Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

khám phá bi ẩn : AI LÀ TTKH ? / đỗ thế cường / source: vanchuongviet.org/

 
KHÁM PHÁ BÍ ẨN: AI LÀ T.T.Kh ?- (phần6)
Đỗ Thế Cường




                                                                     Trần Thị Vân Chung: T.T. KH 

                                                

1-Hai lá thư “phủ nhận” của bà Trần Thị Vân Chung [1919-  ] :

Khoảng giữa tháng 9 năm 1994 tác giả Thế Nhật cho xuất bản cuốn sách T.T.Kh Nàng là ai?Ngay sau đó,trên Nguyệt san văn hóa thuộc Bộ văn hóa & báo Thanh niên đồng loại đăng những bài phân tích về cuốn sách.Trong đó báo Thanh niên chủ yếu đăng các bài phê phán,nhưng Nguyệt san văn hóa thì chủ yếu lại đăng các bài ủng hộ?Gây nên một làn sóng nhiều chiều về tác phẩm này,dư luận xôn xao đến mức cháu gọi bà Vân Chung bằng bác phải điện thoại sang Pháp thông tin cho bà biết...Bây giờ,ta hãy xem chính người trong cuộc phát biểu thông qua lá thư ngỏ viết ngày mùng 1 tháng 10 năm 1994 của bà Vân Chung viết từ Pháp gửi cho bà Thư Linh (tên thật là Đặng Thị Lạc-có nguồn lại cho rằng bà họ Đỗ?-sn 1924- tại Bắc Ninh) đồng thời cũng gửi đăng ở một số tờ báo kể trên: “…Tôi vừa nhận được hai cuốn Những dòng thơ hoa & T.T.Kh nàng là ai?.Xin cảm ơn Chị & xin trả lời lá thư chị trần tình.Cũng như gần đây tôi đã viết cho em Hỷ Khương phủ nhận chuyện bảo tôi là T.T.Kh,dặn em đưa thư cho chị & nhà văn Thế Phong cùng rõ,ngay việc viết lai lịch tôi cũng không đúng:-Gia đình tôi gồm 8 anh,em một anh một chị đến tôi là thứ ba.Chúng tôi làm đám cưới vào Noel 1939(chứ không phải 1934!)nhà tôi hơn tôi 3 tuổi(chứ không phải 7 tuổi).Có lẽ để phù hợp với câu “Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi” chăng?Chỉ có vài chi tiết nhỏ đã thấy không đúng với con người thật của tôi,huống gì còn bao nhiêu chuyện giả tưởng do bộ óc tinh vi của chị phóng đại ra!Ví dụ bức thư của chị mà nhà văn Thế Phong đã trích dẫn ít dòng,đại khái “…coi tôi viết đã đủ chưa?...” Sao chị cả gan dám mạo nhận là bạn thân thiết của tôi sau năm 1945?(tuy viết T.T.Kh nhưng không ai ngu gì mà không biết chị ám chỉ tôi)còn bịa đặt “…chị đã hứa với T.T.Kh chỉ được viết lại tâm sự của bà khi bà không còn nữa…”…Cuộc đối thoại giữa tôi & chị trong một chiều mưa.Khi nhà tôi đang đi cải tạo(chị không nói rõ năm?)cái màn mà chính chị đã tả tôi nghe qua bức thư ngày 20-9-1994.Tuy chị đổ lỗi cho Thế Phong,nhưng rồi chị lại tự thú với tôi cũng qua bức thư này!-Xin thưa với chị,trong bài Hoa tim ấy chị chỉ mạo lại,chụp hình lại những vần thơ tâm tình của T.T.Kh mà ai cũng biết,chẳng có gì khác lạ để Vân Nương phải bận tâm!Mặc họ với nhau chứ!.Nữ sĩ Thư Linh “Viết gửi T.T.Kh người chị thơ phương xa…” người bạn thân thiết sau 1945 kia mà!Tôi mới gặp chị năm 1978 thì can dự gì đến tôi?Ôi! câu chuyện ở nhà em Minh(1976) do chị tả mới thật rùng rợn ghê gớm!Thật đáng sợ cho miệng lưỡi người đời!...Chị coi em Minh ngây thơ như đứa trẻ 12-13 tuổi vừa nghe vài câu giới thiệu sơ sài của ông khách lạ đã vội chạy te te đi tìm chị! & buồn cười nhất là ông còn dọa ngồi (ăn) vạ nữa!Tiếp đến cảnh hai người ngã vào nhau (chị xem viết tới những chữ thô tục tôi đã phải tránh né để khỏi thẹn với ngòi bút!)theo tôi một người đàn bà Việt Nam đã có chồng thì là một cử chỉ vô luân,tồi bại!Hẳn mọi người ai cũng biết em Minh đông con,lúc nào cũng có vài con gái,mấy con trai lớn trong nhà thì bổn phận làm bác,làm mẹ phải dè dặt làm gương cho các con cháu chứ đâu có cảnh quá văn minh như chị đã tạo dựng nên!Chị cho là thường nhưng chúng tôi là con nhà có giáo dục,cổ truyền,không phải tư cách của chị,em chúng tôi! & tôi cũng phủ nhận sự việc đã bị chị vu khống cuộc gặp gỡ dơ bẩn ấy!Rõ ràng chị muốn bôi nhọ tôi chưa đủ,chị còn gắp lửa bỏ bàn tay em Minh nữa!...Khi chị bị hợp tác với nhà văn Thế Nhật đưa ra cuốn sách quái gở,tôi đã bị các chị,em trong Quỳnh Dao trách cứ
Các bạn trách tôi cũng đúng vì tình nghĩa mấy chục năm ít ra tôi gạn lọc được một,hai bạn tâm tình để thổ lộ tâm can.Tại sao đối với chị mới quen năm 1978 mà tôi vội trao trọn niềm tâm sự?Tôi cũng là con người đâu phải thần thánh mà không có tính khoe khoang?Nhận mình là T.T.Kh cũng hãnh diện lắm chứ.Chị đã lúng túng xin lỗi tôi,dỗ dành tôi như dỗ con nít sau khi:-Bị chị quất cho một đòn chí tử! như trong lá thư đề ngày 20-9-1994: “…Dù có vì chuyện này mà chị trách giận em thì em xin lỗi chị…” Ơ hay! Nếu chị đã kể đúng sự thật với nhà văn Thế Phong như những lời tôđã kể với chị thì tại sao tôi có thể giận trách chị được?...Tôi suy ngẫm mãi…mới hiểu thâm ý chị là người háo danh vụ lợi …tạo dựng ra câu chuyện giả tưởng để có cuốn T.T.Kh nàng là ai?đồng thời in luôn cuốn Những dòng thơ hoa để ai đã đọc cuốn này sẽ phải tìm đọc cuốn kia!sách sẽ bán chạy như tôm tươi,tha hồ thu tiền về... Tôi không trách gì nhà văn Thế Nhật vì chính chị mới là đạo diễn,tác giả mà Thế nhật chỉ là người thu hình…Chắc chị đã đọc thư tôi viết cho Hỷ Khương?Đúng thế đấy chị ạ! Nếu thật tôi là T.T.Kh thì có gì là xấu?.Người con gái nào cũng có quyền yêu & cấm sao được người ta yêu mình?.Chỉ những người đàn bà có chồng rồi cònngoại tình,còn yêu kẻ khác mới đáng khinh khi phỉ nhổ! Huống gì nay được khoác cho danh hiệu một nữ sĩ đã làm chấn động dư luận một thời…Nhưng tiếc thay,trước đạo lý & lương tâm đã không cho phép tôi nhận ẩu! Sợ một ngày nào đó,do một sự tình cờ ai đó tìm ra con người thật T.T.Kh thì danh chưa thấy đâu,chỉ nhận lấy sự khinh bỉ của đời.Nếu ở thời chế độ cũ chị đã bị ra tòa về tội gì chắc chị không phải là người ngu mà không biết?Nhưng hiện tình tôi chỉ còn cách nhờ báo chí phổ biến giùm hai bức thư trước dư luận để sáng tỏ thực hư vì giờ phút này trong bạn bè thân thuộc cũng như gia đình chúng tôi ở hải ngoại hay quốc nội chắc chắn đã đọc cuốn sách quái gở T.T.Kh nàng là ai? Do chị đẻ ra theo lời xác nhận của nhà văn Thế Nhật: “Nếu không có chị thì đã không có cuốn sách này” Chuyện bắt buộc tôi phải lên tiếng để mọi người cùng biết đâu là sự thật mà tôi là nạn nhân! Nhất là còn vì danh dự của mấy gia đình chúng tôi nữa…”.
