi Yên Thi. Trần Đăng Khoa mới 10 tuổi đã có tập thơ riêng, được xem như thần đồng, nhưng đó là thơ dành cho thiếu nhi. Còn với thơ tình thì Nguyễn Tất Nhiên đã lập nên một kỷ lục. Có điều, chỉ với một "Điêu tàn" thôi, Chế Lan Viên đã trở thành một cây đại thụ. Còn Nguyễn Tất Nhiên, với bút hiệu Hoài Thi Yên Thi, thì dù đã in 3 tập thơ rồi, vẫn còn là một… mầm xanh! Trong làng thơ miền Nam trước 1975, với cái bút hiệu còn thơm mùi giấy học trò như thế, chàng thiếu niên của vùng đất Đồng Nai vẫn chỉ mới là con chim sẻ vừa ra ràng. Nhưng vài năm sau, khi trở thành Nguyễn Tất Nhiên, với sự chắp cánh của nhạc sĩ Phạm Duy, con chim sẻ ấy đã vững cánh bay xa…
Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh năm 1952 tại Đức Tu, Biên Hòa. Sinh thời anh chẳng đi đâu xa, chỉ quanh quẩn trong hai thành phố Biên Hòa và Sài Gòn. Lần đầu tiên tôi gặp Nhiên là dạo cuối năm 1972, tại nhà thi sĩ Du Tử Lê, một căn phòng nhỏ ở số 8, đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai). Nguyễn Tất Nhiên là "khách thơ" thường xuyên tạm trú ở đó. Lần nào tôi tới cũng thấy anh đang cặm cụi làm thơ. Tôi không hiểu tại sao trong căn phòng chật hẹp như thế, mà thằng bé Lê Tử Du, con trai của Du Tử Lê, còn đỏ hỏn, lại có thể chịu đựng nổi khói thuốc mịt mù của Nhiên phả ra như khói tàu hỏa. Nguyễn Tất Nhiên hút liên tục. Điếu này vừa dứt lại mồi tiếp điếu khác, quăng tàn thuốc la liệt xuống sàn. Lê coi Nhiên như một đứa em ruột thịt, nên Lê dọn nhà đi đâu, Nhiên cũng đi theo. Về sau, Du Tử Lê mua được một căn nhà trong làng Báo Chí ở bên kia cầu Sài Gòn và trở thành hàng xóm, láng giềng của tôi. Tôi ở cuối đường số 2. Giữa đường, có Cung Văn - Nguyễn Vạn Hồng, sát với nhà văn Thụy Vũ. Đầu đường, có họa sĩ Phạm Văn Hạng và Phan Kim Thịnh (tức nhà báo Lý Nhân, người hay viết cho An ninh thế giới sau này). Đường số 3 có Nguyễn Đình Toàn. Du Tử Lê ở đường số 4. Vài lần, Nguyễn Tất Nhiên ghé tìm, nhưng Du Tử Lê đi công tác xa, không có nhà. Chẳng còn ai thân thiết ở đây, thế là bất đắc dĩ, Nhiên qua ở lại nhà tôi.
Những lần ghé lại, Nhiên dường như không ngủ, cứ lục đục suốt đêm để pha càphê, hút thuốc và làm thơ. Sáng, tôi chạy ra quán mua bàn chải đánh răng, khăn mặt về cho khách. Nhiên khoát tay lia lịa: "Khỏi, khỏi. Để chiều về Biên Hòa tắm luôn một lượt. Ông đọc bài thơ tôi mới làm tối qua đây này". Nguyễn Tất Nhiên không cần quan tâm đến bất cứ một điều gì khác ngoài thơ. Anh say thơ đến điên cuồng, đến mức lập dị. Lần nào gặp, tôi cũng thấy anh mặc chiếc áo ca-rô, bỏ ngoài quần tây nhăn nhúm, chân đi đôi dép lẹp xẹp, khá lôi thôi và bất cần.
Những cây viết trẻ miền Nam đều coi tạp chí Văn là mảnh đất ươm mầm, được Văn chọn đăng truyện ngắn hay thơ là lấy làm hãnh diện lắm, coi như đó là dấu ấn trưởng thành. Một hôm, tôi và Du Tử Lê, mỗi người có một bài viết về Nguyễn Tất Nhiên và Kim Tuấn (tác giả những bài thơ nổi tiếng "Anh cho em mùa xuân","Những bước chân âm thầm") trên tờ Văn Học do anh Phan Kim Thịnh làm chủ bút. Báo ra, cầm tờ Văn Học trên tay, Nguyễn Tất Nhiên nói: "Phải chi được đăng trên tờ Văn thì hay biết mấy!". Khi đó, Nhiên đã nổi tiếng, nhưng anh vẫn còn giữ nguyên cái mơ ước rất dễ thương của tuổi học trò.