Và đây,lá thư ngỏ thứ hai bà Vân Chung viết từ Pháp ngày mùng 4-11-1994 gửi bà Thư Linh & cũng được đăng công khai trên báo Thanh Niên (số 142 (538) ra ngày mùng 4 tháng 12 năm 1994: “Cuốn sách T.T.Kh nàng là ai?đã tới tay tôi ngày 28-9-1994,do nữ sĩ Thư Linh gửi…Đọc xong cuốn sách,tôi nhận thấy đây là chuyện mơ hồ,hư cấu do sự tưởng tượng của Thư Linh,người cung cấp “tài liệu giả tưởng” cho tác giả Thế Nhật…chỉ là một thứ Tiểu thuyết,không thể coi như là “tài liệu văn học” như quí vị mong muốn.Bởi vì đã gọi là “tài liệu văn học” thì sự việc & nhân vật phải cho thật chính xác.Cuốn sách đã nêu đích danh tôi:-Vân Nương Trần Thị Vân Chung,nên tôi gửi thư này tới quí vị,lên tiếng đính chính những điều sai trái,lầm lỗi trong cuốn T.T.Kh nàng là ai?.Chỉ tiếc hành động của quí vị đã quá hấp tấp (nếu không muốn nói là quá sơ xuất).Vì theo thông lệ:-Trước khi xuất bản một cuốn sách thuộc về “tài liệu văn học”gọi đích danh đương sự,nêu hình ảnh,chà đạp lên đời sống cá nhân v.v…quí vị cũng nên thận trọng trong hành động,phải lắng nghe ý kiến của cả hai bên.Quí vị có thể liên lạc thẳng với tôi hỏi xem thực hư ra sao,để tránh những lầm lỗi tai hại…Điều trước nhất tôi xin thưa: “Tôi không phải là T.T.Kh!” Dưới đây tôi xin nêu rõ từng điểm sai trái,bịa đặt trong cuốn T.T.Kh nàng là ai?:
1/Trong sách viết chúng tôi làm đám cưới năm 1934…Tôi sinh năm 1919,nếu lấy chồng năm 1934 tôi mới 15 tuổi hay sao?trong sách viết tôi gặp ông Thanh Châu năm 17 tuổi,sao mâu thuẫn vậy?
Sao quá vụng tính toán cho thời gian không ăn khớp nhau?
2/Chúng tôi hơn nhau ba tuổi.Nhà tôi tuổi Bính Thìn(1916) tôi Kỷ Mùi(1919) sao lại viết hơn nhau 9 tuổi?Có lẽ (tác giả) muốn chứng minh cho đúng thời gian xuất hiện thơ T.T.Kh vào năm 1937 & cho hợp với câu thơ “Tóc úa giết dần đời thiếu phụ” & “Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi” chăng? (T.T.Kh…trang 50)
3/Nói về gia đình tôi cũng không đúng!Bố tôi không làm quan(cũng như khi làm đám cưới,nhà tôi chưa là quan huyện!).Chúng tôi có tám anh,em (ba trai,năm gái) chứ không phải năm người.Tôi thứ ba,không phải trưởng nữ,thế nên tôi đã có bút hiệu Tam Nương.
4/Tôi không viết bút ký hay có thơ đăng báo Ngôn Luận trước 1975,cũng như bút hiệu Lê Phương Đông,chứ không phải Lê Đông Phương.
5/Nhà tôi bị chính phủ Ngô Đình Diệm bắt giam tại khám Chí Hòa ba năm(1960-1963)chứ không phải đi đày Côn Đảo.
6/Năm 1976,tôi vẫn ở Cư xá Nông Tín,đường Trương Minh Ký cũ,từ 1972-1982.Mãi tới năm 1980,nhà tôi đi cải tạo về,chúng tôi có giấy xuất cảnh mới bán nhà này,dọn về ở nhờ nhà chị Mộng Tuyết,đường Nguyễn Minh Chiếu cũ vào năm 1982.
7/Câu chuyện (chị Thư Linh & tác giả Thế Nhật) tạo dựng vào năm 1976,ông Thanh Châu gặp tôi ở nhà em Minh (vợ nhà thơ Hà Thượng Nhân) cũng hoàn toàn thêu dệt,vu khống.Sự sỗ sàng của một người đàn bà có chồng rồi mà còn cử chỉ vô luân tồi bại đã tả trong cuốn sách T.T.Kh nàng là ai?(từ trang 54 tới trang 65) nếu chúng tôi có mặt tại Quê nhà đã đưa chị ra tòa,kiện về tội mạ lỵ & vu khống!
8/Vì sự thật năm 1976,ông Thanh Châu vào Nam có nhờ cô em họ tôi dẫn tới thăm tôi tại cư xá Nông Tín,đường Trương Minh Ký cũ…Cuộc thăm gặp này chỉ hoàn toàn có tính cách như hai người bạn cũ gặp lại với sự hiện diện của cô em họ,rất đàng hoàng,đứng đắn.Vì trải qua bốn mươi năm,cả hai bên đều đã an phận từ lâu,cả hai bên đều có bổn phận đối với gia đình mình.Hơn nữa,ông cũng là bạn thân của ông anh ruột tôi từ hồi còn ở Thanh Hóa.Tôi còn gặp ông một lần nữa tại nhà anh,chị tôi khi ông đến chào để về Bắc.Như vậy tôi nghĩ đâu có gì đáng nói khi đã coi nhau như bạn?
9/Bôi nhọ nhà tôi,đúng là người chết rồi cũng không được buông tha:-Bà cũng nhớ đến ngày Phu quân mê một nữ thư ký ở văn phòng Luật sư,nơi ông làm việc…(T.T.Kh…trang 60-61).Tôi xin thưa:-Trước sau văn phòng luật sư của nhà tôi chỉ có hai cô nữ thư ký:Một cô là Phật tử,trong gia đình Phật tử chùa Quán Sứ,Hà Nội.Khi vào Nam,cô đã là huynh trưởng của bốn đứa con chúng tôi,trong gia đình Phật tử chùa Phước Hòa,Sài Gòn vào thời gian đó.Vài năm sau,cô đi lấy chồng,nên đã thay thế con gái của một người bạn chúng tôi & cũng là bạn chơi phong lan của(nhà văn)Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam,một gia đình nho phong ngoài Bắc vào Nam năm 1954…& tuy làm thư ký văn phòng,chúng tôi vẫn coi hai cô như con,cháu trong nhà…Tóm lại, cả chín điểm kể trên (sách viết) đều không đúng trường hợp & con người thật của tôi.Chứng tỏ chị (Thư Linh) đã cung cấp “Tài liệu giả tưởng” cho tác giả Thế Nhật để gán ghép tôi là T.T.Kh,một nữ sĩ thời danh đã có những vần thơ trác tuyệt,đã có sự cảm phục tất cả của người Việt Nam ưa chuộng văn thơ suốt hơn nửa thế kỷ nay (trong đó có cả tôi nữa) với mục đích gì?Vì danh lợi chăng?Nhưng thật đáng tiếc,đạo lý & lương tâm đã không cho phép tôi nhận ẩu,vì mạo danh một nữ sĩ nổi tiếng,cũng như đạo văn,là một tội xấu xa nhất trong văn giới!Cho nên một lần nữa tôi phủ nhận tôi là T.T.Kh!.Mong trả lời từng điểm cho minh bạch.”

                                                đứng, hàng sau:  Thế Phong [1932-    ]
                                                                   ngồi, hàng trước:    THƯ LINH [i.e. Đặng Thị Lạc 1924-   ]
                                                     + trưởng nữ của  Thượng Sỹ- Nguyễn Đức Long [ 1908- 1998 saigon]
                                                             + Hoàng Vũ Đông Sơn [1939- 21/ 09/ 2014 saigon.]
                                         ( Lữ Quốc Văn chụp  tại đám tang nhà phê bình văn học tiền chiến Thượng Sỹ/ 1998.)

  THANH CHÂU (bên trái) [i.e. Ngô Hoan 1916- 2005 saigon]
(ảnh: Lữ Quốc Văn)


bản in đầu tiên, 1994
                                              bản in năm 2000 cuối năm 1999, đầu năm 2000 bị tịch thu 
            tại nhà in TRƯỜNG DẠY NGHỀ CHUYÊN NGÀNH IN, 35, đường Trần Quốc Toản, quận 3/ tp. HCM




2-Vì sao bà Vân Chung không thừa nhận mình là T.T.Kh?:

Đọc xong hai bức thư trên của bà Vân Chung,cảm giác đầu tiên của chúng ta là:-Niềm tin về những gì đã được phân tích,diễn giải & chứng minh ở các phần trước bỗng chốc bị “lung lay” dữ dội.Ta như bị dội một gáo nước lạnh làm “ướt hết” những trang giấy vừa viết & quả thật khó mà tìm ra được những từ ngữ khác để diễn tả cái cảm giác này…Thế nhưng,khi đã lấy lại được bình tĩnh chúng ta đọc thật kỹ những phân tích,lý giải,chứng minh ở các phần trước & lá thư của bà Thư Linh,bài viết của tác giả Phan Đức cũng như hai bức thư gửi về từ Pháp của bà Vân Chung.v.v…thì chúng ta sẽ nhận thấy rằng thực ra câu chuyện “tiết lộ về thân phận” của bà Vân Chung dẫn đến sự xuất hiện của tác phẩm “hư cấu” T.T.Kh nàng là ai? của tác giả Thế Nhật cũng như tại sao lại có việc lên tiếng phủ nhận mình là T.T.Kh của bà Vân Chung kèm theo những lời “cáo buộc”gay gắt  dành cho các tác giả cũng không hề đơn giản như chúng ta thường nghĩ,mà trong đó còn chứa đựng khá nhiều câu hỏi “bí ẩn” rất cần được trả lời .Để tiện so sánh cũng như không làm rối mắt đọc giả,chúng ta tạm “chia” các nhân vật theo từng phần để cùng phân tích & lý giải cho cặn kẽ.

2a-Sự liên quan của bà Thư Linh:

 -Thực ra,nếu suy cho đến cùng thì bà Thư Linh cũng chỉ là một “nạn nhân” của sự “giận cá chém thớt” từ những dữ kiện sau đây:-Thứ nhất: việc bà biết được “sự thật” về bà Vân Chung-T.T.Kh không phải do bà Vân Chung chủ động tâm sự hay kể lại,mà là do câu chuyên dẫn dắt một cách hết sức tự nhiên không hề có sự chuẩn bị từ trước “em cùng chị luận bàn về sắc thái của các Nữ sĩ,khi nhắc tới ba bài thơ về Hai sắc hoa tigôn,em nhớ trước đây chị bảo em chị ở Thanh Hóa & cũng từ những “thông tin” đã biết (qua lời chị bạn & những diễn biến của câu chuyện mà chúng ta đã từng phân tích) thì bà Thư Linh mới có “cơ sở” để dám hỏi lại bà Vân Chung để từ đó Bà “tìm thấy” sự thật như bức thư đã trình bày rõ,như vậy nếu cho rằng bà Thư Linh cố tình bịa ra câu chuyện này là không có cơ sở & quá vội vàng vì chưa hiểu hết lý do thực sự trong lúc nóng giận của bà Vân Chung thật ra chính là ở việc tác giả Thế Nhật đã hư cấu một cách quá đáng & khó có thể chấp nhận được,ngay cả với những người ngoài cuộc.Còn việc bà Như Hiên “giận lẫy” vì cho rằng vì chị ở trong Quỳnh Dao sao chị không tâm sự với chị ấy mà em là người ngoài Quỳnh Dao lại được biết! là có lẽ do bà Như Hiên đã không biết được “đầu đuôi” của sự việc mà thôi.!
-Thứ hai là: bà Thư Linh cũng không hề chủ động “kể” lại câu chuyện với riêng tác giả Thế Nhật mà rõ ràng là xuất phát từ việc Em nghe anh Thanh Vân nhắc tới T.T.Kh rằng anh ấy đã tới thăm tại nhà…với tâm lý rất đời thường kiểu như: sao các vị lại cứ “thằng chết cãi thằng khiêng” đã làm bà “buột miệng” mà vô tình nói ra trước nhiều người,dẫn đến sự “giận lẫy” của bà Như Hiên mà chúng ta đã biết,cho nên nếu nói rằng Chứng tỏ chị đã cung cấp “Tài liệu giả tưởng” cho tác giả Thế Nhật để gán ghép tôi là T.T.Kh thì quả là cũng hơi phiến diện…bởi vì những “nhân chứng” vẫn còn đó,nếu như không phải là sự thật thì tại sao bà Vân Chung không dùng ngay vợ chồng người bạn thân vốn cùng trong nhóm thơ Quỳnh Dao là ông,bà Thanh Vân- Như Hiên để cải chính?Xem lại cả hai bức thư ta không hề thấy một dòng nào bà Vân Chung đề cập tới việc này như là một “bằng chứng” để chứng minh rằng câu chuyện vô tình tiết lộ…của bà Thư Linh là không đúng sự thật,tại sao thế? đơn giản là vì nó đúng là sự thật hiển nhiên rồi,bà Thư Linh không hề bịa!...
-Thứ ba: Việc ông Thanh Châu tìm gặp lại bà Vân Chung thì,như bà Vân Chung viết Tôi mới gặp chị năm 1978,trong khi thực tế sự việc đó đã xảy ra từ trước khi hai Bà quen nhau những hai năm câu chuyện ở nhà em Minh(1976).Như vậy thì bà Thư Linh cũng chỉ là người được nghe ai đó kể lại!Nhưng,người đó là ai nêú như không phải từ những người có mặt trong buổi tiếp kiến đó?Tới đây,chúng ta thấy rằng có ba khả năng xảy ra:-Một là,câu chuyện đó do chính bà Vân Chung kể lại với bà Thư Linh vì thế khi tác giả Thế Nhật bịa ra những tình tiết không có thật (về diễn biến của cuộc gặp) thì bà Vân Chung mới trách Ơ hay!Nếu chị đã kể đúng sự thật với nhà văn Thế Phong như những lời tôi đã kể với chị thì tại sao tôi có thể giận trách chị được?bởi lẽ,nếu bà thực sự không kể bất cứ điều gì liên quan đến câu chuyện thì làm sao bà lại đi trách người ta?.Khả năng thứ hai là một trong những người có mặt chứng kiến cuộc tái ngộ giữa hai ông,bà đã kể lại với người thứ ba rồi mới đến tai bà Thư Linh?.Khả năng thứ ba là một người nào đó có mặt hôm đó trực tiếp kể lại với bà Thư Linh?Nhưng khi xét tất cả những yếu tố liên quan,chúng ta thấy rằng khả năng đầu tiên là đáng tin & hợp lý hơn cả,bởi vì như bà Thư Linh viết trong thư Chị còn cho em biết:-Cách đây ít lâu Anh bạn cũ ấy vào Nam tìm chị…thì nếu như không phải là sự thật làm sao mà bà lại dám viết & gửi cho chính bà Vân Chung?Để phân tích & lý giải cho đến cùng nên ta“lần” theo hai khả năng sau cho hết lẽ thì thấy rằng phải có một lý do hay hoàn cảnh nào đó “đưa đẩy” thì “ai đó” mới kể lại câu chuyện này với bà Thư Linh vì bản thân bà làm sao biết được có câu chuyện đã xảy ra từ hai năm về trước để mà đi hỏi một cách đường đột?hơn nữa,dù có khéo tưởng tượng đến mấy thì chúng ta cũng khó mà áp đặt được một “kịch bản” nào đó cho có lý hơn so với khả năng đầu vì thực ra chúng ta cũng chẳng lấy đâu ra dữ kiện để có thể chứng minh được điều đó!.Tuy nhiên,dù cho là khả năng nào đi chăng nữa thì việc bà Thư Linh nhầm lẫn về địa điểm của cuộc gặp giữa ông Thanh Châu & bà Vân Chung cũng không đến nỗi làm cho những người trong cuộc phải quá khắt khe đến như vậy,nếu như bình tĩnh suy xét thì thấy rằng sự nhầm lẫn này có lẽ đã không trở thành “to chuyện” nếu như tác giả Thế Nhật không hư cấu một cách quá đáng & có phần “sướt mướt” nhằm để câu khách! Đó cũng chính là lý do mà  bà Vân Chung cũng như những người khác lấy làm “bằng chứng” để phản bác lại…Vì cũng có thể do câu chuyện nghe kể đã lâu ngày hay có thể bà Thư Linh hiểu theo tâm lý thường tình ở đời,thông thường (kể cả với lối sống “hiện đại” như ngày hôm nay) khi gặp lại người yêu cũ thì mấy ai dám tiếp ở ngay tại nhà mình mặc dù không hề có điều gì khuất tất?.Có lẽ nếu cho rằng đây là “lỗi nhận định” của bà Thư Linh trong câu chuyện vô tình tiết lộ về danh tính của T.T.Kh cũng không phải là không có lý!...
-Thứ tư là: Bản thân bài thơ Hoa tim & cả tập Những dòng thơ hoa mà bà Thư Linh sáng tác (đã xuất bản-NXB Văn hóa thông tin-Hà Nội 1994.Bà Thư Linh lấy cảm hứng từ câu chuyện tình có thật của bà Vân Chung,mà nay bà đã biết cũng chính là T.T.Kh) cũng như gửi tặng bà Vân Chung cũng không hề có dòng nào hé lộ T.T.Kh là bà Vân Chung như chính bà xác nhận: trong bài Hoa tim ấy chị chỉ mạo lại,chụp hình lại những vần thơ tâm tình của T.T.Kh mà ai cũng biết,chẳng có gì khác lạ để Vân Nương phải bận tâm!Mặc họ với nhau chứ!.Xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau thì chúng ta thấy rằng,căn cứ vào sự vô tình nói ra T.T.Kh là ai của bà Thư Linh khi nghe ông Thanh Vân kể về một người quen nào đó là T.T.Kh với sự có mặt của nhiều người,trong đó có tác giả Thế Nhật cho nên sau đó dựa vào bài thơ Hoa tim mà thực ra cũng chỉ là một cái cớ để “dẫn chuyện” của tác giả để rồi phóng tác ra câu chuyện nặng về hư cấu là lỗi của Thế nhật chứ đâu phải của bà Thư Linh? Tôi không trách gì nhà văn Thế Nhật vì chính chị mới là đạo diễn,tác giả mà Thế nhật chỉ là người thu hình…Lời trách cứ này của bà Vân Chung cũng là điều dễ hiểu vì bản thân bà đâu có biết Thế Nhật là ai?Trong khi chính bà Thư Linh mới là bạn mình dù có vì tức giận mà gọi là “mới quen” đi chăng nữa thì thời gian từ năm 1978 đến thời điểm đó(1994) đã 16 năm,thời gian cũng đâu phải ngắn ngủi gì với không ít tâm tình,kỷ niệm do vậy bà không trách Thư Linh thì biết trách ai?Còn cho rằng đồng thời in luôn cuốn Những dòng thơ hoa để ai đã đọc cuốn này sẽ phải tìm đọc cuốn kia!sách sẽ bán chạy như tôm tươi,tha hồ thu tiền về...thì quả là thiếu thuyết phục,bởi vì thực ra nó không mấy liên quan,trong toàn bộ tập thơ kể trên của bà Thư Linh không hề có dòng nào cho thấy bà Vân Chung chính là T.T.Kh,hơn nữa thơ của bà Thư Linh làm sao sánh được với những bài thơ của T.T.Kh trên mọi phương diện,đơn giản là bản thân bà làm sao có cảm xúc cũng như hoàn cảnh đặc biệt để làm ra những bài thơ hay & đớn đau đến thế?Vậy thì người ta sẽ tìm đọc thơ của ai?Mặt khác do tác giả Thế Nhật cố tình đưa những thông tin mập mờ về tập thơ của bà Thư Linh như một lý do cho sự “ra đời” của cuốn T.T.Kh nàng là ai?suy cho cùng chỉ là một thủ thuật của tác giả cho thêm phần “khả tín” cũng đâu phải là lỗi của bà Thư Linh?Do đó bảo rằng Chứng tỏ chị đã cung cấp “Tài liệu giả tưởng” cho tác giả Thế Nhật để gán ghép tôi là T.T.Kh thì quả là cũng oan cho bà ấy!?...