Tôi với Nguyễn Tất Nhiên gặp nhau rất nhiều lần, có những lần ngồi quán càphê suốt buổi, nhưng vẫn không thân bằng so với đạo diễn Lê Cung Bắc thân với Nguyễn Tất Nhiên. Mới đây, tôi có hỏi Lê Cung Bắc: "Hồi đó, anh đi đâu trên Biên Hòa mà gắn bó với Nguyễn Tất Nhiên như thế?". Bắc kể: "Năm 1973, sau khi học xong cao học, tôi bị động viên vào trường sĩ quan Thủ Đức. Ra trường, bị thuyên chuyển lên Biên Hòa. Ở đó, tôi có mướn một căn phòng nhỏ trên đường Ngô Quyền để tá túc. Một buổi chiều, tôi từ Sài Gòn lên Biên Hòa. Xuống bến xe, đi bộ lững thững về nhà, ngang qua quán càphê Tuyệt, thì có một thanh niên ăn mặc lôi thôi, lếch thếch, trông rất lãng tử, từ trong quán đi ra, cứ lẽo đẽo theo sau. Đến đầu ngõ, tôi sắp quẹo vào, thì người thanh niên đó vượt lên hỏi, có phải anh là Lê Cung Bắc không? Tôi gật đầu. Người thanh niên tự giới thiệu mình là nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, ái mộ tôi đã lâu, mãi đến bây giờ mới được gặp. Lúc bấy giờ thơ của Nhiên đã có tiếng tăm. Tôi lại là người yêu thơ, nên hai chúng tôi kéo nhau vào một quán càphê gần đó ngồi nói chuyện. Nguyễn Tất Nhiên tâm sự, trong đời Nhiên có hai người mà anh yêu mến và kính phục tài năng nhất. Về thi ca là Du Tử Lê, về thoại kịch là Lê Cung Bắc. Từ đó tôi và Nhiên trở nên gắn bó. Tôi coi Nhiên như em và thương nó vô cùng. Một thời gian sau, Nguyễn Tất Nhiên nói với tôi, nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ của Nhiên, mà chỉ để tên một mình ông trên bản nhạc, chứ không có tên tác giả bài thơ. Hiện các ca sĩ đang hát ì xèo mà chẳng thấy ai trả cho Nhiên một cắc bạc nào hết. Tôi đưa Nguyễn Tất Nhiên đến gặp nhà văn Chu Tử, chủ bút nhật báo Sóng Thần, tờ báo mà tôi có tên trong nhóm chủ trương. Ngay hôm sau, ông Chu Tử phang Phạm Duy một bài khá nặng trên mục Ao Thả Vịt. Thế là nổi đình, nổi đám. Về sau, nghe nói nhà xuất bản hay ai đó có điều đình và gửi cho Nhiên một số tiền, không biết là bao nhiêu. Có tiền, Nhiên nói muốn may tặng tôi một bộ veston, vì gia đình Nhiên là chủ một tiệm may khá nổi tiếng ở Biên Hòa. Nhưng tôi từ chối…"
Lê Cung Bắc còn nhận xét, Nguyễn Tất Nhiên rất dễ thương, dù có vẻ hơi bất bình thường. Nhiên từng khoe là anh giả điên rất giỏi, đến độ qua mặt được cả hội đồng giám định y khoa, để khỏi bị đi lính. Rồi Nhiên tự diễn xuất cho Bắc coi. Coi xong, Lê Cung Bắc cười ngặt nghẽo: "Chú mày có vẻ điên thật hơn là giả điên!". Sau ngày 30-4-1975, Nguyễn Tất Nhiên làm việc tại ban điều hành Hợp tác xã xe lam Biên Hòa, thỉnh thoảng vẫn về Sài Gòn, ngồi uống rượu với Lê Cung Bắc, cho đến ngày Nguyễn Tất Nhiên rời xa quê hương.
Nguyễn Tất Nhiên cũng rất thân với nhà thơ Phạm Chu Sa. Một lần ngồi uống rượu, Phạm Chu Sa nhận xét: "Bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên nghe ngồ ngộ. Có vẻ hay và chững chạc hơn là Hoài Thi Yên Thi nhiều". Nguyễn Tất Nhiên bộc bạch ngay: "Bút hiệu này do Du Tử Lê đặt. Ngay lần đầu mới gặp, Lê đã chê cái bút hiệu Hoài Thi Yên Thi". Nguyễn Tất Nhiên hỏi Du Tử Lê: "Bạn bè em cũng chê. Cái bút hiệu này hơi sến phải không?". Lê đáp: "Tất nhiên". Khi biết là họ Nguyễn, Du Tử Lê mới nói: "Nguyễn, tất nhiên, sao không lấy là Nguyễn Tất Nhiên". Vậy là cái tên định mệnh đó ra đời, gắn chặt với thi nghiệp một con người tài hoa bạc mệnh.