2b-Tác giả Thế Nhật mới chính là “rắc rối” của vấn đề:

Xuyên suốt những dữ kiện từ bức thư “giải trình” của bà Thư Linh,bài viết của ông Phan Đức & hai bức thư ngỏ của bà Vân Chung…Chúng ta thấy nổi bật lên rằng:-Câu chuyện về sự tiết lộ danh phận của bà Vân Chung-T.T.Kh cũng giống như một nhóm người cùng đi du lịch & bà Thư Linh chỉ là người đã vô tình cầm chiếc đèn pin chiếu vào một cánh cửa bí ẩn bên trong hang động chưa có dấu chân người,còn tác giả Thế Nhật thay vì phải đi tìm chiếc chìa khóa để có thể mở toang cánh cửa rồi cùng với mọi người xem bên trong có những gì,nhưng vì quá vội vàng & sốt ruột nên lại chỉ “đục” một lỗ nhỏ để “ghé mắt” nhìn vào bên trong cánh cửa vẫn còn tối mờ mịt không thể thấy rõ “đồ vật”bên trong cho nên khi mọi người hỏi thì phải nói bừa cho ra vẻ là ta đã nhìn thấy được mọi thứ…Như vậy,việc nhiều người không tin vào những gì tác giả đã miêu tả cũng không có gì là lạ!.Trở lại với thực tế câu chuyện,chúng ta có vô số ví dụ cho “hình ảnh” nêu trên: bà Thư Linh chỉ nói Chị & người ấy gặp nhau,em chỉ thuật là đã khóc,vậy mà họ dám tầm bậy là đã…(…Nàng xúc động run run mi mắt nằng nặng,thế là dòng nước mắt tuôn rơi.Thân hình nàng ngả về phía trước,lọt vào vòng tay khách trung niên… T.T.Kh nàng là ai?) thực ra,dù chỉ là với hai người bạn thân cùng giới lâu ngày mới gặp lại thì việc rơm rớm nước mắt,mừng mừng tủi tủi cũng là việc bình thường huống hồ đây lại còn là cuộc gặp sau hơn 40 năm của hai người từng yêu nhau say đắm thì cảm xúc đó cũng là điều đương nhiên & dễ chấp nhận,thế nhưng miêu tả như Thế Nhật không những lại quá là sướt mướt mà còn thiếu thực tế ở chỗ ngay như hiện nay (thế kỷ 21) bạn có dám “làm” như vậy trước mặt gia đình,con cháu…không?Cho nên bà Vân Chung mới phản ứng Sự sỗ sàng của một người đàn bà có chồng rồi mà còn cử chỉ vô luân tồi bại…cũng còn là nhẹ!...Chúng ta cũng thấy rằng,chỉ mỗi cái việc tả cảnh hai người gặp lại nhau mà tác giả đã phải dùng đến những 12 trang giấy (từ trang 54 tới trang 65) thì đủ nói lên mức độ “mùi mẫn” kinh khủng như thế nào?…Tất nhiên là sau hôm mọi người tập trung ở nhà bà Thư Linh rồi nghe bà vô tình tiết lộ danh phận của bà Vân Chung-T.T.Kh thì chắc chắn tác giả Thế Phong & Trần nhật Thu hoặc chỉ có một mình Thế Phong phải quay lại gặp bà Thư Linh để hỏi thêm vài chi tiết liên quan,nhưng có lẽ thời gian đầu Thế Nhật chưa có ý định hoặc là cố tình dấu bà Thư Linh về việc sẽ viết cuốn sách về bà Vân Chung-T.T.Kh nên chỉ cố tỏ ra như những người khách tò mò muốn biết câu chuyện ngày xưa của những người trong cuộc,vì thế bà Thư Linh mới vô tư kể -Nếu không đẹp sao anh Chấn chỉ thấy hình đã mê quyết tìm cho ra xin cưới?hay Chị & người ấy gặp nhau,em chỉ thuật là đã khóc…về những chi tiết liên quan đến thân thế gia đình của bà Vân Chung thì cũng chưa chắc bà Thư Linh đã biết rõ vì không ai lại đi đường đột hỏi như điều tra lý lịch người ta bao giờ,nhất lại là với lớp “người xưa” như hai bà,cho nên có thể bà Thư Linh cũng chỉ kể lại với tác giả Thế Nhật một cách khái quát như quê bà Vân Chung ở Thanh Hóa,chồng làm luật sư…chứ không thể bịa ra mọi chuyện mà mình không biết rõ một cách hàm hồ được (chắc chắn bà cũng phải ý thức được rằng ngoài bà Vân Chung ra thì những người bạn trong Quỳnh Dao đều là những người cũng quen biết & khá thân với bà),vì thế khi biết rõ Thế Nhật viết câu chuyện trên thành sách thì bà Thư Linh cũng chỉ có thể đề nghị tác giả phải đính chính những lời mà chính bà kể một đằng nhưng tác giả đã viết thành một nẻo như: Em đâu dè Thế Phong & Trần Nhật Thu viết thành tác phẩm T.T.Kh Nàng là ai?Căn cứ (cả) vào bài thơ Hoa tim của em.Có nhiều chỗ họ hư cấu như nhắc thời gian đó Chị ở nhà bà Mộng Tuyết,còn chỗ Chị & người ấy gặp nhau,em chỉ thuật là đã khóc,vậy mà họ dám tầm bậy là đã… trong bài thơ em đâu có nói ôm hôn,nên em phôn đòi cải chính thì sách đã in mất rồi…Như vậy thì ngoài những dữ kiện đã dẫn ở trên ra thì toàn bộ câu chuyện còn lại của Thế Phong là hoàn toàn được hư cấu theo ý tác giả chứ không phải do bà Thư Linh cung cấp!?Điều đó cũng là dễ hiểu vì thông thường ngoài những gì mình đã kể lại mà tác giả viết sai sự thật thì mới cần phải “đính chính” cho rõ chứ những hư cấu khác của tác giả đâu phải lỗi của mình mà lại phải đi “giải trình” vì có thể những điều đó chính bản thân mình cũng chưa chắc đã biết rõ,đó cũng là tâm lý thường tình như của tất cả chúng ta…Phải chăng khi đã phần nào lấy lại được bình tĩnh bà Vân Chung cũng hiểu ra được điều này nên mới viết trong thư: Khi chị bị hợp tác với nhà văn Thế Nhật đưa ra cuốn sách quái gở…?.Vì thế,như trên đã phân tích do bà Vân Chung không biết tác giả Thế Nhật là ai nhưng những gì cuốn sách viết ra là không thể chấp nhận được cho nên việc bà dùng kiểu “chửi chó (để) mắng mèo” cũng là điều hợp lý,cho nên bà mới dặn em đưa thư cho chị & nhà văn Thế Phong cùng rõ là vì vậy.Đi sâu vào những gì tác giả Thế Nhật đã viết,ta thấy rằng ngoài việc hư cấu cho câu chuyện thêm lâm ly,ướt át thì tác giả lại còn cố “gò ép” các sự kiện “ngoài đời” mà mình tưởng tượng ra để cho phù hợp với những khổ thơ của T.T.Kh trong khi lẽ ra Thế Nhật cần phải kiểm chứng,phân tích,diễn giải thật khách quan & tôn trọng sự thật,tôn trọng những người đã lớn tuổi thuộc thế hệ đi trước một cách khoa học & thận trọng vốn cần phải có của một người cầm bút chân chính…Các tác giả đã không làm được điều mà sau này Trần Đình Thu đã ít,nhiều làm được.Vì thế mới dẫn đến nhiều “sự kiện” vừa không đúng với sự thật vừa như moi móc đời tư của những người khác là điều khó tha thứ & chấp nhận đối với một nhà văn đúng nghĩa,ở đây các tác giả đã cố tình nhầm lẫn giữa thể loại điều tra với các câu chuyện của loại tiểu thuyết lá cải diễm tình chỉ cốt làm cho nổi bật sự giật gân để đánh vào lòng tò mò của lớp độc giả bình dân vốn hay khoái những câu chuyện như thế,nhưng ở đời cũng đâu có đơn giản như vậy?Có lẽ các tác giả đã quá chủ quan hoặc coi thường độc giả yêu thơ vốn hiểu biết & nhậy bén cũng như biết phân tích,suy luận để hiểu được đâu là sự thật có lý, có tính thuyết phục,đâu là những điều phi lý toát lên từ chính những trang viết này?Đọc lại bài viết của Phan Đức hay hai lá thư của bà Vân Chung,chúng ta thấy rõ sự phản đối quyết liệt đến mức có nhiều chỗ khá nặng lời đã là minh chứng cụ thể cho những nhận định trên,phải chăng vì cũng ý thức được điều đó mà ở lần tái bản sau tác giả Trần nhật Thu đã “rút lui” để chỉ còn lại một mình Thế Phong?Điều đáng tiếc là từ những “ánh sáng” ban đầu soi rọi vào cánh cửa chứa đựng bí ẩn văn chương này ông Thế Phong đã không tận dụng bằng tất cả niềm đam mê khám phá cũng như sự thận trọng & khoa học nhân văn để đến nỗi chính mình tự đẩy mình vào tư thế bị chỉ trích vì những điều không đáng tin của người đời.Thật đáng tiếc lắm thay…

2c-Vì sao bà Vân Chung không nhận mình là T.T.Kh?:

Điều đầu tiên nhận thấy sau khi ta đọc hai lá thư ngỏ của bà Vân Chung là lá thư thứ hai rõ ràng đã bớt gay gắt hơn lá thư đầu rất nhiều,ở cả hai lá thư chúng ta thấy nổi bật lên ý của người viết là chủ yếu để phản bác lại những sự kiện không đúng với sự thật hay không được tác giả phân tích,chứng minh một cách thuyết phục trong tác phẩm T.T.Kh Nàng là ai?Chứ không phải chủ yếu muốn phủ nhận mình là T.T.Kh!.Bởi lẽ,nếu chỉ là không muốn thừa nhận mình là T.T.Kh thì cần gì phải quá dài dòng & cần gì đến những hai lá thư?Trong đó lá thư thứ hai cũng gần như lặp lại từ những ý của lá thư đầu chỉ có khác đôi chút là nó được sắp xếp lại cho lớp lang hơn,thêm một vài ý mà lá thư đầu còn bỏ sót,nhưng lại “lờ đi” tình tiết về việc bà Thư Linh đã vô tình tiết lộ thân phận của T.T.Kh,tại sao lại có sự thay đổi này?Thì ra,lá thư thứ hai thực chất chỉ nhằm chủ đích để “trả lời” cho từng phần hư cấu từ những trang viết của tác giả Thế Phong,cũng như “dạy” cách viết T.T.Kh Nàng là ai?…chỉ là một thứ Tiểu thuyết,không thể coi như là “tài liệu văn học” như quí vị mong muốn.Bởi vì đã gọi là “tài liệu văn học” thì sự việc & nhân vật phải cho thật chính xác…là dành cho các tác giả hơn là nhằm bác bỏ chính mình là T.T.Kh! và lá thư đã được bà “liệt kê” rõ: Tóm lại, cả chín điểm kể trên đều không đúng trường hợp & con người thật của tôi đã cho thấy điều đó.
Đến đây,chúng ta thử “nhập vai” Tòa án để cùng phân tích về Nếu ở thời chế độ cũ chị đã bị ra tòa về tội gì chắc chị không phải là người ngu mà không biết?(lá thư đầu) & nếu chúng tôi có mặt tại Quê nhà đã đưa chị ra tòa,kiện về tội mạ lỵ & vu khống!(lá thư thứ hai) chúng ta cùng “thụ lý” về ý thứ nhất trong “đơn kiện” là bà Thư Linh & tác giả Thế Nhật đã cùng “vu khống” bà Vân Chung là T.T.Kh thì thấy rằng,bản thân nhân vật T.T.Kh từ lâu đã là một “huyền thoại” nổi tiếng trong văn chương-thi phú nước nhà chứ đâu phải là một người có nhân thân quá xấu xa (xin lỗi,ví dụ như tú bà hay là kẻ buôn,bán hêrôin) mà bảo là người ta vu khống cái danh xấu đó cho mình? Chắc chắn điều này sẽ làm “quí tòa” phải phì cười mà trả lại đơn kiện! & có lẽ bà Vân Chung cũng không thể không hiểu điều này,cho nên chỉ có chính chúng ta mới cần phải hiểu cho đúng ý của bà là kiện về những điều mà các tác giả đã quá đà khi viết về những điều không đúng sự thật làm ảnh hưởng tới danh dự cá nhân & danh dự gia đình của bà mà thôi!
Về việc bà Vân Chung viết (ở lá thư đầu): Tuy chị đổ lỗi cho Thế Phong,nhưng rồi chị lại tự thú với tôi cũng qua bức thư này thì rõ ràng khi đọc đi đọc lại hai bức thư của bà Vân Chung cũng như bài viết của độc giả Phan Đức rồi so sánh với lá thư của bà Thư Linh chúng ta cũng không tài nào tìm ra được nhưng rồi chị lại tự thú với tôi ấy nó nằm ở đâu? Chúng ta sẽ phải hiểu thế nào đây về lời “buộc tội” này vì thông thường ở đời,nếu ta nói về một sự việc nào đó không đúng với sự thật mà lại làm ảnh hưởng đến danh dự của người khác thì mới phải “tự thú” chứ, đằng này việc “thêm mắm,thêm muối” trong tác phẩm T.T.Kh Nàng là ai? đâu phải là lỗi ở bà Thư Linh? “…chị đã hứa với T.T.Kh chỉ được viết lại tâm sự của bà khi bà không còn nữa…” trong khi bà thư linh chỉ viết (về việc này có lẽ bà cũng đã kể lại với Thế Nhật) em bảo rảnh sẽ viết về chị.Chị bảo:-Thư Linh đừng viết,anh Chấn hay ghen lắm,nên em hứa sẽ không viết…mà quả thật là trong chừng mực nhất định bà cũng đã giữ đúng lời hứa vì trong cả tập thơ Những dòng thơ hoa không hề có một đoạn nào tiết lộ rằng bà Vân Chung là T.T.Kh,chúng ta cùng xem lại thư bà viết:Có nhiều chỗ họ hư cấu như nhắc thời gian đó Chị ở nhà bà Mộng Tuyết,còn chỗ Chị & người ấy gặp nhau,em chỉ thuật là đã khóc,vậy mà họ dám tầm bậy là đã…hay như trong bài viết của Phan Đức(Tuần báo Thanh Niên-số 119 (559) ra ngày 11/10/1994 tại tp.HCM ta thấy chi tiết: Người viết quá ẩu.Trong bài viết,tác giả đã cho công bố một bức ảnh (ở trang 4) & chú thích:-“ Bà T.T.Kh & người bạn chụp trong vườn cam tại Mỹ Tho năm 1984-Bà T.T.Kh cầm trái cam” Sự thật người cầm trái cam là nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương.Nhưng có lẽ Thế Nhật cố tình chú thích sai đi để có thể viết câu sau đây: “ Bà T.T.Kh tay cầm trái cam mà tôi nghĩ đó là trái cấm của EVA đã đưa cho chàng ADAM” không lẽ cũng đổ tội do bà Thư Linh cung cấp cho Thế Nhật?không lẽ bà “quên” cả mặt bà Vân Chung? & vì thế mà chúng ta chẳng cần phải bình luận gì thêm!...Ở đây chúng ta cũng cần phải nhấn mạnh đến việc tác giả Thế Nhật đã viết một cách rất lập lờ rằng “Chúng tôi phải cảm ơn bà Đ.T.L nhiều,bởi vì không có bà thì sẽ không có cuốn sách này” hay bức thư của chị mà nhà văn Thế Phong đã trích dẫn ít dòng,đại khái “…coi tôi viết đã đủ chưa?...”