Đầu thập niên 80 (của thế kỷ trước), Nguyễn Tất Nhiên sang Pháp, được vài năm thì qua Mỹ định cư. Lúc này bệnh tâm thần của Nhiên, từ giả thành thật và có phần nặng thêm. Ngày 3-8-1992, Nguyễn Tất Nhiên đã tìm đến một ngôi chùa tại quận Cam (California), uống nhiều thuốc an thần rồi vào xe hơi, nằm chết ở đó! Lúc này anh vừa tròn tuổi 40.
Đây là bài thơ được xem là cuối cùng của Nguyễn Tất Nhiên.
TÌNH ƠI HỠI TÌNH
Lâu rồi… không nhớ bao lâu
Tìm nhau trong cõi bạc đầu nhân gian
Em về dưới gót trăng tan
Có nghe thiên cổ tiếng ngàn thông đau.
Lâu rồi… lâu lắm xa nhau
Còn chăng hư ảnh trong màu thời gian
Em đi tóc lộng mây ngàn
Ngàn mây lộng khổ mây bàng bạc theo
Lâu rồi… không biết bao nhiêu
Nắng mưa trên những tan xiêu đỗ đời
Hôm em êm ả điệu ngồi
Sau lưng là những tình ơi hỡi tình.
Mới đây, một tờ báo in trong nước đã có bài viết nhắc lại vụ kiện bản quyền nổi đình, nổi đám một thời giữa Nguyễn Tất Nhiên và Phạm Duy. Nhạc sĩ Phạm Duy phát biểu: "Vụ kiện này hắn hơi điên khùng đấy, hắn ở nhà thương điên ra mà. Tôi đâu có chịu trách nhiệm về vấn đề bản quyền. Ngày ấy, Nguyễn Tất Nhiên có bao giờ nói thẳng với tôi đâu mà chỉ qua những người khác. Tôi chỉ phổ nhạc thôi, còn nhà xuất bản trả tiền hắn chứ. Tôi không mất một xu nào cho hắn. Còn các nhà xuất bản có trả hắn không thì tôi không biết". Theo tôi thì việc ai trả tiền bản quyền và trả bao nhiêu cho Nguyễn Tất Nhiên không quan trọng. Vấn đề là một tác giả như Phạm Duy thừa hiểu rằng, khi một nhạc sĩ phổ thơ của thi sĩ nào đó, thì tên của tác giả bài thơ phải được đứng chung với tên của nhạc sĩ trên mọi ấn phẩm. Bởi vì, nhờ công sức của cả hai gộp lại mới thành ca khúc.
Nguyễn Tất Nhiên đã thành người thiên cổ và Phạm Duy cũng đã gần đất xa trời. Mọi thứ đã bị bụi thời gian phủ lấp. Nhắc lại chuyện này cũng chỉ như là một giai thoại giữa hai con người nổi tiếng, thuộc hai thế hệ khác nhau. Để có cớ nhớ về một nhà thơ, người bạn tài hoa đã khuất dặm mây ngàn…
Trường hợp Nguyễn Tất Nhiên, những ngày tháng, cũ.
Du Tử Lê
11/06/2015
Cuối năm 1970, một buổi sáng khi tôi đang ngồi ở chiếc bàn quen thuộc, kê gần một cây cột của café La Pagode, ở ngã tư đường Tự Do và Lê Thánh Tôn, Saigòn cũ, với Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Quốc Trụ, Huỳnh Phan Anh…thì, một học sinh khẳng khiu, lênh khênh đẩy cửa bước thẳng vào. Cậu tiến thẳng tới bàn chúng tôi. Không chào hỏi ai, cậu hỏi tôi có phải là Du Tử Lê. Tôi gật đầu, thoáng nghĩ, có chuyện bất thường?
Thời gian đó, thỉnh thoảng một vài học sinh,sinh viên đi tìm tôi, ở La Pagode, không phải là chuyện hiếm. Nhưng cậu học trò này, với dáng vẻ ngơ ngáo, hiển nhiên không phải là học sinh hay, sinh viên ở Saigòn.
Với chiếc quần tây mầu xanh dài, cao trên mắt cá đã ngả màu, trên ngực áo chemise trắng khâu huy hiệu “Ngô Quyền,” chân đi dép Nhật, tay cầm tờ báo Văn và một cuốn sách nhỏ, cậu là khuôn mặt lạ, xuất hiện lần thứ nhất.
Mấy người bạn ngồi cùng bàn, im lặng. Tôi đứng dậy, chỉ cậu qua chiếc bàn trống kê sát khung kính lớn, trông vào đường Tự Do.
Sau khi cậu cho biết cậu tên “Hải,” tôi hỏi cậu uống gì, trong lúc tiếp tục kín đáo quan sát… Lúc người phục vụ lấy xong “order” đi khuất, tôi hỏi, ai chỉ Hải tới đây?