.Cần lưu ý một điều là,tác giả Thế Nhật đã không đưa ra được bằng chứng thật sự có bức thứ ấy của bà Thư Linh hay không,mặt khác bấy giờ đã là năm 1994 không lẽ sống cùng một thành phố mà hai người không trao đổi với nhau qua điện thoại (nếu cần) mà lại phải viết thư?.Chính những sự “tranh tối tranh sáng” như thế đã làm cho rất nhiều người phải hiểu lầm bà là “đồng tác giả”của nhiều tình tiết bịa đặt trong cuốn T.T.Kh Nàng là ai? nếu không được theo dõi cũng như phân tích câu chuyện một cách đầy đủ như chúng ta đang làm! Cũng theo tác giả Phan Đức viết: Theo bài trả lời của bà Nghiêm phái-Thư Linh (tức ĐặngThị Lạc,nhưng khi tái bản cuốn “T.T.Kh-Nàng là ai?” năm 2001 lại viết tên thật là Đỗ Thị Lạc? ) đăng trên trang 24 & 25 Nguyệt san Văn Hóa (số tháng 9/94) thì thực ra nội dung đó cũng chẳng khác mấy so với bức thư bà viết ngày 20-9-1994 gửi bà Vân Chung! Cho nên “nỗi oan” này của bà Thư Linh sẽ khó mà giải tỏa được vì rất nhiều người trong chúng ta ít khi có thời gian & điều kiện để “đặt” các tài liệu có liên quan như thế này bên cạnh nhau để mà so sánh,đối chiếu nhằm tìm ra sự thật để mà “giải oan”cho bà!Xem kỹ những gì bà Vân Chung viết trong thư,sau khi đã lần lượt vạch ra những điều sai trái,bịa đặt của tác giả Thế Nhật rõ ràng với hàm ý phản đối gay gắt,nhưng tinh ý một chút chúng ta sẽ nhận thấy rằng sau đó bà trách Nếu chị đã kể đúng sự thật với nhà văn Thế Phong như những lời tôi đã kể với chị thì tại sao tôi có thể giận trách chị được?là chủ yếu trách cứ về những gì tác giả cuốn sách đã viết hơn là ngầm trách về việc bà Thư Linh đã vô tình làm lộ danh tính của mình,một sự việc dù sao thì cũng đã xảy ra rồi & đồng thời có ý như là “thanh minh” với chị,em trong nhóm thơ Quỳnh Dao lời trách thật nhẹ nhàng,trách mà cứ như không trách vậy?...
 Bây giờ,chúng ta đi sâu vào phân tích,lý giải về những điều trong hai lá thư,nhất là ở bức thư thứ hai đã được bà Vân Chung “đúc kết” lại cho có thứ tự từ lá thư đầu,những gì không mấy liên quan hoặc đã phân tích rải rác ở các phần trước ta sẽ bỏ qua để tránh sự lặp lại không cần thiết.
1/Trong sách viết chúng tôi làm đám cưới năm 1934…Tôi sinh năm 1919,nếu lấy chồng năm 1934 tôi mới 15 tuổi hay sao?trong sách viết tôi gặp ông Thanh Châu năm 17 tuổi,sao mâu thuẫn vậy?Sao quá vụng tính toán cho thời gian không ăn khớp nhau?
Thật ra,nếu suy luận theo đúng cách các Cụ ngày xưa về truyền thống cưới gả thì việc bà Vân Chung lấy chồng năm 15 tuổi cũng không phải là quá sớm,bởi lẽ các Cụ xưa thường tính theo “tuổi ta” thì năm 1934 bà đã 16 tuổi hơn nữa với quan niệm “gái thập tam-nam thập lục tác hợp Phu,Thê” thì cũng đâu có gì là vô lý!? Nhưng vì bà muốn gián tiếp nhắc tác giả phải viết cho đúng sự thật về mối tình ngoài đời thực của mình mà nay nhiều người cũng đã biết, do tác giả không có đủ dữ liệu nên cứ hư cấu bừa bãi đã thế lại còn làm ảnh hưởng đến danh tiết của bà vì với thời gian như đã viết trong tác phẩm thì hóa ra là bà đi “ngoại tình” sao?Vì thế mà bà đã phải thốt lên Chỉ những người đàn bà có chồng rồi còn ngoại tình,còn yêu kẻ khác mới đáng khinh khi phỉ nhổ!  Đây là điều tối kỵ,kể cả với thế hệ ngày nay huống hồ lại là lớp người xưa như bà Vân Chung thì lại càng không thể nào chấp nhận được sự hư cấu vô lối đó của tác giả!...
2/Chúng tôi hơn nhau ba tuổi.Nhà tôi tuổi Bính Thìn (1916) tôi Kỷ Mùi(1919) sao lại viết hơn nhau 9 tuổi?Có lẽ (tác giả) muốn chứng minh cho đúng thời gian xuất hiện thơ T.T.Kh vào năm 1937 & cho hợp với câu thơ “Tóc úa giết dần đời thiếu phụ” & “Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi” chăng? và trích ở lá thư đầu: Chúng tôi làm đám cưới vào Noel 1939(chứ không phải 1934!)nhà tôi hơn tôi 3 tuổi(chứ không phải 7 tuổi).Đọc hết những dòng trên,nếu chúng ta không biết gì về mối tình giữa ông Thanh Châu & bà Vân Chung cũng như thời gian hai người yêu nhau rồi phải chia tay vì vấn đề “môn đăng-hộ đối” thì cũng chẳng có gì đáng nói ngoài chi tiết lúc thì hơn 9 tuổi lúc thì lại 7 tuổi của vợ-chồng bà.Thế nhưng,khi xâu chuỗi tất cả các sự kiện ngoài đời thực có liên quan đến ba người thì chúng ta lại thấy có khá nhiều sự vô lý về thời gian tính mà bà Vân Chung đã viết trong hai lá thư:-Thứ nhất: Nếu bà lấy chồng vào năm 1939 tức là lúc đó bà đã 21 tuổi thì với phong tục của các Cụ cách đây gần một thế kỷ là điều khó chấp nhận,vì ở vào lứa tuổi đó thì đã được xếp vào loại ế chồng rồi, tất nhiên là sẽ có những ngoại lệ nhưng phần lớn là nằm ở những gia đình nghèo khó & bản thân người con gái lại thiếu nhan sắc… Nhưng trên thực tế thì bà Vân Chung thuộc lớp con nhà giầu lại là “sắc nước hương Trời” đến nỗi anh Chấn chỉ thấy hình đã mê quyết tìm cho ra xin cưới….Về vấn đề này,chúng ta phải “đặt” mình vào bối cảnh những năm nửa đầu thế kỷ 20 thì mới có thể hiểu được cho thật thấu đáo.Mặt khác,dù là sống ở thị xã nhưng với quan niệm xã hội & thực tế thì gia đình bà dù thế nào cũng vẫn là dân “tỉnh lẻ”cho nên việc dựng vợ,gả chồng từ rất sớm theo đúng tập tục xưa là một sự thật lịch sử không thể phản bác.!.
-Thứ hai là: Sau khi mối tình tan vỡ,ông Thanh Châu ra Hà Nội lập nghiệp,thì trên thực tế vào nửa đầu năm 1937 (25 tuổi) ông đã tham gia & có vài bài báo đăng ở tạp chí Tiểu thuyết thứ bảy(không tính thời gian trước, lúc còn học ở trường dòng ông cũng đã bắt đầu tập sự viết văn,nhưng không mấy có tiếng tăm) thì ở ngoài Hà Nội một thời gian,ông nhận được tin tức từ gia đình nhắn ra cho biết người con gái ông yêu chuẩn bị lên xe hoa về nhà chồng…Như vậy,theo lôgích thì việc bà Vân Chung lấy chồng phải là khoảng thời gian cuối năm 1936(18 tuổi) hoặc muộn nhất cũng phải quãng đầu năm 1937(19 tuổi).Lý do:chúng ta xét thấy ở ngoài Hà Nội một thời gian là đơn vị tính bằng tháng,chứ không thể là năm!vì nếu là đơn vị năm thì phải nói là“vài năm sau” hay“một vài năm sau” hoặc ít nhất cũng phải là “một thời gian rất lâu sau”.v.v…Chứ từ xưa đến nay chưa thấy ai quan niệm một thời gian là đơn vị năm bao giờ! Hơn nữa,với một người vừa chỉ thấy hình đã mê mà lại không “lấy vợ phải cưới liền tay…” thì quả là một điều khó tin.?(ông Thanh Châu cũng đã xác nhận là chỉ vài tháng sau khi ra Hà Nội,ông nhận được tin từ gia đình báo ra…chứ cũng không nói rõ ngày,tháng,năm nào?) vì lẽ gì nếu chỉ là một câu chuyện rất bình thường thì tại sao lại khiến ông phải giữ bí mật đến thế?.Chúng ta đánh giá cao & cảm phục về nhân cách của ông,đã “giữ” cho người yêu đến cùng chứ đâu có như ngày nay không ít kẻ sẵn sàng tung lên mạng đủ trò về người yêu cũ…
-Thứ ba là: Về tuổi của ông Lê Ngọc Chấn người chồng ngoài đời của bà Vân Chung (việc hơn bà cụ thể là mấy tuổi cũng không quan trọng) nhưng không thể sinh năm 1916 vì nếu ta chấp nhận lôgích về năm bà phải lấy chồng như đã phân tích ở trên (thông qua mốc thời gian hoạt động văn chương của ông Thanh Châu-do chính ông xác nhận cũng như các bạn văn cùng thời,cùng trong tòa soạn viết về những năm tháng làm báo) thì vào lứa tuổi mới có 20-21 liệu ông ấy đã đỗ cử nhân chưa?(tuổi đi học thì phải tính theo tuổi “tây”) cho nên có lẽ tuổi thật của ông ít nhất cũng phải là sinh vào năm 1914 mới hợp lý so với sự thật đã diễn ra (theo tác giả Thế Phong thì ông Lê Ngọc Chấn sinh năm 1910-1986),cũng có một vài ngoại lệ,ví dụ như trường hợp ông luật sư Nguyễn Mạnh Tường vào năm 22 tuổi (năm 1932) đã đỗ Tiến sĩ luật tại đại học Soócbon hay một vài người nữa đỗ cử nhân luật ở lứa tuổi 21-22 nhưng không hề thấy tên của ông Chấn (thời Pháp thuộc,nhất là thập kỷ 30 thế kỷ trước việc người “bản xứ” đỗ đạt sớm như vậy thì lập tức nổi tiếng khắp cả nước,vì số người như vậy cũng rất là hiếm,chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi!)..
Trở lại với hai câu thơ của T.T.Kh mà bà Vân Chung trích dẫn trong thư,ta thấy câu đầu là quá dễ hiểu,còn câu sau “Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi” thoạt đầu nếu ta hiểu theo “nhãn quan” của ngày hôm nay thì quả thật ít nhiều cũng cho thấy ngay rằng có lẽ tác giả Thế Nhật chỉ dựa vào câu thơ để cố “cho” người chồng của T.T.Kh đã rất lớn tuổi & nghiêm khắc.Thế nhưng,khi đặt mình vào bối cảnh của những năm 30 hay đọc các tiểu thuyết thời đó ta sẽ nhận thấy các nhà văn đương thời đều miêu tả về họ như những người rất nghiêm nghị,đĩnh đạc & rất “ông cụ non”mặc dù tuổi đời cũng không phải là nhiều,ta sẽ thấy hình ảnh các ông Cử,ông Phán thậm chí ông Thông (mà thực chất gọi như ngày nay chỉ là người phiên dịch) mới ngoài hai mươi tuổi ấy thế mà xã hội hồi đó mặc nhiên vẫn gọi là “cậu” hoặc “ông” đấy thôi?Thực tế ông Thanh Châu hơn bà Vân Chung 7 tuổi,nếu như hai ông bà lấy được nhau thì liệu có phải là bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi không?Chắc chắn là không rồi vì họ yêu nhau đến thế cơ mà,mặc dù với ngày xưa thì vợ chồng chênh lệch nhau dăm,bảy tuổi đã là một khoảng cách khá lớn…do đó chỉ có lấy nhau không phải vì tình thì mới ra nông nỗi ấy mà thôi. Đến đây,câu thơ trên đã trở nên rất dễ hiểu & cũng rất hợp lý,hợp cảnh,vả lại nếu T.T.Kh đã muốn cố tình giấu kín danh phận thì có những “tình tiết” trong thơ của bà không khớp với đời thực ở một vài sự kiện thì cũng đâu có gì là lạ?Vì vậy việc bà Vân Chung viết rằng Chúng tôi làm đám cưới vào Noel 1939 là hoàn toàn phi lý so với những gì thật sự đã diễn ra,có lẽ nó chỉ là dụng ý phủ nhận mình là T.T.Kh vì bà tin rằng sẽ chẳng có ai lại cất công đi “xác minh” lại làm gì.Khi đã lý giải được những điều nêu trên thì một lần nữa chúng ta lại nhận thấy rằng diễn biến về cuộc tình đời thực của bà Vân Chung cũng hoàn toàn “trùng khớp” với câu chuyện tình thơ của T.T.Kh…
9/Bôi nhọ nhà tôi,đúng là người chết rồi cũng không được buông tha:-Bà cũng nhớ đến ngày Phu quân mê một nữ thư ký ở văn phòng Luật sư,nơi ông làm việc…Chúng ta thấy ngay rằng tác giả Thế Nhật dựa vào bốn bài thơ nói lên niềm tâm sự của một người thiếu phụ không có hạnh phúc gia đình lại luôn tưởng nhớ đến tình duyên cũ của T.T.Kh một cách quá hời hợt,nặng về suy diễn & thiếu căn cứ để cố mà “ép” vào hoàn cảnh của bà Vân Chung,nóng lòng muốn chứng minh bà chính là T.T.Kh vì thế để cho phải “giống” T.T.Kh nên tác giả đã “cho” chồng bà phải đi tìm tình yêu ở bên ngoài gia đình…Đây chính là một trong những đòn nặng nề nhất giáng vào danh dự,tư cách & lòng kiêu hãnh không những của bà Vân Chung mà ngay cả với mọi người có cùng hoàn cảnh trên thế gian này cũng không ai có thể chấp nhận & tha thứ được!Thế Nhật đã quá sai lầm nếu như không muốn nói rằng tác giả đã rất thiếu nghiêm túc & thiếu tôn trọng sự thật cũng như không hiểu gì về tâm lý người phụ nữ,nhất lại là ở những người phụ nữ đẹp thì dù có đúng là sự thật như thế chăng nữa thì họ cũng sẽ không bao giờ chấp nhận sự thật đó bị phơi bày ra cho thiên hạ thóc mách xem,huống hồ đây lại là điều hoàn toàn bịa đặt!