Cậu học trò tỉnh lẻ ngập ngừng:
“Em tìm anh đã lâu, viết thư cho báo Văn hỏi xin địa chỉ của anh, nhưng họ từ chối. Hỏi nơi anh làm việc, họ nói không biết…Sáng nay em phải tới thẳng toà soạn Văn. Em nói, em từ Biên Hoà lên, cho em gặp anh. Họ bảo, ‘ông Lê không có ở đây.’ ”
“Ai trả lời câu đó?”
“Cái ông mập, đen, ngồi bàn trong. Không phải ông ngồi bàn ngoài ốm, cao. Hình như đó là ông Trần Phong Giao.”
Tôi nói, đúng rồi. Đó là ông Trần Phong Giao. Người ngồi bàn ngoài, ốm, hơi cao là ông Gia Tuấn.
“Nói xong, ông ấy lại cúi xuống làm việc. Coi như không có em. Nhưng em cứ đứng nguyên. Chập sau, ông ngước lên, lại nhìn em. Ý hỏi em có còn cần gì nữa không? Em nói, em muốn mua một tờ Văn số mới và, có cách nào chỉ cho em địa chỉ hoặc, chỗ làm của anh, để em đi tìm anh vì em ở rất xa, Biên Hoà, chứ không phải ở đây…”
Vừa nói, Hải vừa rất tự nhiên rút một điếu thuốc của tôi, trên bàn, chấm lửa hút, tựa hơi thuốc giúp cho nhịp tim của cậu dập lại bình thường hơn, sau quãng đường dài. Hải tiếp, giọng có phần phàn nàn:
“Ông ấy vẫn cứ nhìn em, không nói. Cũng không nhúc nhích. Tới lúc đó, em mới chợt nghĩ ra, có thể ông ấy ngại em gây phiền hà anh hay, sao đó. Em bèn đưa cuốn thơ em có cầm theo đây, cho ổng thấy rằng, em chỉ muốn gặp anh để tặng anh tập thơ mà thôi.”
Hải đẩy cuốn thơ mỏng, khổ giấy viết thư gấp đôi, bìa đóng kim…về phía tôi. Nhan đề của cuốn thơ in dạng copy đó là “Thiên Tai.” Chữ lớn, đậm. Tên tác giả “Hoài Thi Yên Thy” chữ nhỏ, mảnh. Hải tiếp:
“Ông ấy không cầm xem, chỉ liếc nhìn. Cuối cùng, ông xoay người vói tay qua dẫy kệ phía sau, lấy cho em tờ Văn. Ông bảo, không lấy tiền, ‘cầm về Biên Hoà mà đọc.’ Rồi chỉ đường cho em ra đây. Ông dặn thêm rằng: ‘Ông DTL mặc đồ lính…Thường ngồi nơi chiếc bàn kê sát cột, nếu cậu đi vào tiệm café, từ phía đường Lê Thánh Tôn. Nhớ là cửa ở đường Lê Thánh Tôn chứ không phải Tự Do…’ ”
Những tưởng mục đích của Hải chỉ là muốn trao tận tay tôi, tập thơ. Khi tôi nhắc Hải nên trở lại Biên Hoà sớm, để đi học thì, Hải cho biết thêm: Cậu được nghỉ học nguyên ngày. Và, ngập ngừng ngỏ ý nhờ tôi đưa tập thơ cũng như mấy bài thơ của cậu cho báo Văn.
“Em gửi bài cho Văn bao giờ chưa?” Tôi hỏi.
Hải đáp, có. Nhiều lần. Nhưng Văn không đăng một bài nào.
Cầm lên tập thơ mỏng của Hải, lật vài trang, tôi nghĩ, ngay cái bút hiệu “Hoài Thi Yên Thy” của cậu, đã tố cáo tính cách văn nghệ học sinh, thành viên thi văn đoàn tỉnh lẻ rồi! Ngay cai tên, tự nó cũng đủ khiến những người phụ trách việc chọn thơ cho Văn, không tin tưởng!
Tôi nói ra ý nghĩ của mình với Hải. Tôi bảo, tốt nhất Hải nên chọn tên thật. Vì cái tên “Hoài Thi Yên Thy” nghe cải lương, học trò. Không ổn.
Thời gian đó, tại Saigòn cũng như ở các tỉnh, phong trào thành lập thi văn đoàn được mùa, nhiều như cỏ sau mưa. Tôi biết, có những thi văn đoàn chỉ một hai người. Thậm chí, một người cũng có thể nghĩ ra tới hai, ba tên thi văn đoàn khác nhau.
Tôi chờ đợi Hải sẽ tỏ dấu khó chịu trước lời nói thẳng của mình. Nhưng không. Hải mím môi. Im Lặng. Bất ngờ Hải nói:
“Vậy anh nghĩ cho em một cái tên đi!”
Tôi cho Hải biết, cách tốt nhất là nên lấy tên thật của mình. Hay, dở gì, nó vẫn là cái tên bố mẹ đặt. Còn đã chọn bút hiệu thì, việc đầu tiên, bút hiệu đó phải lạ; dù vô nghĩa. Bút hiệu lạ sẽ dễ gây nhiều chú ý cho người đọc, tôi giải thích.
Nêu bút hiệu và, nghệ danh vài nhà văn, ca sĩ làm thí dụ, tôi nói:
“Đó là những cái tên vô nghĩa. Nhưng trước khi trở thành quen thuộc thì, nó là những cái tên lạ…” Tôi thêm:
“Có khi nó lạ ở chính sự…vô nghĩa của nó!”
Hải bật cười lớn. Tiếng cười của hải khá đặc biệt. Nó có thể khiến người chung quanh giật mình. Hải nói ngay:
“Vậy anh nghĩ cho em một cái tên…lạ đi. Không có nghĩa cũng được…”
“Em để vài bữa nữa được không?
Hải năn nỉ:
“Không anh. Em ở tuốt Biên Hoà, lại không có xe, đâu thể chạy lên, chạy xuống thường xuyên được. Em nói rồi, một cái tên không có nghĩa gì cũng được…”
Tôi nhìn đồng hồ. Đã hơn 10 giờ. Tôi biết tôi phải có mặt ở chỗ làm việc, trước 11 giờ, là chậm nhất. Nhưng, Hải không cho tôi cảm tưởng Hải sẽ buông tha tôi sớm. Như thể, việc tôi phải nghĩ cho cậu một cái tên là chuyện đương nhiên. Chẳng biết có phải hai chữ “đương nhiên” thoáng hiện ra, đã dẫn tôi tới hai chữ …“tất nhiên”?
Tôi hỏi Hải:
“Em họ gì?
“Em họ Nguyễn.”
Tôi mượn Hải cây bút, viết ba chữ xuống bìa sau tập “Thiên tai”:
“Nguyễn-Tất-Nhiên.”
Hải cười rộ. (Vẫn tiếng cười có thể làm giật mình, chung quanh.) Tôi hỏi có hiểu hai chữ “tất nhiên,” Hải gật đầu. Tôi tiếp:
“Tất nhiên là…như thế….Mặc dù “tất nhiên như thế” nào thì chỉ có thời gian mới trả lời được. Có khi, cuối cùng, câu trả lời mà em sẽ nhận được, là …tất nhiên một …thiên tai!”
Tới bây giờ, tôi cũng không hiểu bắt nguồn từ động lực nào mà, chẳng những tôi không dị ứng với cung cách ứng xử tự nhiên, không phép tắc của người Nam như Nguyễn Tất Nhiên mà, tôi còn chiều ý Nhiên, trước nhiều bất ngờ, phiền toái Nhiên mang đến cho tôi.
Bất ngờ đầu tiên là, ngay ngày hôm sau (chứ không phải nhiều ngày như Nhiên nói,) Nhiên tìm tôi ở phòng Báo Chí, cục Tâm Lý Chiến, giữa lúc tôi đang làm việc. Lần này, Nhiên đưa tôi một xấp thơ viết tay, với bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên. Nhiên muốn tôi mang ngay ra báo Văn, cho Trần Phong Giao. Tôi hứa tôi sẽ làm. Nhưng:
“Em về đi. Anh đang phải làm việc. Thêm nữa, không thể có kết quả ngay. Và, cũng đừng hy vọng, nhiều ở lần gửi này.”
Nhiên đồng ý:
“Nhưng em vẫn chờ anh. Đằng nào anh cũng đi ăn trưa phải không?”
“Em chờ ở đâu?
“Bên kia đường.”
Không biết từ lúc nào mà Nhiên biết bên kia cục Tâm Lý Chiến, ở cuối đường Hồng Thập Tự, có một quán nhỏ, do một người lính trong cục mở, cho vợ đứng bán.
Hôm đó, mãi quá trưa tôi mới tạm xong công việc của mình. Những tưởng khi đi ra, Nhiên sẽ không còn đó. Nhưng tôi nhầm!
Bất ngờ kế tiếp, là sau này, gần như ngày nào Nhiên cũng tìm tôi. Chờ đợi. Khi ở tiệm café. Khi ngay trong căn phòng nhỏ mà chúng tôi thuê gần chỗ làm. Với thời gian, Nhiên trở thành một “thành viên” trong gia đình nhỏ của chúng tôi từ lúc nào, tôi cũng không nhớ nữa.
Khổ nỗi, khi số ngày, đêm Nhiên ở trong căn phòng nhỏ của chúng tôi gia tăng bao nhiêu, thì số lần mẹ tôi đến thăm chúng tôi, lại giảm đi bấy nhiêu.