3-Vì không thừa nhận thì bà Vân Chung mới chính là T.T.Kh!:

Đến đây câu hỏi vì sao bà Vân Chung không nhận mình chính là Nữ thi sĩ T.T.Kh đã trở nên vô cùng dễ hiểu!Bởi vì qua những trang viết phần lớn là hư cấu với những tình tiết quá là thô thiển,quá là “cải lương” sướt mướt,quá là sai sự thật như đã dẫn của tác giả Thế Nhật,vậy nếu bà công nhận mình là T.T.Kh thì theo lôgich không lẽ bà cũng phải thừa nhận luôn những gì tác giả đã viết trong cuốn T.T.Kh Nàng là ai?Hay là chỉ thừa nhận mình chính là T.T.Kh còn những điều khác thì bác bỏ?quả là quá buồn cười & quá vớ vẩn phải không?.Hơn nữa,đi sâu vào phân tích tâm lý chúng ta thấy rằng vào thời điểm hơn 70 năm trước khi hoàn cảnh lẫn cảm xúc đang dâng trào bởi mối duyên tình ngang trái cũng chưa phải là dĩ vãng quá xa lại nhận ra được “câu chuyện” của đời mình qua những hình tượng chưa kịp phôi pha ẩn chứa bên trong tác phẩm của người yêu cũ thì việc bà lên tiếng “họa” lại & cũng để cho vơi bớt nỗi niềm tâm sự đắng cay cũng là điều dễ hiểu dễ cảm thông.Tuy nhiên, đằng sau cảm xúc khó kiểm soát đó thì bản thân bà cũng không khỏi phải giật mình & “e ngại” cho chính bản thân mình vì dù sao với sự thật không thể thay đổi được của cuộc đời cũng như vòng lễ giáo,những ràng buộc của gia đình,của xã hội…không cho phép người phụ nữ đã có chồng mà vẫn còn tưởng nhớ đến mối tình xưa bộc lộ bằng những vần thơ da diết đến thế mà lại còn công khai danh tính, cho nên việc bà dấu kín tên tuổi bằng mấy chữ cái viết tắt cũng là lẽ đương nhiên vậy!Phải chăng cũng vì ý thức rõ điều này nên T.T.Kh mới nhắn nhủ người yêu rằng Cố quên đi nhé câm mà nín…?Ngày xưa đã thế,huống hồ là bây giờ (năm 1994) khi bà đã nói rõ Vì trải qua bốn mươi năm,cả hai bên đều đã an phận từ lâu,cả hai bên đều có bổn phận đối với gia đình mình…Cho nên việc bà phủ nhận mình là T.T.Kh cũng như ngày hôm nay,những người phụ nữ đã có chồng thử hỏi trong chúng ta có ai “dám” công khai nhận mình là tác giả của những vần thơ như than,như khóc về mối tình đã mất như những bài thơ của T.T.Kh hay không? Đúng như bà Vân Chung đã viết Người con gái nào cũng có quyền yêu & cấm sao được người ta yêu mình?thế nhưng,thử hỏi ngay đối với những lá thư tình của người yêu cũ,khi lấy chồng thì bạn sẽ chọn giải pháp nào:-Để lại nhà Cha,Mẹ hay đem theo valy về nhà chồng? Những ví dụ trên là để chúng ta càng thêm hiểu vì sao mà bà Vân Chung lại không thể thừa nhận mình là T.T.Kh & thực tế đôi khi để cho có vẻ xác tín thì người ta còn phải thề độc nữa kia chứ phản bác như bà cũng đâu có gì gọi là quá quyết liệt (cho riêng việc này)?Cho nên việc bà Vân Chung không nhận mình là T.T.Kh có lẽ cũng chính là suy nghĩ của những người phụ nữ có hoàn cảnh như Bà,hành động này làm chúng ta thêm trân trọng về nhân cách cũng như mãi mãi trân trọng & ngưỡng mộ một tài danh thi phú đã để lại cho đời những vần thơ đẹp mà cũng vô cùng đớn đau như một tiếng kêu xé lòng đầy ai oán về quan niệm xã hội đã góp phần “chia uyên-rẽ thúy” của một thời chưa xa,nói như thế bởi vì quan niệm đó cho đến ngày hôm nay cũng chưa hẳn là đã chấm dứt hoàn toàn…Ngoài ra,có một tâm lý chung cũng rất khó để chúng ta có thể lý giải cho đến tận cùng là:-Có những sự việc “Bí ẩn” nào đó đã trở thành “huyền thoại” sau rất nhiều năm “bám rễ” vào tâm trí con người,đến khi có ai đó nói ra sự thật thì chưa chắc đã được mấy ai tin đó chính là sự thật,bạn thử ngẫm xem có đúng không? Cũng từ tất cả những dữ kiện,tài liệu có được của những người trong cuộc mà nay đã công khai,qua những phân tích,chứng minh trên cơ sở tôn trọng sự thật vốn có bằng sự khách quan trong đánh giá & nhận định…Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng:-Bà Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh một bí ẩn Văn chương-thi phú từ hơn 70 năm qua đã được làm sáng tỏ.Cho nên ngày nay có ai đó nhận mình là T.T.Kh thì chắc chắn lại không phải là T.T.Kh!... (*)

Đỗ Thế Cường

-------------------
* bài gồm 7 phần,  chúng tôi chỉ post lại  phần 1 + phần 6. (Blog TP)




                                                                        ------------------------------------------
                                                                          trích từ www.vanchuongviet.org/
                                                                        ======================== 
  





0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