Số là mẹ tôi, vốn là người Bắc thuộc loại cổ xưa. Rất cực đoan! Bà không chịu nổi Nhiên. Nhất là những lần bà ghé thăm chúng tôi, nếu Nhiên đang có mặt thì, bao giờ Nhiên cũng giương mắt nhìn mẹ tôi như muốn hỏi:
“Bà tìm ai?”
Tôi nhắc Nhiên nhiều lần, nên chào mẹ tôi một tiếng. Tôi cũng từng nói với mẹ tôi rằng, Nhiên là người Nam không quen chào hỏi, chứ không phải cố tình hỗn láo!
Tuy nhiên, nói cách nào thì, mẹ tôi cũng không chịu nổi Nhiên. Bà không thể hình dung mỗi lần đi thăm con cháu của bà, là một lần bà phải gặp một thằng nhỏ giương mắt hỏi bà “muốn tìm ai?!”
Ngoài thói quen nhìn mẹ tôi như “tra khảo,” Nhiên còn là người cực kỳ bừa bãi. Những khi bận làm…thơ, Nhiên dùng hết tất cả 5 chiếc phin pha café có sẵn trong nhà, xong vứt chúng vào bồn rửa mặt. Tàn huốc lá và “bản thảo,” những tờ giấy viết nháp của Nhiên thì…khỏi nói. Nhiên không chỉ vung vãi khắp bàn viết của tôi mà, còn phủ…đầy sàn gạch…
Nhiều lần mẹ tôi nói, bà rất ngứa mắt! bà đi thăm con cháu chứ không phải để “hầu” cái ông “đầu gối cao quá mang tai” kia.
Chẳng là, khi làm thơ, Nhiên thường ngồi co một chân trên ghế. Thỉnh thoảng Nhiên cũng co cả hai chân, như kiểu ngồi nước lụt. Mà, chân của Nhiên thì dài thật!
Cũng lại là một bất ngờ nữa, với tôi (dù chưa phải là bất ngờ sau cùng!) - - Khi một hôm Nhiên ngỏ ý nhờ tôi chuyển thơ của Nhiên cho nhạc sĩ Phạm Duy, phổ nhạc. (Trước đó, Nhiên cũng đã có một bài thơ do Nguyễn Đức Quang soạn thành ca khúc. Đó là bài “Vì tôi là linh mục.” Nhưng không ai biết. Có thể nó không hay, ít được hát?)
Thời gian kể từ đầu năm 1970 tới giữa năm 1974, với sự đồng ý của Thành “Hiện Đại,” tôi là người xuất bản gần như tất cả những tập nhạc của họ Phạm. Ngay tập “Ngày đó chúng mình” của ông, tôi cũng là người tái bản, khi ông ngỏ ý muốn được in lại. Thuở đó, hai hoạ sĩ tôi nhờ trình bày bìa các tập nhạc nhiều nhất là Hồ Thành Đức và Nguyên Khai. (Cả hai người này, hiện cư ngụ tại quận hạt Orange County.)
Vì công việc đòi hỏi, tôi thường phải liên lạc với nhạc sĩ Phạm Duy. Sự gặp gỡ của chúng tôi, không chỉ là chuyện bản quyền mà, còn là nhu cầu thoả thuận với nhau, trong việc chọn lựa các bản nhạc cho từng chủ đề hoặc, chia đều những bản nhạc “ăn khách” cho nhiều tuyển tập khác nhau.
Một buổi tối, tôi đến gặp họ Phạm ở cư xá Chu mạnh Trinh, Phú Nhuận. Sau khi giao cho ông bản lay out một tập nhạc mới (để ông dò lại phần nốt nhạc, trước khi bỏ in;) tôi đưa ông cuốn thơ “Thiên Tai” của Nguyễn Tất Nhiên. Nhờ ông, nếu được, phổ nhạc hộ một bài cho Nhiên. Tôi kể thật với ông rằng, từ nhiều tháng qua, Nhiên mơ ước một lần có thơ đăng trên tạp chí Văn. Nhưng tôi không giúp được. Tôi thất bại. Lần nào Trần Phong Giao cũng bảo tôi, thơ học trò. Không đăng được. Có lần họ Trần còn nói thẳng với tôi rằng:
“Mày đừng đưa thơ thằng này cho tao nữa. Thơ của nó không thích hợp với báo Văn…”
Nhạc sĩ Phạm Duy nhận lời. Tôi biết, ngoài những bài thơ chọn để phổ nhạc, ông còn có tài phổ nhạc bất cứ một bài thơ nào, nếu tác giả tìm đến, nhờ cậy, và trả tiền đúng giá. Vấn đề còn lại, như phổ biến, in ấn… thuộc về nhà thơ đó. Ông hoàn toàn “vô can.”
Ba ngày sau, trong một lần gặp lại nhau vì công việc, nhạc sĩ Phạm Duy cho biết, ông đã phổ gần xong, bài “Thà như giọt mưa.” Ông nhờ tôi nhắn Nhiên lên gặp ông. Trước khi tôi về, ông nói, nán lại chút, để ông hát thử cho nghe. Những chỗ chưa có ca từ thì ông “ư…ư…” Hát xong, ông cười, bảo, kinh nghiệm của ông, cho biết nó sẽ là một bản nhạc “ăn khách.”
“Tôi nghĩ, tụi trẻ sẽ thích lắm, với cái ‘triết lý nôm na’… “Có còn hơn…không. Có còn hơn…không” này.
Ngay hôm sau, Nhiên từ Biên Hoà về, “bay” thẳng đến nhà họ Phạm.
Bản nhạc ra đời với những chi tiết không hề có trong bài thơ. Cụ thể như câu “Khiến người tên Duyên đau khổ muôn niên,” cùng nhiều câu khác.
Đó là phần lời thêm vào do nhạc sĩ viết, căn cứ vào những gì Nhiên kể.
Đúng như nhạc sĩ Phạm Duy tiên đoán, chỉ trong một thời gian rất ngắn, bản nhạc đã trở thành “top hit.”
Về khả năng “bắt mạch thị trường,” các nhạc sĩ thời đó, đã “bầu” nhạc sĩ Phạm Duy là “Vua của các vua.” Nên không ai ngạc nhiên, khi thấy họ Phạm liên tiếp phổ thêm một số thơ của Nguyễn Tất Nhiên, như “Hai năm tình lận đận,” “Em hiền như ma Sơ”…
Qua những ca khúc vừa kể, một sớm một chiều, Nguyễn Tất Nhiên nổi tiếng khắp nơi - - Như một hiện tượng, chưa từng xẩy ra. Ngược hẳn với sự “yên ắng” của các diễn đàn văn học: Không một bài thơ nào của Nhiên, xuất hiện.
Sự nổi tiếng mau chóng và ồn ào này, đưa Nhiên tới việc được Đinh Tiến Luyện, Phạm Chu Sa ở tuần báo “Tuổi Ngọc” (của Duyên Anh) xin thơ.
Sự “bộc phát” giao thiệp của Nhiên, từ cá I “gốc” là toà soạn Tuổi Ngọc, đã dẫn tới những bất ngờ khác cho tôi. Đó là sự kiện, Nhiên đem về nhà, giới thiệu với tôi, rất nhiều người bạn mới của Nhiên! Khi thì đó là Vũ Hữu Định, Phạm Chu Sa. Khi thì Nguỵ Ngữ, Nguyễn Đăng Hà. Lúc thì Hoàng Yên Trang, Hạc Thành Hoa (về từ Sa Đéc.) Khi thì Bùi Thuận, Vũ Hà Du, về từ Vũng Tầu…
Căn phòng nhỏ xíu của chúng tôi, nhiều ngày không đủ chỗ ngồi cho Nhiên và các bạn của Nhiên.
Năm 1972, khi nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng thay thế nhà văn Trần Phong Giao trong vai trò Thư ký toà soạn Văn, Nguyễn Tất Nhiên lại nhờ tôi đưa bài cho Văn. Tôi cũng kể thật với Hoàng về ước mơ của Nhiên, ít nhất một lần, thấy thơ mình được đăng trên Văn. Ông nhận lời giúp.
Sau khi Nguyễn Tất Nhiên mất ngày 3 tháng 8 năm 1992 tại miền nam California (*), nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (hiện cư ngụ tại thành phố San Jose,) đã kể lại chuyện này, trong một bài viết có tính cách tưởng niệm Nguyễn Tất Nhiên.
Nhưng, khi nhà văn Mai Thảo, thay thế Nguyễn Xuân Hoàng, trông nom bài vở tạp chí Văn thì, Mai Thảo lại có cùng quan điểm với Trần Phong Giao...
Để chấm dứt bài viết này, tôi muốn bước nhanh tới cái mà, tôi tạm gọi là “bất ngờ cuối cùng,” xẩy ra một buổi trưa ở phòng Báo Chí, cục Tâm Lý Chiến, Saigòn đầu năm 1974.
Đó là khi tôi được mời qua phòng làm việc của Trung tá Nguyễn Đạt Thịnh, (hiện cư ngụ tại Houston, Texas,) trưởng phòng Báo Chí mà, tôi là nhân viên.
Ông kể, nhạc sĩ Phạm Duy mới gặp ông, cho biết, Nguyễn Tất Nhiên đòi Phạm Duy phải đưa cho Nhiên 1 triệu đồng. Nhiên cần tiền mua một chiếc xe Honda, đi học. Nếu không, Nhiên sẽ nhờ luật sư đưa họ Phạm ra toà.
Sau đó, Trung tá Thịnh thuật lại lời của nhạc sĩ Phạm Duy cho rằng, tôi là người “gây hoạ” cho ông. Bởi vì, nếu tôi không năn nỉ ông phổ nhạc thơ của Nhiên, thì đã không có vụ đòi tiền này. Chưa kể, ngoài phần nhạc, chiếm 50% một ca khúc, của Phạm Duy; ông còn là người viết thêm nhiều câu không có trong nguyên bản bài thơ. Điều đó có nghĩa, ngay ở phần ca từ, ông cũng đã chiếm tới 25%. Tóm tắt, mỗi ca khúc phổ từ thơ Nguyễn Tất Nhiên, phần của Phạm Duy là 75%. Phần Nguyễn Tất Nhiên chỉ có 25%. Chưa kể:
“Nếu không có Phạm Duy thì ai biết Nguyễn Tất Nhiên là ai?!”
Đấy là câu hỏi nhạc sĩ Phạm Duy nhờ trung tá Thịnh chuyển cho tôi, để tôi chuyển cho Nhiên.
Người xếp trực tiếp của tôi kết luận:
“…Đã không phải trả tiền cho nhạc sĩ thì thôi, nay lại đòi tiền bản quyền thì…đó điều có phần quá đáng…”
Kết thúc câu chuyện, trung tá Nguyễn Đạt Thịnh muốn tôi thuyết phục Nhiên, huỷ bỏ vụ đe doạ kiện cáo. Nhạc sĩ Phạm Duy đồng ý sẽ đưa Nhiên một khoản tiền, ít hơn con số đòi hỏi. Như một quà tặng chứ không phải là chia tiền tác quyền…
Trước khi trả lời, tôi hỏi trung tá Nguyễn Đạt Thịnh rằng:
“Thưa Trung tá, tôi nghĩ không biết có đúng không rằng, chuyện này nằm ngoài công việc của phòng Báo Chí?”
Ông gật đầu:
“Đúng. Chuyện này nằm ngoài công việc của phòng. Nhưng tôi thấy anh Nguyễn Tất Nhiên đó, đối xử với ông Phạm Duy như thế, có phần không đúng. Và, tôi cũng nghĩ như ông Phạm Duy, anh là người duy nhất có thể can thiệp. Vì thế mà ông ấy tìm đến đây.…”
Tôi cũng gật đầu:
“Vâng. Thưa trung tá, nhưng đó là việc riêng giữa cá nhân tôi với ông Phạm Duy và Nguyễn Tất Nhiên…”
“Nhưng ý anh ra làm sao?” Trung tá Thịnh sốt ruột, hỏi.
Tôi đáp:
“Xin trung tá nói hộ với nhạc sĩ Phạm Duy rằng, ông ấy nên đưa Nguyễn Tất Nhiên số tiền mà Nhiên nó đòi. Nếu không, tôi cũng sẽ đứng về phía nó!”
Hôm nay, khi viết những dòng chữ này, nhớ lại, phản ứng của mình, tôi thấy, ít nhiều bắt nguồn từ tự ái! Phản ứng tâm lý tức thời của tôi lúc đó là, tại sao nhạc sĩ Phạm Duy không nói chuyện thẳng với tôi mà lại nói qua ông xếp của tôi, như một “áp lực” hay “doạ nạt!” Tới thời điểm đó, giao tình giữa tôi và họ Phạm vẫn tốt đẹp.
Tuy nhiên, cuối cùng, dường như nhạc sĩ Phạm Duy đã trả cho Nhiên một khoản tiền…Tôi không biết, cũng không hề hỏi con số. Nhưng tôi nghĩ, nhiều phần, là con số không nhỏ.
Tôi dùng hai chữ “dường như’ vì kể từ khi chúng tôi dọn nhà về Làng Báo Chí, phía bên kia cầu Xa Lộ (trước khi vụ Nhiên đòi chia bản quyền trở thành ồn ào,) Nhiên rất ít tìm tôi.
Trước 30 tháng 4 - 1975, tôi có gặp lại Nhiên một lần, ngay trước phòng Báo Chí, cục Tâm Lý Chiến. Nhiên đến tìm tôi, với chiếc xe Honda, còn rất mới.
Du Tử Lê
(Calif. Nov. 09)
Chú thích:
(*) Nguyễn Tất Nhiên tên thật Nguyễn Hoàng Hải, sinh ngày 30 tháng 5 năm 1952, tại quận Đức Tu, tỉnh Biên Hoà.
Nguyễn Tất Nhiên, nhà thơ biểu tượng
\Nguyễn Tất Nhiên ( Tạ Tỵ ghi)
Trở về
Danh sách Tác giả
http://phannguyenartist.blogspot.com/2015/10/danh-sach-tac-gia.html
Chân dung Văn nghệ sĩ
Emprunt Empreinte
http://phannguyenartist.blogspot.com/2011/05/phan-nguyen-oi-loi-cung-cac-tac-gia-va.html
MDTG là một webblog "mở" để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều qua.
[]
--------------------------
trích từ blog phan nguyên=================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét